Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
|
Mùa xuân là mùa đầu của năm, đi trước các mùa khác. Xuân sang, khí trời ấm áp, quang đãng hơn, và muôn vật như bừng dậy sau một giấc ngủ dài của mùa đông lạnh lẽo, băng giá. Vậy, nói đến xuân, là nói đến vẻ xinh tươi, xán lạn, rực rỡ, phong nhiêu… của đất trời, sông biển, núi rừng, cây cỏ, muông thú…; và ở nơi người, là sức sống, là tuổi trẻ, là sự khai mở, vươn dậy của cả thể xác lẫn tâm hồn. Đây là ý xuân của thời tiết và đời sống muôn loài. Trong đó, mùa xuân của con người thường được biểu hiện qua những ngày đầu năm, những ngày Tết, dương lịch hay âm lịch, đông phương hay tây phương. Những ngày đầu xuân là những ngày lễ hội rộn ràng, vui vẻ, nhộn nhịp và sinh động với những cuộc thăm viếng, thú vui, lời chúc tụng và quà tặng.
Mùa xuân ấy vui nhưng không tồn tại lâu dài. Mỗi năm chỉ có vài tháng, sau đó là phiên lượt của mùa khác. Vận hành của thời tiết và vận hành của đời người có chung một tính chất: vô thường. Sinh, trụ, dị, diệt. Ai cũng biết vậy nhưng không ai làm được gì để có một mùa xuân vĩnh cửu.
Đức Phật đã chứng nghiệm một mùa xuân như thế, không phải ở một thế giới nào khác, mà chính ngay nơi trần gian này. Trong hữu hạn tìm ra vô hạn, trong vô thường nhìn ra chân thường. Mùa xuân ấy có sẵn nơi mọi người, mọi loài. Cho nên tất cả kinh điển đều nhắm vào việc khai mở, hướng dẫn mọi loài trở về với tánh Phật sẵn có nơi chính mình; và nói một cách ẩn dụ văn chương thì chúng ta tu học theo Phật là để tìm lại mùa xuân trường cửu. Mùa xuân ấy luôn hiện hữu, nhưng chúng ta không thấy. Chúng ta chạy đuổi theo những cái tạm bợ, nhất thời và hữu hạn mà quên đi nó mà thôi.
Nhưng làm thế nào để có mùa xuân hằng hữu nơi chính mình? Có nhiều phương cách tu tập, không thể nói hết. Chỉ có thể mượn mùa xuân của trần thế mà nghiệm ra bản chất của mùa xuân vĩnh hằng. Hạnh phúc và an lạc của chúng ta đến từ đâu, đến như thế nào trong tiếp xử với chính tự tâm của mình và tương giao với con người, với thế giới? Nó không đến từ những phân biệt, đối đãi, xung đột, chấp tranh, vị ngã. Nó đến từ sự hòa hợp, bất phân, vô vi, vô tránh, vô ngã. Các tranh chấp, bất hòa của con người và muôn loài trên thế giới này đều bắt nguồn từ tham lam, sân hận, si mê. Từ bất hòa tranh chấp mà gây tạo khổ đau cho nhau.
Không chấp vào tự ngã, không tranh chấp vọng động với người, không cô phụ bản tâm thanh tịnh sẵn có của mình, đó là chìa khóa để mở ra cánh cửa của mùa xuân bất diệt. Và điều quan trọng nhất là phải tin rằng mùa xuân thường tại ở ngay nơi tự tâm mình; có nghĩa rằng chúng ta tin nơi Phật tánh bình đẳng đã hàm hữu nơi vạn loại chúng sanh. Có tin như thế mới có thể trở về. Chúng ta không tìm kiếm Phật tánh, không tìm kiếm mùa xuân bất diệt—vì cái sẵn có và bất diệt thì không mất đâu mà tìm. Chúng ta chỉ “trở về” mà thôi.
Mùa xuân bất diệt ấy biểu hiện tướng và dụng của nó trong đời sống hàng ngày, và trong mùa xuân sinh-diệt của trần thế. Tùy theo duyên mà đến và đi. Nhưng bản chất của mùa xuân, bản chất của muôn sự muôn vật vốn là vắng lặng, như nhiên:
Chư pháp tùng bổn lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng.
(Các pháp từ xưa nay
Tướng thường tự vắng lặng
Xuân đến trăm hoa khai
Hoàng oanh hót đầu cành)
Mùa xuân trần thế đang đến với chúng ta bằng hình ảnh một con rồng (Nhâm Thìn), khiến người trong nhà Thiền không khỏi nhớ về Long Nữ con gái của Long Vương trong kinh Pháp Hoa, phẩm Đề-bà Đạt-đa (quyển thứ tư, phẩm thứ 12). Long Nữ tám tuổi đã thành Phật là điều vi diệu, hy hữu, khó tin. Nhưng kinh đã diễn thuyết như thế, cho ta thấy 3 điều khác thường: một là, không phải thân người mà là loài rồng; hai là, tuổi nhỏ (tuổi xuân); ba là thân nữ. Ba điều chướng ngại để thành Phật mà Long Nữ đã làm được, chứng tỏ điều Phật dạy không hư dối: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật. Nói theo xuân ý nhà Thiền thì ai cũng có thể có được mùa xuân vĩnh cửu, ai cũng có thể đạt được niềm hạnh phúc an lạc chân thật nếu trở về được bản tâm của mình và tu tập đúng cách.
Một mùa xuân an lạc và miên trường, là lời chúc nguyện đầu năm, chân thành gửi đến tất cả.
Thay mặt ban chủ trương, ban biên tập, và tòa soạn Chánh Pháp, tri niệm công đức đóng góp tinh thần, bài vở và tịnh tài của chư tôn đức, văn thi hữu, các phật-tử hộ trì Phật Pháp, các thân chủ quảng cáo, cùng tất cả quý độc giả gần-xa. Sự đóng góp tích cực của chư liệt vị trong các năm qua đã giúp cho nguyệt san Chánh Pháp được vững tiến và cải thiện nhiều hơn từ nội dung đến hình thức. Với công đức ấy, quý vị đã cùng chúng tôi gián tiếp trao tặng một mùa xuân trường cửu đến muôn người, muôn nhà.
Trước thềm xuân mới, ngày 01/01/2012
Chủ nhiệm
Sa môn Thích Nguyên Trí
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.224.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập