Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVĀDA

SỬ LIỆU VỀ ĐẢO LAṄKĀ
(DĪPAVAṂSA)

Nguyên tác Pāli: Không rõ danh tánh
Lời tiếng Việt: Tỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng)

SRI JAYAWARDHANARAMAYA
COLOMBO – 2005

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

MỤC LỤC

 

PHẦN GIỚI THIỆU

[01]

CHƯƠNG 1:
Câu kệ 01-05: Lời mở đầu của tác giả.
Câu kệ 06-14: Bồ Tát thành tựu quả Phật và thọ hưởng lạc giải thoát.
Câu kệ 15-23: Đức Phật quán xét về sự phát triển của hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 29- 44: Đức Phật chuyển Pháp Luân tế độ chúng sanh.
Câu kệ 45-65: Ngự đến đảo Laṅkā (lần thứ nhất). Cảm hóa các dạ-xoa.
Câu kệ 66-80: Hoàn tất việc chuyển dời các dạ-xoa đến đảo Giridīpa.

CHƯƠNG 2:
Câu kệ 01-50: Đức Phật ngự đến đảo Laṅkā (lần thứ nhì). Khuất phục và hòa giải hai loài rồng đang gây chiến.
Câu kệ 51-60: Ngự đến đảo Laṅkā (lần thứ ba) do sự thỉnh mời của Long vương Maṇi-akkhika.
Câu kệ 61-69: Đức Phật Thích Ca xác nhận việc ba vị Phật quá khứ và ba nhánh Bồ Đề liên quan đến các vị Phật ấy đã được trồng xuống đảo Laṅkā.

CHƯƠNG 3:
Câu kệ 01-61: Liệt kê các triều đại ở Jambudīpa (Ấn Độ) từ vị vua đầu tiên cho đến đức vua Ajātasattu (A-xà-thế).

[02]

CHƯƠNG 4:
Câu kệ 01-33: Cuộc Kết Tập lần thứ nhất do ngài Mahākassapa chủ tọa.
Câu kệ 34-68: Sự truyền thừa Giáo Pháp và cuộc Kết Tập lần thứ nhì.
Câu kệ 69-93: Sự phân chia thành 18 hệ phái sau cuộc Kết Tập lần thứ nhì.

CHƯƠNG 5:
Câu kệ 01-13: Tư liệu liên quan đến ngài Moggaliputta Tissa là vị chủ tọa cuộc Kết Tập lần thứ ba.
Câu kệ 14-48: Sự truyền thừa Giáo Pháp.

CHƯƠNG 6:
Câu kệ 01-98: Sử liệu về đức vua Asoka: Lên ngôi vua ở xứ Jambudīpa, thọ hưởng phước báu đã tạo, phát khởi đức tin, quy y Tam Bảo, cúng dường hội chúng tỳ khưu, xây dựng bảo tháp.

[03]

CHƯƠNG 7:
Câu kệ 01-16: Lễ hội dâng cúng 84.000 tu viện.
Câu kệ 17-30: Mahinda và Saṅghamittā xuất gia.
Câu kệ 31-58: Ngài Moggalliputtatissa thanh lọc Giáo Hội và tiến hành cuộc Kết Tập lần thứ ba.

CHƯƠNG 8:
Câu kệ 01-12: Ngài Moggalliputtatissa phái các nhóm tỳ khưu đi truyền bá Phật Pháp ở các xứ biên địa.

CHƯƠNG 9:
Câu kệ 01-36: Sự thành lập vương quốc Laṅkā.
Câu kệ 37-42: Đức Phật đã ngự đến hòn đảo Laṅkā ba lần.
Câu kệ 43-45: Vị vua đầu tiênVijaya băng hà.

CHƯƠNG 10:
Câu kệ 01-09: Các vị vua kế nghiệp có liên hệ huyết thống với dòng dõi Sākya (Thích Ca).

CHƯƠNG 11:
Câu kệ 01-25: Đức vua Devānampiya lên ngôi vua ở xứ Tambapaṇṇi và thành tựu quả phước.
Câu kệ 26- 40: Tình thân hữu và niềm tin vào Phật Pháp của đức vua Asoka (Jambudīpa) và đức vua Devānampiya (Tambapaṇṇi).

[04]

CHƯƠNG 12:
Câu kệ 01-07: Phẩm vật và lời nhắn nhủ của đức vua Asoka.
Câu kệ 08-40: Phái đoàn của ngài Mahinda ngự đến hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 41-82: Tiếp độ đức vua Devānampiyatissa và hoàng hậu Anulā.

CHƯƠNG 13:
Câu kệ 01-17: Ngài Mahinda thuyết Pháp độ chúng sanh.
Câu kệ 18-34 Đức vua dâng cúng khu vườn Mahāmeghavana.
Câu kệ 35-64: Bảy lần động đất khẳng định sự thiết lập Giáo Pháp ở tại hòn đảo này.

CHƯƠNG 14:
Câu kệ 01-07: Động đất lần thứ tám khẳng định việc an trí Xá-lợi đức Phật và xây dựng ngôi bảo tháp.
Câu kệ 08-19: Việc thuyết Pháp của ngài Mahinda.
Câu kệ 20-49: Việc kết ranh giới tại Tissārāma là tu viện thứ nhất.
Câu kệ 50-80: Việc xây dựng và kết ranh giới tu viện thứ nhì ở tại ngọn núi Tissa. Mahāriṭṭha và năm mươi lăm vị vương tử xuất gia. Sáu mươi hai vị A-la-hán an cư mùa mưa đầu tiên tại đảo Laṅkā.

[05]

CHƯƠNG 15:
Câu kệ 01-32: Cung thỉnh xá-lợi Phật.
Câu kệ 33-63: Ba vị Phật quá khứ Kakusandha, Konāgamana, Kassapa và hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 64-72: Lời tiên tri của đức Phật Gotama về vai trò của ngài Mahinda và việc an trí xá-lợi tại hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 73-94: Chuẩn bị việc xuất gia của hoàng hậu Anulā.

CHƯƠNG 16:
Câu kệ 01-39: Việc rước cội Đại Bồ Đề từ Jambudīpa đến hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 40-43: Hoàng hậu Anulā và một ngàn nữ nhân xuất gia trở thành tỳ khưu ni.

CHƯƠNG 17:
Câu kệ 01-75: Hòn đảo Laṅkā qua bốn đời đức Phật: Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, và Gotama.
Câu kệ 76-88: Mối giao hảo giữa đức vua Asoka và Devānampiyatissa.
Câu kệ 89-110: Ngài Mahinda Niết Bàn.

[06]

CHƯƠNG 18:
Câu kệ 01-06: Lời tán dương Tam Bảo.
Câu kệ 07-43: Danh tánh các vị tỳ khưu ni ở Jambudīpa và Tambapaṇṇi.
Câu kệ 44-45: Sử liệu về đảo Laṅkā từ triều vua Sīva đến triều vua Abhaya.

CHƯƠNG 19:
Câu kệ 01-23: Phật Giáo dưới triều vua Abhaya Duṭṭhagāmaṇī.

CHƯƠNG 20:
Câu kệ 01-36: Phật Giáo từ triều vua Saddhātissa đến triều vua Kuṭikaṇṇatissa.

CHƯƠNG 21:
Câu kệ 01-30: Đức tin và sự cúng dường của đức vua (Bhatika) Abhaya.
Câu kệ 31-38: Phật Giáo từ triều vua Nāga đến triều vua Subha.

CHƯƠNG 22:
Câu kệ 01-73: Phật Giáo từ triều vua Vasabha đến triều vua Mahāsena.

-ooOoo-

PHẦN GIỚI THIỆU

Tác phẩm Dīpavaṃsa là tài liệu sử tiếng Pāli cổ nhất còn được lưu lại. Danh tánh của tác giả không xác định được. Về thời điểm thực hiện cũng không được ghi lại, nhưng chúng ta có thể suy luận ra rằng sử liệu này đã được thực hiện dưới triều đại của đức vua Mahāsena (325-352 theo Tây lịch) với lý do là những điều ghi chép về vị vua này chưa được kết thúc. Học giả Hermann Oldenberg đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra kết luận như sau:

1/- Tác Phẩm Dīpavaṃsa không thể được thực hiện trước năm 302 Tây lịch do tư liệu lịch sử chỉ được ghi lại đến thời kỳ đó.

2/- Một số câu văn tương tợ như của Dīpavaṃsa đã được Ngài Buddhaghosa trích dẫn trong các bản Chú Giải của mình (nghĩa là không thể được thực hiện sau thời kỳ của Ngài Buddhaghosa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 theo Tây lịch).

3/- Hermann Oldenberg còn tìm được tài liệu cho biết rằng đức vua Dhātusena (459-477 Tây lịch) đã ra lệnh trì tụng Dīpavaṃsa trước công chúng vào lễ hội hàng năm để tưởng nhớ ngài Mahinda.

(4) Bản Sớ Giải (Ṭīkā) của Mahāvaṃsa [1] được thực hiện sau một thời gian dài đã đề cập đến bản chú giải của tác phẩm Dīpavaṃsa này.

Và Hermann Oldenberg đã đưa đến kết luận rằng tác phẩm Dīpavaṃsa được biên soạn vào khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ tư cho đến 30 năm đầu của thế kỷ thứ năm theo Tây Lịch. Dựa vào ngôn ngữ sử dụng và văn phong không hoàn chỉnh của tác phẩm Dīpavaṃsa, ông ta cho rằng tác phẩm này hiển nhiên xuất hiện trước Mahāvaṃsa (Oldenberg, Hermann. The Dīpavaṃsa: An Ancient Buddhist Historical Record. Introduction, trang 8-9).

Về nội dung, tác phẩm này trình bày ba lần viếng thăm của đức Phật, sự thiết lập Phật Giáo ở đảo, triều đại các vị vua và một số hoạt động liên quan đến Phật Giáo và kết thúc ở triều vua Mahāsena. Một số sử liệu đặc biệt đáng được lưu ý như sau:

1/- Đức Phật đã ngự đến hòn đảo Laṅkā ba lần (IX: 39-41): Lần thứ nhất vào thời điểm Ngài đang tế độ ba vị đạo sĩ tóc bện Kassapa (I: 45-49). Lần thứ nhì vào lúc Ngài đang ngự tại tu viện của ông Cấp Cô Độc (II: 2-3; XV: 65-67). Lần thứ ba vào năm thứ tám tính từ lúc chứng quả Toàn Giác, Ngài đã ngự đến Kalyāṇi (nay là ngôi chùa Kelani Vihāra ở thủ đô Colombo) theo lời mời của Long Vương Maṇi-akkhika (II: 51-53).

2/- Đức Phật Thích Ca xác nhận việc ngự đến đảo Laṅkā của ba vị Phật quá khứ Kakusandha, Konāgamana, Kassapa (II: 66-68; XV: 33-63) và việc ba nhánh Bồ Đề của các vị ấy đã được trồng xuống ở xứ sở này tại cùng một địa điểm (II: 63).

3/- Trình bày về các vị vua dòng dõi Sākya của đức Bồ Tát Siddhattha (Sĩ Đạt Ta): vị cố nội tên là Jayasena, ông nội là Sīhahanu, cha là Suddhodana (Tịnh Phạn) và bốn người chú có chung phần tên “Odana.” Và thành Kapila đã được chọn làm kinh đô từ nhiều đời vua trước (III: 44-48).

4/- Từ lúc đức Phật viên tịch Niết Bàn đến cuộc kết tập lần thứ nhất là bốn tháng, đưa đến kết luận rằng năm ấy là năm nhuần (I: 24; IV: 5).

5/-Tên gọi Theravāda đã được bắt đầu sử dụng vào thời kỳ Kết Tập lần thứ nhất (IV: 10).

6/- Truyền thuyết của đức vua Asoka được ghi lại ở chương VI và VII.

7/- Lịch sử của việc thành lập vương quốc Laṅkā (Chương IX-X) và có câu kệ tổng kết về các tên gọi của hòn đảo này (IX: 20; XVII: 5). Đặc biệt có nêu lên việc đức Phật đã có lời tiên tri về đảo Laṅkā và gởi gắm đến chúa trời Sakka vào thời điểm viên tịch Niết Bàn (IX: 21-25).

8/- Tên của một số tỳ khưu ni tháp tùng Saṅghamittā đi đến hòn đảo Laṅkā để thành lập ni chúng (XV: 77-78).

9/- Xá-lợi của bốn vị Phật Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, và Gotama đã được rước đến thờ phụng trên hòn đảo Laṅkā (XVII: 08-11). Bốn nhánh Bồ Đề đã được bốn vị tỳ khưu ni rước đến để trồng tại hòn đảo này (XVII: 16-24).

10/- Mahāpajāpati Gotamī là chị em song sanh đối với hoàng hậu Mayā (XVIII: 7).

11/- Danh tánh các vị tỳ khưu ni nổi tiếng đã hoằng Pháp ở xứ Jambudīpa và Tambapaṇṇi (XVIII: 7-43).

12/- Danh tánh các vị tỳ khưu nổi tiếng đã hoằng Pháp ở xứ Tambapaṇṇi (XVIII: 4-8).

13/- Việc ghi chép Tam Tạng Pāli và Chú Giải thành sách được thực hiện dưới triều đức vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya, tức là vào khoảng các năm 29-17 của thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch (XX: 19-21).

Về hình thức, tác phẩm này được thực hiện dựa theo lối trường thi gồm có 22 chương (tương tợ như thể Mahā Kāvya của ngôn ngữ Sanskrit) gồm nhiều câu kệ (gāthā) hợp thành. Mỗi câu kệ được ghi thành 2 dòng và được chia làm 4 pāda; thông thường mỗi câu kệ như vậy là một câu văn hoàn chỉnh về phương diện văn phạm. Riêng ở tác phẩm Dīpavaṃsa, những nguyên tắc mẫu mực trên không được áp dụng một cách chặt chẽ. Có nhiều câu kệ được trình bày thành ba dòng và biến cách của một số từ không theo đúng văn phạm tiêu chuẩn, có thể do tài liệu lưu trữ đã bị mối mọt gặm nhấm hoặc bị hư hỏng theo thời gian. Trong lúc phiên dịch, có một số từ và đoạn thơ chúng tôi phải dựa vào ngữ cảnh và mạch văn để xác định ý nghĩa.

Về nguyên tác Pāli, chúng tôi cũng xin ghi lại nguồn trích dẫn đã được sử dụng để quý vị tiện việc sao lục:

1/- Dīpavaṃsa (in Sinhalese characters). Ed. and Sinhalese trans. Ven. Ñāṇavimala. Colombo: M. D. Gunasena & Co. Ltd., 1970.

2/- The Dīpavaṃsa: An Ancient Buddhist Historical Record. Ed. and trans. Hermann Oldenberg. New Delhi: Asian Educational Services, 1982.

Chúng tôi đã sử dụng văn bản thứ nhất (được ghi bằng mẫu tự Sinhala) là chủ yếu. Tuy nhiên, ở một vài chỗ chúng tôi đã theo sự sắp xếp của văn bản thứ nhì do được hợp lý hơn, cũng như đã bổ túc thêm một vài đoạn từ văn bản này nghĩ rằng văn bản thứ nhất đã bị thiếu sót.

Về phương thức trình bày, chúng tôi đã ghi lại các câu kệ thơ Pāli bằng dạng chữ nghiêng xen kẽ với lời dịch Việt theo lối văn xuôi bằng dạng chữ đứng; mỗi câu kệ Pāli tương đương với hai hoặc ba dòng văn Việt được trình bày thành từng đoạn tách biệt. Đôi chỗ, cần kết hợp lại hai câu kệ hoặc nhiều hơn mới có được một câu văn hoàn chỉnh về văn phạm và ý nghĩa. Các câu đối thoại khi được dịch sang tiếng Việt được trình bày bằng dạng chữ nghiêng trong ngoặc kép. Chúng tôi trình bày song ngữ như vậy với các dụng ý sau: Giúp cho độc giả người Việt có được văn bản Pāli để tham khảo lúc cần thiết, đồng thời cũng thuận tiện cho quý độc giả dễ dàng kiểm tra lại chất lượng của lời dịch Việt.

Mục đích của chúng tôi trong khi nghiên cứu tài liệu này nhằm tìm hiểu văn phong Pāli qua các thời kỳ khác nhau nên thời gian đầu tư cho công việc ghi lại tiếng Việt của tài liệu này rất hạn chế, vì thế không tránh khỏi những điều thiếu sót. Ngưỡng mong quý độc giả niệm tình hỷ xả. Mọi sự góp ý phê bình xin email về: dinda@u.washington.edu

Trong lúc thực hiện bản dịch Sử Liệu về Đảo Laṅkā này, chúng tôi nhận được tin các vị thiện hữu trí thức sau đây đã quá vãng: Sư Cô Diệu Linh, Ông Thân Sư Cô Liễu Như, Chú Nguyễn đức Dziên. Ngưỡng mong các vị ấy đều được thành tựu chốn an vui và luôn có sự hướng tâm tu tập tiến đến bến bờ Giác Ngộ.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tán dương sự sách tấn và ủng hộ của quý vị Phật Tử hữu ân: Dr. Bình Anson, gia đình Chú Lương Xuân Lộc, Anh Phạm Trọng Độ, gia đình Lý Hoàng Anh, Cô Tư Khánh Huy, Bà Ba Diệu Đài, Cô Sáu Dép và các con Phạm Thị Thi, Phạm Xuân Lan, Phạm Thu Lan, Phạm Thông Hải, Cô Kim Khemā, Cô Lê Thị Huế, gia đình Trương Tuyết Anh, v.v... Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát cũng như hộ trì Tam Bảo.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc tu học và nghiên cứu Phật Pháp thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tấn hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 20 tháng 08 năm 2005
Tỳ khưu Indacanda
(Trương đình Dũng)

-ooOoo-


[1] Mahāvaṃsa cũng là tài liệu sử về hòn đảo Laṅkā từ thời điểm khởi nguyên cho đến đầu thế kỷ thứ 18 được viết theo thể kệ thơ gāthā bằng tiếng Pāli. Nghe rằng các nhà sư Tích Lan đang tiếp tục ghi chép cho công trình sử liệu này đến thời đại hiện nay. Tác phẩm Mahāvasa đã được ngài Tỳ Khưu Minh Huệ dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Đại Vương Thống Sử” từ bản dịch tiếng Anh “The Great Chronicle of Ceylon” của Wilhelm Geiger.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01| 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | Mục lục

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indachanda đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-08-2005

Dao Su
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVĀDA

SỬ LIỆU VỀ ĐẢO LAṄKĀ
(DĪPAVAṂSA)

Nguyên tác Pāli: Không rõ danh tánh
Lời tiếng Việt: Tỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng)

SRI JAYAWARDHANARAMAYA
COLOMBO – 2005

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

MỤC LỤC

 

PHẦN GIỚI THIỆU

[01]

CHƯƠNG 1:
Câu kệ 01-05: Lời mở đầu của tác giả.
Câu kệ 06-14: Bồ Tát thành tựu quả Phật và thọ hưởng lạc giải thoát.
Câu kệ 15-23: Đức Phật quán xét về sự phát triển của hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 29- 44: Đức Phật chuyển Pháp Luân tế độ chúng sanh.
Câu kệ 45-65: Ngự đến đảo Laṅkā (lần thứ nhất). Cảm hóa các dạ-xoa.
Câu kệ 66-80: Hoàn tất việc chuyển dời các dạ-xoa đến đảo Giridīpa.

CHƯƠNG 2:
Câu kệ 01-50: Đức Phật ngự đến đảo Laṅkā (lần thứ nhì). Khuất phục và hòa giải hai loài rồng đang gây chiến.
Câu kệ 51-60: Ngự đến đảo Laṅkā (lần thứ ba) do sự thỉnh mời của Long vương Maṇi-akkhika.
Câu kệ 61-69: Đức Phật Thích Ca xác nhận việc ba vị Phật quá khứ và ba nhánh Bồ Đề liên quan đến các vị Phật ấy đã được trồng xuống đảo Laṅkā.

CHƯƠNG 3:
Câu kệ 01-61: Liệt kê các triều đại ở Jambudīpa (Ấn Độ) từ vị vua đầu tiên cho đến đức vua Ajātasattu (A-xà-thế).

[02]

CHƯƠNG 4:
Câu kệ 01-33: Cuộc Kết Tập lần thứ nhất do ngài Mahākassapa chủ tọa.
Câu kệ 34-68: Sự truyền thừa Giáo Pháp và cuộc Kết Tập lần thứ nhì.
Câu kệ 69-93: Sự phân chia thành 18 hệ phái sau cuộc Kết Tập lần thứ nhì.

CHƯƠNG 5:
Câu kệ 01-13: Tư liệu liên quan đến ngài Moggaliputta Tissa là vị chủ tọa cuộc Kết Tập lần thứ ba.
Câu kệ 14-48: Sự truyền thừa Giáo Pháp.

CHƯƠNG 6:
Câu kệ 01-98: Sử liệu về đức vua Asoka: Lên ngôi vua ở xứ Jambudīpa, thọ hưởng phước báu đã tạo, phát khởi đức tin, quy y Tam Bảo, cúng dường hội chúng tỳ khưu, xây dựng bảo tháp.

[03]

CHƯƠNG 7:
Câu kệ 01-16: Lễ hội dâng cúng 84.000 tu viện.
Câu kệ 17-30: Mahinda và Saṅghamittā xuất gia.
Câu kệ 31-58: Ngài Moggalliputtatissa thanh lọc Giáo Hội và tiến hành cuộc Kết Tập lần thứ ba.

CHƯƠNG 8:
Câu kệ 01-12: Ngài Moggalliputtatissa phái các nhóm tỳ khưu đi truyền bá Phật Pháp ở các xứ biên địa.

CHƯƠNG 9:
Câu kệ 01-36: Sự thành lập vương quốc Laṅkā.
Câu kệ 37-42: Đức Phật đã ngự đến hòn đảo Laṅkā ba lần.
Câu kệ 43-45: Vị vua đầu tiênVijaya băng hà.

CHƯƠNG 10:
Câu kệ 01-09: Các vị vua kế nghiệp có liên hệ huyết thống với dòng dõi Sākya (Thích Ca).

CHƯƠNG 11:
Câu kệ 01-25: Đức vua Devānampiya lên ngôi vua ở xứ Tambapaṇṇi và thành tựu quả phước.
Câu kệ 26- 40: Tình thân hữu và niềm tin vào Phật Pháp của đức vua Asoka (Jambudīpa) và đức vua Devānampiya (Tambapaṇṇi).

[04]

CHƯƠNG 12:
Câu kệ 01-07: Phẩm vật và lời nhắn nhủ của đức vua Asoka.
Câu kệ 08-40: Phái đoàn của ngài Mahinda ngự đến hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 41-82: Tiếp độ đức vua Devānampiyatissa và hoàng hậu Anulā.

CHƯƠNG 13:
Câu kệ 01-17: Ngài Mahinda thuyết Pháp độ chúng sanh.
Câu kệ 18-34 Đức vua dâng cúng khu vườn Mahāmeghavana.
Câu kệ 35-64: Bảy lần động đất khẳng định sự thiết lập Giáo Pháp ở tại hòn đảo này.

CHƯƠNG 14:
Câu kệ 01-07: Động đất lần thứ tám khẳng định việc an trí Xá-lợi đức Phật và xây dựng ngôi bảo tháp.
Câu kệ 08-19: Việc thuyết Pháp của ngài Mahinda.
Câu kệ 20-49: Việc kết ranh giới tại Tissārāma là tu viện thứ nhất.
Câu kệ 50-80: Việc xây dựng và kết ranh giới tu viện thứ nhì ở tại ngọn núi Tissa. Mahāriṭṭha và năm mươi lăm vị vương tử xuất gia. Sáu mươi hai vị A-la-hán an cư mùa mưa đầu tiên tại đảo Laṅkā.

[05]

CHƯƠNG 15:
Câu kệ 01-32: Cung thỉnh xá-lợi Phật.
Câu kệ 33-63: Ba vị Phật quá khứ Kakusandha, Konāgamana, Kassapa và hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 64-72: Lời tiên tri của đức Phật Gotama về vai trò của ngài Mahinda và việc an trí xá-lợi tại hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 73-94: Chuẩn bị việc xuất gia của hoàng hậu Anulā.

CHƯƠNG 16:
Câu kệ 01-39: Việc rước cội Đại Bồ Đề từ Jambudīpa đến hòn đảo Laṅkā.
Câu kệ 40-43: Hoàng hậu Anulā và một ngàn nữ nhân xuất gia trở thành tỳ khưu ni.

CHƯƠNG 17:
Câu kệ 01-75: Hòn đảo Laṅkā qua bốn đời đức Phật: Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, và Gotama.
Câu kệ 76-88: Mối giao hảo giữa đức vua Asoka và Devānampiyatissa.
Câu kệ 89-110: Ngài Mahinda Niết Bàn.

[06]

CHƯƠNG 18:
Câu kệ 01-06: Lời tán dương Tam Bảo.
Câu kệ 07-43: Danh tánh các vị tỳ khưu ni ở Jambudīpa và Tambapaṇṇi.
Câu kệ 44-45: Sử liệu về đảo Laṅkā từ triều vua Sīva đến triều vua Abhaya.

CHƯƠNG 19:
Câu kệ 01-23: Phật Giáo dưới triều vua Abhaya Duṭṭhagāmaṇī.

CHƯƠNG 20:
Câu kệ 01-36: Phật Giáo từ triều vua Saddhātissa đến triều vua Kuṭikaṇṇatissa.

CHƯƠNG 21:
Câu kệ 01-30: Đức tin và sự cúng dường của đức vua (Bhatika) Abhaya.
Câu kệ 31-38: Phật Giáo từ triều vua Nāga đến triều vua Subha.

CHƯƠNG 22:
Câu kệ 01-73: Phật Giáo từ triều vua Vasabha đến triều vua Mahāsena.

-ooOoo-

PHẦN GIỚI THIỆU

Tác phẩm Dīpavaṃsa là tài liệu sử tiếng Pāli cổ nhất còn được lưu lại. Danh tánh của tác giả không xác định được. Về thời điểm thực hiện cũng không được ghi lại, nhưng chúng ta có thể suy luận ra rằng sử liệu này đã được thực hiện dưới triều đại của đức vua Mahāsena (325-352 theo Tây lịch) với lý do là những điều ghi chép về vị vua này chưa được kết thúc. Học giả Hermann Oldenberg đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra kết luận như sau:

1/- Tác Phẩm Dīpavaṃsa không thể được thực hiện trước năm 302 Tây lịch do tư liệu lịch sử chỉ được ghi lại đến thời kỳ đó.

2/- Một số câu văn tương tợ như của Dīpavaṃsa đã được Ngài Buddhaghosa trích dẫn trong các bản Chú Giải của mình (nghĩa là không thể được thực hiện sau thời kỳ của Ngài Buddhaghosa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 theo Tây lịch).

3/- Hermann Oldenberg còn tìm được tài liệu cho biết rằng đức vua Dhātusena (459-477 Tây lịch) đã ra lệnh trì tụng Dīpavaṃsa trước công chúng vào lễ hội hàng năm để tưởng nhớ ngài Mahinda.

(4) Bản Sớ Giải (Ṭīkā) của Mahāvaṃsa [1] được thực hiện sau một thời gian dài đã đề cập đến bản chú giải của tác phẩm Dīpavaṃsa này.

Và Hermann Oldenberg đã đưa đến kết luận rằng tác phẩm Dīpavaṃsa được biên soạn vào khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ tư cho đến 30 năm đầu của thế kỷ thứ năm theo Tây Lịch. Dựa vào ngôn ngữ sử dụng và văn phong không hoàn chỉnh của tác phẩm Dīpavaṃsa, ông ta cho rằng tác phẩm này hiển nhiên xuất hiện trước Mahāvaṃsa (Oldenberg, Hermann. The Dīpavaṃsa: An Ancient Buddhist Historical Record. Introduction, trang 8-9).

Về nội dung, tác phẩm này trình bày ba lần viếng thăm của đức Phật, sự thiết lập Phật Giáo ở đảo, triều đại các vị vua và một số hoạt động liên quan đến Phật Giáo và kết thúc ở triều vua Mahāsena. Một số sử liệu đặc biệt đáng được lưu ý như sau:

1/- Đức Phật đã ngự đến hòn đảo Laṅkā ba lần (IX: 39-41): Lần thứ nhất vào thời điểm Ngài đang tế độ ba vị đạo sĩ tóc bện Kassapa (I: 45-49). Lần thứ nhì vào lúc Ngài đang ngự tại tu viện của ông Cấp Cô Độc (II: 2-3; XV: 65-67). Lần thứ ba vào năm thứ tám tính từ lúc chứng quả Toàn Giác, Ngài đã ngự đến Kalyāṇi (nay là ngôi chùa Kelani Vihāra ở thủ đô Colombo) theo lời mời của Long Vương Maṇi-akkhika (II: 51-53).

2/- Đức Phật Thích Ca xác nhận việc ngự đến đảo Laṅkā của ba vị Phật quá khứ Kakusandha, Konāgamana, Kassapa (II: 66-68; XV: 33-63) và việc ba nhánh Bồ Đề của các vị ấy đã được trồng xuống ở xứ sở này tại cùng một địa điểm (II: 63).

3/- Trình bày về các vị vua dòng dõi Sākya của đức Bồ Tát Siddhattha (Sĩ Đạt Ta): vị cố nội tên là Jayasena, ông nội là Sīhahanu, cha là Suddhodana (Tịnh Phạn) và bốn người chú có chung phần tên “Odana.” Và thành Kapila đã được chọn làm kinh đô từ nhiều đời vua trước (III: 44-48).

4/- Từ lúc đức Phật viên tịch Niết Bàn đến cuộc kết tập lần thứ nhất là bốn tháng, đưa đến kết luận rằng năm ấy là năm nhuần (I: 24; IV: 5).

5/-Tên gọi Theravāda đã được bắt đầu sử dụng vào thời kỳ Kết Tập lần thứ nhất (IV: 10).

6/- Truyền thuyết của đức vua Asoka được ghi lại ở chương VI và VII.

7/- Lịch sử của việc thành lập vương quốc Laṅkā (Chương IX-X) và có câu kệ tổng kết về các tên gọi của hòn đảo này (IX: 20; XVII: 5). Đặc biệt có nêu lên việc đức Phật đã có lời tiên tri về đảo Laṅkā và gởi gắm đến chúa trời Sakka vào thời điểm viên tịch Niết Bàn (IX: 21-25).

8/- Tên của một số tỳ khưu ni tháp tùng Saṅghamittā đi đến hòn đảo Laṅkā để thành lập ni chúng (XV: 77-78).

9/- Xá-lợi của bốn vị Phật Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, và Gotama đã được rước đến thờ phụng trên hòn đảo Laṅkā (XVII: 08-11). Bốn nhánh Bồ Đề đã được bốn vị tỳ khưu ni rước đến để trồng tại hòn đảo này (XVII: 16-24).

10/- Mahāpajāpati Gotamī là chị em song sanh đối với hoàng hậu Mayā (XVIII: 7).

11/- Danh tánh các vị tỳ khưu ni nổi tiếng đã hoằng Pháp ở xứ Jambudīpa và Tambapaṇṇi (XVIII: 7-43).

12/- Danh tánh các vị tỳ khưu nổi tiếng đã hoằng Pháp ở xứ Tambapaṇṇi (XVIII: 4-8).

13/- Việc ghi chép Tam Tạng Pāli và Chú Giải thành sách được thực hiện dưới triều đức vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya, tức là vào khoảng các năm 29-17 của thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch (XX: 19-21).

Về hình thức, tác phẩm này được thực hiện dựa theo lối trường thi gồm có 22 chương (tương tợ như thể Mahā Kāvya của ngôn ngữ Sanskrit) gồm nhiều câu kệ (gāthā) hợp thành. Mỗi câu kệ được ghi thành 2 dòng và được chia làm 4 pāda; thông thường mỗi câu kệ như vậy là một câu văn hoàn chỉnh về phương diện văn phạm. Riêng ở tác phẩm Dīpavaṃsa, những nguyên tắc mẫu mực trên không được áp dụng một cách chặt chẽ. Có nhiều câu kệ được trình bày thành ba dòng và biến cách của một số từ không theo đúng văn phạm tiêu chuẩn, có thể do tài liệu lưu trữ đã bị mối mọt gặm nhấm hoặc bị hư hỏng theo thời gian. Trong lúc phiên dịch, có một số từ và đoạn thơ chúng tôi phải dựa vào ngữ cảnh và mạch văn để xác định ý nghĩa.

Về nguyên tác Pāli, chúng tôi cũng xin ghi lại nguồn trích dẫn đã được sử dụng để quý vị tiện việc sao lục:

1/- Dīpavaṃsa (in Sinhalese characters). Ed. and Sinhalese trans. Ven. Ñāṇavimala. Colombo: M. D. Gunasena & Co. Ltd., 1970.

2/- The Dīpavaṃsa: An Ancient Buddhist Historical Record. Ed. and trans. Hermann Oldenberg. New Delhi: Asian Educational Services, 1982.

Chúng tôi đã sử dụng văn bản thứ nhất (được ghi bằng mẫu tự Sinhala) là chủ yếu. Tuy nhiên, ở một vài chỗ chúng tôi đã theo sự sắp xếp của văn bản thứ nhì do được hợp lý hơn, cũng như đã bổ túc thêm một vài đoạn từ văn bản này nghĩ rằng văn bản thứ nhất đã bị thiếu sót.

Về phương thức trình bày, chúng tôi đã ghi lại các câu kệ thơ Pāli bằng dạng chữ nghiêng xen kẽ với lời dịch Việt theo lối văn xuôi bằng dạng chữ đứng; mỗi câu kệ Pāli tương đương với hai hoặc ba dòng văn Việt được trình bày thành từng đoạn tách biệt. Đôi chỗ, cần kết hợp lại hai câu kệ hoặc nhiều hơn mới có được một câu văn hoàn chỉnh về văn phạm và ý nghĩa. Các câu đối thoại khi được dịch sang tiếng Việt được trình bày bằng dạng chữ nghiêng trong ngoặc kép. Chúng tôi trình bày song ngữ như vậy với các dụng ý sau: Giúp cho độc giả người Việt có được văn bản Pāli để tham khảo lúc cần thiết, đồng thời cũng thuận tiện cho quý độc giả dễ dàng kiểm tra lại chất lượng của lời dịch Việt.

Mục đích của chúng tôi trong khi nghiên cứu tài liệu này nhằm tìm hiểu văn phong Pāli qua các thời kỳ khác nhau nên thời gian đầu tư cho công việc ghi lại tiếng Việt của tài liệu này rất hạn chế, vì thế không tránh khỏi những điều thiếu sót. Ngưỡng mong quý độc giả niệm tình hỷ xả. Mọi sự góp ý phê bình xin email về: dinda@u.washington.edu

Trong lúc thực hiện bản dịch Sử Liệu về Đảo Laṅkā này, chúng tôi nhận được tin các vị thiện hữu trí thức sau đây đã quá vãng: Sư Cô Diệu Linh, Ông Thân Sư Cô Liễu Như, Chú Nguyễn đức Dziên. Ngưỡng mong các vị ấy đều được thành tựu chốn an vui và luôn có sự hướng tâm tu tập tiến đến bến bờ Giác Ngộ.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tán dương sự sách tấn và ủng hộ của quý vị Phật Tử hữu ân: Dr. Bình Anson, gia đình Chú Lương Xuân Lộc, Anh Phạm Trọng Độ, gia đình Lý Hoàng Anh, Cô Tư Khánh Huy, Bà Ba Diệu Đài, Cô Sáu Dép và các con Phạm Thị Thi, Phạm Xuân Lan, Phạm Thu Lan, Phạm Thông Hải, Cô Kim Khemā, Cô Lê Thị Huế, gia đình Trương Tuyết Anh, v.v... Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát cũng như hộ trì Tam Bảo.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc tu học và nghiên cứu Phật Pháp thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tấn hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 20 tháng 08 năm 2005
Tỳ khưu Indacanda
(Trương đình Dũng)

-ooOoo-


[1] Mahāvaṃsa cũng là tài liệu sử về hòn đảo Laṅkā từ thời điểm khởi nguyên cho đến đầu thế kỷ thứ 18 được viết theo thể kệ thơ gāthā bằng tiếng Pāli. Nghe rằng các nhà sư Tích Lan đang tiếp tục ghi chép cho công trình sử liệu này đến thời đại hiện nay. Tác phẩm Mahāvasa đã được ngài Tỳ Khưu Minh Huệ dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Đại Vương Thống Sử” từ bản dịch tiếng Anh “The Great Chronicle of Ceylon” của Wilhelm Geiger.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01| 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | Mục lục

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indachanda đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-08-2005