Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 4

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập

Kinh này có 12 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Vì sao lại có tên là Kỳ Đà Lâm ?
Ngày xưa vua Thắnmg Quân chiến đấu với nước láng giềng thắng trận; nên lúc bấy giờ sanh ra Thái Tử vì sự chiến thắng ấy mà đặt nên tên ấy vậy. Vườn kia cũng thuộc ý nghĩa nầy; nên gọi là Rừng Kỳ Đà. Đẹp đẽ tự tại, vô lượng trang nghiêm. Tất cả nhơn dân thấy đều hoan hỷ. Ở trong vườn nầy có rất nhiều nhơn tài sống ở đó và giữ gìn. Vì nơi nầy là chỗ vui chơi; nên vườn nầy trù phú, cành lá che phủ, yên lặng bao phủ; ít ánh sáng vào. Mùa hạ mát mẻ; mùa đông chẳng có gió nhiều. Mưa chẳng sanh sình lầy; hoa quả kỳ lạ, nở khắp đó đây. Cành cây đẹp đẽ, che phủ khắp nơi. Có nhiều người canh gác; chẳng nghe đến trộm cướp. Đất ấy đẹp lạ, ai cũng vui thích vườn nầy.
Sao gọi tên là Cấp Cô Độc ?
Đối với người không quen biết cũng thí cho đồ ăn uống và chu cấp đầy đủ. Trong tạng Tỳ Nại Gia có nói rõ về việc nầy. Do Trưởng Giả có căn lành lớn ở đời trước; nên muốn thỉnh Đức Thế Tôn để cung kính cúng dường. Trước đó tạo lập Tăng Xá cho Đức Như Lai; nên ông đã mang đến một trăm ngàn Cu Ti hộp đựng vàng ròng thật là giá trị đến nơi Thái Tử để mua lại đất nầy. Liền làm theo ý muốn và triệu tập tất cả những thợ khéo ở các nơi để tạo dựng nên những cung điện và lầu các; phòng ốc; cửa ngõ; suối tắm, ao hồ đủ loại trang nghiêm. Tất cả đều đầy đủ. Chung quanh có tường rào bao bọc. Sau đó Trưởng Giả đến thành Vương Xá đảnh lễ dưới chân Phật mà tác bạch rằng: Con nay thỉnh Phật đến thành Xá Vệ. Duy nguyện Đức Như Lai từ bi thương xót cho. Đất già lam kia rộng rãi thanh tịnh. Ngài cùng với các Đệ Tử qua đó cư ngụ. Sau khi Trưởng Giả bạch rồi lui ra.
Lúc ấy tại thành Vương Xá cũng có một vị Trưởng Giả tên là Thiện Tịnh bạch với Đức Thế Tôn rằng: Chẳng nên qua đó con sẽ vì Phật tạo lập Tịnh Xá. Phật bảo hãy dừng và lúc ấy Phật đi đến thành Xá Vệ. Vì Trưởng Giả đã tạo nên chốn Già Lam để phụng cúng Như Lai; nên Đức Phật thương ông mà nhận lấy. Lại nữa, vì tán thán địa phương kia là tốt đẹp bực nhất, an ổn đệ nhất; nên chư Phật trong quá khứ cũng đã ở nơi đất nầy để làm lợi ích và an lạc cho tất cả chúng sanh. Người ấy đối với các Phật đời trước đã sâu trồng gốc đức và do nguyện lực ấy ngày xưa; nên bây giờ mới được như vậy. Lúc ấy có một ngoại đạo tên là Ma Đa Khanh Trí Na ở tại một am cỏ tu tập khổ hạnh và đối với người đời và chúng sanh, nói là bậc luận sư trí huệ. Cái gì cũng rõ biết và bảo rằng: Vườn Kỳ Đà ấy quá sức tốt đẹp, thật là tráng lệ. Vì sao Đức Thế Tôn cùng các vị Tỳ Kheo có thể thọ dụng được. Đức Phật rõ biết điều nầy rồi, mới dùng phương tiện, thương xót điều kia mà nói rằng: Ta và các đệ tử của ta đã diệt hết các khổ, lành được xuất thế với tạng của kinh, luật, luận và đoạn trừ phiền não. Rồi Đức Thế Tôn vì ngoại đạo ấy mà nói kệ rằng:
Ngươi tuy như rồng lớn
Nhưng vì nhiễm tham nặng
Cả được, không hai loại
Đều do chỗ người động
Thân nếu có các bệnh
Ruồi bay liền theo đó
Rốt cũng trong ba cõi
Như trùng trong đống phân.
Sau khi ngoại đạo nghe Phật nói như thế rồi tâm sanh rõ biết và nói bài kệ tán thán Phật:
Như Lai bậc xuất thế
Trí huệ phá tối tăm
Huống gì tôi trí kém
Sao mà rõ hết được
Giả như trong nhiều kiếp
Có cả trăm ngàn lưỡi
Xưng tán công đức Phật
Ít thể hết được vậy
Phật vì cả trời người
Rõ các hạnh chúng sanh
Ở trong bốn oai nghi
Chỉ lợi lạc quần sanh.
Lúc ấy nơi thành Xá Vệ có nhiều ngoại đạo cùng với các Bà La Môn gồm những bậc thông tuệ nghe Phật đến đây nên có ý đến để cật vấn gây khó khăn. Đức Như Lai phương tiện tùy nghi mà nói. Như tiếng Sư Tử làm cho muông thú đều sợ hãi, tất cả đều rõ biết, lìa bỏ những si ám. Lúc ấy có một bực trí tên là Bà Hộ La nghe tán thán cái đức của Phật mà nói kệ rằng:
Đại Bi đấng vô thượng
Chuyên tu làm lợi người
Chẳng cần đời ca tụng
Như tăng trưởng tài lợi
Đầu, giáng sanh cung vua
Sau thăm bốn cửa thành
Thấy suy nghĩ lo rầu
Đều vì độ chúng sanh.
Lúc bấy giờ lại có một Đồng Tử tên là Diệu Tý lại nói kệ để tán thánh Phật:
Bậc Mâu Ni Thế Tôn
Lành nói những pháp yếu
Lìa khỏi những giả dối
Người nghe đều lợi ích
Chư Thiên và người đời
Đều cung kính cúng dường
Quy mạng bậc Thập Lực
Duy nguyện nhiếp thọ cho.
Ở nơi rừng Kỳ Đà nầy có vườn Cấp Cô Độc là do 5 loại nguyên nhơn gồm toàn chuyện vui thích. Thứ nhất là thành nầy ở giữa, to lớn rộng rãi. Thứ hai là các Thầy Tỳ Kheo đi khất thực chẳng xa. Thứ ba là yên lặng, lìa nơi ồn ào. Thứ tư là trong sạch, không có muỗi mòng. Thứ năm là nhiều người lành đến dạo chơi trong đó. Cho nên Đức Thế Tôn vui vẻ ở nơi nầy. Ở như bậc thật trí. Lìa xa những việc xấu. Tất cả những công đức đều nương vào đó mà hiển bày. Đầy đủ thập lực, phước trí trang nghiêm. Vì thế gian mà làm bậc đạo sư đệ nhất. Cho nên hay thành thục chúng sanh với căn lành; giống như hoa sen ra khỏi bùn nhơ. Tự lợi, lợi tha; đều được viên mãn.
Lúc bấy giờ vua Thắng Quân cùng với nhơn dân và ngoại đạo, Bà La Môn v.v... tất cả đều đến nơi Kỳ Viên Tịnh Xá. Chắp tay chí tâm đảnh lễ dưới chân Phật. Lúc ấy Đức Thế Tôn lân mẫn lắng nghe mọi phía, phá trừ những thấy nghe khác nhau, làm cho họ sanh được lòng tin. Do cái nhơn chẳng lành nên bị rơi vào ngũ thú và bây giờ sẽ nương vào chánh pháp để cầu ra khỏi. Ngài đã vì họ nói về 6 pháp chuyên tâm. Nầy các Thiện Nam Tử ! Ở trong pháp của ta nên tin tưởng thọ nhận và sám hối, đầy đủ chánh kiến thì đây gọi là niệm Phật (nhớ nghĩ đến Phật). Nếu rộng vui theo chánh pháp và như lý mà suy nghĩ thì đây gọi là niệm Pháp (nhớ nghĩ đến Pháp). Đối với các vị Tỳ Kheo thường sanh sự tôn trọng và nhớ nghĩ như là Thiện Tri Thức thì đây gọi là niệm Tăng. Đối với các pháp lành, vui nghe và giữ gìn, đầy đủ uy nghi. Đây gọi là niệm giới. Thường đối với việc ăn uống, cúng Phật cùng chư Tăng và ở trong cái nhơn như vậy, gọi đây là niệm thí. Thường hoan hỷ lễ kính chư Đại Bồ Tát, tùy thuận theo lời Phật dạy thì đây gọi là niệm hiền thánh.
Nếu chúng sanh nào y vào lời Phật dạy ở nơi chánh tư duy, tức liền trừ được sự nghi hoặc. Nương dừng nơi chánh niệm thì sẽ không có tán loạn. Đây được gọi là lục niệm, sẽ phát sanh ra những việc lành.
Còn Tỳ Kheo nghĩa là gì ? – Nghĩa là hay đoạn trừ những phiền não. Rõ biết sanh, lão, bệnh, tử khổ trong thế gian cùng ưu bi khổ não; chấp vào 5 uẩn là khổ, cầu không được cũng khổ, ái biệt ly khổ, oán tắn hội khổ. Các khổ như vậy đều đã tận diệt. Ở đây muốn làm sáng thêm 5 thủ uẩn khổ của thế gian; nên nói như vậy.
Sao gọi là sanh ? – Như Đức Thế tôn đã dạy: Các chúng hữu tình tạo ra đủ loại hành vi rồi chiêu cảm đến mạng căn, uẩn, xứ, giới v.v... Cứ thế lần lượt biến đổi, năm căn phát sanh. Khi 5 căn sanh rồi thì chúng lại phân chia ra để sanh thêm nữa. Từ đó tăng trưởng mãi, hình sắc đầy đủ. Thì đây gọi là sanh.
Sao gọi là già ? – Như Đức Thế Tôn đã dạy: Các hành uẩn hoại dần, các căn khô teo, thân hình tiều tụy, da thịt nhăn teo, sần sùi rồi sanh ra nhiều tàn nhang. Cử chỉ chậm chạp, đi đứng cần gậy, mệt mỏi vô chừng, cần người giúp đỡ. Đây chính là tướng già. Trong 2 loại nầy; một là chính người đó phải rõ biết và 2 là chẳng có nơi để cậy nhờ. Đây được gọi là già.
Còn bịnh nghĩa là gì ? - Đức Thế Tôn dạy rằng: Tứ đại tăng giảm, các tế bào chẳng điều hòa, giống như con rắn độc, sanh ra nhiều khổ não. Ở đây có 2 loại. Một là ở bên trong phát khởi ra và hai là bên ngoài duyên theo đó để làm tổn hoại. Lại cũng có 3 loại; một là do nghiệp báo chiêu cảm; hai là nạn khổ xâm nhập; ba là bị kẻ khác trù ếm. Nếu phân biệt tường tận thì có rất nhiều loại. Như gió độc, đàm dãi, ghẻ lở, ung thư, hơi nóng, nhiệt độc, gầy gò, đau đớn v.v... Đây gọi là bịnh.
Còn chết nghĩa là sao ? – Như Đức Thế Tôn dạy: Nghĩa là các loài hữu tình tất cả đều xả bỏ từng phần giống nhau. Các uẩn, tan, loạn; hơi ấm mất dần, mệnh căn đoạn diệt. Đây là hai loại. Một là tự thấy đã đến thời chấm dứt; hai là đến viếng. Phần đầu lại có 3. Nghĩa là mạng căn tuy hết; nhưng mà phước nầy chưa hết; hoặc là phước tuy hết mà mệnh nầy chưa hết. Hoặc mệnh và phước đồng thời hết cùng một lúc. Phần thứ 2 đến viếng cũng có 3 loại. Một là tự đến; hai là đến kia và 3 là tự mình và kia gặp nhau. Lại cũng có 3 loại khác nữa. Một là phóng dật; hai là hủy giới; ba là phước báo đã hết. Do sự buông lung nầy; nên đoạn trừ huệ mệnh. Do sự hủy giới; cho nên phá các oai nghi. Do phước báo đã tận; cho nên trong ngoài quyến thuộc bao vây sầu luyến; chẳng thể xả bỏ để đi. Đây gọi là chết.
Còn ưu nghĩa là gì ? - Nội tâm sầu cảm; như lửa bức thiết; lại như mặt trời đốt; như nước đun sôi. Đây gọi là ưu.
Còn bi nghĩa là sao ? – Nghĩa là khóc lóc chảy nước mắt, khó thốt ra lời. Cũng giống như con thảo nhớ đến từ phụ, cùng với thân thuộc, tất cả đều như nhau, ý chẳng được an tịnh. Đây gọi là buồn.
Còn khổ ấy nghĩa là gì ? - Nó đắng chát như trà độc. Ngược lại với vui; cùng với 5 thức của thân tương ưng nhận chịu. Đây gọi là khổ.
Thế nào là não ? - Giống như cây khô, lửa cháy bên trong, làm cho các loài hữu tình kia phiền oán lo sầu, lại cùng với ý thức nơi thân tưng ưng nhận vào. Đây gọi là não.
Sao gọi là cầu bất đắc khổ ? – Nghĩa là đối với những việc mong muốn cầu khẩn chưa được như ý; nên tâm sanh mệt mỏi, như thợ làm gốm; tâm nầy tùy theo đó mà chuyển.
Thế nào gọi là ái biệt ly khổ ? - Đối với cảnh vui lấy đó làm quyến thuộc. Với các sắc tướng hay thay đổi trong sát na.
Thế nào gọi là oán tắn hội khổ ? – Nghĩa là tất cả mọi việc không giống như người mong muốn, hay phát sanh ra chuyện tệ hại và thường hay gặp trái ngược lại. Ở trong nầy nói rằng do sanh ra lần lượt rồi tìm kiếm đến nhau. Tất cả đều nóng nảy, như nai trong đồng cỏ bị lửa vây cháy chẳng thể tự mình ra, tất nhiên bị thiêu đốt. Chỉ trừ Đức Như Lai lúc mới giáng sanh đã tăng trưởng pháp lành; tịch tịnh an ổn, thể tánh tự nhiên, lìa những nhiệt não. Như trong khế kinh có kệ rằng:
Chư Phật ra đời vui
Diễn thuyết chánh pháp vui
Chúng tăng hòa hợp vui
Khiến tu các phạm hạnh
Nếu Phật chẳng ở đời
Ba cõi vui sao được
Do Phật đã xuất hiện
Chúng ta được an ổn.
Do các loài hữu tình chủng tử chẳng lành; nên đây là nguyên nhơn mà hay sanh trưởng vào cảnh giới khổ. Thường vì khổ mà ba độc như lửa thiêu đốt và thế gian kia giàu có các loại, như thường nghe Ngài dạy, rõ biết lý do gì mà bị sa vào loài thú hay những đường ác, đá sỏi dội đến, thọ các khổ tai; đói khát khó nói, không chỗ quay về. Như vậy các loài hữu tình đời trước đã nghèo căn bản làm lành; cho nên bị chìm đắm trong đường ác, luân chuyển vô cùng. Như kẻ phường chèo, hình tướng kỳ dị, giả sử làm người, sanh vào nhà nghèo khó. Ở nơi thai mẹ, thọ nhiều loại khổ não.
Những loài hữu tình ở trong thai tạng như thế nào ? - Thọ rất nhiều khổ não như Đức Thế Tôn đã dạy. Khi mới kết thành sự sống thì tinh huyết cha mẹ, hai loại đỏ trắng bất tịnh làm duyên, dần dần tăng trưởng thành hình hài nầy. Khi ở trong thai tạng trên dưới chèn ép. Nơi ấy toàn là hôi thối dơ dáy. Khi mẹ ăn no hay mẹ đói khát, thân hình lay động hay nhiễm các việc cũng đều thọ khổ. Lại nữa khi sanh ra từ nơi thai mẹ, chẳng vui để ở; khởi lên sự suy nghĩ bất tịnh rồi quay đầu xuống cửa mình; hai tay chống đỡ cho thân, thọ tất cả sự khổ, thật là khó nhọc. Khi đứa bé kia sanh ra do đói khát mà phát ra tiếng khóc la, hướng về mẹ để tìm sữa. Lại nữa sữa nầy từ máu huyết mà thành. Nếu ăn uống chẳng đủ thì cũng khổ sở. Dần dần đứa bé biết nằm, rồi lúc vui cười; có lúc bị té. Đây gọi là sau khi sanh ra thọ những sự khổ. Tất cả người trong thế gian đều như thế cả. Lại nữa loài hữu tình kia năm tháng lớn dần, sắc lực sung mãn, buông lung kiêu mạn, mỗi mỗi tìm kiếm ngũ dục trần cảnh. Do nhiễm ấy mà bị đắm trước chẳng thể xả bỏ và gánh vác lấy tình thức ấy mãi đến chỗ chết.
Vì sao suy lão mà bị khổ ? – Hình sắc gầy mòn, mặt mày teo lại, răng long, tóc bạc, vai, tay, bụng, ngực, hông tất cả đều hiện ra xương cốt. Hơi nóng bớt dần, uống ăn ít đi. Giống như các loài bay nhảy bị nhốt ở trong lồng. Ngày càng tiêu mòn, chỉ còn lại xương, lông. Buổi sáng còn đó; nhưng chiều lại mất đi. Đầu tiên thì muốn làm việc bố thí; nhưng sau đó lại giải đãi, thối tâm. Nói năng như trẻ thơ, chẳng có chừng mực. Hoặc suốt cả ngày, miệng chẳng muốn nói. Suốt cả đêm trường chỉ biết có ngủ. Ngủ rồi chẳng rời khỏi giường, ho hen không chừng; muốn nói cũng thật là khó khăn. Khi nói lại chẳng rõ ràng. Như người đi xa, chẳng muốn ở lâu. Các việc đã làm, khó mà vừa ý. Việc nhỏ cũng chẳng vừa ý; nên sanh sầu muộn. Người quen an ủi, cũng tạm vừa lòng. Tự thấy xung quanh, chẳng làm được gì. Các việc vui vẻ, chỉ nghe qua tai; ý muốn đi chơi; nhưng chẳng thể chiều theo ý. Phải nhờ đến gậy để làm bạn mình. Vì sợ người nữ, thấy đó mà cười. Nhơn vì nhớ lại ngày xưa tất cả đều tốt. Rồi thọ những dục lạc ở đời mà trong sát na đã biến hiện như thế. Ở nơi sâu thẳm cũng hối tiếc; nhưng xa rồi còn gì nữa. Đây được gọi là những hành tướng của sự lo buồn về già suy.
Còn bịnh khổ thì gây ra sự khổ sở nào ? – Nghĩa là những kẻ ngu phu khi còn thanh niên trai trẻ thì buông lung mất sức, dần dần sức kém, tạo ra tật bệnh; các khổ hiện đến. Người lành thấy thế liền sanh thương xót nói lời tốt đẹp để khuyên lơn, khiến cho phát lồ sám hối. Nghe rồi lo ngại, sợ đọa vào đường ác. Hình hài đẹp đẽ; nhưng bệnh khổ cũng xâm nhập cướp đoạt. Những món ăn uống ngon ngọt chẳng thể thấm môi. Duy chỗ giàu có vẫn còn tham lam. Trong đời người trí, thường tự tỉnh thức. Rõ biết bịnh khổ, chẳng hề yêu mến. Như sương hại mầm, làm hại tươi tốt. Như rùa ở đất, thường nhớ đến nước. Như đêm sáng trăng, không có chỗ nào là ánh sáng chẳng đến. Như người khát nước, rớt xuống giếng khô. Như đèn hết dầu, chẳng thể giữ lâu. Như tường mục nát, chẳng thể bền lâu. Như gã si mê, coi thường kẻ khác. Như bị voi dữ làm hư ao sen. Đây được gọi là những bịnh khổ gây ra chướng hại.
Còn ngu phu nghĩa như thế nao ? – Đa phần tham trước, giảm tổn thọ mạng, thiêu hủy căn lành. Vô minh che lấp. Tà mệnh tà cầu, tham lam áo quần và sự ăn mặc của thế gian. Thân lậu, tâm lậu, phá hoại chánh trí; chẳng vui dừng lại nơi núi rừng yên tĩnh; thọ trì đọc tụng kinh điển Đại Thừa. Chẳng hay kiên trì tịnh giới thì làm sao có thể đến bờ giác ngộ. Nếu tâm an tịnh thì bỏ các cách ham muốn. Hoặc những chỗ đã tạo tác trước các việc buông lung. Tất cả đều nên xa lìa, chẳng nhớ tưởng lại. Giống như giận sâu, tâm chẳng an lạc. Như nước mía, chẳng có vị giống với lần đầu. Như đốt cây khô, cháy hết chẳng còn gì. Như vậy nên rõ biết người này chẳng làm vua Diệm Ma La của sự bức thiết được. Lại nữa các thiên nữ tham lam càng nhiều, tâm hay hờn giận. Vui thì chủ tể, giống như bình rỉ đựng đồ bất tịnh. Như con ngựa hoang, chứa nhiều nguy hiểm. Như loại thuốc độc trộn trong thức ăn. Như kẻ cầm đao, chẳng nên gần kề. Như lửa kia gần kề, sanh ra nhiệt não. Nếu muốn cảnh vui thì tâm liền loạn động, phá những phạm hạnh. Như người không giữ giới, đoạn các nhơn vui, mất đi huệ mệnh. Quân chết trước mắt, độc nhứt đến thăm. Thấy việc hiểm kia, chẳng có ai để cầu cứu. Tất cả đều do nhiễm dụ rồi sanh ra nhiều vọng niệm. Chẳng hối chẳng hận, bỏ lìa hạnh tri túc. Vì vậy cho nên người thế gian bị nhiều sự hủy báng.
Còn chết nghĩa là sao ? - Kệ tụng như sau:
Huệ là mắt tối thượng
Si là tối đệ nhất
Bịnh thường do chỗ oán
Chết là sợ thứ nhất
Nên vui với chánh pháp
Lấy huệ lành tu tạo
Đến khi mạng hết rồi
Quyết định lìa hiểm nạn.
Đây gọi là chết và chỗ sinh ra khổ tâm.
Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển 4

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 12 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.212.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập