Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
72. Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi
73. Kinh Thiên
74. Kinh Bát Niệm
75. Kinh Tịnh Bất Ðộng Ðạo
76. Kinh Úc-Già-Chi-La
77. Kinh Sa-Kê-Ðế Tam Tộc Tánh Tử
78. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật
79. Kinh Hữu Thắng Thiên
80. Kinh Ca-Hi-Na
81. Kinh Niệm Thân
82. Kinh Chi-Ly-Di-Lê
83. Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
84. Kinh Vô Thích
85. Kinh Chân Nhân
86. Kinh Thuyết Xứ
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG

76. KINH ÚC-GIÀ-CHI-LA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Úc-già-chi-la[02], ở bên bờ hồ Hằng thủy. Bấy giờ, một Tỳ-kheo vào lúc xế, từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn khéo léo thuyết pháp ngắn gọn cho con. Được nghe pháp Đức Thế Tôn dạy, con sẽ sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần để đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo là để đạt được vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời này tự tri tự giác, tự thân tác chứng, thành tựu an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Tỳ-kheo hãy tu học như vậy, để khiến được an trú bên trong, bất động, vô lượng, khéo tu tập. Lại quán nội thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến cho xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như vậy, khi tới, khi lui, hãy khéo tu tập; lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.

“Lại nữa, cũng nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, tu tập định không giác không quán; cũng nên tu tập về định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả.

“Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, phải tu thêm quán nội thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi, lúc đến, hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như thế.

“Lại nữa, cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì nên tu thêm quán nội tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại nên quán ngoại tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại nên quán nội ngoại tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi, lúc đến hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.

“Lại nữa, cũng nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán. Cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với xả.

“Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên tu thêm quán nội pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi lúc đến, hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.

“Lại nữa, nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán, cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, tâm hãy cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu và an trú. Cũng như vậy, hai, ba bốn phương, phương trên, phương dưới, châu biến cùng khắp, tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu và an trú. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên an trụ phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ. Nếu an trụ phương Nam, phương Tây và phương Bắc, chắc chắn an lạc, không có các tai hoạn đau khổ.

“Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này một cách khéo léo, đối với các thiện mà ngươi đã an trú, Ta không còn nói đến, huống là sự suy thoái. Các pháp thiện cứ ngày đêm tăng trưởng, chứ không suy thoái.

“Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì trong hai quả, chắc chắn sẽ đắc một, hoặc ngay trong đời này đắc cứu cánh trí. Hoặc nếu còn hữu dư thì chứng đắc A-na-hàm”.

Bấy giờ vị Tỳ-kheo ấy nghe những lời Đức Phật dạy, khéo léo thọ trì, liền từ chỗ ngồi đứng dậy cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật, đi quanh ba vòng rồi lui ra. Vị ấy thọ trì pháp của Phật, sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo là duy chỉ cầu đắc vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời hiện tại tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Tôn giả đã biết pháp, đắc A-la-hán.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli: S.47. 13 Bhikkhu-sutta.
[02] Úc-già-chi-la. Pāli: Ukkācelā, một ngôi làng trong xứ Vajji, trên bờ sông Gaṅgā, trên con đường từ Vương xá đến Xá-vệ. Sau khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thị tịch, trong khoảng 15 ngày, Đức Phật trên đường đi về Vesāli, Ngài ghé lại Ukkācelā thuyết kinh Ukkācelā-sutta (S.47.14). Ngài nói: “Này các Tỳ-kheo, khi Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên Bát-niết-bàn, Ta thấy chúng hội này giống như trống không”. Bản Hán không đề cập đến sự kiện này.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
72. Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi
73. Kinh Thiên
74. Kinh Bát Niệm
75. Kinh Tịnh Bất Ðộng Ðạo
76. Kinh Úc-Già-Chi-La
77. Kinh Sa-Kê-Ðế Tam Tộc Tánh Tử
78. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật
79. Kinh Hữu Thắng Thiên
80. Kinh Ca-Hi-Na
81. Kinh Niệm Thân
82. Kinh Chi-Ly-Di-Lê
83. Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
84. Kinh Vô Thích
85. Kinh Chân Nhân
86. Kinh Thuyết Xứ
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG

76. KINH ÚC-GIÀ-CHI-LA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Úc-già-chi-la[02], ở bên bờ hồ Hằng thủy. Bấy giờ, một Tỳ-kheo vào lúc xế, từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn khéo léo thuyết pháp ngắn gọn cho con. Được nghe pháp Đức Thế Tôn dạy, con sẽ sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần để đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo là để đạt được vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời này tự tri tự giác, tự thân tác chứng, thành tựu an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Tỳ-kheo hãy tu học như vậy, để khiến được an trú bên trong, bất động, vô lượng, khéo tu tập. Lại quán nội thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến cho xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như vậy, khi tới, khi lui, hãy khéo tu tập; lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.

“Lại nữa, cũng nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, tu tập định không giác không quán; cũng nên tu tập về định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả.

“Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, phải tu thêm quán nội thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi, lúc đến, hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như thế.

“Lại nữa, cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì nên tu thêm quán nội tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại nên quán ngoại tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại nên quán nội ngoại tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi, lúc đến hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.

“Lại nữa, cũng nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán. Cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với xả.

“Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên tu thêm quán nội pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi lúc đến, hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.

“Lại nữa, nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán, cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, tâm hãy cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu và an trú. Cũng như vậy, hai, ba bốn phương, phương trên, phương dưới, châu biến cùng khắp, tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu và an trú. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên an trụ phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ. Nếu an trụ phương Nam, phương Tây và phương Bắc, chắc chắn an lạc, không có các tai hoạn đau khổ.

“Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này một cách khéo léo, đối với các thiện mà ngươi đã an trú, Ta không còn nói đến, huống là sự suy thoái. Các pháp thiện cứ ngày đêm tăng trưởng, chứ không suy thoái.

“Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì trong hai quả, chắc chắn sẽ đắc một, hoặc ngay trong đời này đắc cứu cánh trí. Hoặc nếu còn hữu dư thì chứng đắc A-na-hàm”.

Bấy giờ vị Tỳ-kheo ấy nghe những lời Đức Phật dạy, khéo léo thọ trì, liền từ chỗ ngồi đứng dậy cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật, đi quanh ba vòng rồi lui ra. Vị ấy thọ trì pháp của Phật, sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo là duy chỉ cầu đắc vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời hiện tại tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Tôn giả đã biết pháp, đắc A-la-hán.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli: S.47. 13 Bhikkhu-sutta.
[02] Úc-già-chi-la. Pāli: Ukkācelā, một ngôi làng trong xứ Vajji, trên bờ sông Gaṅgā, trên con đường từ Vương xá đến Xá-vệ. Sau khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thị tịch, trong khoảng 15 ngày, Đức Phật trên đường đi về Vesāli, Ngài ghé lại Ukkācelā thuyết kinh Ukkācelā-sutta (S.47.14). Ngài nói: “Này các Tỳ-kheo, khi Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên Bát-niết-bàn, Ta thấy chúng hội này giống như trống không”. Bản Hán không đề cập đến sự kiện này.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]