Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Nguyệt san Chánh Pháp Nguyệt san Chánh Pháp

Thư Tòa soạn số 20. Sống trong lòng lịch sử

Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963) là nhà văn có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nền văn học Việt Nam cận đại. Ảnh hưởng của ông, qua Tự Lực Văn Đoàn (thành lập năm 1932), cho đến ngày nay, gần một thế kỷ, không thể nói là đã chấm dứt vai trò của nó, mà vẫn còn âm ỉ tác động lên nếp suy nghĩ, cách hành xử, lối viết, lối sống, của nhiều thế hệ cầm bút cũng như độc giả, từ thành thị đến thôn quê; từ những những người cầm quyền cho đến các chính khách đảng phái; từ hàng trí thức khoa bảng cho đến sinh viên, học sinh…

Có được sức ảnh hưởng như thế là bởi ông có viễn kiến: vạch con đường trăm năm của văn hóa, giáo dục, luôn tiên phong, dẫn đạo những khuynh hướng canh tân, cải cách, trong văn học hay trong chính trị xã hội…

Cuộc đời chỉ hơn nửa thế kỷ của ông là cả một pho sách vô giá, để lại nhiều bài học nhớ đời cho hậu thế. Không phải lúc nào cũng thành công, nhưng ông không nản chí, thất vọng: luôn hết lòng, tận tụy thực hiện những gì mình thích và cho là đúng. Viết văn, vẽ, làm báo, xuất bản sách, hoạt động chính trị, hoạt động từ thiện xã hội… không việc nào mà chẳng đam mê, tận tình.

Hai điểm nổi bật trong đời ông là sống mãi với văn chương và, chọn cái chết cho nguyện vọng ích nước lợi dân.

SỐNG: Ngoài các tác phẩm thời danh để lại, tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn, là cái sống mãi.

CHẾT: Cái chết do ông chọn lựa, quyên sinh bằng độc dược, là chết để làm bất tử lý tưởng của mình, đồng thời cất lên nguyện vọng của quốc dân. Trong di chúc đề ngày 07.7.1963, ông viết ngắn gọn 71 chữ:

“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ, xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.”

Cuộc đời của người làm văn hóa, làm công việc của trăm năm, ngàn năm, thì các thể chế chính trị nhất thời lấy tư cách gì mà xét xử! Chỉ có lịch sử mới đủ tư cách ấy. Lịch sử đó là gì, là ai? Là những cuốn sử viết theo tài liệu nhà nước ư? Là những sử gia ăn lương các nhà cầm quyền ư? Là những người chịu ơn chính quyền đòi xét xử ông bằng văn từ tạp nhạp viết bằng những ngòi bút bẻ cong chăng? Là những người quí mến ngưỡng mộ hoặc ganh ghét tị hiềm ông chăng? – Không, không phải.

Lịch sử ấy là sự thực. Sự thực thì không bao giờ khác đi theo chuyển dịch của thời thế và hoàn cảnh.

Một con người sống thực với chính mình, sống thực với mọi người thì không bao giờ sợ hãi lịch sử. Ngay khi đang sống, họ đã sống trong lòng lịch sử rồi.

XEM THƯ CÁC SỐ TRƯỚC



Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.206.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...