Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Nguyệt san Chánh Pháp Nguyệt san Chánh Pháp

Thư Tòa soạn số 6. Từ thống khổ vươn dậy

Theo truyền thuyết, Thái tử Tất Đạt Đa giáng hạ nơi vườn Lumbini, dưới gốc cây vô-ưu, với bảy bước chân được nâng bằng bảy hoa sen. Từ đó, người theo Phật thường gọi mùa Phật Đản là mùa hoa vô-ưu, mùa sen nở, hoặc mùa hoa ưu-đàm (linh thoại), v.v…

Có người nói hoa vô-ưu và ưu-đàm là một, nhưng theo kinh điển thì hoa ưu-đàm cả ngàn năm mới nở một lần, còn vô-ưu là một loại cây hoa nở quanh năm ở Ấn-độ và một số nước Á châu. Sen cũng không phải là loại hoa hiếm quý, vì thường nở rộ vào mùa khô hàng năm. Dù thế nào, truyền thuyết, linh thoại hay thực tế, các loại hoa này đều là những biểu tượng đẹp trong Phật giáo. Đặc biệt là hoa sen, được nhắc đến rất nhiều trong kinh điển và rất phổ thông trong tất cả các hình thức nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo.

Sen cũng được dùng để đặt tên cho một bộ kinh nổi tiếng của truyền thống Đại thừa (Diệu Pháp Liên Hoa) mà từ đó phát sinh một tông phái lớn của Nhật-bản và Trung-hoa: Liên Hoa tông.

Một kinh khác chép rằng, sau khi thành đạo, Đức Phật đã quán xét tâm tính và căn cơ của chúng sanh trước khi quyết định chuyển vận bánh xe chánh pháp. Qua sự chiêm nghiệm của Ngài, muôn loại chúng sanh được biểu thị như là những hoa sen rộ nở trong các hồ mùa hạ. “Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hay hồ sen trắng, có một số hoa sen sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên trên mặt nước, không bị dính sình lầy, cũng không bị nước ướt đẫm… Cũng vậy, có hạng chúng sanh nhiễm nhiều trần tục nhưng cũng có hạng chúng sanh ít nhiễm trần tục…” (kinh Ariyapariyesana – Trung Bộ). Với hình ảnh thi vị đó, có thể hiểu rằng dù sinh ra trong cảnh giới nào, chủng loại hay chủng tộc nào, bản chất của con người và chúng sanh là sen, là bất nhiễm, vô nhiễm. Bản chất ấy là Phật tánh. Với bản chất thanh tịnh đồng đẳng với chư Phật, tất cả chúng sanh đều có thể tùy theo phước đức, năng lực và hoàn cảnh của mình, hướng về đạo quả vô thượng.

Sen có thể vươn khỏi mặt nước một cách sạch sẽ thanh cao, có thể bị chìm ngập dưới sình lầy, hoặc dính sình lầy nhiều hay ít trong quá trình trưởng thành, nhưng một khi nở hoa, sen nào cũng ngát hương. Cách thế vào đời của Phật, Bồ-tát hay chúng sanh cũng đều như thế: từ nơi sình lầy thống khổ của trần gian mà vươn dậy.

Giải thoát chẳng phải là sinh ra từ hư không, sinh từ nơi thơm sạch, mà chính là từ nơi trần tục, nhiễm ô, tỏa cánh chân thường tự tại.

Nhân mùa sen Phật Đản, xin nguyện cùng với bạn đạo muôn phương, xông ướp hương thơm đức hạnh, giải thoát để dâng tặng trần gian khổ lụy này…





XEM THƯ CÁC SỐ TRƯỚC



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.64.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...