Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hôm nay đệ tử chúng con cùng sám hối (1) trong đạo tràng này, nghe kinh Phật dạy, thật đáng lo sợ. Không rõ đời trước chúng con đã sanh trong loài nào, gây những tội ác, số lượng đến bao nhiêu, rồi về sau quả báo đến cách nào. Ngay thân nầy cũng thấy nhiều khổ não, cũng bị ấm ớ câm ngọng đều nói không ra, cũng bụng to cổ nhỏ đến nuốt không xuống. Huống chi đời người có chi cố định. Hôm nay an lành, ngày mai khó bảo đảm, quả báo một mai hiện đến thì không một ai thoát khỏi. Đại chúng hãy phải tự giác ngộ ý nghĩa do đời sống của mỗi người, để trực tâm chánh niệm (2) phá trừ các vọng tưởng phức tạp, đồng nhất một nỗi thống thiết, năm vóc (3) gieo xuống đất, khắp vì chúng sinh đã chịu và sẽ chịu mọi điều thống khổ trong bốn loài, sáu đường mà quy y và đảnh lễ các đấng Đại Giác Ngộ:
Chí tâm phát nguyện:
Khắp nguyện chúng sanh đều cúng dường,
Mười phương tất cả Tối Thắng Tôn,
Ba thừa thanh tịnh môn diệu pháp,
Bồ Tát, Độc Giác, chúng Thanh Văn,
Thường nguyện chớ ở chỗ thấp hèn,
Chẳng theo tỳ vết trong tám nạn,
Sanh ở chốn người bực trung tôn,
Hằng đặng vâng thờ mười phương Phật,
Nguyện được thường sanh nhà giàu sang,
Của báu kho lẫm đều đầy nhẫy,
Danh mạo danh xưng không ai sánh,
Sống lâu khỏe mạnh nhiều kiếp số,
Phát nguyện người nữ chuyển thành nam,
Mạnh mẽ thông minh nhiều trí tuệ,
Tất cả thường làm đạo Bồ Tát,
Khéo tu lục độ đến bờ kia,
Hoặc ở quá khứ và hiện tại,
Luân hồi ba cõi tạo các nghiệp,
Hay vượt nhàm chán chỗ bất thiện,
Nguyện được tiêu dứt hằng không còn,
Tất cả chúng sanh ở trong biển,
Lưới dăng sanh tử buộc kiên cố,
Nguyện đem gươm trí để đoạn trừ,
Lìa khổ chóng chứng đạo bồ đề,
Nếu có nam tử cùng nữ nhơn,
Bà la môn cùng các thắng tộc,
Chắp tay một lòng khen ngợi Phật,
Đời đời thường nhớ nhiều kiếp trước,
Các căn thanh tịnh thường viên mãn,
Công đức thù thắng đều thành tựu,
Nguyện cho vị lai chỗ sanh ra,
Thường được trời, người cùng chiêm ngưỡng,
Phát nguyện đã rồi, chí tâm kính lạy…
Kính lạy Đức Phật Đại Tu Hành
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Quang
Kính lạy Đức Phật Vô Tránh Trí
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Thinh
Kính lạy Đức Phật Thiện Đức
Kính lạy Đức Phật Thiện Trụ
Kính lạy Đức Phật Nhựt Quang
Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Thượng Thủ
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Oán
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Trược Nghĩa
Kính lạy Đức Phật Thắng Khứ
Kính lạy Đức Phật Diệu Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Phổ Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Đại Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Công Đức Sơn
Kính lạy Đức Phật Ma Ni Nguyệt
Kính lạy Đức Phật Ái Nhãn
Kính lạy Đức Phật Thắng Danh
Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Trí
Kính lạy Đức Phật Bửu Công Đức
Kính lạy Đức Phật Thiên Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Thắng Tiên
Kính lạy Đức Phật Thật Trí Phật Trí
Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Năng Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Long Bộ
Kính lạy Đức Phật Tín Trí
Kính lạy Đức Phật Thật Ái
Kính lạy Đức Phật Liên Hoa Hương
Kính lạy Đức Phật Thắng Tướng
Kính lạy Đức Phật Đại Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Chủng Chủng Nhật
Kính lạy Đức Phật Quảng Địa
Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Nhãn
Kính lạy Đức Phật Tàm Quý Trí
Kính lạy Đức Phật Sơn Vương Tự Tại Tích
Kính lạy Đức Phật Hy Thắng
Kính lạy Đức Phật Chủng Chủng Gian Thố Thinh
Kính lạy Đức Phật Tín Tu Hành
Kính lạy Đức Phật Xả Ưu Não
Kính lạy Đức Phật Chư Thế Gian Trí
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Lực
Kính lạy Đức Phật Tín Thắng
Kính lạy Đức Phật Thế Lực Xưng
Kính lạy Đức Phật Phóng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Quá Chư Nghi
Kính lạy Đức Phật Công Đức Đức
Kính lạy Đức Phật Thiệt Khứ
Kính lạy Đức Phật Vô Chướng Trí
Kính lạy Đức Phật Đắc Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Tạng
Kính lạy Đức Phật Phạm Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Lạc Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Thắng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Tịch Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Ly Dị Ý
Kính lạy Đức Phật Vô Quá Trí
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Trí
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Công Đức
Kính lạy Đức Phật Trang Nghiêm Thân
Kính lạy Đức Phật Vô Úy Ái
Kính lạy Đức Phật Đáo Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Đại Thân
Kính lạy Đức Phật Tri Trí
Kính lạy Đức Phật Đại Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Lạc Nhãn
Kính lạy Đức Phật Vô Chư Nhiệt Trí
Kính lạy Đức Phật Bất Khiếp Nhược Trí
Kính lạy Đức Phật Phổ Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Pháp Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Xá Thí Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Thiên Thành
Kính lạy Đức Phật Vô Khiếp Thinh
Kính lạy Đức Phật Hoa Nhựt
Kính lạy Đức Phật Thiện Trụ Tâm
Kính lạy Đức Phật Kê Đâu Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Câu Tô Ma Quang
Kính lạy Đức Phật Pháp Phất Sa
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Hy
Kính lạy Đức Phật Tịch Chiếu
Kính lạy Đức Phật Bất Thố Hạnh
Kính lạy Đức Phật Đại Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Nhơn Thinh
Kính lạy Đức Phật Phổ Thinh
Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Nguyện
Kính lạy Đức Phật Thiên Sắc Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Huệ Lực
Kính lạy Đức Phật Tam Man Đa Lô Xá Na
Kính lạy Đức Phật Phạm Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Thánh Phất Sa
Kính lạy Đức Phật Hư Không Trí
Kính lạy Đức Phật Năng Hàng Phục Phóng Dật
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Tỷ Huệ
Kính lạy Đức Phật Thắng Quân Đà La
Kính lạy Đức Phật Hàng A Lê
Kính lạy Đức Phật Ưng Ái
Kính lạy Đức Phật Giới Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Bình Đẳng Tâm Minh
Kính lạy Đức Phật Tín Tâm Bất Khiếp Nhược
Kính lạy Đức Phật Tinh Tấn Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Văn Trí
Kính lạy Đức Phật Vô Chướng Ngại Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Vô Úy Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Thinh
Kính lạy Đức Phật Danh Khứ
Kính lạy Đức Phật Xả Tránh
Kính lạy Đức Phật Hộ Căn
Kính lạy Đức Phật Thiền Giải Thoát
Kính lạy Đức Phật Đại Thù Đề
Kính lạy Đức Phật Chiên Đàn Hương
Kính lạy Đức Phật Khả Quán
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Trí
Kính lạy Đức Phật Thiên Nhựt Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Xả Trọng Đảm
Kính lạy Đức Phật Xưng Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Đề Dư Văn
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Trí
Kính lạy Đức Phật Quảng Quang
Kính lạy Đức Phật Tín Cam Lộ
Kính lạy Đức Phật Diệu Căn
Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Hạnh
Kính lạy Đức Phật Diệu Kiến
Kính lạy Đức Phật Thắng Quang
Kính lạy Đức Phật Đại Thinh
Kính lạy Đức Phật Đại Oai Đức Tụ
Kính lạy Đức Phật Quang Minh Thật Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Ứng Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Cầu Na Đề Xà Tích
Kính lạy Đức Phật Tín Tướng
Kính lạy Đức Phật Đại Diêm
Kính lạy Đức Phật A La Ha Tín
Kính lạy Đức Phật Thiện Trụ Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Thiện Kiều Lương
Kính lạy Đức Phật Trí Tác
Kính lạy Đức Phật Phổ Bảo
Kính lạy Đức Phật Nhựt Quang
Kính lạy Đức Phật Thuyết Kiều Lương
Kính lạy Đức Phật Bồ Tát Bà Câu Tha
Kính lạy Đức Phật Tâm Hạ Thân
Kính lạy Đức Phật Thắng Thân Quang
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Thinh
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Thắng
Kính lạy Đức Phật Ý Đức
Kính lạy Đức Phật Trang Nghiêm Thinh
Kính lạy Đức Phật Diệu Ý
Kính lạy Đức Phật Hiền Quang
Kính lạy Đức Phật Kiên Cố Hoa
Kính lạy Đức Phật Công Đức Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Ý Thành
Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Thừa
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Oán
Kính lạy Đức Phật Quá Thiệt
Kính lạy Đức Phật Quá Chư Phiền Não
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Quang
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Tâm
Kính lạy Đức Phật Hòa Hiệp Thanh
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Lượng Nhãn
Kính lạy Đức Phật Thế Lực
Kính lạy Đức Phật Diệu Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Tập Công Đức
Kính lạy Đức Phật Khả Văn Thinh
Kính lạy Đức Phật Đại Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Tín Thiên
Kính lạy Đức Phật Tư Duy Cam Lộ
Kính lạy Đức Phật Liễu Ý
Kính lạy Đức Phật Thắng Đăng
Kính lạy Đức Phật Kiên Ý
Kính lạy Đức Phật Lực Thế
Kính lạy Đức Phật Hoa Nhãn
Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Tối Thắng Thinh
Kính lạy Đức Phật Lục Thông Thinh
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Lực
Kính lạy Đức Phật Nhơn Xưng
Kính lạy Đức Phật Thắng Hoa Tập
Kính lạy Đức Phật Đại Kế
Kính lạy Đức Phật Bất Tùy Tha
Kính lạy Đức Phật Bất Úy Hành
Kính lạy Đức Phật Ly Nhứt Thiết Ưu Ám
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Tâm Dõng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Huệ
Kính lạy Đức Phật Ly Ác Đạo
Kính lạy Đức Phật Diêm Phù Đăng
Kính lạy Đức Phật Thắng Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Thiện Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Thắng Oai Đức Sắc
Kính lạy Đức Phật Tín Chúng Sanh
Kính lạy Đức Phật Khoái Cung Kính
Kính lạy Đức Phật Ba Đầu Ma Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Nhơn Ba Đầu Ma
Kính lạy Đức Phật Thiện Hương
Kính lạy Đức Phật Thắng Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Chủng Chủng Sắc Hoa
Kính lạy Đức Phật Thắng Công Đức
Kính lạy Đức Phật Hư Không Kiếp
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Hiền
Kính lạy Đức Phật Kiên Cố
Kính lạy Đức Phật Diệu Lực
Kính lạy Đức Phật Thắng Nhơn Đà La Trí
Kính lạy Đức Phật Thắng Thân
Kính lạy Đức Phật Ái Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Thắng Hương
Kính lạy Đức Phật Vô Tránh Hạnh
Kính lạy Đức Phật Công Đức Xá
Kính lạy Đức Phật Đại Tinh Tấn Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Nhiếp Thọ Thí
Kính lạy Đức Phật Tu Hành Thâm Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Hương Hy
Kính lạy Đức Phật Hương Tượng
Kính lạy Đức Phật Chủng Chủng Trí
Kính lạy Đức Phật Tư Duy Diệu Trí
Kính lạy Đức Phật Công Đức Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Tăng Thượng Hạnh
Kính lạy Đức Phật Trí Hạnh
Kính lạy Đức Phật Công Đức Sơn
Kính lạy Đức Phật Thinh Mãn Thập Phương
Kính lạy Đức Phật Nhiếp Thọ Trạch
Kính lạy Đức Phật Tín Diệu
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Kiến
Kính lạy Đức Phật Công Đức Tụ
Kính lạy Đức Phật Pháp Lực
Kính lạy Đức Phật Biến Nhứt Thiết Nghi
Kính lạy Đức Phật Xưng Vương
Kính lạy Đức Phật Hộ Chư Căn
Kính lạy Đức Phật Thắng Ý
Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Quang
Kính lạy Đức Phật Tư Duy Cam Lộ
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Chúng Thượng Thủ
Kính lạy Đức Phật Ái Kế
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Hàng Phục Sắc
Kính lạy Đức Phật Phổ Tín
Kính lạy Đức Phật Trang Nghiêm Vương
Kính lạy Đức Phật Kim Cang Bộ
Kính lạy Đức Phật Hiền Tác
Kính lạy Đức Phật Công Đức Báo Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Tinh Tấn Lực Khởi
Kính lạy Đức Phật Thiện Thanh Tịnh Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Đắc Thoát Nhứt Thiết Phược
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Ba Đầu Ma Tạng Thắng
Kính lạy Đức Phật Đắc Giải Thoát
Kính lạy Đức Phật Thập Phương Xưng Thinh Vô Úy
Kính lạy Đức Phật Phá Nhứt Thiết Ám Thú
Kính lạy Đức Phật Quang Minh Vương
Kính lạy Đức Phật Đại Diệm Tích
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Hạnh Công Đức Bửu Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Pháp Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Hoan Hỷ Vương
Kính lạy Đức Phật Năng Tác Nhứt Thiết Chúng Sanh Quang Minh Phá Ám Thắng
Kính lạy Đức Phật Khởi Phổ Quang Minh Tu Hành Vô Biên Nguyện Xưng Vương
Kính lạy Đức Phật Phổ Nguyện Mãn Túc Bất Khiếp Nhược
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Kiến Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Quang Trang Nghiêm Vương
Kính lạy Đức Phật Công Đức Tạng Sơn Phá Kim Cang
Kính lạy Đức Phật Long Vương Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Tinh Tấn Nhựt Nguyệt Ma Ni Trang Nghiêm Oai Đức Thinh Vương
Kính lạy Đức Phật Hống Thinh Diệu Thinh
Kính lạy Đức Phật Thiện Trụ Trì Địa
Kính lạy Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Chướng Ngại Dược Vương Thọ Thắng
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Tràng
Kính lạy Đức Phật Đại Sơn
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Diệu Thinh
Kính lạy Đức Phật Nhựt Nguyệt Trụ
Kính lạy Đức Phật Xưng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Quang
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Lượng Tràng
Kính lạy Đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Bửu Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Tịnh Vương
Kính lạy Đức Phật Đại Diệm Tụ
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Vương Thinh
Kính lạy Đức Phật Nan Thắng
Kính lạy Đức Phật Nhựt Sanh
Kính lạy Đức Phật La Võng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Chiếu Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Sư Tử
Kính lạy Đức Phật Xưng Tán
Kính lạy Đức Phật Xứng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Huyền Pháp
Kính lạy Đức Phật Huyền Vi
Kính lạy Đức Phật Pháp Trú Trì
Kính lạy Đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy Đức Phật Phạm Thinh
Kính lạy Đức Phật Tinh Tú Vương
Kính lạy Đức Phật Hương Thắng
Kính lạy Đức Phật Hương Quang
Kính lạy Đức Phật Đại Tích
Kính lạy Đức Phật Bửu Chủng Chủng Hoa Phu Thâm
Kính lạy Đức Phật Sa La Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Liên Hoa Thắng
Kính lạy Đức Phật Kiến Nhứt Thiết Nghĩa
Kính lạy Đức Phật Tu Di Kiếp
Kính lạy Đức Phật Trí Đăng
Kính lạy Đức Phật Đại Quang Minh Chiếu
Kính lạy Đức Phật Nan Phục
Kính lạy Đức Phật Huyền Chiếu
Kính lạy Đức Phật Cần Kê Đâu Tràng
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Giác Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Tạng
Kính lạy Đức Phật Đại Hải
Kính lạy Đức Phật Thập Lực Tăng Thượng Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Duy Bửu Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Bửu Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Vô Tướng Thinh
Kế đây, đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp LuânKính lạy mười phương các vị Đại Bồ Tát:
Kính lạy Bồ Tát Y Đức
Kính lạy Bồ Tát Phổ Nhiếp
Kính lạy Bồ Tát Phổ Tế
Kính lạy Bồ Tát Định Quang
Kính lạy Bồ Tát Chơn Quang
Kính lạy Bồ Tát Câu Lâu
Kính lạy Bồ Tát Thiên Quang
Kính lạy Bồ Tát Di Quang
Kính lạy Bồ Tát Giáo Đạo
Kính lạy Bồ Tát Đại Nhẫn
Kính lạy Bồ Tát Hoa Tích
Kính lạy Bồ Tát Huệ Quang
Kính lạy Bồ Tát Hải Huệ
Kính lạy Bồ Tát Thích Ma Nam
Kính lạy Bồ Tát Kim Tạng
Kính lạy Bồ Tát Sơn Huệ
Kính lạy Bồ Tát Sơn Cang
Kính lạy Bồ Tát Sơn Đảnh
Kính lạy Bồ Tát Sơn Tràng
Kính lạy Bồ Tát Phục Ma
Kính lạy Bồ Tát Võ Vương
Kính lạy Bồ Tát Lôi Vương
Kính lạy Bồ Tát Bửu Luân
Kính lạy Bồ Tát Bửu Trường
Kính lạy Bồ Tát Bửu Nghiêm
Kính lạy Bồ Tát Bửu Thủy
Kính lạy Bồ Tát Bửu Đăng
Kính lạy Bồ Tát Bửu Hiện
Kính lạy Bồ Tát Bửu Tạo
Kính lạy Bồ Tát Lạc Pháp
Kính lạy Bồ Tát Tịnh Vương
Kính lạy Bồ Tát Thiên Quang
Kính lạy Bồ Tát Nguyên Kiểm
Kính lạy Bồ Tát Chiếu Vị
Kính lạy Bồ Tát Nguyệt Biện
Kính lạy Bồ Tát Pháp Luân
Kính lạy Bồ Tát Quang Tịnh
Kính lạy Bồ Tát Phổ Đức
Kính lạy Bồ Tát Thắng Tràng
Kính lạy Bồ Tát Nhuận Âm
Đảnh lễ các đức Phật trong mười phương thế giới cùng vô lượng vô số các vị Đại Bồ Tát. Kính lạy các bậc Thanh Văn (4), Duyên Giác (5) và tất cả các Hiền Thánh xong. Nguyện cầu chư Phật, chư đại Bồ Tát cứu độ tất cả chúng sinh đang chịu khổ não, dùng sức thần thông diệt trừ nghiệp ác, cho các chúng sanh, không đọa trở lại trong các đường khổ, đến chỗ an vui thanh tịnh, công đức đầy đủ. Xả thân thọ thân, thường gặp chư Phật, đồng với các vị Bồ Tát, lên ngôi Chánh Giác.
Tín Tướng Bồ Tát bạch Phật: “Có chúng sanh trong hỏa thành, tim gan bị thiêu đốt, bốn cửa thành tuy mở, khi chạy đến thì cửa liền tự đóng, chạy khắp đông tây, cũng khó ra khỏi, bị lửa thiêu đốt, vì sao mắc phải tội ấy?”
Phật đáp: “Vì đời trước làm người thiêu đốt rừng núi, phá vỡ bờ đê, chiên rán các trứng gà vịt, làm cho chúng sinh bị thiêu đốt mà chết, nên bị tội ấy.”
- “Lại có chúng sanh, ở trên núi dao rừng gươm, rờ mó vào đâu, thì liền bị cắt đứt, thân thể đều bị chặt nát, đau đớn khổ sở, không thể chịu nổi. Vì sao mắc phải tội ấy?”
Phật đáp: “Người ấy đời trước làm nghề sát sanh, phanh thây xẻ thịt các loài, cắt xẻo bóc lột, cốt nhục chia lìa, mình đầu tan rã, treo lên trên cao, cân lường buôn bán, hoặc treo sống mà bán, đau đớn vô cùng. Vì ác nghiệp (6) ấy, nên phải đền tội như vậy.”
- “Lại có chúng sanh tai mắt v.v… năm giác quan không đủ. Vì sao mắc phải tội ấy?”
Phật dạy: “Vì kiếp trước nuôi chim bay thú chạy để đi săn bắn. Bắn chim bắn thú, hoặc bắn bể đầu, hoặc bẫy đứt chân, nhổ sống lông cánh, làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng, không thể chịu nổi. Vì nhân duyên đó, nên phải mắc tội như vậy.”
Ngày nay, đệ tử chúng con nghe lời Phật dạy, rất đáng lo sợ, cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, nguyện vì hết thảy chúng sanh trong mười phương, cúi đầu đảnh lễ mười phương chư Phật:
Kính lạy Đức Phật Pháp Sơn Thắng Phương Đông
Kính lạy Đức Phật Tập Âm Phương Nam
Kính lạy Đức Phật Pháp Hành Đăng Phương Tây
Kính lạy Đức Phật Thắng Tạng Phương Bắc
Kính lạy Đức Phật Tôn Phục Dục Vương Phương Đông Nam
Kính lạy Đức Phật Lưu Bố Lực Vương Phương Tây Nam
Kính lạy Đức Phật Pháp Tạo Hoằng Phương Tây Bắc
Kính lạy Đức Phật Vạn Vô Lượng Thần Thông Tự Tại Phương Đông Bắc
Kính lạy Đức Phật Đại Chúng Pháp Huệ Phương Dưới
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Nhứt Thiết Chư Sát Phong Phương Trên
Đảnh lễ mười phương, hết cõi hư không, các ngôi Tam Bảo, kính xin các ngài đem lòng từ bi, tế độ tất cả chúng sanh trong mười phương khiến các chúng sanh đó hiện đang chịu khổ, liền được giải thoát; chúng sinh sẽ chịu khổ, đoạn trừ phiền não, rốt ráo không sa đọa trong ba đường ác nữa. Từ nay về sau cho đến lúc thành Phật, trừ sạch ba nghiệp chướng (7), diệt trừ năm sợ hãi (8), hoàn toàn đầy đủ công đức trang nghiêm, giáo hóa tất cả chúng sanh, hướng về đạo Vô Thượng, thành bậc Chánh Giác. Giờ đây, đệ tử chúng con trong đạo tràng lắng lòng nghe hiểu:
Bồ Tát Tín Tướng bạch Phật: “Thưa Đức Thế Tôn! Lại có chúng sanh què quặt, lưng cong, tay chân co quắp, không thể cầm nắm, khó bề đi đứng. Vì cớ gì mà mắc phải tội ấy?”
Đức Phật dạy: “Đời trước làm người quá độc ác, để khí giới giữa đường, đặt súng, đặt gươm, đào hầm, đào hố, giết hại chúng sanh. Vì ác nghiệp ấy, nên bị tội báo như trên.”
- “Có nhiều chúng sanh, bị các ngục tốt trói buộc thân thể, gông cùm xiềng xích, khó bề thoát được. Vì nhân duyên gì mà bị tội như vậy?”
Đức Phật dạy: “Các người ấy đời trước lưới chài súc sinh, trói buộc lục súc, hoặc làm chúa tể, quyền hành địa phương, cai trị dân chúng, tham lam hối lộ, bắt oan kẻ vô tội, người lương thiện, oán hận, chẳng biết kêu ai. Vì ác nhơn ấy, nên bị khổ quả như thế.
- Có những chúng sanh, hoặc điên hoặc cuồng, hoặc si hoặc sợ, không phân biệt được tốt xấu. Vì sao mà tội khổ như vậy?”
Đức Phật dạy: “Đời trước làm người uống rượu say sưa, cuồng tâm loạn trí, phạm ba mươi sáu lỗi (9), nên đọa làm người ngu si, giống kẻ say không phân biệt được tốt xấu, lớn nhỏ,trên dưới. Vì ác nghiệp đó, nên phải bị mắc tội.”
- “Lại có chúng sanh hình nhỏ thân lùn, âm tạng rất lớn, buông xuống thì thân đau đớn, phải vắt ra sau lưng mà đi, đi đứng nằm ngồi đều bị khó khăn. Vì sao bị quả báo như vậy?”
Đức Phật dạy: “Kẻ ấy đời trước buôn bán vàng ngọc, khen vật báu nơi mình, chê của báu người khác, thay đổi cân đấu, gian lận thước tấc. Vì ác nghiệp ấy, nên phải bị tội như vậy.”
Ngày nay, đệ tử chúng con ở trong đạo tràng, nghe lời Phật dạy, rất là sợ hãi, cùng nhau một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì tất cả chúng sanh đã bị khổ não, đang bị đau thương và sẽ bị ác báo trong sáu đường (10). Lại nguyện vì cha mẹ, sư trưởng, tín thí đàn na, thiện ác tri thức, rộng ra cho đến hết thảy chúng sinh, khắp trong mười phương ba cõi (11), quy hướng về ngôi Tam Bảo, tu hành thắng tấn.
Đệ tử chúng con, ngày nay nương nhờ Phật lực,Pháp lực, Bồ Tát lực, nguyện cho hết thảy chúng sanh mà cúi đầu đảnh lễ, cầu xin sám hối. Các chúng sinh đã chịu khổ rồi, xin nhờ sức đại bi của các đức Phật, chư Bồ Tát, liền được giải thoát. Các chúng sinh chưa chịu khổ, từ nay trở đi, cho đến lúc thành đạo, rốt ráo không bị trở lại trong các đường ác, xa lìa tám khổ nạn (12), lãnh chịu tám phước (13) sanh, được các căn lành, thành tựu viên mãn, đầy đủ trí tuệ, thành tựu biện tài, thanh tịnh tự nhiên, cùng với các đức Phật, thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chú thích:
1. Sám hối: Ăn năn, chừa lỗi: Sám giả sám kỳ tiền khiên; hối giả hối kỳ hậu quá. Nghĩa là sám là sám những lỗi từ trước, hối là ăn năn các lỗi lầm về sau, không cho tái phạm. Tiếng Phạn gọi là Ksamayati.
2. Trực tâm, chánh niệm: Franchise, sincérité (F) Lòng ngay thẳng. Chánh niệm là suy nghĩ chân chính. Nên biết rằng do trực tâm (lòng dạ ngay thẳng) mà phát ra lời nói ngay thẳng và việc làm ngay thẳng. Nhờ chánh niệm nên dẹp được tà niệm. Lo việc sám hối mau tiêu trừ tội lỗi.
3. Năm vóc gieo xuống đất: Đã giải trong quyển thứ 19, số 27, trang 609 (Tập II).
4. & 5. Thanh Văn, Duyên Giác: Deux véhicules (F) Tiếng gọi chung hai thừa, hai cỗ xe, tức là hai giáo pháp: a/ Thanh Văn thừa là giáo pháp dạy về Tứ Diệu Đế để đắc quả A La Hớn. b/ Duyên Giác Thừa hay Bích Chi Phật Thừa là giáo pháp dạy về thập nhị nhân duyên, giáo pháp của người tự tu tự ngộ quả Độc Giác, hay Duyên Giác.
6. Ác nghiệp: Nghiệp dữ. Những sự tạo tác dữ mà mình đã gây ra từ những đời trước, hoặc trong đời nầy bằng thân thì: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm.Bằng ngữ thì:Vọng ngôn, ỷ ngữ,lưỡng thiệt, ác khẩu. Bằng ý thì: Tham, sân, si. Những sự tạo tác ấy chiêu cảm đến mình những quả tật bịnh, nghèo nàn, khổ sở, chết oan uổng… Và sau khi mạng chung, cái ác nghiệp lại còn đày đọa linh hồn mình vào những cảnh nguy, khổ nữa. Ác nghiệp là nhân duyên, còn cảnh khổ đời nầy và cảnh khổ đời sau là quả báo…
7. Ba nghiệp chướng Thân nghiệp chướng, khẩu nghiệp chướng và ý nghiệp chướng.
8. Năm sợ hãi: Bồ Tát mới tu học có năm mối sợ hãi: 1. Sợ mình chẳng sống no đủ; 2. Sợ tiếng xấu; 3. Sợ chết; 4. Sợ đọa địa ngục; 5. Sợ sệt oai đức của đại chúng.
9. Ba mươi sáu lỗi: Kinh Thiện Ác Sơ Khởi nói: 1. Của cải hao mất. 2. Hiện đời nhiều tật bịnh. 3. Nhơn khi say đánh lộn với người ta. 4. Thêm nhiều sát hại. 5. Tăng thêm lòng giận dữ. 6. Nhiều việc không toại ý. 7. Trí tuệ dần kém. 8. Phước đức không thêm. 9. Phước đức càng giảm. 10. Bày lộ chuyện kín đáo. 11. Sự nghiệp không thành. 12. Thêm việc lo khổ. 13. Các căn mê muội. 14. Nhơ nhuốc mẹ cha. 15. Không kính bậc Sa Môn. 16. Không tin người tu Phạm hạnh. 17. Không kính Phật. 18. Không kính pháp và tăng. 19. Gần bạn ác. 20. Xa bạn lành. 21. Bỏ việc uống ăn. 22. Trần truồng thân thể. 23. Việc dâm dục lẫy lừng. 24. Nhiều người không ưa. 25. Cười lã lướt. 26. Cha mẹ không mừng. 27. Bà con ghét bỏ. 28. Hay làm việc phi pháp. 29. Xa lìa chánh pháp. 30. Không kính nể hiền thiện. 31. Trái phạm nhiều điều tội lỗi. 32. Xa lìa đạo Niết Bàn. 33. Điên cuồng khủ khưởng. 34. Tán loạn thân tâm. 35. Buông lung lòng ác và 36. Thân hoại mạng thác đọa trong địa ngục lớn chịu khổ không cùng.
10. Trong sáu đường: Đã giải trong quyển thứ mười chín, số 24: Lục đạo; trang 608 (Tập II).
11. Mười phương ba cõi: Mười phương là: Đông, Tây, Nam Bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, thượng và hạ. Ba cõi là cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.
12. Tám khổ nạn: Địa ngục nạn; Ngạ quỷ nạn; Súc sanh nạn; Manh lung ấm á nạn; Phật tiền Phật hậu nạn; Thế trí biện thông nạn; Vô tướng thiên nạn và Bắc Câu Lư Châu nạn.
13. Tám phước sanh: Tám nơi do phước mà sanh ra: 1. Trong cõi người giàu sang. 2. Cõi trời Tú Vị Thiên Vương. 3. Cõi trời Đao Lỵ. 4. Cõi trời Dạ Ma. 5. Cõi trời Đâu Suất. 6. Cõi trời Hóa Lạc. 7. Cõi trời Tha Hóa và 8. Cõi trời Phạm Thiên.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.201.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.