Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
![]() |
![]() |
Thế kỷ thứ 5, pháp sư người Thiên Trúc, tên Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva) viên tịch; sau lễ hỏa thiêu, toàn thân ra tro, riêng lưỡi vẫn còn nguyên, hiển thị rằng việc dịch thuật Tam Tạng Kinh từ Phạn ngữ sang Hán văn, không sai, không dối.
Thế kỷ 20, pháp sư người Việt Nam, đạo hiệu Quảng Đức, tự thiêu thân, sau lễ hỏa táng, để lại trái tim, đốt thêm lần nữa vẫn không cháy, hiển thị rằng “Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.” 1
“Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt” là nguyện vọng tha thiết được người con Phật cất lên trên quê hương vào thời điểm ấy, trước nguy cơ bị tiêu vong. Kỳ thực Phật giáo ở bất kỳ quốc gia nào, trường tồn không phải chỉ do đấu tranh với ngoại giáo hay thế quyền đối nghịch, dù là đấu tranh bất bạo động để tự vệ, tự tồn.
Phật giáo như một tổ chức tôn giáo, hay giáo hội, có thể tồn tại hay tiêu vong, hưng thịnh hay suy yếu, tùy thuộc phần nào theo ngọn triều của chế độ chính trị mà nó đang hành hoạt, nhưng phần lớn và chính yếu, là do người con Phật trong tổ chức ấy có thực hành Chánh Pháp hay không.
Đành rằng "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than," 2 nhưng sự dấn thân nếu không đặt trên nền tảng của lòng từ bi thì không phải là hành xử của con Phật. Vì lòng từ bi mà thực hành tất cả hạnh đức. Chính vì lòng từ bi mà tất cả những cuộc dấn thân, đấu tranh, chuyển hóa, cải cách, canh tân… của người con Phật đối với tự thân Phật giáo, hay đối với quốc gia, đối với nhân quần xã hội, là cuộc đấu tranh bất bạo động, là cuộc đấu tranh để giải thoát con người ra khỏi sự tham đắm (ngũ dục), sân hận (với tha nhân hay kẻ đối nghịch), và cuồng vọng (đối với chân lý, lý tưởng, nhận thức); chứ không phải là cuộc đối đầu giữa thế lực này với thế lực khác. 3
Hòa thượng Thích Quảng Đức là một trong hàng triệu người con Phật “xông mình vào nơi chính trị hà khắc,” nhưng hành động của ngài, quả là hết sức phi thường. Chỉ có ai thực hành Chánh Pháp một cách nghiêm cẩn, thực chứng lẽ đạo một cách sâu xa, mới có thể làm được điều phi thường ấy. Tôn xưng ngài là “Bồ-tát” thật xứng đáng, và có lẽ không tôn hiệu nào xứng hợp hơn.
Sau nửa thế kỷ, ngày nay người ta đã rút được rất nhiều bài học từ cơn đại định trong ngọn lửa hồng của Bồ-tát cũng như trái tim bất diệt để lại. Trái tim ấy đã nói lên điều gì? – Đó là lòng từ bi, là tâm bồ-đề.
Tưởng niệm 50 năm ngày Bồ-tát vị pháp thiêu thân, không phải để khơi lại những đúng-sai, chánh-tà, thiện-ác… của một quá khứ vừa đau buồn vừa bi tráng trong lịch sử Phật giáo và quê hương Việt Nam. Tưởng niệm, chính là để chúng ta luôn tâm niệm, luôn ý thức rằng, tư lương và hành trang mà người con Phật đem vào cuộc đời, cứu độ chúng sanh, chính là trái tim, là lòng từ bi, là tâm bồ-đề. Phật giáo, biểu tượng hình thức của Chánh Pháp, được trường tồn bất diệt hay không, chỉ do một tâm ấy mà thôi.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập