BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Kinh Hoa Sen Chánh
Pháp
(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
Cuốn 1 Phẩm 1: Mở Đầu Tôi nghe như vầy. Một thời đức Thế tôn (1) ở thành Vương xá, trong đỉnh Linh sơn, cùng chúng đại tỷ kheo mười hai ngàn vị, toàn là những bậc a la hán (2) mà sự sơ hở (3) đã được tận diệt, sự phiền não không còn tái sinh, đã đạt được sự ích lợi của bản thân, đã dứt hết sự ràng buộc vào hiện hữu (4) , tâm trí tự tại giải thoát. Tên các vị ấy là tôn giả Kiều trần như, tôn giả Đại ca diếp, tôn giả Tần loa ca diếp, tôn giả Già da ca diếp, tôn giả Na đề ca diếp, tôn giả Xá lợi phất, tôn giả Mục kiền liên, tôn giả Ca chiên diên, tôn giả A nâu lâu đà, tôn giả Kiếp tân na, tôn giả Kiều phạn ba đề, tôn giả Ly bà đa, tôn giả Tất lăng già, tôn giả Bạc câu la, tôn giả Câu hy la, tôn giả Nan đà, tôn giả Tôn đà ra nan đà, tôn giả Phú lâu na, tôn giả Tu bồ đề, tôn giả A nan, tôn giả La hầu la (5) , đại loại như vậy, những vị a la hán mà mọi người đều biết. Lại có hai ngàn vị tu học tiếp tục và tu học hoàn tất (6) , có tỷ kheo ni Đại thắng sinh chủ cùng với sáu ngàn người tùy thuộc, có thân mẫu tôn giả La hầu la là tỷ kheo ni Trì dự cùng với những người tùy thuộc, đều đến tụ tập. Chúng đại bồ tát có sáu mươi ngàn, toàn là những vị không thoái chuyển đối với tuệ giác vô thượng (7) , được các pháp tổng trì (8) , được các tài hùng biện mà trong đó có sự biện thuyết hoan hỷ (9) , biện thuyết về pháp không thoái chuyển (10) ; đã hiến cúng vô lượng trăm ngàn chư Phật, vun trồng các gốc rễ công đức ở nơi chư Phật ấy, và thường được chư Phật ấy tán dương; sửa mình bằng đức tính từbi, khéo nhập vào tuệ giác Phật đà, thông suốt tuệ giác vĩ đại, đạt đến bờ bến bên kia; danh tiếng vang khắp vô lượng quốc độ, hóa độ vô số trăm ngàn chúng sinh. Tên các vị ấy là bồ tát Văn thù sư lợi, bồ tát Quan thế âm, bồ tát Đại thế chí, bồ tát Thường tinh tiến, bồ tát Bất hưu tức, bồ tát Bảo chưởng, bồ tát Dược vương, bồ tát Dũng thí, bồ tát Bảo nguyệt, bồ tát Nguyệt quang, bồ tát Mãn nguyệt, bồ tát Đại lực, bồ tát Vô lượng lực, bồ tát Việt tam giới, bồ tát Hiền hộ, bồ tát Di lạc, bồ tát Bảo tích, bồ tát Đạo sư, đại loại như vậy, tám mươi ngàn vị đại bồ tát đều đến tụ tập. Chư thiên thì có Đế thích cùng hai mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc; Nguyệt thiên tử, Phổ hương thiên tử, Bảo quang thiên tử, và bốn vị Đại thiên vương, cùng mười hai ngàn thiên nhân tùy thuộc; Tự tại thiên tử và Đại tự tại thiên tử cùng ba mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc; phạn vương chủ thế giới hệ Kham nhẫn, cùng các phạn vương đại loại như phạn vương Thikhí (11) , phạn vương Quang minh, và hai mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc, đều đến tụ tập. Các bộ khác thì có tám long vương là Hỷ, Hiền hỷ, Diêm hải, Cửu đầu, Đa thiệt, Vô nhiệt não, Từ tâm và Hồng liên hoa, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn khẩn na la vương là Pháp và Diệu pháp, Đại pháp và Trì pháp, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn càn thát bà vương là Nhạc và Nhạc âm, Myՠvà Myՠâm, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn a tu la vương là Tối thắng, Dục cẩm, Yến cư và Hấp khí, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn ca lâu la vương là Đại uy đức, Đại thân, Đại mãn và Như ý, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc, đều đến tụ tập (12) . Nhân loại thì có con hoàng hậu Vi đề hy là hoàng đế A xà thế, cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc, cũng đến tụ tâp. Tất cả các chúng trên đây, mỗi chúng đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi lui lại mà ngồi mỗi chúng một chỗ. Vào lúc này, đức Thế tôn được bốn chúng vây quanh, hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương. Ngài nói cho các vị bồ tát bản kinh đại thừa tên Nghĩa vô lượng, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn (13) . Nói kinh ấy rồi, đức Thế tôn vẫn ngồi xếp bằng ở ngay giữa đại hội mà nhập định Vị trí của nghĩa vô lượng, thân thể và tâm trí đều không dao động. Ngay khi ấy chư thiên mưa xuống hoa mạn đà, hoa mạn đà lớn, hoa mạn thù, hoa mạn thù lớn, rải trên đức Thế tôn và cả đại hội. Khắp cõi Phật (14) này chấn động đủ cả sáu cách. Trong đại hội, bốn chúng là tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di; tám bộ là thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la dà, toàn là những người không phải loài người, và các chúng khác mà trong đó có các vị quốc vương và các vị luân vương, hết thảy các chúng như vậy đều được sự chưa từng có, hoan hỷ, chắp tay, và chuyên chú chiêm ngưỡng đức Thế tôn. Còn đức Thế tôn thì từ nơi tướng lông trắng giữa hai đầu của hai hàng lông mày phóng ra ánh sáng, chiếu soi mười tám ngàn thế giới hệ ở về hướng đông, không thế giới hệ nào mà không chiếu soi dưới đến Vô gián ngục trên đến Sắc cứu cánh. Làm cho đại hội ở thế giới hêể này mà thấy hết chúng sinh trong sáu loài của các thế giới hệ ấy; lại thấy chư Phật hiện tại của các thế giới hệ ấy, nghe kinh pháp của chư Phật ấy nói, thấy bốn chúng, những người hành đạo và đắc đạo trong các thế giới hệ ấy; lại thấy các vị bồ tát đi theo đường đi của bồ tát bằng các thứ yếu tố, các cách tin hiểu và các loại hình thức; lại thấy chư Phật nhập diệt, thấy sau đó xá lợi của chư Phật ấy được đem ra xây dựng những ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu mà tôn thờ. Bấy giờ đức Di lạc suy nghĩ, hôm nay đức Thế tôn biểu hiện cảnh tượng thần biến. Vì lý do gì mà có điềm lành như vậy? Đức Thế tôn đang nhập định, sự thể hiếm có và ngoài tầm nghĩ bàn được biểu hiện ra đây (15) , ta nên hỏi ai, ai giải đáp được? Đức Di lạc lại nghĩ, bồ tát Văn thù, vị thái tử của đức Pháp vương, đã từng thân gần phụng sự vô lượng chư Phật quá khứ, tất đã thấy được cảnh tượng hiếm có này, vậy ta nên hỏi người. Cùng lúc, cả bốn chúng, tám bộ và các chúng khác, ai cũng nghĩ rằng, cảnh tượng thần biến biểu hiện bởi ánh sáng của đức Thế tôn như vầy, nên đem hỏi ai? Đức Di lạc muốn giải quyết nghi ngờ của mình, lại xét tâm trí của cả đại hội, nên hỏi bồ tát Văn thù, vì lý do nào mà có điềm lành ẩ có cảnh tượng thần biến là đức Thế tôn phóng ánh sáng lớn chiếu soi mười tám ngàn cõi Phật ở về hướng đông, làm cho đại hội ở đây mà thấy hết mọi sự huy hoàng của các cõi Phật ấy? Đức Di lạc muốn lặp lại ý nghĩa đã hỏi, nên hỏi bồ tát Văn thù bằng những lời chỉnh cú (16) sau đây.
Lúc ấy bồ tát Văn thù nói với đức Di lạc, và các vị đại sĩ khác, chư vị Thiện nam tử, theo tôi suy xét thì đức Thế tôn hiện nay muốn nói chánh pháp vĩ đại, đổ mưa chánh pháp vĩ đại, thổi loa chánh pháp vĩ đại, đánh trống chánh pháp vĩ đại, diễn nghĩa chánh pháp vĩ đại. Chư vị Thiện nam tử, nơi chư Phật quá khứ, tôi đã từng thấy điềm lành như vậy. Các ngài phóng ra ánh sáng này rồi là nói về chánh pháp vĩ đại. Do đó, chư vị nên biết, đức Thế tôn hiện nay phóng ra ánh sáng thì cũng sẽ làm như vâểy. Muốn làm cho chúng sinh ai cũng nghe biết được cái pháp mà cả thế gian đều khó tin, nên đức Thế tôn biểu hiện điềm lành như vầy. Chư vị Thiện nam tử, như trong quá khứ, lâu đến vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn vô số thời kỳ (29) , bấy giờ có đức Phật danh hiệu Nhật nguyệt đăng minh, đủ mười đức hiệu: bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn: bậc Tôn cao nhất đời (30) . Ngài tuyên thuyết chánh pháp một cách phần đầu phần giữa phần cuối ba phần đều tuyệt hảo, nghĩa lý sâu xa, lời tiếng tuyệt diệu, thuần nhất không tạp, đủ hết sắc thái phạn hạnh (31) trắng trong. Ấy là người cầu Thanh văn thì nói mà đáp ứng bằng bốn chân lý, để họ vượt qua sinh già bịnh chết, cứu cánh niết bàn; người cầu Duyên giác thì nói mà đáp ứng bằng mười hai duyên khởi; còn các vị Bồ tát thì nói mà đáp ứng bằng sáu ba la mật, làm cho họ được tuệ giác vô thượng, nghĩa là thành bậc Tuệ giác biết tất cả (32) . Kế đó lại có đức Phật cũng tên Nhật nguyệt đăng minh, kế đó nữa lại có đức Phật cũng tên Nhật nguyệt đăng minh. Như vậy có hai mươi ngàn đức Phật đều cùng một tên, tên Nhật nguyệt đăng minh, và cùng một họ, họ Phả la đọa. Di lạc đại sĩ, đại sĩ nên biết, đức Phật đầu tiên cũng như đức Phật cuối cùng đều cùng một tên Nhật nguyệt đăng minh, cùng đủ mười đức hiệu, và pháp mà các ngài tuyên thuyết cũng phần đầu phần giữa phần cuối ba phần đều tuyệt hảo. Đức Phật cuối cùng, khi chưa xuất gia, có tám vương tử, thứ nhất tên Hữu ý, thứ hai tên Thiện ý, thứ ba tên Vô lượng ý, thứ tư tên Bảo ý, thứ năm tên Tăng ý, thứ sáu tên Trừ nghi ý, thứ bảy tên Hướng ý, thứ tám tên Pháp ý. Cả tám vương tử đều uy đức tự tại, thống lãnh bốn đại lục (33) . Khi nghe phụ hoàng xuất gia, thành tựu tuệ giác vô thượng, thì tám vương tử ấy cùng bỏ ngôi vua mà xuất gia theo, phát tâm đại thừa, thường hành phạn hạnh, và cùng làm pháp sư, vì đã từng gieo trồng các gốc rễ điều lành ở nơi ngàn vạn đức Phật. Bấy giờ đức Phật Nhật nguyệt đăng minh cũng đã nói bản kinh đại thừa tên Nghĩa vô lượng, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Nói kinh ấy rồi, đức Phật ấy cũng đã ở ngay giữa đại hội mà ngồi xếp bằng, nhập định Vị trí của nghĩa vô lượng, thân thể và tâm trí đều không dao động. Lúc ấy chư thiên cũng mưa xuống hoa mạn đà, hoa mạn đà lớn, hoa mạn thù, hoa mạn thù lớn, rải trên đức Phật và cả đại hội. Khắp cõi Phật này cũng chấn động đủ hết sáu cách. Trong đại hội, bốn chúng, tám bộ và các chúng khác, hết thảy các chúng như vậy cũng được sự chưa từng có, hoan hỷ, chắp tay, chuyên chú mà chiêm ngưỡng đức Phật. Còn đức Phật thì cũng từ nơi tướng lông trắng giữa hai đầu của hai hàng lông mày phóng ra ánh sáng, chiếu soi mười tám ngàn cõi Phật ở về hướng đông, không cõi Phật nào mà không chiếu soi khắp cả, y như những cõi Phật mà ngày nay chư vị đang thấy. Di lạc đại sĩ, đại sĩ nên biết, trong đại hội lúc ấy có hai mươi ức bồ tát ưa thích nghe pháp. Các vị bồ tát này thấy ánh sáng của Phật chiếu khắp các cõi Phật như vậy thì cũng được sự chưa từng có, và cũng muốn biết mục đích của ánh sáng ấy. Bấy giờ có một vị bồ tát tên là Diệu quang, có tám trăm đệ tử. Đức Phật Nhật nguyệt đăng minh xuất định, nhân bồ tát Diệu quang mà nói bản kinh đại thừa tên Diệu pháp liên hoa, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Ngài nói đến sáu mươi thời kỳ bậc nhỏ (34) , không đứng dậy khỏi pháp tòa. Đại hội thính giả lúc ấy cũng ngồi một chỗ, trải qua sáu mươi thời kỳ bậc nhỏ mà thân thể và tâm trí đều bất động, nghe đức Phật nói thì cho rằng chỉ bằng thì gian một bữa ăn. Cả đại hội không một ai mà thân thể hay tâm trí sinh nhác sinh mệt. Đức Phật Nhật nguyệt đăng minh nói kinh Pháp hoa trong sáu mươi thời kỳ bậc nhỏ rồi, liền ở giữa đại hội các chúng phạn vương, ma vương, sa môn, bà la môn, và chư thiên, nhân loại, tu la, tuyên ngôn rằng giữa đêm hôm nay Như lai sẽ nhập niết bàn hoàn toàn (35) . Bấy giờ có bồ tát tên Đức tạng, đức Phật Nhật nguyệt đăng minh liền thọ ký cho, bằng cách nói với chư vị tỷ kheo, rằng vị bồ tát Đức tạng này sẽ kế tiếp làm Phật, danh hiệu Tịnh thân, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp (36) . Thọ ký rồi, ngay giữa đêm ấy, đức Phật nhập niết bàn hoàn toàn. Sau đó bồ tát Diệu quang ghi nhớ Pháp hoa, diễn giảng cho người trọn tám mươi thời kỳ bậc nhỏ. Tám vương tử con đức Phật Nhật nguyệt đăng minh đều tôn thờ bồ tát Diệu quang làm thầy, bồ tát ấy giáo hóa, làm cho tám vương tử vững chắc đối với tuệ giác vô thượng. Tám vương tử, sau đó, hiến cúng vô lượng trăm ngàn vạn ức đức Phật rồi, được thành Phật cả, và vị thành Phật cuối cùng danh hiệu là Nhiên đăng. Trong tám trăm đệ tử của bồ tát Diệu quang, có một vị tên là Cầu danh, đam mê danh lợi, dẫu cũng đọc tụng kinh pháp mà không thông suốt, phần nhiều quên mất, nên mới có cái tên Cầu danh. Nhưng vị này cũng nhờ sự gieo trồng các gốc rễ điều lành mà được gặp vô lượng trăm ngàn vạn ức đức Phật, hiến cúng, cung kính, tôn trọng và tán dương. Di lạc đại sĩ, đại sĩ nên biết bồ tát Diệu quang lúc ấy đâu phải ai khác, mà chính là tôi đây, còn bồ tát Cầu danh thì chính là đại sĩ (37) . Ngày nay thấy điềm lành như vầy so với ngày xưa không khác gì cả, nên tôi nghĩ rằng đức Thế tôn hiện nay sẽ tuyên thuyết về bản kinh đại thừa tên là Pháp hoa, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Lúc ấy, ở giữa đại hội, bồ tát Văn thù muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Phẩm 2: Phương Tiện (43) Khi ấy đức Thế tôn thung dung xuất định, nói với tôn giả Xá lợi phất, tuệ giác Như lai sâu xa vô tận, cửa ngõ tuệ giác ấy khó biết khó vào. Hết thảy thanh văn duyên giác không thể biết thấu. Vì sao, vì Như lai đã từng thân gần trăm ngàn vạn ức vô số chư Phật, thực hành trọn vẹn vô số các pháp đạt đến tuệ giác vô thượng (44) mà chư Phật ấy đã thực hành, dũng mãnh tinh tiến, danh tiếng vang khắp, và thành tựu sự chưa từng có rất là sâu xa, ấy là tùy nghi thuyết pháp, ý hướng khó hiểu. Xá lợi phất, từ khi trở thành bậc Toàn giác cho đến ngày nay, Như lai đem mọi thứ yếu tố và mọi sự ví dụ mà diễn rọẤng các cách lập luận, vận dụng vô số phương tiện ấy dẫn dắt chúng sinh thoát được sự vướng mắc vào điểm này hay điểm khác. Tại sao Như lai làm được như vậy? Vì Như lai đã hoàn thành sự thấy biết toàn hảo và sự phương tiện toàn hảo. Xá lợi phất, sự thấy biết của Như lai rộng lớn sâu xa: những phẩm chất của sự thấy biết ấy đại loại như bốn tâm vô hạn, bốn trí thông suốt, mười đại năng lực, bốn sự không sợ, bốn thiền, bốn định, tám sự giải thoát, ba pháp tam muội (45) , Như lai đã đi sâu vào một cách không có giới hạn, nên thành tựu sự chưa từng có nói trên. Do đó, Xá lợi phất, Như lai phân tích và khéo nói các pháp, lời chữ hòa nhã, đẹp lòng mọi người. Lấy cốt yếu mà nói, thì sự chưa từng có có tính cách vô lượng vô biên, Như lai đã thành tựu đầy đủ. Xá lợi phất, thôi, không nên nói nữa, vì sự chưa từng có, và khó hiểu bậc nhất ấy, mà Như lai đã thành tựu, là chỉ Như lai với chư vị Như lai mới cứu xét cùng tận và tuyên thuyết khéo léo về thật tướng các pháp. Thật tướng ấy là các pháp tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, bản mạt cứu cánh như vậy (46) . Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Lúc ấy trong đại hội có một ngàn hai trăm vị a la hán đã hết phiền não, thuộc chúng thanh văn, đại loại như tôn giả Kiều trần như, cùng tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di, những người tâm chí thanh văn duyên giác, đều nghĩ như vầy, tại sao hôm nay đức Thế tôn ân cần tán dương sự phương tiện, bằng cách nói rằng pháp Như lai được cực kỳ sâu xa tinh túy và khó hiểu, rằng Như lai nói gì ý hướng cũng khó biết, rằng hết thảy thanh văn duyên giác không thể đạt đến? Đức Thế tôn nói về sự giải thoát đồng nhất thì chúng ta cũng thành tựu sự ấy, đạt đến niết bàn. Nhưng hôm nay thì chúng ta không biết sự ấy về đâu. Tôn giả Xá lợi phất biết nỗi hoài nghi trong lòng bốn chúng và chính mình cũng chưa thấu triệt, nên thưa rằng, bạch đức Thế tôn, vì yếu tố chính và yếu tố phụ nào mà đức Thế tôn ân cần tán dương sự phương tiện bậc nhất của ngài là pháp sâu xa, tinh túy và khó hiểu? Hồi nào đến giờ con chưa hề nghe đức Thế tôn nói như vậy. Hiêển giờ bốn chúng đều nghi ngại. Con thỉnh cầu đức Thế tôn giải thích vấn đề này cho chúng con: vì lý do nào mà ngài ân cần tán dương sự phương tiện của ngài là sâu xa, tinh túy và khó hiểu? Tôn giả Xá lợi phất muốn lặp lại ý nghĩa đã hỏi, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, thôi thôi, không nên nói. Nói vấn đề này thì cả thế gian, trong đó có chư thiên và nhân loại, sẽ kinh sợ ngờ vực. Tôn giả Xá lợi phất lại thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn dạy cho vấn đề này, vấn đề này xin đức Thế tôn dạy cho. Vì đại hội này nhiều đến trăm ngàn, vạn ức, vô số, có nhiều người từng gặp chư Phật, các căn (50) lanh lợi, trí tuệ sáng tỏ, nghe đức Thế tôn dạy thì có thể kính tin. Tôn giả Xá lợi phất muốn lặp lại ý nghĩa đã thưa, nên nói lời chỉnh cú sau đây.
Đức Thế tôn lại ngăn tôn giả Xá lợi phất, rằng nếu Như lai nói vấn đề này thì cả thế gian, trong đó có chư thiên, nhân loại và tu la, sẽ cùng kinh sợ, ngờ vực, những vị tỷ kheo tăng thượng mạn sẽ rơi xuống hố lớn. Đức Thế tôn lặp lại ý ngài bằng lời chỉnh cú sau đây.
Tôn giả Xá lợi phất lại thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn dạy cho vấn đề này, vấn đề này xin đức Thế tôn dạy cho. Nay trong đại hội này, những người như con, và trăm ngàn vạn ức người, đời đời đã từng tiếp nhận sự giáo hóa của đức Thế tôn; những người như vậy chắc chắn có thể kính tin, ổn định lâu dài và lợi ích lớn lao. Tôn giả Xá lợi phất lặp lại ý mình bằng những lời chỉnh cú sau đây.
Khi ấy đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, tôn giả đã thiết tha thỉnh cầu đến lần thứ ba, nên Như lai không thể không nói. Vậy tôn giả hãy lắng nghe, hãy khéo nghĩ và khéo nhớ! Như lai sẽ phân tích giảng giải cho tôn giả. Khi đức Thế tôn dạy như vậy, trong đại hội có đến năm ngàn tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di, tức thì đứng dậy khỏi chỗ họ ngồi, đảnh lễ đức Thế tôn mà lui ra. Những người này gốc rễ tội lỗi về tăng thượng mạn thật là sâu nặng, chưa được tự cho đã được, chưa chứng tự cho đã chứng, lầm lẫn đến thế nên họ không ở lại. Đức Thế tôn cũng yên lặng mà không ngăn cản. Ngài bảo tôn giả Xá lợi phất, đại hội này của Như lai nay không còn trấu lép (51) , mà chỉ toàn là hạt chắc. Xá lợi phất, tăng thượng mạn như những người kia thì lui ra cũng tốt. Bây giờ tôn giả hãy nghe cho khéo, Như lai sẽ giảng giải cho tôn giả. Tôn giả Xá lợi phất thưa, dạ, bạch đức Thế tôn; chúng con ước nguyện và thích thú muốn nghe. Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, cái pháp tinh túy này Như lai thỉnh thoảng mới nói, như hoa ưu đàm thỉnh thoảng mới xuất hiện một lần. Xá lợi phất, chư vị hãy tin lời Như lai nói không trống rỗng, dối trá. Xá lợi phất, Như lai tùy nghi thuyết pháp, ý hướng khó hiểu. Tại sao, vì Như lai hoạt dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà diễn đạt về pháp. Pháp ấy không phải tư duy phân tích mà lĩnh hội được. Pháp ấy chỉ có chư Phật như lai mới chứng biết. Sự thể là chư Phật như lai chỉ vì lý do duy nhất và trọng đại mà xuất hiện thế gian. Xá lợi phất, lý do duy nhất và trọng đại mà chư Phật như lai xuất hiện thế gian là gì ? Là chư Phật như lai muốn làm cho chúng sinh khai mở sự thấy biết của Phật (52) nên xuất hiện thế gian, muốn chỉ thị cho chúng sinh sự thấy biết của Phật nên xuất hiện thế gian, muốn làm cho chúng sinh tỉnh ngộ sự thấy biết của Phật nên xuất hiện thế gian, muốn làm cho chúng sinh nhập vào con đường thấy biết của Phật nên xuất hiện thế gian (53) . Xá lợi phất, như thế đó là lý do duy nhất và trọng đại mà chư Phật như lai xuất hiện thế gian. Và Xá lợi phất, như thế đó tức là chư Phật như lai chỉ giáo hóa bồ tát, nghĩa là làm gì cũng thường vì một việc, ấy là đem sự thấy biết của Phật mà chỉ thị thức tỉnh cho chúng sinh. Xá lợi phất, Như lai chỉ đem cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật đà mà thuyết pháp cho chúng sinh, không có cỗ xe nào khác dầu là cỗ xe thứ hai hay là cỗ xe thứ ba. Xá lợi phất, pháp của chư Phật mười phương cũng là như vậy. Xá lợi phất, chư Phật quá khứ đã vận dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà thuyết pháp cho chúng sinh, pháp ấy toàn là của cỗ xe Phật đà duy nhất, nên chúng sinh nghe pháp nơi chư Phật ấy thì cứu cánh đều được tuệ giác biết tất cả. Chư Phật vị lai sẽ xuất hiện thế gian cũng vận dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà thuyết pháp cho chúng sinh, pháp ấy toàn là của cỗ xe Phật đà duy nhất, nên chúng sinh nghe pháp nơi chư Phật ấy thì cứu cánh cũng đều được tuệ giác biết tất cả. Hiện tại, trong vô lượng trăm ngàn vạn ức cõi Phật khắp cả mười phương, chư Phật đang làm lợi ích và yên vui rất nhiều cho chúng sinh, chư Phật như vậy cũng vận dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà thuyết pháp cho chúng sinh, pháp ấy toàn là của cỗ xe Phật đà duy nhất, nên chúng sinh nghe pháp nơi chư Phật ấy thì cứu cánh cũng đều được tuệ giác biết tất cả. Xá lợi phất, chư Phật ba đời trong mười phương làm như vậy là đồng nghĩa với việc (54) chỉ giáo hóa bồ tát: (54B) muốn đem sự thấy biết của Phật chỉ thị cho chúng sinh, muốn đem sự thấy biết của Phật thức tỉnh cho chúng sinh, muốn dẫn chúng sinh vào con đường (55) thấy biết của Phật. Xá lợi phất, nay Như lai cũng làm như vậy. Như lai biết rõ những thị hiếu và vướng mắc của các loại chúng sinh; tùy bản tính của họ, Như lai vận dụng các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, nghĩa là vận dụng năng lực phương tiện, mà thuyết pháp. Xá lợi phất, Như lai làm như vậy toàn là để cho họ cùng được tuệ giác biết tất cả của cỗ xe Phật đà duy nhất. Xá lợi phất, như vậy là trong mười phương quốc độ, cỗ xe thứ hai còn không có, huống chi có cỗ xe thứ ba. Nhưng, Xá lợi phất, chư Phật như lai xuất hiện trong thời kỳ dữ dội thì đó là thời kỳ đủ cả năm thứ vẩn đục: thời kỳ vẩn đục, tâm lý vẩn đục, con người vẩn đục, kiến thức vẩn đục, mạng sống vẩn đục. Khi thời kỳ vẩn đục loạn lên, thì chúng sinh dơ bẩn dày nặng, keo lẫn, tham lam, ganh ghét, hoàn thành đủ thứ bất thiện, nên chư Phật như lai phải vận dụng năng lực phương tiện : chính nơi cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật đà mà giả thiết ra, nói có ba cỗ xe. Do đó, Xá lợi phất, nếu là đệ tử của Như lai, tự gọi là La hán, là Duyên giác, mà không nghe không biết đến việc Như lai chỉ giáo hóa Bồ tát như trên (56) , thì những người ấy không phải đệ tử của Như lai: không phải la hán không phải duyên giác. Những vị tỷ kheo và tỷ kheo ni như vậy tự cho đã thành la hán, thân mình là thân cuối cùng, mình cứu cánh niết bàn, rồi không còn có chí mong cầu tuệ giác vô thượng, thì tôn giả nên biết họ toàn là người tăng thượng mạn. Vì lẽ nếu có vị nào thật được thành la hán mà không tin pháp này thì vô lý, trừ ra sau khi Như lai đã nhập diệt, trước mặt họ không có Như lai nữa - bởi vì sau khi Như lai nhập diệt, kinh Pháp hoa này có ai tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, lý giải ý nghĩa (57) ..., người ấy thật khó có. Nếu gặp đức Phật khác thì đối với kinh này họ nhận thức được ngay. Nói tóm, Xá lợi phất, chư vị hãy nhất tâm mà tin tưởng, lý giải, tiếp nhận và ghi nhớ lời của Như lai nói. Lời của chư Phật như lai nói thì không trống rỗng, dối trá, nói rằng không có cỗ xe nào khác mà chỉ có cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật đà. Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Kết thúc tụng kinh Pháp hoa, con xin hồi hướng: Vạn ức thời kỳ không thể nói được mới được có lúc Phật nói Pháp hoa. Vạn ức thời kỳ không thể nói được mới được có lúc nghe nói Pháp hoa. Chúng con nương nhờ Phật Pháp Tăng lực mới được trì tụng Diệu pháp liên hoa. Chúng con nguyện đem công đức như vầy hiến khắp tất cả các loại chúng sinh, cầu cho chúng con cùng với chúng sinh đều được thành tựu tuệ giác chư Phật. Kính lạy kinh Diệu pháp liên hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ. Kính lạy đức Thích ca mâu ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp hoa. Kính lạy đức Đa bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp hoa và tiếp dẫn những người hành trì Pháp hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ. Kính lạy bồ tát Văn thù, vị pháp sư Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Phổ hiền, vị khuyến phát Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Quan âm, vị đại sĩ toàn diện, ban cho chúng sinh sự không sợ hãi. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ. -ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 |
Source: Buddhism Today, http://www.buddhism.today
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 06-09-2002
BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Kinh Hoa Sen Chánh
Pháp
(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
Cuốn 1 Phẩm 1: Mở Đầu Tôi nghe như vầy. Một thời đức Thế tôn (1) ở thành Vương xá, trong đỉnh Linh sơn, cùng chúng đại tỷ kheo mười hai ngàn vị, toàn là những bậc a la hán (2) mà sự sơ hở (3) đã được tận diệt, sự phiền não không còn tái sinh, đã đạt được sự ích lợi của bản thân, đã dứt hết sự ràng buộc vào hiện hữu (4) , tâm trí tự tại giải thoát. Tên các vị ấy là tôn giả Kiều trần như, tôn giả Đại ca diếp, tôn giả Tần loa ca diếp, tôn giả Già da ca diếp, tôn giả Na đề ca diếp, tôn giả Xá lợi phất, tôn giả Mục kiền liên, tôn giả Ca chiên diên, tôn giả A nâu lâu đà, tôn giả Kiếp tân na, tôn giả Kiều phạn ba đề, tôn giả Ly bà đa, tôn giả Tất lăng già, tôn giả Bạc câu la, tôn giả Câu hy la, tôn giả Nan đà, tôn giả Tôn đà ra nan đà, tôn giả Phú lâu na, tôn giả Tu bồ đề, tôn giả A nan, tôn giả La hầu la (5) , đại loại như vậy, những vị a la hán mà mọi người đều biết. Lại có hai ngàn vị tu học tiếp tục và tu học hoàn tất (6) , có tỷ kheo ni Đại thắng sinh chủ cùng với sáu ngàn người tùy thuộc, có thân mẫu tôn giả La hầu la là tỷ kheo ni Trì dự cùng với những người tùy thuộc, đều đến tụ tập. Chúng đại bồ tát có sáu mươi ngàn, toàn là những vị không thoái chuyển đối với tuệ giác vô thượng (7) , được các pháp tổng trì (8) , được các tài hùng biện mà trong đó có sự biện thuyết hoan hỷ (9) , biện thuyết về pháp không thoái chuyển (10) ; đã hiến cúng vô lượng trăm ngàn chư Phật, vun trồng các gốc rễ công đức ở nơi chư Phật ấy, và thường được chư Phật ấy tán dương; sửa mình bằng đức tính từbi, khéo nhập vào tuệ giác Phật đà, thông suốt tuệ giác vĩ đại, đạt đến bờ bến bên kia; danh tiếng vang khắp vô lượng quốc độ, hóa độ vô số trăm ngàn chúng sinh. Tên các vị ấy là bồ tát Văn thù sư lợi, bồ tát Quan thế âm, bồ tát Đại thế chí, bồ tát Thường tinh tiến, bồ tát Bất hưu tức, bồ tát Bảo chưởng, bồ tát Dược vương, bồ tát Dũng thí, bồ tát Bảo nguyệt, bồ tát Nguyệt quang, bồ tát Mãn nguyệt, bồ tát Đại lực, bồ tát Vô lượng lực, bồ tát Việt tam giới, bồ tát Hiền hộ, bồ tát Di lạc, bồ tát Bảo tích, bồ tát Đạo sư, đại loại như vậy, tám mươi ngàn vị đại bồ tát đều đến tụ tập. Chư thiên thì có Đế thích cùng hai mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc; Nguyệt thiên tử, Phổ hương thiên tử, Bảo quang thiên tử, và bốn vị Đại thiên vương, cùng mười hai ngàn thiên nhân tùy thuộc; Tự tại thiên tử và Đại tự tại thiên tử cùng ba mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc; phạn vương chủ thế giới hệ Kham nhẫn, cùng các phạn vương đại loại như phạn vương Thikhí (11) , phạn vương Quang minh, và hai mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc, đều đến tụ tập. Các bộ khác thì có tám long vương là Hỷ, Hiền hỷ, Diêm hải, Cửu đầu, Đa thiệt, Vô nhiệt não, Từ tâm và Hồng liên hoa, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn khẩn na la vương là Pháp và Diệu pháp, Đại pháp và Trì pháp, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn càn thát bà vương là Nhạc và Nhạc âm, Myՠvà Myՠâm, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn a tu la vương là Tối thắng, Dục cẩm, Yến cư và Hấp khí, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn ca lâu la vương là Đại uy đức, Đại thân, Đại mãn và Như ý, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc, đều đến tụ tập (12) . Nhân loại thì có con hoàng hậu Vi đề hy là hoàng đế A xà thế, cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc, cũng đến tụ tâp. Tất cả các chúng trên đây, mỗi chúng đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi lui lại mà ngồi mỗi chúng một chỗ. Vào lúc này, đức Thế tôn được bốn chúng vây quanh, hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương. Ngài nói cho các vị bồ tát bản kinh đại thừa tên Nghĩa vô lượng, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn (13) . Nói kinh ấy rồi, đức Thế tôn vẫn ngồi xếp bằng ở ngay giữa đại hội mà nhập định Vị trí của nghĩa vô lượng, thân thể và tâm trí đều không dao động. Ngay khi ấy chư thiên mưa xuống hoa mạn đà, hoa mạn đà lớn, hoa mạn thù, hoa mạn thù lớn, rải trên đức Thế tôn và cả đại hội. Khắp cõi Phật (14) này chấn động đủ cả sáu cách. Trong đại hội, bốn chúng là tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di; tám bộ là thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la dà, toàn là những người không phải loài người, và các chúng khác mà trong đó có các vị quốc vương và các vị luân vương, hết thảy các chúng như vậy đều được sự chưa từng có, hoan hỷ, chắp tay, và chuyên chú chiêm ngưỡng đức Thế tôn. Còn đức Thế tôn thì từ nơi tướng lông trắng giữa hai đầu của hai hàng lông mày phóng ra ánh sáng, chiếu soi mười tám ngàn thế giới hệ ở về hướng đông, không thế giới hệ nào mà không chiếu soi dưới đến Vô gián ngục trên đến Sắc cứu cánh. Làm cho đại hội ở thế giới hêể này mà thấy hết chúng sinh trong sáu loài của các thế giới hệ ấy; lại thấy chư Phật hiện tại của các thế giới hệ ấy, nghe kinh pháp của chư Phật ấy nói, thấy bốn chúng, những người hành đạo và đắc đạo trong các thế giới hệ ấy; lại thấy các vị bồ tát đi theo đường đi của bồ tát bằng các thứ yếu tố, các cách tin hiểu và các loại hình thức; lại thấy chư Phật nhập diệt, thấy sau đó xá lợi của chư Phật ấy được đem ra xây dựng những ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu mà tôn thờ. Bấy giờ đức Di lạc suy nghĩ, hôm nay đức Thế tôn biểu hiện cảnh tượng thần biến. Vì lý do gì mà có điềm lành như vậy? Đức Thế tôn đang nhập định, sự thể hiếm có và ngoài tầm nghĩ bàn được biểu hiện ra đây (15) , ta nên hỏi ai, ai giải đáp được? Đức Di lạc lại nghĩ, bồ tát Văn thù, vị thái tử của đức Pháp vương, đã từng thân gần phụng sự vô lượng chư Phật quá khứ, tất đã thấy được cảnh tượng hiếm có này, vậy ta nên hỏi người. Cùng lúc, cả bốn chúng, tám bộ và các chúng khác, ai cũng nghĩ rằng, cảnh tượng thần biến biểu hiện bởi ánh sáng của đức Thế tôn như vầy, nên đem hỏi ai? Đức Di lạc muốn giải quyết nghi ngờ của mình, lại xét tâm trí của cả đại hội, nên hỏi bồ tát Văn thù, vì lý do nào mà có điềm lành ẩ có cảnh tượng thần biến là đức Thế tôn phóng ánh sáng lớn chiếu soi mười tám ngàn cõi Phật ở về hướng đông, làm cho đại hội ở đây mà thấy hết mọi sự huy hoàng của các cõi Phật ấy? Đức Di lạc muốn lặp lại ý nghĩa đã hỏi, nên hỏi bồ tát Văn thù bằng những lời chỉnh cú (16) sau đây.
Lúc ấy bồ tát Văn thù nói với đức Di lạc, và các vị đại sĩ khác, chư vị Thiện nam tử, theo tôi suy xét thì đức Thế tôn hiện nay muốn nói chánh pháp vĩ đại, đổ mưa chánh pháp vĩ đại, thổi loa chánh pháp vĩ đại, đánh trống chánh pháp vĩ đại, diễn nghĩa chánh pháp vĩ đại. Chư vị Thiện nam tử, nơi chư Phật quá khứ, tôi đã từng thấy điềm lành như vậy. Các ngài phóng ra ánh sáng này rồi là nói về chánh pháp vĩ đại. Do đó, chư vị nên biết, đức Thế tôn hiện nay phóng ra ánh sáng thì cũng sẽ làm như vâểy. Muốn làm cho chúng sinh ai cũng nghe biết được cái pháp mà cả thế gian đều khó tin, nên đức Thế tôn biểu hiện điềm lành như vầy. Chư vị Thiện nam tử, như trong quá khứ, lâu đến vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn vô số thời kỳ (29) , bấy giờ có đức Phật danh hiệu Nhật nguyệt đăng minh, đủ mười đức hiệu: bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn: bậc Tôn cao nhất đời (30) . Ngài tuyên thuyết chánh pháp một cách phần đầu phần giữa phần cuối ba phần đều tuyệt hảo, nghĩa lý sâu xa, lời tiếng tuyệt diệu, thuần nhất không tạp, đủ hết sắc thái phạn hạnh (31) trắng trong. Ấy là người cầu Thanh văn thì nói mà đáp ứng bằng bốn chân lý, để họ vượt qua sinh già bịnh chết, cứu cánh niết bàn; người cầu Duyên giác thì nói mà đáp ứng bằng mười hai duyên khởi; còn các vị Bồ tát thì nói mà đáp ứng bằng sáu ba la mật, làm cho họ được tuệ giác vô thượng, nghĩa là thành bậc Tuệ giác biết tất cả (32) . Kế đó lại có đức Phật cũng tên Nhật nguyệt đăng minh, kế đó nữa lại có đức Phật cũng tên Nhật nguyệt đăng minh. Như vậy có hai mươi ngàn đức Phật đều cùng một tên, tên Nhật nguyệt đăng minh, và cùng một họ, họ Phả la đọa. Di lạc đại sĩ, đại sĩ nên biết, đức Phật đầu tiên cũng như đức Phật cuối cùng đều cùng một tên Nhật nguyệt đăng minh, cùng đủ mười đức hiệu, và pháp mà các ngài tuyên thuyết cũng phần đầu phần giữa phần cuối ba phần đều tuyệt hảo. Đức Phật cuối cùng, khi chưa xuất gia, có tám vương tử, thứ nhất tên Hữu ý, thứ hai tên Thiện ý, thứ ba tên Vô lượng ý, thứ tư tên Bảo ý, thứ năm tên Tăng ý, thứ sáu tên Trừ nghi ý, thứ bảy tên Hướng ý, thứ tám tên Pháp ý. Cả tám vương tử đều uy đức tự tại, thống lãnh bốn đại lục (33) . Khi nghe phụ hoàng xuất gia, thành tựu tuệ giác vô thượng, thì tám vương tử ấy cùng bỏ ngôi vua mà xuất gia theo, phát tâm đại thừa, thường hành phạn hạnh, và cùng làm pháp sư, vì đã từng gieo trồng các gốc rễ điều lành ở nơi ngàn vạn đức Phật. Bấy giờ đức Phật Nhật nguyệt đăng minh cũng đã nói bản kinh đại thừa tên Nghĩa vô lượng, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Nói kinh ấy rồi, đức Phật ấy cũng đã ở ngay giữa đại hội mà ngồi xếp bằng, nhập định Vị trí của nghĩa vô lượng, thân thể và tâm trí đều không dao động. Lúc ấy chư thiên cũng mưa xuống hoa mạn đà, hoa mạn đà lớn, hoa mạn thù, hoa mạn thù lớn, rải trên đức Phật và cả đại hội. Khắp cõi Phật này cũng chấn động đủ hết sáu cách. Trong đại hội, bốn chúng, tám bộ và các chúng khác, hết thảy các chúng như vậy cũng được sự chưa từng có, hoan hỷ, chắp tay, chuyên chú mà chiêm ngưỡng đức Phật. Còn đức Phật thì cũng từ nơi tướng lông trắng giữa hai đầu của hai hàng lông mày phóng ra ánh sáng, chiếu soi mười tám ngàn cõi Phật ở về hướng đông, không cõi Phật nào mà không chiếu soi khắp cả, y như những cõi Phật mà ngày nay chư vị đang thấy. Di lạc đại sĩ, đại sĩ nên biết, trong đại hội lúc ấy có hai mươi ức bồ tát ưa thích nghe pháp. Các vị bồ tát này thấy ánh sáng của Phật chiếu khắp các cõi Phật như vậy thì cũng được sự chưa từng có, và cũng muốn biết mục đích của ánh sáng ấy. Bấy giờ có một vị bồ tát tên là Diệu quang, có tám trăm đệ tử. Đức Phật Nhật nguyệt đăng minh xuất định, nhân bồ tát Diệu quang mà nói bản kinh đại thừa tên Diệu pháp liên hoa, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Ngài nói đến sáu mươi thời kỳ bậc nhỏ (34) , không đứng dậy khỏi pháp tòa. Đại hội thính giả lúc ấy cũng ngồi một chỗ, trải qua sáu mươi thời kỳ bậc nhỏ mà thân thể và tâm trí đều bất động, nghe đức Phật nói thì cho rằng chỉ bằng thì gian một bữa ăn. Cả đại hội không một ai mà thân thể hay tâm trí sinh nhác sinh mệt. Đức Phật Nhật nguyệt đăng minh nói kinh Pháp hoa trong sáu mươi thời kỳ bậc nhỏ rồi, liền ở giữa đại hội các chúng phạn vương, ma vương, sa môn, bà la môn, và chư thiên, nhân loại, tu la, tuyên ngôn rằng giữa đêm hôm nay Như lai sẽ nhập niết bàn hoàn toàn (35) . Bấy giờ có bồ tát tên Đức tạng, đức Phật Nhật nguyệt đăng minh liền thọ ký cho, bằng cách nói với chư vị tỷ kheo, rằng vị bồ tát Đức tạng này sẽ kế tiếp làm Phật, danh hiệu Tịnh thân, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp (36) . Thọ ký rồi, ngay giữa đêm ấy, đức Phật nhập niết bàn hoàn toàn. Sau đó bồ tát Diệu quang ghi nhớ Pháp hoa, diễn giảng cho người trọn tám mươi thời kỳ bậc nhỏ. Tám vương tử con đức Phật Nhật nguyệt đăng minh đều tôn thờ bồ tát Diệu quang làm thầy, bồ tát ấy giáo hóa, làm cho tám vương tử vững chắc đối với tuệ giác vô thượng. Tám vương tử, sau đó, hiến cúng vô lượng trăm ngàn vạn ức đức Phật rồi, được thành Phật cả, và vị thành Phật cuối cùng danh hiệu là Nhiên đăng. Trong tám trăm đệ tử của bồ tát Diệu quang, có một vị tên là Cầu danh, đam mê danh lợi, dẫu cũng đọc tụng kinh pháp mà không thông suốt, phần nhiều quên mất, nên mới có cái tên Cầu danh. Nhưng vị này cũng nhờ sự gieo trồng các gốc rễ điều lành mà được gặp vô lượng trăm ngàn vạn ức đức Phật, hiến cúng, cung kính, tôn trọng và tán dương. Di lạc đại sĩ, đại sĩ nên biết bồ tát Diệu quang lúc ấy đâu phải ai khác, mà chính là tôi đây, còn bồ tát Cầu danh thì chính là đại sĩ (37) . Ngày nay thấy điềm lành như vầy so với ngày xưa không khác gì cả, nên tôi nghĩ rằng đức Thế tôn hiện nay sẽ tuyên thuyết về bản kinh đại thừa tên là Pháp hoa, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Lúc ấy, ở giữa đại hội, bồ tát Văn thù muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Phẩm 2: Phương Tiện (43) Khi ấy đức Thế tôn thung dung xuất định, nói với tôn giả Xá lợi phất, tuệ giác Như lai sâu xa vô tận, cửa ngõ tuệ giác ấy khó biết khó vào. Hết thảy thanh văn duyên giác không thể biết thấu. Vì sao, vì Như lai đã từng thân gần trăm ngàn vạn ức vô số chư Phật, thực hành trọn vẹn vô số các pháp đạt đến tuệ giác vô thượng (44) mà chư Phật ấy đã thực hành, dũng mãnh tinh tiến, danh tiếng vang khắp, và thành tựu sự chưa từng có rất là sâu xa, ấy là tùy nghi thuyết pháp, ý hướng khó hiểu. Xá lợi phất, từ khi trở thành bậc Toàn giác cho đến ngày nay, Như lai đem mọi thứ yếu tố và mọi sự ví dụ mà diễn rọẤng các cách lập luận, vận dụng vô số phương tiện ấy dẫn dắt chúng sinh thoát được sự vướng mắc vào điểm này hay điểm khác. Tại sao Như lai làm được như vậy? Vì Như lai đã hoàn thành sự thấy biết toàn hảo và sự phương tiện toàn hảo. Xá lợi phất, sự thấy biết của Như lai rộng lớn sâu xa: những phẩm chất của sự thấy biết ấy đại loại như bốn tâm vô hạn, bốn trí thông suốt, mười đại năng lực, bốn sự không sợ, bốn thiền, bốn định, tám sự giải thoát, ba pháp tam muội (45) , Như lai đã đi sâu vào một cách không có giới hạn, nên thành tựu sự chưa từng có nói trên. Do đó, Xá lợi phất, Như lai phân tích và khéo nói các pháp, lời chữ hòa nhã, đẹp lòng mọi người. Lấy cốt yếu mà nói, thì sự chưa từng có có tính cách vô lượng vô biên, Như lai đã thành tựu đầy đủ. Xá lợi phất, thôi, không nên nói nữa, vì sự chưa từng có, và khó hiểu bậc nhất ấy, mà Như lai đã thành tựu, là chỉ Như lai với chư vị Như lai mới cứu xét cùng tận và tuyên thuyết khéo léo về thật tướng các pháp. Thật tướng ấy là các pháp tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, bản mạt cứu cánh như vậy (46) . Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Lúc ấy trong đại hội có một ngàn hai trăm vị a la hán đã hết phiền não, thuộc chúng thanh văn, đại loại như tôn giả Kiều trần như, cùng tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di, những người tâm chí thanh văn duyên giác, đều nghĩ như vầy, tại sao hôm nay đức Thế tôn ân cần tán dương sự phương tiện, bằng cách nói rằng pháp Như lai được cực kỳ sâu xa tinh túy và khó hiểu, rằng Như lai nói gì ý hướng cũng khó biết, rằng hết thảy thanh văn duyên giác không thể đạt đến? Đức Thế tôn nói về sự giải thoát đồng nhất thì chúng ta cũng thành tựu sự ấy, đạt đến niết bàn. Nhưng hôm nay thì chúng ta không biết sự ấy về đâu. Tôn giả Xá lợi phất biết nỗi hoài nghi trong lòng bốn chúng và chính mình cũng chưa thấu triệt, nên thưa rằng, bạch đức Thế tôn, vì yếu tố chính và yếu tố phụ nào mà đức Thế tôn ân cần tán dương sự phương tiện bậc nhất của ngài là pháp sâu xa, tinh túy và khó hiểu? Hồi nào đến giờ con chưa hề nghe đức Thế tôn nói như vậy. Hiêển giờ bốn chúng đều nghi ngại. Con thỉnh cầu đức Thế tôn giải thích vấn đề này cho chúng con: vì lý do nào mà ngài ân cần tán dương sự phương tiện của ngài là sâu xa, tinh túy và khó hiểu? Tôn giả Xá lợi phất muốn lặp lại ý nghĩa đã hỏi, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, thôi thôi, không nên nói. Nói vấn đề này thì cả thế gian, trong đó có chư thiên và nhân loại, sẽ kinh sợ ngờ vực. Tôn giả Xá lợi phất lại thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn dạy cho vấn đề này, vấn đề này xin đức Thế tôn dạy cho. Vì đại hội này nhiều đến trăm ngàn, vạn ức, vô số, có nhiều người từng gặp chư Phật, các căn (50) lanh lợi, trí tuệ sáng tỏ, nghe đức Thế tôn dạy thì có thể kính tin. Tôn giả Xá lợi phất muốn lặp lại ý nghĩa đã thưa, nên nói lời chỉnh cú sau đây.
Đức Thế tôn lại ngăn tôn giả Xá lợi phất, rằng nếu Như lai nói vấn đề này thì cả thế gian, trong đó có chư thiên, nhân loại và tu la, sẽ cùng kinh sợ, ngờ vực, những vị tỷ kheo tăng thượng mạn sẽ rơi xuống hố lớn. Đức Thế tôn lặp lại ý ngài bằng lời chỉnh cú sau đây.
Tôn giả Xá lợi phất lại thưa, bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn dạy cho vấn đề này, vấn đề này xin đức Thế tôn dạy cho. Nay trong đại hội này, những người như con, và trăm ngàn vạn ức người, đời đời đã từng tiếp nhận sự giáo hóa của đức Thế tôn; những người như vậy chắc chắn có thể kính tin, ổn định lâu dài và lợi ích lớn lao. Tôn giả Xá lợi phất lặp lại ý mình bằng những lời chỉnh cú sau đây.
Khi ấy đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, tôn giả đã thiết tha thỉnh cầu đến lần thứ ba, nên Như lai không thể không nói. Vậy tôn giả hãy lắng nghe, hãy khéo nghĩ và khéo nhớ! Như lai sẽ phân tích giảng giải cho tôn giả. Khi đức Thế tôn dạy như vậy, trong đại hội có đến năm ngàn tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di, tức thì đứng dậy khỏi chỗ họ ngồi, đảnh lễ đức Thế tôn mà lui ra. Những người này gốc rễ tội lỗi về tăng thượng mạn thật là sâu nặng, chưa được tự cho đã được, chưa chứng tự cho đã chứng, lầm lẫn đến thế nên họ không ở lại. Đức Thế tôn cũng yên lặng mà không ngăn cản. Ngài bảo tôn giả Xá lợi phất, đại hội này của Như lai nay không còn trấu lép (51) , mà chỉ toàn là hạt chắc. Xá lợi phất, tăng thượng mạn như những người kia thì lui ra cũng tốt. Bây giờ tôn giả hãy nghe cho khéo, Như lai sẽ giảng giải cho tôn giả. Tôn giả Xá lợi phất thưa, dạ, bạch đức Thế tôn; chúng con ước nguyện và thích thú muốn nghe. Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, cái pháp tinh túy này Như lai thỉnh thoảng mới nói, như hoa ưu đàm thỉnh thoảng mới xuất hiện một lần. Xá lợi phất, chư vị hãy tin lời Như lai nói không trống rỗng, dối trá. Xá lợi phất, Như lai tùy nghi thuyết pháp, ý hướng khó hiểu. Tại sao, vì Như lai hoạt dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà diễn đạt về pháp. Pháp ấy không phải tư duy phân tích mà lĩnh hội được. Pháp ấy chỉ có chư Phật như lai mới chứng biết. Sự thể là chư Phật như lai chỉ vì lý do duy nhất và trọng đại mà xuất hiện thế gian. Xá lợi phất, lý do duy nhất và trọng đại mà chư Phật như lai xuất hiện thế gian là gì ? Là chư Phật như lai muốn làm cho chúng sinh khai mở sự thấy biết của Phật (52) nên xuất hiện thế gian, muốn chỉ thị cho chúng sinh sự thấy biết của Phật nên xuất hiện thế gian, muốn làm cho chúng sinh tỉnh ngộ sự thấy biết của Phật nên xuất hiện thế gian, muốn làm cho chúng sinh nhập vào con đường thấy biết của Phật nên xuất hiện thế gian (53) . Xá lợi phất, như thế đó là lý do duy nhất và trọng đại mà chư Phật như lai xuất hiện thế gian. Và Xá lợi phất, như thế đó tức là chư Phật như lai chỉ giáo hóa bồ tát, nghĩa là làm gì cũng thường vì một việc, ấy là đem sự thấy biết của Phật mà chỉ thị thức tỉnh cho chúng sinh. Xá lợi phất, Như lai chỉ đem cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật đà mà thuyết pháp cho chúng sinh, không có cỗ xe nào khác dầu là cỗ xe thứ hai hay là cỗ xe thứ ba. Xá lợi phất, pháp của chư Phật mười phương cũng là như vậy. Xá lợi phất, chư Phật quá khứ đã vận dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà thuyết pháp cho chúng sinh, pháp ấy toàn là của cỗ xe Phật đà duy nhất, nên chúng sinh nghe pháp nơi chư Phật ấy thì cứu cánh đều được tuệ giác biết tất cả. Chư Phật vị lai sẽ xuất hiện thế gian cũng vận dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà thuyết pháp cho chúng sinh, pháp ấy toàn là của cỗ xe Phật đà duy nhất, nên chúng sinh nghe pháp nơi chư Phật ấy thì cứu cánh cũng đều được tuệ giác biết tất cả. Hiện tại, trong vô lượng trăm ngàn vạn ức cõi Phật khắp cả mười phương, chư Phật đang làm lợi ích và yên vui rất nhiều cho chúng sinh, chư Phật như vậy cũng vận dụng vô số phương tiện, trong đó gồm có các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, mà thuyết pháp cho chúng sinh, pháp ấy toàn là của cỗ xe Phật đà duy nhất, nên chúng sinh nghe pháp nơi chư Phật ấy thì cứu cánh cũng đều được tuệ giác biết tất cả. Xá lợi phất, chư Phật ba đời trong mười phương làm như vậy là đồng nghĩa với việc (54) chỉ giáo hóa bồ tát: (54B) muốn đem sự thấy biết của Phật chỉ thị cho chúng sinh, muốn đem sự thấy biết của Phật thức tỉnh cho chúng sinh, muốn dẫn chúng sinh vào con đường (55) thấy biết của Phật. Xá lợi phất, nay Như lai cũng làm như vậy. Như lai biết rõ những thị hiếu và vướng mắc của các loại chúng sinh; tùy bản tính của họ, Như lai vận dụng các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ, nghĩa là vận dụng năng lực phương tiện, mà thuyết pháp. Xá lợi phất, Như lai làm như vậy toàn là để cho họ cùng được tuệ giác biết tất cả của cỗ xe Phật đà duy nhất. Xá lợi phất, như vậy là trong mười phương quốc độ, cỗ xe thứ hai còn không có, huống chi có cỗ xe thứ ba. Nhưng, Xá lợi phất, chư Phật như lai xuất hiện trong thời kỳ dữ dội thì đó là thời kỳ đủ cả năm thứ vẩn đục: thời kỳ vẩn đục, tâm lý vẩn đục, con người vẩn đục, kiến thức vẩn đục, mạng sống vẩn đục. Khi thời kỳ vẩn đục loạn lên, thì chúng sinh dơ bẩn dày nặng, keo lẫn, tham lam, ganh ghét, hoàn thành đủ thứ bất thiện, nên chư Phật như lai phải vận dụng năng lực phương tiện : chính nơi cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật đà mà giả thiết ra, nói có ba cỗ xe. Do đó, Xá lợi phất, nếu là đệ tử của Như lai, tự gọi là La hán, là Duyên giác, mà không nghe không biết đến việc Như lai chỉ giáo hóa Bồ tát như trên (56) , thì những người ấy không phải đệ tử của Như lai: không phải la hán không phải duyên giác. Những vị tỷ kheo và tỷ kheo ni như vậy tự cho đã thành la hán, thân mình là thân cuối cùng, mình cứu cánh niết bàn, rồi không còn có chí mong cầu tuệ giác vô thượng, thì tôn giả nên biết họ toàn là người tăng thượng mạn. Vì lẽ nếu có vị nào thật được thành la hán mà không tin pháp này thì vô lý, trừ ra sau khi Như lai đã nhập diệt, trước mặt họ không có Như lai nữa - bởi vì sau khi Như lai nhập diệt, kinh Pháp hoa này có ai tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, lý giải ý nghĩa (57) ..., người ấy thật khó có. Nếu gặp đức Phật khác thì đối với kinh này họ nhận thức được ngay. Nói tóm, Xá lợi phất, chư vị hãy nhất tâm mà tin tưởng, lý giải, tiếp nhận và ghi nhớ lời của Như lai nói. Lời của chư Phật như lai nói thì không trống rỗng, dối trá, nói rằng không có cỗ xe nào khác mà chỉ có cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật đà. Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Kết thúc tụng kinh Pháp hoa, con xin hồi hướng: Vạn ức thời kỳ không thể nói được mới được có lúc Phật nói Pháp hoa. Vạn ức thời kỳ không thể nói được mới được có lúc nghe nói Pháp hoa. Chúng con nương nhờ Phật Pháp Tăng lực mới được trì tụng Diệu pháp liên hoa. Chúng con nguyện đem công đức như vầy hiến khắp tất cả các loại chúng sinh, cầu cho chúng con cùng với chúng sinh đều được thành tựu tuệ giác chư Phật. Kính lạy kinh Diệu pháp liên hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ. Kính lạy đức Thích ca mâu ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp hoa. Kính lạy đức Đa bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp hoa và tiếp dẫn những người hành trì Pháp hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ. Kính lạy bồ tát Văn thù, vị pháp sư Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Phổ hiền, vị khuyến phát Pháp hoa. Kính lạy bồ tát Quan âm, vị đại sĩ toàn diện, ban cho chúng sinh sự không sợ hãi. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ. -ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 |
Source: Buddhism Today, http://www.buddhism.today
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 06-09-2002