Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 12 »»

Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 12


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập

Kinh này có 12 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bây giờ đã lược nói rõ về giới tướng rồi; bắt đầu tự các căn; nên phải giữ cẩn thận, uống ăn độ lượng, giảm bớt ngủ nghỉ, thường vui và tôn trọng việc tu những phạm hạnh. Nghe và giữ lại niềm vui; chẳng vui suy tư mà nên hiển thị công đức của Sa Môn, xa lìa luân hồi ác thú sai quấy, gần gũi thiện tri thức, như lý mà suy nghĩ và thực hiện, vui nghe chánh pháp. Nhập vào chỗ biết nghĩa lý, trừ đi tham, sân, si; đoạn hẳn những phiền não; lìa xa sự hư vọng tưởng tượng, tăng trưởng trí tuệ sáng suốt, chuyên cần việc giải thoát, chẳng sanh mệt mỏi. Giả sử có hủy phạm những tội nhỏ nhặt dơ bẩn thì đều sám hối; chứ không che giấu. Tất cả tài sản, tâm chẳng tham tiếc keo kiệt. Thường hay vui vẻ bố thí cho những chúng sanh nghèo khó và rõ biết tham dục là khổ và ngũ dục có nhiều sai quấy. Cho đến quyến thuộc ân ái ràng buộc, sanh tưởng xa lìa; giống như oán giận lâu đời. Nên ở riêng nơi rừng vắng, xả bỏ chỗ ồn ào. Chẳng chứa của cải lâu dài. Nếu có những kẻ tham lam khác đến cầu pháp thì chẳng sanh tật đố. Nên vì đó mà nói, làm cho kia được tin tưởng hiểu biết. Hãy dùng tuệ kiếm để trừ giặc phiền não sẽ được người lành tôn trọng ca ngợi tán thán. Nhận lãnh những áo quần đẹp đẽ của thế gian cũng như cúng dường những thứ như đồ nằm, đồ ăn uống và những loại thịt. Bỏ hết vọng tưởng và những danh lợi thế tục, tâm chẳng mong cầu. Hoặc lành hay chẳng lành, 2 loại nghiệp đạo; hoặc làm hoặc dừng, quyết định tin nhận. Tự mình rõ biết rồi, trừ được những ngã mạn, dùng tâm làm lợi lạc và vì kẻ khác mà diễn nói. Hóa độ những ngoại đạo như Ni Kiền Tử v.v... lại sanh sự tin tưởng và ở yên trong Phật Pháp. Ngoài 3 y ra chẳng giữ một vật gì. Dùng tâm thanh tịnh để bố thí. Người nầy sẽ ở được trong dòng họ Thánh. Thân tâm trong sạch, lìa những phiền não, rõ biết lục xứ, là nơi chẳng chân thật; giống như bệnh ung thư bị vật che khuất; thường vì những muỗi mòng phiền não khoét đục. Là những người trí, siêng cầu phương tiện; nương nơi Chánh niệm và Bát Chánh Đạo, pháp lành khói xông hương thơm. Rõ biết năm uẩn giống như cây chuối. Nếu có tâm tham, tạo ra việc suy nghĩ chẳng cứng chắc. Do sự tham lam nầy mà làm mất đi chánh đạo. Rõ biết cảnh giới bản tánh ấy chỉ có khổ; giống như rừng già, cây cối rậm rạp khó ra. Lại như trần cấu làm nhiễm ô hữu tình. Lấy nước chánh pháp để tẩy rửa. Quán sát như thế rồi, các uẩn xứ giới kia, sanh ra những hoặc, chẳng thể vui theo đó được.
Việc trì giới thanh tịnh nầy có 2 loại. Một là trì giới chẳng thanh tịnh và hai là trì giới thanh tịnh. Như trong luật nói có 2 loại Tỳ Kheo, tinh tấn trì giới; mỗi nơi mỗi chốn tên lành nghe xa. Lúc ấy nhân dân quy ngưỡng về cái đức; nên đến tận nơi để gần gũi cúng dường. Lúc ấy có một vị vua tên là Ca Ni Sắt Xá nghe hai Tỳ Kheo giữ gìn tịnh giới nên đã cùng với quần thần tìm kiếm đến nơi họ ở, thấy bậc kỳ lão kia uy nghi đỉnh đạc, tu tập thiền định, liền sanh tâm cung kính; nên mới đến thăm hỏi.
Vua hỏi rằng: Bạch Đại Đức! Như người trì giới đây muốn cầu việc gì ?
Vị Tỳ Kheo đáp rằng: Tôi muốn ở đời sau nguyện làm Quốc Vương.
Vua nghe rồi nói: Chẳng có gì vui. Tại sao trì giới mà chẳng chọn trí huệ để ra khỏi sự ràng buộc của sanh tử luân hồi. Ngươi chính là người si mê nên ta ra lệnh cho chư thiên và loài người chẳng nên cúng dường. Trì giới như vậy gọi là không thanh tịnh.
Vua lại đến nơi vị Tỳ Kheo tân học và vua hỏi rằng: Ngươi trì giới ước nguyện được gì ?
Vị Tỳ Kheo kia thưa rằng: Theo chỗ vua hỏi chỗ mong cầu của tôi, thì tôi muốn giác ngộ để làm lợi lạc quần sanh.
Vua nghe nói rồi tâm rất hoan hỷ.
Như vậy việc trì giới không phải chỗ khoe khoan mà lìa những dơ bẩn; nên gọi là thanh tịnh. Cho nên ta ra lệnh cúng dường cho vị nầy thật đầy đủ.
Các Sa Môn phát tâm rộng lớn như vậy thì cõi trời Đế Thích cũng đều cúng dường. Lúc ấy nhân dân nghe vua xưng tán rồi, tất cả đều chắp tay lễ dưới chân vị Tỳ Kheo kia.
Vua quay lại những vị quan gần đó nói: Hãy mang những đồ quý giá đến cúng dường. Đây chính là vị trì giới thanh tịnh.
Như Đức Thế Tôn nói: Có 10 loại duyên gọi là trì giới không thanh tịnh. Một là giữ gìn tổn hại; hai là đắm trước nhiễm dục; ba là chẳng cầu ra khỏi; bốn là thường sanh sa đọa; năm là tính toán cầu cạnh; sáu là thối thất chánh hạnh; bảy là tài mệnh tự hoạt; tám là mất niềm vui an ổn; chín là ít nghe ít học; muời là quên mất chuyện tụng đọc.
Sao nói là nhiếp thủ tổn hại ?
Nghĩa là đối với Quốc vương, Vương tử, Đại thần thường hay sợ bị uy hiếp; cho nên thường xa lìa cho đến những luật nghi tệ hại. Tỳ Kheo ấy giả sử có bị đói khát bức bách thì chẳng nên vì họ mà xin nước để uống. Chưa đoạn trừ phiền não, chưa được thần thông, chưa thể tự điều, sanh ra nhiều sự lo lắng.
Thế nào gọi là tham trước nhiễm dục ?
Đối với ngũ trần cảnh, tiếp tục suy nghĩ việc tà, tự tánh buông lung, hay hủy bỏ tạo tác việc làm lành.
Thế nào gọi là chẳng cầu ra khỏi ?
Xả bỏ những nơi tốt đẹp, mà vui chỗ không tốt. Lại hay hủy báng chỗ tốt, tán thán niềm vui ngũ dục.
Sao gọi là thường sanh lại đọa ?
Nghĩa là những suy nghĩ trong quá khứ đã làm chẳng có việc nào có ý nghĩa lợi ích. Chấp tranh với nhau rồi cậy mình sở hữu những đồ vật riêng tư, thọ dụng tùy ý; nên sanh ra kiêu mạn. Nhiều bậc kỳ lão có đức thường chẳng cung kính. Mượn cớ chẳng đứng dậy.
Sao gọi là biến kế hy vọng ?
Nghĩa là đối với những vị tri thức, đồng phạm hạnh, cùng nhau xua nịnh tán dương để cầu lợi dưỡng.
Thế nào gọi là thối thất chánh hạnh ?
Nghĩa là vui tạo những việc ác, sai trái vượt khỏi giới pháp, chẳng dùng phương tiện lành để khởi lên con đường đối trị.
Thế nào gọi là tà hoạt mệnh ?
Nghĩa là sợ đầy khó nuôi dưỡng, tâm chẳng dừng nghĩ. Như trong luật nói. Những tà mạng Tỳ Kheo tạo ra việc chẳng đúng với luật nghi. Hiện tướng dị thường. Ở Trong đại chúng tự nói về đức hạnh của mình, nhiều lời chẳng biết xấu hổ; giống như con chó điên. Hoặc ỷ vào chủng tộc, đa căn luận nghị; hoặc lúc phi thời mà vì kia thuyết pháp. Chỉ có đức ít mà vì tham lợi; cho nên nghe kia nói pháp thì thường chẳng tin nhận. Nghe người khác nói thì ở tận nơi đâu có Bà La Môn hoặc Đại Trưởng Giả có cúng thí những loại y phục và những thứ khác thì liền đến đó. Nghĩa là nói với vị Trưởng Giả rằng: Ta nay là bậc Kỳ Đức; nên lấy những đồ vật quý giá đẹp đẽ để bố thí cúng dường cho. Lúc ấy Trưởng Giả kia sợ sinh ra chuyện chẳng lành nên chẳng để ý mà cấp thí cho. Còn kẻ nô bộc thấy vậy lại sanh khinh hủy; chỗ cho lại chẳng cho và đuổi đi khỏi chỗ ấy. Lúc ấy vị Tỳ Kheo kia tâm sanh buồn phiền, đến trước vị Trưởng Giả mà nói lời rằng:
Ta trước đây chẳng muốn đến với hạng chủng tộc thấp kém để cầu các việc. Nay lại chẳng được gì thì ở đây lại cũng chẳng xấu hổ. Tuy hắn ta thuộc dòng họ (giai cấp) thấp; nên lại hỷ xả. Vị Tỳ Kheo như vậy nói lời dối trá như thế, mà chỉ cầu cho được nhiều; nên tâm thường hay nhiệt não.
Sao gọi là mất vui an ổn ?
Vị Tỳ Kheo giữ giới kia thường hay an trụ chỗ hành xứ chẳng khổ, chẳng vui và chẳng phải chỗ của ngoại đạo Ni Kiền Tử. Ngồi nằm la liệt; năm nhiệt đốt thân, thọ khổ hư ngụy; chẳng có một kết quả lợi lạc gì. Lại hay đắm trước niềm vui ấy, mà chẳng có chỗ chứng. Hay tăng trưởng sự buông lung, sau đó chiêu tập khổ báo.
Thế nào gọi là ít nghe ít học ?
Bên ngoài tuy có phòng ác, mà bên trong tụ vô minh chỉ một bề hướng đến chỗ ngu; chẳng nên hỏi đến.
Thế nào gọi là phế vọng tập tụng ?
Chỉ nghĩ đến chuyện ăn no mà chẳng ham tu học. Chỉ lo việc làm sao cho đầy bao tử, thâu gom những đồ bất tịnh. Thật chẳng phải là Sa Môn mà tự xưng là phạm hạnh. Giống như ống loa, chỉ nghe tiếng rỗng.
Như vậy 10 duyên ấy tùy theo mỗi loại. Đây được gọi là kẻ giữ giới không thanh tịnh, kẻ tu hành như thế; nên rõ biết.
Nếu người có tâm tin sâu và quyết định tìm hiểu rõ cho đến những tội nhỏ cũng sanh sợ hãi lớn thì nên biết người nầy, lành ở trong tịnh giới. Trong luật có nói rằng: Có một vị Trưởng Giả ở chợ nhận được một đứa đầy tớ, lại bảo đứa nhỏ chớ có tham lam mà bán thân để tự nuôi sống. Sau đó thì biết trong tâm đứa bé kia giữ gìn giới cấm của Phật. Bỗng nhiên Trưởng Giả bảo nó sát sanh. Đứa ở nói rằng: Trưởng Giả là người chơn chánh. Vì sao lại bảo người khác tạo ra nghiệp sát hại ? Đối với việc lành chẳng lành phải nên phân biệt. Vì giữ giới Phật nên nó đã thả mạng sống vật kia ra. Trưởng Giả cảm ngộ việc nầy và dừng lại việc sát.
Lại có một Vương quốc tên là Kế Ca La thường xử dụng những hình phạt rất nghiêm để trị đời. Nếu có thứ dân nào có những việc sai quấy thì vị quan tại đó tất nhiên xử trảm. Lúc ấy có một người đang bị hại và kẻ Chiên Đà La kia quỳ trước vua cúi đầu, và tâu vua rằng: Con nay phát tâm bắt đầu thọ trì giới của Phật; nên đối với các tội nhơn; thề chẳng giết hại; cho đến con kiến, con cũng chẳng làm tổn hại.
Nhà vua bảo rằng: Ngươi tôn trọng Phật giới mà làm sai quốc lệnh thì chẳng dùng vào đâu được. Nuôi ngươi có ích gì. Lúc ấy Chiên Đà La lại tâu vua rằng:
Con nay quyết định chẳng hủy phạm tịnh giới, nguyện vua xem thử. Đế Thích Chư Thiên thường ở nơi Phật chế mà chẳng vượt qua sự sai trái, huống hồ là con sao?
Vua bảo: Thật vậy sao ? Nay lấy hình phạt nghiêm minh để lấy đầu ngươi.
Chiên Đà La tâu: Con nay đối với thân nầy, lệ thuộc nơi Vua. Tuy nhiên ở đời sau làm được thân khác thì sẽ lấy sự trì giới nầy làm căn lành công đức, sẽ được vui với những niềm vui cao tột của thế gian. Cho đến chư Thiên, tùy ý qua lại và ở đời vị lai vui cầu pháp lành, tăng trưởng lòng tin và tín, niệm, huệ lực. Lấy nước công đức để tẩy rửa tam độc dơ uế tham lam. Khi đã thanh tịnh không còn gì nữa thì quyết định sẽ được quả Dự Lưu, cho đến pháp thân Như Lai Tinh Diệu.
Khi phát ra lời nguyện như thế rồi, ở trước đại chúng cao tiếng xướng lên rằng: Với thân nầy hôm nay của con, do từ nhơn duyên sanh, trong khoảng sát na sẽ mất hết đi; nhưng vì giữ giới Phật, tâm chẳng lo lắng.
Khi vua nghe như thế rồi, liền tăng thêm giận dữ, ra lệnh dẫn Chiên Đà La đến rừng Hộ Đà để giết.
Lúc ấy nhơn dân và những loài hàm sanh đều ta thán và lại nói rằng: Bậc Đại Trượng Phu nầy thật là huy hữu, vì giữ gìn giới Phật; nên phải bị hại đến thân mạng.
Cho nên phải biết rằng tất cả chúng sanh bất luận là sanh vào trong dòng tộc cao, thấp, to lớn hay nhỏ bé nào, nếu có thể có tâm tin tưởng sâu xa và biết xấu hổ thì quyết định sẽ được tín giải, rồi chẳng hủy phạm; nên gọi là giữ giới thanh tịnh.
Ở trong đây còn nói rõ về những người giữ giới không thanh tịnh. Trong luật nói rằng: Có một vị Tỳ Kheo tu hạnh viễn ly, hay ở trong hang động. Ở một đêm nọ tự lấy thức ăn. Do sự vội vã mà làm bể đồ. Lúc ấy trong chúng biết được, chê trách vị Tỳ Kheo kia rồi cho đi chỗ khác để ăn phi thời. Đây được gọi là giữ giới chẳng thanh tịnh.
Lại có một vị Tỳ Kheo gốc thuộc Bà La Môn, sau nương theo Phật Pháp xuất gia tu hành, vui với núi rừng, ở riêng một chỗ. Do tập quán cho nên vào ban đêm hay tháo y ra và ngồi xoạc đùi. Tự nhiên có người học trò cũ đến để thỉnh vấn và nói với học trò rằng: Ở đây nếu chẳng có người thì ngươi có thể vào rừng Am La kia để hái trái và mang đi. Đệ tử ấy nghe lời và ở nơi ấy cho đến khi người chủ đến bắt đem đi. Đây được gọi là việc giữ giới không thanh tịnh.
Lại có một vị Tỳ Kheo ở một A Lan Nhã tu hạnh tịch tịnh, khi vào làng khất thực, vui vẻ nói chuyện dâm dục; nên người đàn bà kia hỏi rằng: Nầy vị Tỳ Kheo giữ giới! Lý do nào mà đến nơi đây, chẳng phải là chốn giải thoát. Nếu mà cùng vui chung nhau thì sẽ bị vào hầm lửa ? Vị Tỳ Kheo như thế sẽ khó ở nơi riêng lẻ, chẳng lành quan sát; nên mới bị quát mắng như vậy. Đây lại được gọi là vị Tỳ Kheo giữ giới không thanh tịnh.
Lại có 2 vị Tỳ Kheo ở tại A Lan Nhã; nhưng thật chẳng có đức mà tự nói là mình có đức, theo những người đi buôn, vào trong biển lớn. Đến khi gió lớn thổi đến một cách đột ngột; sóng cao phủ khắp. Mọi người lo sợ. Đủ loại cá kình, cá mập v.v... qua lại tới lui, làm hư cả thuyền. Kia thấy mọi người lo lắng sầu khổ; hoặc kẻ được nổi, hay kẻ bị chìm. Lúc ấy vị Tỳ Kheo già mới lặn xuống dưới nước cố giữ một khúc gỗ mục; nhưng mạng cũng chẳng khỏi; có một cái túi nổi lên; thế là cùng với đồng bọn lấy tất cả những châu báu, ma ni quý giá, trân châu v.v... cho vào đó và mạng sống vẫn còn. Đây được gọi là giữ giới chẳng thanh tịnh.
Sau đây nói rõ về việc giữ giới thanh tịnh.
Có một vị Tỳ Kheo từ xa đi lại bị ăn cướp bao vây và muốn đoạt lấy áo quần. Trong đó có một người trước đây làm Sa Môn rõ biết việc giữ giới; nên nói với vị kia rằng: Hãy lấy cỏ che thân, hãy bỏ y phục mà đi! Vị Tỳ Kheo nầy chuyên nhớ nghĩ đến giới của Phật chế; nên cỏ cũng không được lấy hết. Sau đó núp bên đường chẳng dám động tĩnh. Tự nhiên gặp nhà vua đi săn bắn, đảo mắt thấy nghi đây là ngoại đạo lõa thể, khinh mạng chẳng đứng dậy; nhưng sau vua đến đó và rõ biết đây là vị Tỳ Kheo giữ gìn tịnh giới, chẳng muốn làm tổn thương đến cỏ; cho nên Vua cho là hiếm có, liền ra lệnh phóng thích và cho đồ ăn uống cũng như bố thí cho y phục. Đây được gọi là Tỳ Kheo giữ giới thanh tịnh.
Lại có hai vị Tỳ Kheo từ nơi xa lại muốn đến đây để cúng dường xá lợi của Đức Như Lai, dọc đường muốn xin nước uống. Vị Tỳ Kheo thứ nhất khát quá nên chẳng cần quan sát, xin nước liền uống. Vị Tỳ Kheo thứ hai tuy có khát; nhưng xét thấy trong nước có trùng; nên nói với bạn rằng: Thà rằng chịu khát; chứ không nên làm hại sinh mạng khác. Chẳng nên sai phạm giới luật của Đức Thế Tôn, rồi ngồi lại trong rừng, chịu khát mà chết. Do nhân duyên nầy được sanh vào cõi Trời Đao Lợi được thấy Phật và nghe pháp.; chứng được quả Dự Lưu. Vị Tỳ Kheo nầy tức là vị giữ giới thanh tịnh.
Có một vị Ưu Bà Di, tu phạm hạnh lâu ngày, những kẻ oán cừu cùng ở chung một chỗ, chắc chắn sẽ gặp những tổn hại. Như nương vào pháp của ngoại đạo Bà La Môn để cầu ra khỏi; chỉ mang họa vào mình. Nên nương vào lời dạy của chư Phật trong quá khứ, dùng tướng Cà Sa để cầu giải thoát, tức sẽ diệt được những gốc rễ chẳng lành, làm cho ma quân sanh ra lo sợ. Dùng lực của trí tuệ để đoạn trừ phiền não được tên gọi lớn là lìa những sự suy vong, cứu cánh thành tựu con đường giác ngộ vi diệu. Như nói rằng Ngài Mã Minh kiên trì tịnh giới, lành nghe pháp yếu hiện đời được tiếng tăm và sanh đời sau sẽ ở cõi Trời thọ hưởng những phước đức; tăng trưởng nhiều loại trí tuệ công đức. Nên biết rằng kẻ hay trì giới thanh tịnh giống như người tham gặp được một cái vò kiên cố. Tùy theo chỗ cầu đều được như ý. Thường nên siêng năng, cung kính giữ gìn, như trọng vị Thầy, không màng đến chuyện khó nhọc. Kẻ trì tịnh giới lại cũng như vậy.
Như Đức Thế Tôn đã dạy: Thanh tịnh trì giới có thể gặt hái được 10 công năng.
Một là do trì giới mà phàm có một cái gì cũng chẳng có khoe khoan, chẳng sanh phiền não, tâm thường vui vẻ. Do vui vẻ cho nên tâm vui với pháp thẳm sâu. Do vui với pháp cho nên thân được nhẹ nhàng. Do được nhẹ nhàng cho nên thọ nhận được những điều diệu lạc. Do được những điều diệu lạc cho nên dẫn đến Thiền Định. Do được định cho nên rõ biết được thực tế. Rõ biết thực tế cho nên an trụ nơi Bồ Đề; rời bỏ những nhiễm chướng, trụ ở vô ngã trí; tức được vĩnh viễn đoạn trừ những vi tế phiền não. Ta sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, chẳng thọ thân sau, hướng đến cảnh giới Niết Bàn.
Hai là do trì giới mà 3 nghiệp chẳng tạo ra các tội, xa lìa được ác. Khi lâm chung tâm chẳng sợ hãi. Các chỗ tạo phước đều rõ việc lành trước mắt. Tùy theo ý mà vãng sanh đến xứ tốt đẹp, thọ hưởng niềm vui.
Ba là do trì giới mà danh thơm lưu lại, người nghe xưng tán.
Bốn là do trì giới mà ngủ được yên giấc, thâm tâm chẳng lo.
Năm là do trì giới mà thường được chư Thiên ái niệm hộ trì.
Sáu là do trì giới mà ở trong đại chúng tâm chẳng yếu kém.
Bảy là do trì giới mà chẳng làm phi nhơn, dò xét tìm cầu việc ngắn.
Tám là do trì giới mà được những người ác thấy như người thân.
Chín là do sự trì giới mà thường chẳng thiếu; chẳng giả mạo hy vọng cầu cạnh. Thường được người lành cung kính cúng dường.
Mười là do trì giới mà sở nguyện tùy tâm; tất cả đều được thành tựu.
Nếu muốn cầu sanh vào chủng tánh cao quý, giàu có Trưởng Giả, nhà Bà La Môn; hoặc sanh nơi cõi Trời lục dục; cho đến Sắc Giới và Vô Sắc Giới Thiên; hoặc cầu lìa dục với quả vị A La Hán, tịch tịnh giải thoát, đều được như ý. Như thế trì giới được những công đức như vậy; giống như biển lớn sâu rộng vô cùng. Nếu ta nói cho đầy đủ thì cho đến tận vị lai lại cũng chẳng thể hết được. Như hướng đến chỗ sáng, trì giới công năng người nào gặp được là một phước báo lớn. Như Phật Đại Thánh, tất cả đều được thành tựu. Từ mới phát tâm tu trì tịnh giới cho đến được tam minh lục thông, lực vô úy v.v... 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, rõ ràng đẹp đẽ, đầy đủ chẳng thiếu sót. Tóc mịn xoáy qua bên phải. Như ong đen nhuận. Trên đầu sáng rỡ; giống như trăng tròn. Diện mạo đoan nghiêm như hoa sen. Hình thù đẹp lạ, như gặp núi vàng. Hai chân vững đều, lành đứng yên ổn. Tay chân thân hình đầy đặn, giống như cây Ni Câu Luật Đà. Thường dùng mắt từ để xem xét chúng sanh. Phàm kẻ gặp Phật. Tất cả đều hoan hỷ lợi ích. Phương tiện cứu giúp, ra khỏi đường ác. Đối với thế gian chẳng ai sánh kịp. Cho nên hiệu là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Nếu có những chúng sanh thọ trì tịnh giới liền được những công đức như trên. Cùng với các đức Như Lai chẳng có sai khác, lành hay lợi lạc với những loài hữu tình. Cho nên sau khi bố thí, nói rõ sự trì giới kia lần lượt về những hành tướng như trước đã nói.
Nầy các Tỳ Kheo! Thường nên nhất tâm, vui làm việc bố thí và giữ tịnh giới. Vì người khác mà chỉ bày. Đây chính là thành tựu đầy đủ phước cái vậy.

Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển 12 (Trọn bộ)

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 12 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Có và Không


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.47.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập