Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
72. Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi
73. Kinh Thiên
74. Kinh Bát Niệm
75. Kinh Tịnh Bất Ðộng Ðạo
76. Kinh Úc-Già-Chi-La
77. Kinh Sa-Kê-Ðế Tam Tộc Tánh Tử
78. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật
79. Kinh Hữu Thắng Thiên
80. Kinh Ca-Hi-Na
81. Kinh Niệm Thân
82. Kinh Chi-Ly-Di-Lê
83. Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
84. Kinh Vô Thích
85. Kinh Chân Nhân
86. Kinh Thuyết Xứ
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG

75. KINH TỊNH BẤT ĐỘNG ĐẠO[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[02].

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Dục là vô thường, hư ngụy, giả dối[03]. Đã là pháp giả dối thì huyễn hóa, khi cuống, ngu si[04]. Dầu là dục của đời nay hay là dục của đời sau[05], tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam[06], sân nhuế và đấu tranh[07], làm chướng ngại cho sự tu học của Thánh đệ tử.

“Đa văn Thánh đệ tử nên quán như vầy, ‘Thế Tôn nói rằng dục là vô thường, hư ngụy, giả dối, huyễn hóa, khi cuống, ngu si. Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy, tâm mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

“Rồi vị ấy có thể suy nghĩ như vầy: ‘Ta có thể chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy. Nếu ta chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy thì tâm như thế không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

“Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động[08], hoặc do tuệ mà giải thoát[09]. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy[10], chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo[11] thứ nhất.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Những gì là sắc, tất cả những sắc ấy là bốn đại và bốn đại tạo thành. Bốn đại ấy là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ hai.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc đời này hay sắc đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ ba.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán thế này: ‘Dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, và bất động tưởng, tất cả tưởng đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bấy giờ đắc Vô sở hữu xứ tưởng. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó là gọi là thuyết Tịnh vô sở hữu xứ đạo thứ nhất[12].

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Thế gian này là không, quỷ thần không, sở hữu của quỷ thần không, cái hữu thường không, cái hữu hằng không, cái trường tồn không, cái không biến dịch không’. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà tâm nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến Vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ hai được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Ta không phải được tạo ra vì cái khác, cũng không phải được tạo ra vi chính mình[13]’. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ ba được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Bấy giờ vị ấy đắc Vô tưởng. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập vô tưởng, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô tưởng xứ. Đó là nói về định vô tưởng đạo[14]“.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan đang cầm quạt đứng hầu Đức Phật. Tôn giả hướng về Phật mà bạch rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo nào thực hành như vầy, ‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’. Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy thực hành như thế, có chứng đắc cứu cánh Niết-bàn chăng?”

Đức Phật nói rằng:

“Này A-nan, sự kiện ấy không nhất định. Hoặc có người chứng đắc, hoặc có người không chứng đắc”.

Tôn giả A-nan lại thưa:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy hành như thế nào mà không chứng đắc Niết-bàn?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào hành như vầy, ‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’. Nhưng này A-nan, nếu Tỳ-kheo ấy vui thích với sự xả bỏ ấy, đắm trước nơi sự xả bỏ ấy, trú vào sự xả bỏ ấy, Tỳ-kheo như thế chắc chắn không chứng đắc Niết-bàn”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo nào nếu có chỗ chấp thủ sẽ không đắc Niết-bàn chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào có chỗ chấp thủ thì chắc chắn không đắc Niết-bàn”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy bị chấp thủ bởi những gì?”

Đức Thế Tôn đáp:

-Này A-nan, còn hữu dư ở trong hành[15] đó là hữu tưởng vô tưởng xứ, bậc nhất trong các hữu mà Tỳ-kheo ấy chấp thủ”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy còn chấp thủ vào hành nào khác nữa chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Đúng như thế, Tỳ-kheo ấy còn chấp thủ vào hành khác nữa”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo phải hành như thế nào thì chắc chắn đắc Niết-bàn?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào hành như vầy, ‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’. Và này A-nan, nếu Tỳ-kheo ấy không vui thích với sự xả bỏ ấy, không đắm trước sự xả bỏ ấy, không trú vào sự xả bỏ ấy, thì này A-nan, Tỳ-kheo thực hành như thế, chắc chắn chứng đắc Niết-bàn”.

Tôn gả A-nan hỏi rằng:

“Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo nào không chấp thủ vào đâu cả thì chắc chắn chứng đắc Niết-bàn chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào không chấp thủ vào đâu cả thì chắc chắn chứng đắc Niết-bàn”.

Bấy giờ Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã thuyết về Tịnh bất động đạo, đã thuyết về Tịnh vô sở hữu xứ đạo, đã thuyết về Tịnh vô tưởng xứ đạo, đã thuyết về Vô dư Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, thế nào là sự giải thoát của bậc Thánh?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay là sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay là dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay là sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng, tất cả các tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt, đó là hữu thân[16]. Nếu là hữu thân thì đó là sanh, đó là già, đó là bệnh, đó là chết.

“Này A-nan, nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư, không để có trở lại. Như vậy thì không sanh, không già, không bệnh, không chết.

“Bậc Thánh quán như vậy. Nếu có thì chắc chắn đó là pháp giải thoát. Nếu có Vô dư Niết-bàn thì gọi là cam lộ[17]. Vị nào quán như vậy, chắc chắn tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Đã giải thoát liền biết đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Này A-nan, Ta nay đã nói cho ngươi nghe về Tịnh bất động đạo, về Tịnh vô sở hữu xứ đạo, về Tịnh vô tưởng đạo, về Vô dư Niết-bàn, về sự giải thoát của bậc Thánh. Như bậc Tôn sư với tâm đại bi, đoái tưởng, thương xót, mong cầu phước lợi và thiện ích, cầu an ổn và khoái lạc cho đệ tử, những điều ấy Ta nay đã làm xong. Các ngươi hãy tự mình làm. Hãy đi đến nơi rừng vắng, đến dưới gốc cây, chỗ yên tĩnh, trống vắng, ngồi tĩnh tọa mà tư duy, chớ có phóng dật, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời khuyến giáo của Ta, đó là huấn thị của Ta”.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.106 Āneñjasappāya-suttam.
[02] Kiếm-ma-sắt-đàm Câu-lâu. Pāli: Kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo, tại thị trấn Kammāsadhamma của người Kuru. Xem cht.3,  Kinh số 10.
[03] Hán: Dục... vọng ngôn. Pāli: aniccā... Kāmā tucchā musā mosadhammā, dục là pháp trống rỗng, giả dối, ngu si.
[04] Thị huyễn ngôn... ngu si. Pāli: mayākataṃ etaṃ... bālalāpanaṃ, đó là phiếm luận của người ngu được tạo ra bằng sự hư huyễn.
[05] Dục, và sắc. Pāli: kāmā, kāmasaññā: dục và dục tưởng.
[06] Hán: tăng tứ 增 伺. Pāli: abhijjhā, tham lam, thường chỉ ham muốn, dòm ngó của người khác.
[07] Đấu tránh 鬥 諍. Pāli: āarambha, nóng tính, hay phẫn nộ, hay gây gổ.
[08] Nhập bất động 入 不 動. Pāli: āneñjaṃ samāpajjati, nhập định với trạng thái bất động.
[09] Dĩ tuệ vi giải 以 慧 為 解. Pāli: paññāya adhimuccati, do tuệ mà có quyết định. Cũng có thể hiểu, do tuệ mà quyết định giải thoát.
[10] Nhân bản ý 因 本 意. Pāli: saṃvattanikaṃ viññaṇaṃ, thức đã được định hướng.
[11] Tịnh bất động đạo 淨 不 動 道. Pāli: āneñjasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của bất động.
[12] Tịnh vô sở hữu xứ đạo. Pāli: ākiñcaññāyatanasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của Vô sở hữu xứ.
[13] Phi vị tha... Phi vị tự nhi hữu sở vi. Pāli: nāhaṃ kvacani kassaci kiñcanatasmiṃ, na mama kvacani kismiñci kiñcanaṃ natthī’ti, tôi không hiện hữu bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai, trong bất cứ cái gì. Sở hữu của tôi không hiện hữu bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai, trong bất cứ cái gì.
[14] Tịnh vô tưởng đạo. Pāli: nevasaññānāsaññāyatanasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
[15] Hành trung hữu dư; Hữu ở đây được kể trong 12 nhân duyên.
[16] Tự kỷ hữu, cũng nói là tự thân, hay hữu thân, về sự chắc thật của năm uẩn. Pāli: sakkāya.
[17] Cam lộ, cũng hiểu là bất tử. Pāli: amata.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
72. Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi
73. Kinh Thiên
74. Kinh Bát Niệm
75. Kinh Tịnh Bất Ðộng Ðạo
76. Kinh Úc-Già-Chi-La
77. Kinh Sa-Kê-Ðế Tam Tộc Tánh Tử
78. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật
79. Kinh Hữu Thắng Thiên
80. Kinh Ca-Hi-Na
81. Kinh Niệm Thân
82. Kinh Chi-Ly-Di-Lê
83. Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
84. Kinh Vô Thích
85. Kinh Chân Nhân
86. Kinh Thuyết Xứ
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG

75. KINH TỊNH BẤT ĐỘNG ĐẠO[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[02].

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Dục là vô thường, hư ngụy, giả dối[03]. Đã là pháp giả dối thì huyễn hóa, khi cuống, ngu si[04]. Dầu là dục của đời nay hay là dục của đời sau[05], tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam[06], sân nhuế và đấu tranh[07], làm chướng ngại cho sự tu học của Thánh đệ tử.

“Đa văn Thánh đệ tử nên quán như vầy, ‘Thế Tôn nói rằng dục là vô thường, hư ngụy, giả dối, huyễn hóa, khi cuống, ngu si. Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy, tâm mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

“Rồi vị ấy có thể suy nghĩ như vầy: ‘Ta có thể chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy. Nếu ta chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy thì tâm như thế không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

“Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động[08], hoặc do tuệ mà giải thoát[09]. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy[10], chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo[11] thứ nhất.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Những gì là sắc, tất cả những sắc ấy là bốn đại và bốn đại tạo thành. Bốn đại ấy là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ hai.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc đời này hay sắc đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ ba.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán thế này: ‘Dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, và bất động tưởng, tất cả tưởng đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bấy giờ đắc Vô sở hữu xứ tưởng. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó là gọi là thuyết Tịnh vô sở hữu xứ đạo thứ nhất[12].

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Thế gian này là không, quỷ thần không, sở hữu của quỷ thần không, cái hữu thường không, cái hữu hằng không, cái trường tồn không, cái không biến dịch không’. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà tâm nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến Vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ hai được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Ta không phải được tạo ra vì cái khác, cũng không phải được tạo ra vi chính mình[13]’. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ ba được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

“Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Bấy giờ vị ấy đắc Vô tưởng. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập vô tưởng, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô tưởng xứ. Đó là nói về định vô tưởng đạo[14]“.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan đang cầm quạt đứng hầu Đức Phật. Tôn giả hướng về Phật mà bạch rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo nào thực hành như vầy, ‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’. Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy thực hành như thế, có chứng đắc cứu cánh Niết-bàn chăng?”

Đức Phật nói rằng:

“Này A-nan, sự kiện ấy không nhất định. Hoặc có người chứng đắc, hoặc có người không chứng đắc”.

Tôn giả A-nan lại thưa:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy hành như thế nào mà không chứng đắc Niết-bàn?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào hành như vầy, ‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’. Nhưng này A-nan, nếu Tỳ-kheo ấy vui thích với sự xả bỏ ấy, đắm trước nơi sự xả bỏ ấy, trú vào sự xả bỏ ấy, Tỳ-kheo như thế chắc chắn không chứng đắc Niết-bàn”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo nào nếu có chỗ chấp thủ sẽ không đắc Niết-bàn chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào có chỗ chấp thủ thì chắc chắn không đắc Niết-bàn”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy bị chấp thủ bởi những gì?”

Đức Thế Tôn đáp:

-Này A-nan, còn hữu dư ở trong hành[15] đó là hữu tưởng vô tưởng xứ, bậc nhất trong các hữu mà Tỳ-kheo ấy chấp thủ”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy còn chấp thủ vào hành nào khác nữa chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Đúng như thế, Tỳ-kheo ấy còn chấp thủ vào hành khác nữa”.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo phải hành như thế nào thì chắc chắn đắc Niết-bàn?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào hành như vầy, ‘Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch’. Và này A-nan, nếu Tỳ-kheo ấy không vui thích với sự xả bỏ ấy, không đắm trước sự xả bỏ ấy, không trú vào sự xả bỏ ấy, thì này A-nan, Tỳ-kheo thực hành như thế, chắc chắn chứng đắc Niết-bàn”.

Tôn gả A-nan hỏi rằng:

“Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo nào không chấp thủ vào đâu cả thì chắc chắn chứng đắc Niết-bàn chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào không chấp thủ vào đâu cả thì chắc chắn chứng đắc Niết-bàn”.

Bấy giờ Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã thuyết về Tịnh bất động đạo, đã thuyết về Tịnh vô sở hữu xứ đạo, đã thuyết về Tịnh vô tưởng xứ đạo, đã thuyết về Vô dư Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, thế nào là sự giải thoát của bậc Thánh?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: ‘Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay là sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay là dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay là sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng, tất cả các tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt, đó là hữu thân[16]. Nếu là hữu thân thì đó là sanh, đó là già, đó là bệnh, đó là chết.

“Này A-nan, nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư, không để có trở lại. Như vậy thì không sanh, không già, không bệnh, không chết.

“Bậc Thánh quán như vậy. Nếu có thì chắc chắn đó là pháp giải thoát. Nếu có Vô dư Niết-bàn thì gọi là cam lộ[17]. Vị nào quán như vậy, chắc chắn tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Đã giải thoát liền biết đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Này A-nan, Ta nay đã nói cho ngươi nghe về Tịnh bất động đạo, về Tịnh vô sở hữu xứ đạo, về Tịnh vô tưởng đạo, về Vô dư Niết-bàn, về sự giải thoát của bậc Thánh. Như bậc Tôn sư với tâm đại bi, đoái tưởng, thương xót, mong cầu phước lợi và thiện ích, cầu an ổn và khoái lạc cho đệ tử, những điều ấy Ta nay đã làm xong. Các ngươi hãy tự mình làm. Hãy đi đến nơi rừng vắng, đến dưới gốc cây, chỗ yên tĩnh, trống vắng, ngồi tĩnh tọa mà tư duy, chớ có phóng dật, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời khuyến giáo của Ta, đó là huấn thị của Ta”.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.106 Āneñjasappāya-suttam.
[02] Kiếm-ma-sắt-đàm Câu-lâu. Pāli: Kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo, tại thị trấn Kammāsadhamma của người Kuru. Xem cht.3,  Kinh số 10.
[03] Hán: Dục... vọng ngôn. Pāli: aniccā... Kāmā tucchā musā mosadhammā, dục là pháp trống rỗng, giả dối, ngu si.
[04] Thị huyễn ngôn... ngu si. Pāli: mayākataṃ etaṃ... bālalāpanaṃ, đó là phiếm luận của người ngu được tạo ra bằng sự hư huyễn.
[05] Dục, và sắc. Pāli: kāmā, kāmasaññā: dục và dục tưởng.
[06] Hán: tăng tứ 增 伺. Pāli: abhijjhā, tham lam, thường chỉ ham muốn, dòm ngó của người khác.
[07] Đấu tránh 鬥 諍. Pāli: āarambha, nóng tính, hay phẫn nộ, hay gây gổ.
[08] Nhập bất động 入 不 動. Pāli: āneñjaṃ samāpajjati, nhập định với trạng thái bất động.
[09] Dĩ tuệ vi giải 以 慧 為 解. Pāli: paññāya adhimuccati, do tuệ mà có quyết định. Cũng có thể hiểu, do tuệ mà quyết định giải thoát.
[10] Nhân bản ý 因 本 意. Pāli: saṃvattanikaṃ viññaṇaṃ, thức đã được định hướng.
[11] Tịnh bất động đạo 淨 不 動 道. Pāli: āneñjasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của bất động.
[12] Tịnh vô sở hữu xứ đạo. Pāli: ākiñcaññāyatanasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của Vô sở hữu xứ.
[13] Phi vị tha... Phi vị tự nhi hữu sở vi. Pāli: nāhaṃ kvacani kassaci kiñcanatasmiṃ, na mama kvacani kismiñci kiñcanaṃ natthī’ti, tôi không hiện hữu bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai, trong bất cứ cái gì. Sở hữu của tôi không hiện hữu bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai, trong bất cứ cái gì.
[14] Tịnh vô tưởng đạo. Pāli: nevasaññānāsaññāyatanasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
[15] Hành trung hữu dư; Hữu ở đây được kể trong 12 nhân duyên.
[16] Tự kỷ hữu, cũng nói là tự thân, hay hữu thân, về sự chắc thật của năm uẩn. Pāli: sakkāya.
[17] Cam lộ, cũng hiểu là bất tử. Pāli: amata.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]