Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) »» 1. Kinh Lưới Tà Kiến - 1. The Supreme Net - What the Teaching Is Not »»

Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) »» 1. Kinh Lưới Tà Kiến - 1. The Supreme Net - What the Teaching Is Not

Donate

Ditthijāla Sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
   
Listen to this chapter or download.

1. Kinh Lưới Tà Kiến

1. The Supreme Net - What the Teaching Is Not

Bản thuần Việt tổng hợp từ nhiều nguồn
Translated from Pāli to English: Maurice Walshe
1. Duyên khởi
1.1. Câu chuyện của ngoại đạo
Đúng thật tôi được nghe thế này. Khi ấy, đức Thế Tôn cùng 500 vị tỳ-kheo đang trên đường từ Rājagaha (Vương Xá) đến Nalanda.
Lúc ấy, thầy ngoại đạo Suppiya và đệ tử là thanh niên Brahmadatta cùng đi trên đường, theo sau đức Thế Tôn. Thầy ngoại đạo Suppiya dùng đủ mọi lời để hủy báng Phật, Pháp và Tăng đoàn, còn người đệ tử Brahmadatta thì dùng đủ mọi lời để xưng tán Phật, Pháp và Tăng đoàn. Như vậy, họ nói ra những lời trái ngược nhau trong khi đi theo sau đức Phật và các vị tỳ-kheo.
[1] 1.1. THUS HAVE I HEARD.11 Once the Lord was travelling along the main road between Rājagaha and Nāḷandā12 with a large company of some five hundred monks.
And the wanderer Suppiya was also travelling on that road with his pupil the youth Brahmadatta. And Suppiya 13 was finding fault in all sorts of ways with the Buddha, the Dhamma and the Sangha, whereas his pupil Brahmadatta was speaking in various ways in their praise. And so these two, teacher and pupil, directly opposing each other’s arguments, followed close behind the Lord and his order of monks.
Rồi đức Thế Tôn và chúng tỳ-kheo đến nghỉ đêm tại Ambalaṭṭhikā, trong nhà nghỉ do đức vua xây dựng. Thầy ngoại đạo Suppiya và người đệ tử Brahmadatta cũng đến nghỉ đêm tại Ambalaṭṭhikā, trong nhà nghỉ do đức vua xây dựng. Tại đây, Suppiya tiếp tục nói ra đủ mọi lời hủy báng Phật, Pháp và Tăng đoàn, trong khi Brahmadatta thì nói ra đủ mọi lời xưng tán. Như vậy, họ tiếp tục nói ra những lời trái ngược nhau.
1.2. Then the Lord stopped for one night with his monks at the royal park of Ambalaṭṭhikā. And Suppiya too stopped there for the night with his pupil Brahmadatta. And Suppiya went on abusing the Buddha, the Dhamma and the Sangha, while his [2] pupil Brahmadatta defended them. And thus disputing, they followed close behind the Buddha and his order of monks.
Lúc vừa rạng sáng, có nhiều vị tỳ-kheo sau khi thức dậy cùng đến ngồi trong giảng đường hình tròn và bàn luận như sau:
1.3. Now in the early morning a number of monks, having got up, gathered together and sat in the Round Pavilion, and this was the trend of their talk:
- Này các thầy, thật kỳ diệu, hiếm có thay! Đức Thế Tôn là bậc thấy biết tất cả, bậc A-la-hán, bậc Giác ngộ Vô thượng, thấu hiểu mọi khuynh hướng sai khác của chúng sanh. Vậy mà ngoại đạo Suppiya dùng đủ mọi lời để hủy báng Phật, Pháp và Tăng đoàn, trong khi đệ tử ông ấy lại dùng đủ mọi lời xưng tán. Như vậy, họ đã nói những lời trái ngược nhau trong khi đi theo sau đức Thế Tôn và chúng ta.
‘It is wonderful, friends, it is marvellous how the Blessed Lord, the Arahant, the fully-enlightened Buddha knows, sees and clearly distinguishes the different inclinations of beings! For here is the wanderer Suppiya finding fault in all sorts of ways with the Buddha, the Dhamma and the Sangha, while his pupil Brahmadatta in various ways defends them. And, still disputing, they follow closely behind the Blessed Lord and his order of monks.’
Lúc ấy, đức Thế Tôn biết được câu chuyện đang bàn luận giữa các vị tỳ-kheo, liền đi đến giảng đường hình tròn và ngồi xuống chỗ đã được dành sẵn rồi hỏi các vị tỳ-kheo:
1.4. Then the Lord, being aware of what those monks were saying, went to the Round Pavilion and sat down on the prepared seat. Then he said:
- Này các tỳ-kheo, các thầy đang bàn luận chuyện gì ở đây? Có chuyện gì các thầy chưa nói xong?
‘Monks, what was the subject of your conversation just now? What talk have I interrupted?’
Khi được hỏi, các vị tỳ-kheo bạch Phật:
And they told him.
- Bạch Thế Tôn! Lúc vừa rạng sáng, chúng con thức dậy, đến ngồi trong giảng đường hình tròn này và bàn luận với nhau rằng: “Này các thầy, thật kỳ diệu, hiếm có thay! Đức Thế Tôn là bậc thấy biết tất cả, bậc A-la-hán, bậc Giác ngộ Vô thượng, thấu hiểu được mọi khuynh hướng sai khác của chúng sanh. Vậy mà thầy ngoại đạo Suppiya dùng đủ mọi lời để hủy báng Phật, Pháp và Tăng đoàn, còn đệ tử ông ấy lại dùng đủ mọi lời để xưng tán. Như vậy, họ đã nói những lời trái ngược nhau trong khi đi theo sau đức Thế Tôn và chúng ta.” Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện chúng con đang bàn luận dở dang khi Thế Tôn đến.
1.2. Thái độ đúng đối với sự khen chê
1.2.1. Thái độ đúng khi bị chê
[Đức Phật dạy:] Này các tỳ-kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Giáo pháp hay Tăng đoàn, các thầy đừng vì thế mà phẫn nộ, khởi tâm ác hại và bực tức. Này các tỳ-kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Giáo pháp hay Tăng đoàn, và nếu các thầy phẫn nộ, khởi tâm ác hại và bực tức, thì chính các thầy sẽ bị chướng ngại. Vì trong trường hợp đó, nếu phẫn nộ và khởi tâm như vậy, các thầy có phán đoán lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai được chăng?
1.5. ‘Monks, if anyone should speak in disparagement of me, of the Dhamma or of the Sangha, [3] you should not be angry, resentful or upset on that account. If you were to be angry or displeased at such disparagement, that would only be a hindrance to you. For if others disparage me, the Dhamma or the Sangha, and you are angry or displeased, can you recognise whether what they say is right or not?’
- Bạch Thế Tôn, không thể được!
‘No, Lord.’
- Này các tỳ-kheo, khi có người hủy báng ta, hủy báng Giáo pháp hay Tăng đoàn, các thầy phải giải thích những điểm không đúng sự thật. Hãy nói rõ: “Điểm này không đúng thật, vì những lý do này... Điểm này không chính xác, vì những lý do này... Chúng tôi không làm như thế này... Giữa chúng tôi không xảy ra việc này...”
‘If others disparage me, the Dhamma or the Sangha, then you must explain what is incorrect as being incorrect, saying: “That is incorrect, that is false, that is not our way,14 that is not found among us.”
1.2.2. Thái độ đúng khi được khen
Này các tỳ-kheo, nếu có người ngợi khen xưng tán ta, xưng tán Giáo pháp hay Tăng đoàn, các thầy đừng vì thế mà quá thích thú, vui mừng, phấn khích. Này các tỳ-kheo, nếu có người ngợi khen xưng tán ta, xưng tán Giáo pháp hay Tăng đoàn, và nếu các thầy quá thích thú, vui mừng, phấn khích, thì chính các thầy sẽ bị chướng ngại, [không thể phán đoán những lời ấy là đúng hay sai].
1.6. ‘But, monks, if others should speak in praise of me, of the Dhamma or of the Sangha, you should not on that account be pleased, happy or elated. If you were to be pleased, happy or elated at such praise, that would only be a hindrance to you.
Này các tỳ-kheo, nếu có người ngợi khen xưng tán ta, xưng tán Giáo pháp hay Tăng đoàn, các thầy chỉ nên thừa nhận những gì đúng thật. Hãy nói rõ: “Điểm này đúng sự thật, như thế này... Điểm này chính xác, như thế này... Chúng tôi có làm như thế này... Giữa chúng tôi có xảy ra việc này...”
If others praise me, the Dhamma or the Sangha, you should acknowledge the truth of what is true, saying: “That is correct, that is right, that is our way, that is found among us.”
2. Khác biệt giữa người tầm thường và bậc trí tuệ
2.1. Sự xưng tán của người tầm thường
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường xưng tán Như Lai vì những điều nhỏ nhặt thuộc oai nghi và giới hạnh [mà họ nhìn thấy]. Này các tỳ-kheo, thế nào là những điều nhỏ nhặt thuộc oai nghi giới hạnh mà người thế tục thường xưng tán Như Lai?
1.7. ‘It is, monks, for elementary, inferior matters of moral practice15 that the worldling16 would praise the Tathāgata.17 And what are these elementary, inferior matters for which the worldling would praise him?’
2.1.1. Oai nghi giới hạnh: Các đoạn ngắn
[Short Section on Morality]18
“Sa-môn Gotama từ bỏ sự giết hại, tránh xa việc giết hại, từ bỏ gậy gộc, dao, kiếm... biết xấu hổ và tự hổ thẹn [đối với việc xấu], có lòng từ ái, bi mẫn, nghĩ đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh.”
[4] 1.8. “‘Abandoning the taking of life, the ascetic Gotama dwells refraining from taking life, without stick or sword, scrupulous, compassionate, trembling for the welfare of all living beings.”
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
Thus the worldling would praise the Tathāgata.19
“Sa-môn Gotama từ bỏ sự lấy của không cho, tránh xa việc lấy của không cho, chỉ nhận lấy những gì đã được cho, chỉ mong muốn những gì đã được cho, sống trong sạch không làm việc trộm cướp.”
“Abandoning the taking of what is not given, the ascetic Gotama dwells refraining from taking what is not given, living purely, accepting what is given, awaiting what is given, without stealing.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Sa-môn Gotama từ bỏ sự tham dâm, tu hạnh thanh tịnh không dâm dục, sống đời giải thoát, từ bỏ sự dâm dục hèn kém.”
Abandoning unchastity, the ascetic Gotama lives far from it, aloof from the village-practice of sex.20
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Sa-môn Gotama từ bỏ sự nói dối, tránh xa việc nói dối, chỉ nói những lời chân thật, y theo sự thật, đáng tin cậy, giữ lời hứa, không lừa gạt người khác.”
1.9. “‘Abandoning false speech, the ascetic Gotama dwells refraining from false speech, a truth-speaker, one to be relied on, trustworthy, dependable, not a deceiver of the world.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Sa-môn Gotama từ bỏ việc nói hai lưỡi, tránh xa việc nói hai lưỡi; không nghe chỗ này đem nói chỗ kia để gây chia rẽ những người này; không nghe chỗ kia đem nói chỗ này để gây chia rẽ những người kia. Sa-môn Gotama nói để hòa hợp những người đang chia rẽ, gắn kết thêm những người đã hòa hợp, hoan hỷ trong sự hòa hợp, nói những lời đưa đến sự hòa hợp.”
Abandoning malicious speech, he does not repeat there what he has heard here to the detriment of these, or repeat here what he has heard there to the detriment of those. Thus he is a reconciler of those at variance and an encourager of those at one, rejoicing in peace, loving it, delighting in it, one who speaks up for peace.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Sa-môn Gotama từ bỏ việc nói lời độc ác, tránh xa việc nói lời độc ác, chỉ nói những lời không lỗi lầm, những lời dễ nghe, những lời thương yêu, thấu tận lòng người, những lời tao nhã, làm đẹp lòng, vui lòng nhiều người. Sa-môn Gotama nói những lời như vậy.”
Abandoning harsh speech, he refrains from it. He speaks whatever is blameless, pleasing to the ear, agreeable, reaching the heart, urbane, pleasing and attractive to the multitude.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Sa-môn Gotama từ bỏ việc nói lời thêu dệt vô nghĩa, tránh xa việc nói lời thêu dệt vô nghĩa, chỉ nói ra đúng lúc những lời chân thật, có ý nghĩa, nói ra những lời phù hợp với Chánh pháp và Giới luật, nói những lời đáng ghi nhớ, những lời hợp lý, ngắn gọn, súc tích và mang lại lợi ích.”
Abandoning idle chatter, he speaks at the right time, what is correct and to the point,21 of Dhamma and discipline. He is a speaker whose words are to be treasured, seasonable, [5] reasoned, well-defined and connected with the goal.”22
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
Thus the worldling would praise the Tathāgata.
“Sa-môn Gotama không làm hư hại các loại hạt giống và thực vật.
“Sa-môn Gotama ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn sau giờ giữa trưa.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không xem hay nghe ca, múa, nhạc, kịch.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không trang sức bằng vòng hoa, không dùng hương thơm, dầu thoa và các đồ trang sức.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không dùng các loại giường nằm cao rộng.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không sở hữu vàng bạc.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận hạt ngũ cốc chưa nấu chín.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận thịt chưa nấu chín.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không sở hữu đàn bà, con gái.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không sở hữu tôi tớ trai gái.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận cừu, dê. Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận gia cầm và heo. Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái...
“Sa-môn Gotama từ bỏ không sở hữu ruộng nương đất đai.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không sai phái người môi giới hoặc tự mình làm môi giới.
“Sa-môn Gotama từ bỏ không làm việc buôn bán.
“Sa-môn Gotama từ bỏ sự gian lận bằng cách cân đong, đo lường [không chính xác].
“Sa-môn Gotama từ bỏ các thói xấu như hối lộ, gian trá, lừa đảo...
“Sa-môn Gotama từ bỏ những việc gây thương tích, giết hại, giam nhốt, cướp đoạt, trộm cắp, phá hoại.”
1.10. “‘The ascetic Gotama is a refrainer from damaging seeds and crops.
He eats once a day and not at night, refraining from eating at improper times.23
He avoids watching dancing, singing, music and shows.
He abstains from using garlands, perfumes, cosmetics, ornaments and adornments.
He avoids using high or wide beds.
He avoids accepting gold and silver.24
He avoids accepting raw grain or
raw flesh,
he does not accept women and young girls,
male or female slaves,
sheep and goats, cocks and pigs, elephants, cattle, horses and mares,
fields and plots;25
he refrains from running errands,
from buying and selling,
from cheating with false weights and measures,
from bribery and corruption, deception and insincerity,
from wounding, killing, imprisoning, highway robbery, and taking food by force.”
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
Thus the worldling would praise the Tathāgata.’
2.1.2. Oai nghi giới hạnh: Các đoạn vừa
[Middle Section on Morality]
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn làm hư hại các loài thực vật và cây con, như cây con sinh ra từ củ rễ, cây con sinh ra từ giâm cành, cây con sinh ra từ ghép mắt, cây con sinh ra từ cây mẹ và cây con sinh ra từ hạt giống. Trong khi đó, Sa-môn Gotama không làm hư hại các loài thực vật và cây con.”
1.11. “‘Whereas, gentlemen, some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, are addicted to the destruction of such seeds as are propagated from roots, from stems, from joints, from cuttings, from seeds, the ascetic Gotama refrains from such destruction.”
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
Thus the worldling would praise the Tathāgata. [6]
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn cất chứa và thọ hưởng các đồ vật, như cất chứa các món ăn, cất chứa thức uống, cất chứa vải vóc, xe cộ, ngọa cụ, hương liệu, các loại gia vị... Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ không cất chứa các vật như trên.”
1.12. “‘Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, remain addicted to the enjoyment of stored-up goods such as food, drink, clothing, carriages, beds, perfumes, meat, the ascetic Gotama refrains from such enjoyment.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn ham mê các trò giải trí không chân chánh như ca, múa, nhạc, kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, diễn võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh trận giả, dàn trận, thao dượt, diễn binh. Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ các trò giải trí không chân chánh như trên.”
1.13. “‘Whereas some ascetics and Brahmins... remain addicted to attending such shows as dancing, singing, music, displays, recitations, hand-music, cymbals and drums, fairy-shows, 26 acrobatic and conjuring tricks,27 combats of elephants, buffaloes, bulls, goats, rams, cocks and quail, fighting with staves, boxing, wrestling, sham-fights, parades, manoeuvres and military reviews, the ascetic Gotama refrains from attending such displays.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn đam mê thú vui cờ bạc và các trò tiêu khiển như chơi cờ 64 ô vuông, chơi cờ 100 ô vuông, chơi cờ không bàn, chơi nhảy ô lò cò, chơi rút thẻ, chơi đổ súc sắc, chơi đánh khăng, chơi vẽ hình bằng tay, chơi banh, chơi thổi kèn lá, chơi trò cày ruộng giả, chơi nhào lộn, chơi chong chóng gió, chơi trò đo lường, chơi xe cộ hay cung tên đồ chơi, chơi đoán chữ viết trên không hay do người khác viết trên lưng mình, chơi đoán ý nghĩ của người khác, chơi bắt chước bộ điệu. Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ không ham mê cờ bạc và các trò tiêu khiển như trên.”
1.14. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such games and idle pursuits as eight- or ten-row chess,28 ‘chess in the air’,29 hopscotch, spillikins, dicing, hitting sticks, ‘hand-pictures’, ball-games, blowing through toy pipes, playing with toy ploughs, turning somersaults, playing with toy windmills, measures, carriages, [7] and bows, guessing letters,30 guessing thoughts,31 mimicking deformities, the ascetic Gotama refrains from such idle pursuits.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn ưa thích dùng giường ghế cao rộng như ghế bành, ghế dài, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền lông thú cả hai phía, mền lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền lụa, tấm thảm lớn đủ chỗ 16 người múa, các loại thảm dùng cho voi, cho ngựa, cho xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại, tấm thảm với mùng che phía trên, ghế dài có gối màu đỏ trên đầu và dưới chân. Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ không dùng các loại giường nệm cao rộng như vậy.”
1.15. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to high and wide beds and long chairs, couches adorned with animal figures,32 fleecy or variegated coverlets, coverlets with hair on both sides or one side, silk coverlets, embroidered with gems or without, elephant-, horse- or chariot-rugs, choice spreads of antelope-hide, couches with awnings, or with red cushions at both ends, the ascetic Gotama refrains from such high and wide beds.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn ưa thích dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm, như thoa dầu thơm khắp thân thể, xoa bóp thân thể, tắm nước thơm, nắn vỗ chân tay, dùng gương soi mặt, kem thoa mặt, vòng hoa, phấn, son, phấn và sáp thoa mặt, đeo vòng tay, đội tóc giả, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đội đầu, ngọc quý, phất trần, vải trắng có viền tua dài... Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ không dùng các thứ trang sức và mỹ phẩm như vậy.”
1.16. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such forms of self-adornment and embellishment as rubbing the body with perfumes, massaging, bathing in scented water, shampooing, using mirrors, ointments, garlands, scents, unguents, cosmetics, bracelets, headbands, fancy sticks, bottles, swords, sunshades, decorated sandals, turbans, gems, yak-tail fans, long-fringed white robes, the ascetic Gotama refrains from such self-adornment.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn ưa thích nói những câu chuyện vô ích, tầm thường, như chuyện về vua chúa, chuyện về kẻ trộm, chuyện về các quan chức, chuyện về binh lính, những câu chuyện hãi hùng, chuyện về chiến tranh, chuyện về thức ăn uống, chuyện về vải vóc, chuyện về giường nằm, chuyện về vòng hoa, hương liệu, chuyện về bà con, chuyện về xe cộ, chuyện về làng xóm, chuyện về thị xã, thành phố, chuyện về các đất nước, chuyện về đàn bà, đàn ông, chuyện về các anh hùng, chuyện tán gẫu bên lề đường, chuyện ở chỗ lấy nước, chuyện về người đã chết, những câu chuyện tạp thoại, chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương, chuyện về sự hiện hữu và không hiện hữu... Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ không tham gia những câu chuyện vô ích, tầm thường như vậy.”
1.17. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such unedifying conversation33 as about kings, robbers, ministers, armies, dangers, wars, food, drink, clothes, beds, garlands, perfumes, relatives, carriages, villages, towns and cities, countries, women, [8] heroes, street- and well-gossip, talk of the departed, desultory chat, speculations about land and sea,34 talk about being and non-being,35 the ascetic Gotama refrains from such conversation.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn ham mê bàn luận tranh chấp, như nói: ‘Các người không biết pháp và luật này, ta biết pháp và luật này.’ ‘Làm sao các người biết được pháp và luật này?’ ‘Các người đã rơi vào tà kiến, ta mới thật đúng chánh kiến; lời nói của ta mới thích hợp, lời nói của các người không thích hợp; những điều đáng nói trước, các người lại nói sau, những điều đáng nói sau, các người lại nói trước; lập luận của các người đã bị bác bỏ; câu nói của các người đã bị thách thức; các người đã bị thua. Hãy giải thích về quan điểm của các người; các người hãy cố gắng thoát khỏi bế tắc này...’ Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ hết thảy những biện luận, tranh chấp như vậy.”
1.18. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to disputation such as: ‘You don’t understand this doctrine and discipline - I do!’ ‘How could you understand this doctrine and discipline?’ ‘Your way is all wrong — mine is right!’ ‘I am consistent - you aren’t!’ ‘You said last what you should have said first, and you said first what you should have said last!’ ‘What you took so long to think up has been refuted!’ ‘Your argument has been overthrown, you’re defeated!’ ‘Go on, save your doctrine — get out of that if you can!’ the ascetic Gotama refrains from such disputation.36
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn làm việc đưa tin qua lại, hoặc tự làm môi giới, chẳng hạn như đưa tin cho vua chúa, cho các quan chức, cho các vị sát-đế-lỵ, bà-la-môn, cho các gia chủ, các thanh niên, nói rằng: ‘Hãy đi đến chỗ ấy, hãy đi lại chỗ kia; mang cái này lại đây, đem cái này đến chỗ kia...’ Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ việc đưa tin qua lại hoặc tự làm môi giới.”
1.19. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such things as running errands and messages, such as for kings, ministers, nobles, Brahmins, householders and young men who say: ‘Go here — go there! Take this there — bring that from there!’ the ascetic Gotama refrains from such errand-running.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn sống lừa đảo, nói lời siểm nịnh, gợi ý, gièm pha, lúc nào cũng muốn mưu lợi nhiều hơn. Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ những sự lừa đảo và siểm nịnh như vậy.”
1.20. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to deception, patter, hinting, belittling, and are always .on the make for further gains, the ascetic Gotama refrains from such deception.”
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
Thus the worldling would praise the Tathāgata.’37
2.1.3. Oai nghi giới hạnh: Các đoạn dài
[Large Section on Morality]
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những việc làm sai trái như xem tướng tay chân, xem tướng thân hình, đoán các điềm lành dữ, đoán mộng, xem các dấu hiệu trên thân thể, xem dấu chuột cắn; tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hột cải vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế bơ [sữa], tế dầu, tế máu; theo học các khoa xem chi tiết, xem địa lý, xem mộng, cầu thần ban phước, cầu ma quỷ, dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất; học các khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bọ cạp, khoa chim, khoa quạ, khoa đoán tuổi thọ, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của loài vật. Trong khi đó, Sa-môn Gotama tránh xa những việc làm sai trái như trên.”
1.21. “‘Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, make their living by such base arts, such wrong means of livelihood as palmistry,38 divining by signs, portents, dreams, body-marks, mouse-gnawings, fire-oblations, oblations from a ladle, of husks, rice-powder, rice-grains, ghee or oil, from the mouth or of blood, reading the finger-tips, house- and garden-lore, skill in charms, ghost-lore, earth-house lore,39 snake-lore, poison-lore, rat-lore, bird-lore, crow-lore, foretelling a person’s life-span, charms against arrows, knowledge of animals’ cries, the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những nghề sai trái như xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm dao, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng vũ khí, tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng thiếu niên, tướng thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con tắc kè, tướng vật tai dài, tướng rùa, tướng thú vật. Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ những nghề sai trái như trên.”
1.22. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as judging the marks of gems, sticks, clothes, swords, spears, arrows, weapons, women, men, boys, girls, male and female slaves, elephants, horses, buffaloes, bulls, cows, goats, rams, cocks, quail, iguanas, bamboo-rats,40 tortoises, deer, the ascetic Gotama refrains from such base arts.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những nghề sai trái như đoán trước vua sẽ tiến quân, vua sẽ lui quân; vua trong nước sẽ tấn công, vua nước ngoài sẽ rút quân; hoặc vua nước ngoài sẽ tấn công, vua trong nước sẽ rút quân; vua trong nước sẽ thắng, vua nước ngoài sẽ thua; hoặc vua nước ngoài sẽ thắng, vua trong nước sẽ thua; như vậy phe bên này sẽ thắng, phe bên kia sẽ thua... Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ những nghề sai trái như trên.”
1.23. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as predicting: ‘The chiefs41 will march out — the chiefs will march back’, ‘Our chiefs [10] will advance and the other chiefs will retreat’, ‘Our chiefs will win and the other chiefs will lose’, ‘The other chiefs will win and ours will lose’, ‘Thus there will be victory for one side and defeat for the other’, the ascetic Gotama refrains from such base arts.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những nghề sai trái như đoán trước sẽ có nguyệt thực, sẽ có nhật thực, các vì sao sẽ bị che khuất; mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng quỹ đạo; mặt trăng, mặt trời sẽ đi ngoài quỹ đạo; các vì sao sẽ đi đúng quỹ đạo, các vì sao sẽ đi ngoài quỹ đạo, sẽ có sao băng, sẽ có lửa cháy các phương hướng, sẽ có động đất, sẽ có sấm trời, mặt trăng, mặt trời, các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng; nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhật thực sẽ có kết quả như thế này, sao khuất sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi đúng quỹ đạo sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi ngoài quỹ đạo sẽ có kết quả như thế này, các vì sao đi đúng quỹ đạo sẽ có kết quả như thế này, sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương hướng sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có những kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng, mặt trời, các sao mọc, lặn, mờ, sáng, sẽ có kết quả như thế này... Trong khi đó, Sa-môn Gotama từ bỏ, tránh xa những nghề sai trái như vậy.”
1.24. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as predicting an eclipse of the moon, the sun, a star; that the sun and moon will go on their proper course — will go astray; that a star will go on its proper course — will go astray; that there will be a shower of meteors, a blaze in the sky, an earthquake, thunder; a rising, setting, darkening, brightening of the moon, the sun, the stars; and ‘such will be the outcome of these things’, the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood. [11]
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những nghề sai trái như đoán trước sẽ có nhiều mưa, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ có hiểm họa, sẽ có bịnh, sẽ không có bịnh; hoặc làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thơ, phán xét chuyện đúng sai của thế tục. Trong khi đó, Sa-môn Gotama tránh xa các nghề sai trái như trên.”
1.25. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as predicting good or bad rainfall; a good or bad harvest; security, danger; disease, health; or accounting, computing, calculating, poetic composition, philosophising, the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những nghề sai trái, như sắp đặt ngày lành để rước dâu, đón rể; lựa ngày giờ tốt để hòa giải, để chia rẽ, để đòi nợ, để mượn tiền, tiêu tiền; hoặc dùng bùa chú để giúp người được may mắn, để khiến người bị rủi ro, để phá thai, để làm cóng lưỡi, để khiến quai hàm không cử động, để khiến cho người phải bỏ tay xuống, để khiến cho tai bị điếc; hoặc hỏi gương ma thuật, hỏi thiếu nữ lên đồng, hỏi thiên thần để biết họa phước; hoặc thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri nữ thần may mắn. Trong khi đó, Sa-môn Gotama tránh xa các nghề sai trái như trên.”
1.26. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as arranging the giving and taking in marriage, engagements and divorces; [declaring the time for] saving and spending, bringing good or bad luck, procuring abortions,42 using spells to bind the tongue, binding the jaw, making the hands jerk, causing deafness, getting answers with a mirror, a girl-medium, a deva; worshipping the sun or Great Brahma, breathing fire, invoking the goddess of luck, the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
“Một số sa-môn, bà-la-môn dù đã thọ nhận thức ăn do tín thí cúng dường nhưng vẫn tự nuôi sống bằng những nghề sai trái, như dùng ảo thuật để được yên ổn, để không phải thực hiện lời hứa, để được che chở khi ở trong nhà đất, để được cường dương, để làm người bị liệt dương, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới; làm lễ rửa miệng, lễ hy sinh; làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các chất nhơ bẩn về phía trên, hoặc về phía dưới; tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bịnh đau mắt, làm thầy thuốc mổ xẻ, chữa bịnh trẻ em; cho uống thuốc làm bằng các loại rễ cây, ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Trong khi đó, Sa-môn Gotama tránh xa các nghề sai trái như trên.”
1.27. “‘Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, make their living by such base arts, such wrong means of livelihood as appeasing the devas and redeeming vows to them, making earth-house spells, causing virility or impotence, preparing and consecrating building-sites, giving ritual rinsings and bathings, making sacrifices, giving emetics, purges, expectorants and phlegmagogues, giving ear-, eye-, nose-medicine, ointments and counter-ointments, eye-surgery, surgery, pediatry, using balms to counter the side-effects of previous remedies, the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.”43
Này các tỳ-kheo, những người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường chỉ xưng tán Như Lai như thế.
2.1.4. Tóm lại
Này các tỳ-kheo, đó là những điều nhỏ nhặt thuộc oai nghi giới hạnh mà người thế tục [không hiểu biết sâu xa] thường xưng tán Như Lai.
It is, monks, for such elementary, inferior matters of moral practice that the worldling would praise the Tathāgata.
Này các tỳ-kheo, lại có những pháp khác, sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
[12] 1.28.‘There are, monks, other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
Này các tỳ-kheo, thế nào là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được? Thế nào là những pháp Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và thuyết dạy, chỉ những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến?
And what are these matters?’
2.2. Sự xưng tán của bậc trí tuệ: Phá trừ 62 tà kiến
2.2.1. 18 luận chấp về quá khứ
[The Sixty-Two Kinds of Wrong Views]
Này các tỳ-kheo có những sa-môn, bà-la-môn, luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, đưa ra những hiểu biết sai khác, dựa trên sự bám víu vào 18 luận chấp.
1.29. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are speculators about the past, having fixed views about the past, and who put forward [13] various speculative theories about the past, in eighteen different ways.
Như vậy, dựa trên 18 luận chấp nào mà những sa-môn, bà-la-môn ấy khi luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, đưa ra những hiểu biết sai khác?
On what basis, on what grounds do they do so?
2.2.1.1. Luận chấp thường còn
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn, chủ trương những luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn, với 4 luận chấp.
1.30. ‘There are some ascetics and Brahmins who are Eternalists, who proclaim the eternity of the self and the world in four ways.
Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 4 luận chấp nào để cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn?
On what grounds?
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, trăm ngàn đời, vô số trăm đời, vô số ngàn đời, vô số trăm ngàn đời. Vị ấy nhớ rằng: “Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên thế này, dòng họ thế này, giai cấp thế này, ăn uống thế này, có những vui thú và khổ đau thế này, tuổi thọ thế này, chết đi thế này... Từ chỗ ấy chết đi, tôi sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống với tên thế này, dòng họ thế này, giai cấp thế này, ăn uống thế này, có những vui thú và khổ đau thế này, tuổi thọ thế này, chết đi thế này... Từ chỗ kia chết đi, tôi sanh lại chỗ này.”
1.31. [Wrong view 1]44 ‘Here, monks, a certain ascetic or Brahmin has by means of effort, exertion, application, earnestness and right attention attained to such a state of mental concentration that he thereby recalls past existences - one birth, two births, three, four, five, ten births, a hundred, a thousand, a hundred thousand births, several hundred, several thousand, several hundred thousand births.
“There my name was so-and-so, my clan was so-and-so, my caste was so-and-so, my food was such-and-such, I experienced such-and-such pleasant and painful conditions, I lived for so long. Having passed away from there, I arose there. There my name was so-and-so ... And having passed away from there, I arose here.”
Như vậy, vị ấy nhớ được nhiều đời quá khứ, với những đặc điểm và chi tiết. Vị ấy nói rằng: “Bản ngã và thế giới là thường còn [từ vô thủy], vốn không sanh ra, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá, còn các loài hữu tình thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy tất cả vẫn thường còn. Tại sao vậy? Vì rằng tôi nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định, có thể nhớ lại nhiều đời quá khứ với những đặc điểm và chi tiết, nên biết rằng bản ngã và thế giới là thường còn [từ vô thủy], vốn không sanh ra, còn những loài hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy tất cả vẫn thường còn.”
Thus he remembers various past [14], lives, their conditions and details. And he says: “The self and the world are eternal, barren45 like a mountain-peak, set firmly as a post. These beings rush round, circulate, pass away and re-arise, but this remains eternally.
Why so? I have by means of effort, exertion, attained to such a state of mental concentration that I have thereby recalled various past existences ... That is how I know the self and the world are eternal...”
Này các tỳ-kheo đó là lập trường thứ nhất, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số vị sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn.
That is the first way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
Trường hợp thứ hai, có một số sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn?
1.32. [Wrong view 2] ‘And what is the second way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một kiếp thế giới thành rồi hoại, hai kiếp thế giới thành rồi hoại, ba kiếp thế giới thành rồi hoại, cho đến mười kiếp thế giới thành rồi hoại. Vị ấy nhớ rằng: “Khi sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên thế này, dòng họ thế này, giai cấp thế này, ăn uống thế này, có những vui thú và khổ đau thế này, tuổi thọ thế này, chết đi thế này... Từ chỗ ấy chết đi, tôi sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống với tên thế này, dòng họ thế này, giai cấp thế này, ăn uống thế này, có những vui thú và khổ đau thế này, tuổi thọ thế này, chết đi thế này... Từ chỗ kia chết đi, tôi sanh lại chỗ này.”
Here, monks, a certain ascetic or Brahmin has by means of effort, exertion... attained to such a state of mental concentration that he thereby recalls one period of contraction and expansion, 46 two such periods, three, four, five, ten periods of contraction and expansion... “There my name was so-and-so...” [15]
Như vậy, vị ấy nhớ được nhiều đời quá khứ, với những đặc điểm và chi tiết. Vị ấy nói rằng: “Bản ngã và thế giới là thường còn [từ vô thủy], vốn không sanh ra, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá, còn những loài hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy tất cả vẫn thường còn.”
Này các tỳ-kheo, đó là lập trường thứ hai, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn.
That is the second way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
Trường hợp thứ ba, có những sa-môn hay bà-la-môn, dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn?
1.33. [Wrong view 3] ‘And what is the third way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười kiếp thế giới thành rồi hoại, hai mươi kiếp thế giới thành rồi hoại, ba mươi kiếp thế giới thành rồi hoại, bốn mươi kiếp thế giới thành rồi hoại, năm mươi kiếp thế giới thành rồi hoại. Vị ấy nhớ rằng: “Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên thế này, dòng họ thế này, giai cấp thế này, có những vui thú và khổ đau thế này, tuổi thọ thế này. Từ chỗ ấy chết đi, tôi sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống với tên thế này, dòng họ thế này, giai cấp thế này, ăn uống thế này, có những vui thú và khổ đau thế này, tuổi thọ thế này. Từ chỗ kia chết đi, tôi sanh lại chỗ này.”
Here, monks, a certain ascetic or Brahmin has by means of effort... attained to such a state of mental concentration that he recalls ten, twenty, thirty, forty periods of contraction and expansion.
Như vậy vị ấy nhớ lại nhiều đời quá khứ với những đặc điểm và chi tiết. Vị ấy nói: “Bản ngã và thế giới là thường còn [từ vô thủy], vốn không sanh ra, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá, còn những loài hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường còn. Tại sao vậy? Vì rằng tôi nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định, có thể nhớ lại nhiều đời quá khứ với những đặc điểm và chi tiết, nên biết rằng bản ngã và thế giới là thường còn [từ vô thủy], vốn không sanh ra, còn những loài hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy tất cả vẫn thường còn.”
“There my name was so-and-so...” [16]
Này các tỳ-kheo, đó là lập trường thứ ba, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn, chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn.
That is the third way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
Trường hợp thứ tư, những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì mà chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn?
1.34. [Wrong view 4] ‘And what is the fourth way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn là nhà suy luận, khảo sát. Do suy luận chia chẻ và dựa theo sự khảo sát, vị này tuyên bố: “Bản ngã và thế giới là thường còn [từ vô thủy], vốn không sanh ra, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá, còn những loài hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy tất cả vẫn thường còn.”
Here a certain ascetic or Brahmin is a logician,47 a reasoner. Hammering it out by reason, following his own line of thought, he argues: “The self and the world are eternal, barren like a mountain-peak, set firmly as a post. These beings rush round, circulate, pass away and re-arise, but this remains forever.”
Này các tỳ-kheo, đó là lập trường thứ tư, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn.
That is the fourth way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn này chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn, với 4 luận chấp trên. Nếu có những vị sa-môn, bà-la-môn nào chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn, họ sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 4 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
1.35. ‘These are the four ways in which these ascetics and Brahmins are Etemalists, and proclaim the eternity of the self and the world on four grounds. And whatever ascetics or Brahmins are Eternalists and proclaim the eternity of the self and the world, they do so on one or other of these four grounds. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
1.36. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world. This the Tathāgata knows, and more, but he is not [17] attached to that knowledge. And being thus unattached he has experienced for himself perfect peace, and having truly understood the arising and passing away of feelings, their attraction and peril and the deliverance from them, the Tathāgata is liberated without remainder.
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
1.37. ‘There are, monks, other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak. And what are these matters?’
2.2.1.2. Luận chấp thường, vô thường
[End of first recitation-section]
Này các tỳ-kheo, lại có những sa-môn, bà-la-môn, chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác, với 4 luận chấp.
2.1. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are partly Etemalists and partly Non-Eternalists, who proclaim the partial eternity and the partial non-eternity of the self and the world in four ways.
Vậy những sa-môn, bà-la-môn ấy dựa vào, căn cứ vào 4 luận chấp nào để chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác?
On what grounds?
Này các tỳ-kheo, có một thời [xa xưa], vào một giai đoạn nào đó, sau một thời gian rất lâu, thế giới này hư hoại dần. Trong khi thế giới hư hoại dần, phần lớn các loài hữu tình tái sanh qua cõi trời Quang Âm (Abhassara). Tại đó, những loài chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng sự vui thích trong tâm, tự chiếu hào quang, bay đi trên hư không, sống trong sự quang vinh, và họ sống như vậy một thời gian rất dài.
2.2. ‘There comes a time, monks, sooner or later after a long period, when this world contracts. At a time of contraction, beings are mostly reborn in the Abhassara Brahmā48 world. And there they dwell, mind-made,49 feeding on delight,50 self-luminous, moving through the air, glorious — and they stay like that for a very long time.
Này các tỳ-kheo, rồi đến một giai đoạn nào đó, sau một thời gian rất lâu, thế giới này hình thành dần. Trong khi thế giới này hình thành dần, cung điện Phạm thiên hiện ra nhưng trống rỗng. Lúc bấy giờ có một hữu tình, hoặc tuổi thọ đã hết, hay phước báo đã hết, chết đi từ cõi trời Quang Âm và tái sanh vào cung điện Phạm thiên trống rỗng ấy. Vị này ở tại đó, do ý sanh, nuôi sống bằng sự vui thích trong tâm, tự chiếu hào quang, bay đi trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy trong một thời gian rất dài.
2.3. [Wrong view 5] ‘But the time comes, sooner or later after a long period, when this world begins to expand. In this expanding world an empty palace of Brahmā51 appears. And then one being, from exhaustion of his life-span or of his merits,52 falls from the Abhassara world and arises in the empty Brahmā-palace. And there he dwells, mind-made, feeding on delight, self-luminous, moving through the air, glorious — and he stays like that for a very long time.
Vị này sau khi sống lâu một mình như vậy tại chỗ ấy, khởi ý chán nản, không vui thích và có kỳ vọng: “Mong sao có các loài hữu tình khác cũng đến tại chỗ này!” Lúc bấy giờ, các loài hữu tình khác, hoặc tuổi thọ đã hết, hay phước báo đã hết, chết đi từ cõi trời Quang Âm và sanh vào cung điện Phạm thiên để làm bạn với vị hữu tình kia. Những loài hữu tình này cũng do ý sanh, nuôi sống bằng sự vui thích trong tâm, tự chiếu hào quang, bay đi trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian rất dài.
2.4. ‘Then in this being who has been alone for so long there arises unrest, discontent and worry, and he thinks: “Oh, if only some other beings would come here!” And other beings, [18] from exhaustion of their life-span or of their merits, fall from the Abhassara world and arise in the Brahmāpalace as companions for this being. And there they dwell, mind-made, ... and they stay like that for a very long time.
Này các tỳ-kheo, lúc bấy giờ vị hữu tình đã sanh qua trước tiên nghĩ rằng: “Ta là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh ra. Những loài hữu tình ấy do chính ta sanh ra. Tại sao vậy? Vì chính do ta khởi ý nghĩ: ‘Mong sao các loài hữu tình khác cũng đến tại chỗ này.’ Chính do ý nguyện của ta mà những loài hữu tình ấy sanh đến chỗ này.”
2.5. ‘And then, monks, that being who first arose there thinks: “I am Brahma, the Great Brahma, the Conqueror, the Unconquered, the All-Seeing, the All-Powerful, the Lord, the Maker and Creator, Ruler, Appointer and Orderer, Father of All That Have Been and Shall Be. These beings were created by me.
How so? Because I first had this thought: ‘Oh, if only some other beings would come here!’ That was my wish, and then these beings came into this existence!”
Các loài hữu tình đến sau cũng nghĩ như thế này: “Vị ấy là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh ra. Chúng ta do vị Phạm thiên này hóa sanh. Vì sao vậy? Vì ta thấy vị này sanh trước ở đây rồi, còn chúng ta thì sanh đến sau.”
But those beings who arose subsequently think: “This, friends, is Brahma, Great Brahma, the Conqueror, the Unconquered, the All-Seeing, the All-Powerful, the Lord, the Maker and Creator, Ruler, Appointer and Orderer, Father of All That Have Been and Shall Be. How so? We have seen that he was here first, and that we arose after him.”
Này các tỳ-kheo, vị hữu tình sanh ra trước tiên ấy sống được lâu hơn, sắc tướng tốt đẹp hơn và được nhiều uy quyền hơn. Còn các loài hữu tình sanh sau thì đời sống ngắn hơn, sắc tướng ít tốt đẹp hơn và được ít quyền hơn.
2.6. ‘And this being that arose first is longer-lived, more beautiful and more powerful than they are.
Này các tỳ-kheo, rồi có trường hợp này xảy ra. Một trong các hữu tình ấy, sau khi từ bỏ thân xác kia lại thác sanh đến cõi này. Khi đến cõi này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ lại đời sống quá khứ ấy, nhưng không nhớ được xa hơn đời sống ấy.
And it may happen that some being falls from that realm and arises in this world. Having arisen in this world, he goes forth from the household life into homelessness.
Having gone forth, he by means of effort, exertion, application, earnestness and right attention attains to such a degree of mental concentration that he thereby recalls his last existence, but recalls none before that.
Vị ấy nói rằng: “Vị kia là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ của các chúng sanh đã và sẽ sanh ra. Chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa sanh. Vị ấy là thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường còn như vậy mãi mãi. Còn chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa sanh đến tại chỗ này, chúng ta là vô thường, không kiên cố, đời sống ngắn ngủi và chịu sự thay đổi.”
And he thinks: “That Brahmā,... he made us, and he is permanent, stable, eternal, not subject to change, the same for ever and ever. But we who were [19] created by that Brahma, we are impermanent, unstable, short-lived, fated to fall away, and we have come to this world.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, dựa vào đó, căn cứ vào đó, một số sa-môn, bà-la-môn, chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác.
This is the first case whereby some ascetics and Brahmins are partly Eternalists and partly Non-Eternalists.
Trường hợp thứ hai, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác?
2.7. [Wrong view 6] ‘And what is the second way?
Này các tỳ-kheo, có hạng chư thiên gọi là Khiddāpadosikā (bị nhiễm hoặc bởi dục lạc). Những vị này sống lâu ngày mê say trong sự cười đùa vui thú. Vì sống lâu ngày mê say trong sự cười đùa vui thú nên bị mất chánh niệm. Do mất chánh niệm, các vị ấy chết đi, từ bỏ thân xác ấy.
There are, monks, certain devas called Corrupted by Pleasure.53They spend an excessive amount of time addicted to merriment, play and enjoyment, so that their mindfulness is dissipated, and by the dissipation of mindfulness those beings fall from that state.
Này các tỳ-kheo, rồi có trường hợp này xảy ra. Một trong các vị ấy sau khi chết đi từ bỏ thân xác lại sanh đến cõi này. Khi sanh đến cõi này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống quá khứ vừa qua, nhưng không nhớ được xa hơn đời sống ấy.
2.8. ‘And it can happen that a being, having fallen from that state, arises in this world. Having arisen in this world, he goes forth from the household life into homelessness. Having gone forth, he by means of effort, exertion, ... recalls his last existence, but recalls none before that.
Vị ấy nói rằng: “Những chư thiên không bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, họ sống lâu ngày không mê say trong sự cười đùa vui thú. Vì không mê say trong sự cười đùa vui thú nên không bị mất chánh niệm. Nhờ không mất chánh niệm nên những chư thiên ấy không phải chết đi từ bỏ thân xác. Họ được sống thường hằng, kiên cố, không bị chuyển biến, thường còn như vậy mãi mãi.
2.9. ‘He thinks: “Those reverend devas who are not corrupted by pleasure do not spend an excessive amount of time addicted to merriment, play and enjoyment. Thus their mindfulness is not dissipated, and so they do not fall from that state. They are permanent, stable, eternal, not subject to change, the same forever and [20] ever.
“Còn ta đã bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, sống lâu ngày mê say trong sự cười đùa vui thú. Vì ta mê say trong sự cười đùa vui thú nên bị mất chánh niệm. Do mất chánh niệm, ta phải từ bỏ thân thể, sống vô thường, không kiên cố, yểu mạng, chịu sự thay đổi và chết đi rồi sanh đến cõi này.”
But we, who are corrupted by pleasure, spent an excessive amount of time addicted to merriment, play and enjoyment. Thus we, by the dissipation of mindfulness, have fallen from that state, we are impermanent, unstable, short-lived, fated to fall away, and we have come to this world.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, dựa vào đó, căn cứ vào đó, một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác.
This is the second case.
Trường hợp thứ ba, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác?
2.10. [Wrong view 7] ‘And what is the third way?
Này các tỳ-kheo, có hạng chư thiên gọi là Manopadosikā (bị nhiễm hoặc bởi tâm trí). Họ sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau. Vì nung nấu bởi sự đố kỵ, tâm trí họ oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí oán ghét lẫn nhau, nên thân tâm họ mệt mỏi. Các vị ấy chết đi, từ bỏ thân xác.
There are, monks, certain devas called Corrupted in Mind.54 They spend an excessive amount of time regarding each other with envy. By this means their minds are corrupted. On account of their corrupted minds they become weary in body and mind. And they fall from that place.
Này các tỳ-kheo, rồi có trường hợp này xảy ra. Một trong số chư thiên kia, khi chết đi từ bỏ thân xác lại sanh đến cõi này. Khi sanh đến cõi này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ lại đời sống vừa qua, nhưng không nhớ được xa hơn đời sống ấy.
2.11. ‘And it can happen that a being, having fallen from that state, arises in this world. He ... recalls his last existence, but recalls none before that.
Vị ấy nói rằng: “Những chư thiên không bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, họ sống lâu ngày không nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau. Vì không nung nấu bởi sự đố kỵ, tâm trí họ không oán ghét nhau. Vì tâm trí không oán ghét nhau, nên thân tâm họ không mệt mỏi. Những chư thiên ấy không phải chết đi và từ bỏ thân xác, họ sống thường hằng kiên cố, không bị thay đổi, thường sống như vậy mãi mãi.
2.12. ‘He thinks: “Those reverend devas who are not corrupted in mind do not spend an excessive amount of time regarding each other with envy ... They do not become corrupted in mind, or weary in body and mind, and so they do not fall from that state. They are permanent, stable, eternal... [21]
“Còn chúng ta bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, nên tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau, nên thân tâm mệt mỏi. Chúng ta chết đi, từ bỏ thân xác, sống vô thường không kiên cố, đời sống ngắn ngủi, chịu sự thay đổi và chết đi rồi sanh đến chỗ này.”
But we, who are corrupted in mind, ... are impermanent, unstable, short-lived, fated to fall away, and we have come to this world.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, dựa vào đó, căn cứ vào đó, một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác.
This is the third case.
Trường hợp thứ tư, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác?
2.13. [Wrong view 8] ‘And what is the fourth way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn là nhà suy luận, khảo sát. Do suy luận chia chẻ và dựa theo sự khảo sát, vị này tuyên bố: “Những gì gọi là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân: bản ngã ấy là vô thường, không kiên cố, không thường còn, bị thay đổi. Những gì gọi là tâm, ý, thức: bản ngã ấy là không bị thay đổi, thường còn như vậy mãi mãi.”
Here, a certain ascetic or Brahmin is a logician, a reasoner. Hammering it out by reason, following his own line of thought, he argues: “Whatever is called eye or ear or nose or tongue or body, that is impermanent, unstable, non-eternal, liable to change. But what is called thought,55 or mind or consciousness, that is a self that is permanent, stable, eternal, not subject to change, the same for ever and ever!”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, dựa vào đó, căn cứ vào đó, một số sa-môn, bà-la-môn, chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới có một phần thường còn và một phần không thường còn.
This is the fourth case.
Này các tỳ-kheo, những vị sa-môn, bà-la-môn này chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác, với 4 luận chấp. Nếu có những sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác, họ sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 4 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
2.14. ‘These are the four ways in which these ascetics and Brahmins are partly Eternalists and partly Non-Eternalists ... Whatever ascetics and Brahmins ... proclaim the partial eternity and the partial non-eternity of the self and the world, they do so on one or other of these four grounds. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
2.15. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These [22] viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world. This the Tathāgata knows, and more, but he is not attached to that knowledge. And being thus unattached he has experienced for himself perfect peace, and having truly understood the arising and passing away of feelings, their attraction and peril and the deliverance from them, the Tathāgata is liberated without remainder.
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
2.2.1.3. Luận chấp hữu biên hoặc vô biên
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên hoặc vô biên, cho rằng thế giới là có giới hạn, hoặc không giới hạn, với 4 luận chấp. Vậy những sa-môn, bà-la-môn này, dựa vào 4 luận chấp nào để chủ trương hữu biên hoặc vô biên, cho rằng thế giới là có giới hạn hoặc không giới hạn?
2.16. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Finitists and Infinitists,56 and who proclaim the finitude and infinitude of the world on four grounds. What are they?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy trụ yên trong tư tưởng thế giới là có giới hạn. Vị ấy nói rằng: “Thế giới này là có giới hạn, có một đường vòng bao quanh. Vì sao vậy? Vì tôi nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi trụ yên trong tư tưởng thế giới là có giới hạn. Do đó tôi biết rằng thế giới này là có giới hạn, có một đường vòng bao quanh.”
2.17. [Wrong view 9] ‘Here a certain ascetic or Brahmin has by means of effort...attained to such a state of concentration that he dwells perceiving the world as finite. He thinks: “This world is finite and bounded by a circle. How so? Because I have... attained to such a state of concentration that I dwell perceiving the world as finite. Therefore I know that this world is finite and bounded by a circle.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên, cho rằng thế giới là có giới hạn.
This is the first case.
Trường hợp thứ hai, có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp vô biên, cho rằng thế giới là không có giới hạn?
2.18. [Wrong view 10] ‘And what is the second way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn nhờ nhất tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy trụ yên trong tư tưởng thế giới là không có giới hạn. Vị ấy nói: “Thế giới này là vô biên, không có giới hạn. Những vị sa-môn, bà-la-môn nào đã nói: ‘Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng bao quanh’ là không đúng sự thật. Thế giới này là vô biên, không có giới hạn. Tại sao vậy? Vì tôi nhờ nhất tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi trụ yên trong tư tưởng thế giới là không có giới hạn. Do đó tôi biết rằng thế giới này là vô biên, không có giới hạn.”
Here a certain ascetic or Brahmin has [23] attained to such a state of concentration that he dwells perceiving the world as infinite. He thinks: “This world is infinite and unbounded. Those ascetics and Brahmins who say it is finite and bounded are wrong. How so? Because I have attained to such a state of concentration that I dwell perceiving the world as infinite. Therefore I know that this world is infinite and unbounded.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp vô biên, cho rằng thế giới là không có giới hạn.
This is the second case.
Trường hợp thứ ba, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp hữu biên vô biên, cố chấp cho rằng thế giới vừa có, vừa không có giới hạn?
2.19. [Wrong view 11] ‘And what is the third way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn, nhờ nhất tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy trụ yên trong tư tưởng thế giới có giới hạn về phía trên, phía dưới và không có giới hạn về phía bề ngang. Vị ấy nói: “Thế giới này vừa có, vừa không có giới hạn. Những sa-môn, bà-la-môn nào đã nói: ‘Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng chung quanh’ là không đúng sự thật. Những sa-môn, bà-la-môn nào đã nói: ‘Thế giới này là vô biên, không có giới hạn’ cũng không đúng sự thật. Thế giới này vừa có, vừa không có giới hạn. Tại sao vậy? Vì tôi nhờ nhất tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi trụ yên trong tư tưởng thế giới là có giới hạn về phía trên, phía dưới và không có giới hạn về phía bề ngang. Do vậy tôi biết: Thế giới này vừa có, vừa không có giới hạn.”
Here a certain ascetic or Brahmin has attained to such a state of consciousness that he dwells perceiving the world as finite up-and-down, and infinite across. He thinks: “The world is finite and infinite. Those ascetics and Brahmins who say it is finite are wrong, and those who say it is infinite are wrong.
How so? Because I have attained to such a state of concentration that I dwell perceiving the world as finite up-and-down, and infinite across. Therefore I know that the world is both finite and infinite.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên vô biên, cho rằng thế giới vừa có, vừa không có giới hạn.
This is the third case.
Trường hợp thứ tư, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp phi hữu biên vô biên, cho rằng thế giới không phải giới hạn, cũng không phải không giới hạn?
2.20. [Wrong view 12] ‘And what is the fourth case?
Này các tỳ-kheo, ở đây có sa-môn hay bà-la-môn là nhà suy luận, khảo sát. Do suy luận chia chẻ và dựa theo sự khảo sát vị này tuyên bố: “Thế giới này không phải giới hạn, cũng không phải không giới hạn. Những sa-môn, bà-la-môn nào đã nói: ‘Thế giới này là hữu biên, có giới hạn bao quanh”, là không đúng sự thật. Những sa-môn, bà-la-môn nào đã nói: ‘Thế giới này là vô biên, không có giới hạn’, cũng không đúng sự thật. Những sa-môn, bà-la-môn nào đã nói: ‘Thế giới này vừa có, vừa không có giới hạn’, cũng không đúng sự thật. Thế giới này không phải giới hạn, cũng không phải không giới hạn.”
Here a certain ascetic or Brahmin is a logician, a reasoner. Hammering it out by reason, he argues: “This world is neither finite nor infinite. Those who say it is finite are wrong, and so are those [24] who say it is infinite, and those who say it is finite and infinite. This world is neither finite nor infinite.” This is the fourth case.57
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn này chủ trương luận chấp hữu biên hoặc vô biên, với 4 luận chấp trên. Nếu có những sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương hữu biên hoặc vô biên, cho rằng thế giới là có giới hạn hoặc không giới hạn, họ sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 4 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
2.21. ‘These are the four ways in which these ascetics and Brahmins are Finitists and Infinitists, and proclaim the finitude and infinitude of the world on four grounds. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
2.22. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world... (as verse 15).
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
2.2.1.4. Luận chấp tránh né, ngụy biện
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện. Khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác, họ dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, với 4 luận chấp. Vậy những sa-môn, bà-la-môn ấy dựa vào 4 luận chấp nào để chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định?
2.23. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Eel-Wrigglers.58 When asked about this or that matter, they resort to evasive statements, and they wriggle like eels on four grounds. What are they?
Này các tỳ-kheo, trong trường hợp này có những sa-môn hay bà-la-môn không như thật biết “Đây là thiện”, không như thật biết “Đây là bất thiện”. Vị ấy nghĩ: “Tôi không như thật biết: ‘Đây là thiện’, không như thật biết: ‘Đây là bất thiện’ và nếu tôi trả lời: ‘Đây là thiện’ hoặc tôi trả lời: ‘Đây là bất thiện’, thì dục, tham, sân hận khởi lên trong tôi. Nếu dục, tham, sân hận khởi lên trong tôi, tôi có thể bị sai lầm. Nếu sai lầm thì tôi bị phiền muộn. Nếu bị phiền muộn sẽ là một chướng ngại cho tôi.” Như vậy, vì sợ sai lầm, vì chán ghét sai lầm, nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời: “Đây là bất thiện”. Khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định: “Tôi không nói là như thế này, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.”
2.24. [Wrong view 13] ‘In this case there is an ascetic or Brahmin who does not in truth know whether a thing is good or bad. He thinks: “I do not in truth know whether this is good [25] or whether it is bad. Not knowing which is right, I might declare: ‘That is good’, or ‘That is bad’, and that might be a lie, and that would distress me.
And if I were distressed, that would be a hindrance to me.”59 Thus fearing to lie, abhorring to lie,60 he does not declare a thing to be good or bad, but when asked about this or that matter, he resorts to evasive statements and wriggles like an eel: “I don’t say this, I don’t say that. I don’t say it is otherwise. I don’t say it is not. I don’t not say it is not.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định.
This is the first case.
Trường hợp thứ hai, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định?
2.25. [Wrong view 14] ‘What is the second way?
Này các tỳ-kheo, trong trường hợp này có những sa-môn hay bà-la-môn không như thật biết “Đây là thiện”, không như thật biết “Đây là bất thiện”. Vị ấy nghĩ: “Tôi không như thật biết: ‘Đây là thiện’, không như thật biết: ‘Đây là bất thiện’. Vì tôi không như thật biết: ‘Đây là thiện’, không như thật biết ‘Đây là bất thiện’. Và nếu tôi trả lời: ‘Đây là thiện’ hoặc tôi trả lời: ‘Đây là bất thiện’, thì dục, tham, sân hận sẽ khởi lên trong tôi. Nếu dục, tham, sân hận khởi lên trong tôi, như vậy tôi có thể rơi vào bám chấp, nắm giữ; điều đó sẽ khiến tôi phiền muộn, và như vậy sẽ là một chướng ngại cho tôi.”
Here an ascetic or Brahmin does not in truth know whether a thing is good or bad. He thinks: “I might declare: ‘That is good’, or ‘That is bad’, and I might feel desire or lust or hatred or aversion. If I felt desire, lust, hatred or aversion, that would be attachment on my part. If I felt attachment, that would distress me, and if I were distressed, that would be a hindrance to me.” [26]
Như vậy, vì sợ rơi vào bám chấp, nắm giữ, vì chán ghét sự bám chấp, nắm giữ nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời: “Đây là bất thiện”. Khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định: “Tôi không nói là như thế này, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.”
Thus, fearing attachment, abhorring attachment, he resorts to evasive statements ...
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định.
This is the second case.
Trường hợp thứ ba, lại có những sa-môn, bà-la-môn, dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp tránh né,ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định?
2.26. [Wrong view 15] ‘What is the third way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn không như thật biết ‘Đây là thiện’, không như thật biết ‘Đây là bất thiện’. Vị ấy nghĩ: “Tôi không như thật biết: ‘Đây là thiện’, không như thật biết: ‘Đây là bất thiện’. Vì tôi không như thật biết ‘Đây là thiện’, không như thật biết: ‘Đây là bất thiện’ và nếu tôi trả lời: ‘Đây là thiện’ hoặc trả lời: ‘Đây là bất thiện’, sẽ có những sa-môn, bà-la-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc, đi chỗ này chỗ kia, muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ, có thể sẽ so tài, cật vấn, vấn nạn tôi. Nếu họ so tài, cật vấn, vấn nạn tôi, tôi sẽ không đối đáp được. Nếu tôi không đối đáp được thì tôi bị phiền muộn, điều đó sẽ là một chướng ngại cho tôi.” Như vậy, vì sợ bị thách thức, vì chán ghét sự thách thức nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời. “Đây là bất thiện”. Khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định: “Tôi không nói là như thế này, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.”
Here an ascetic or Brahmin does not in truth know whether a thing is good or bad. He thinks: “I might declare: ‘That is good’, or ‘That is bad’, but there are ascetics and Brahmins who are wise, skilful, practised debaters, like archers who can split hairs, who go around destroying others’ views with their wisdom, and they might cross-examine me, demanding my reasons and arguing.
And I might not be able to reply. Not being able to reply would distress me, and if I were distressed, that would be a hindrance to me.” Thus, fearing debate, abhorring debate, he resorts to evasive statements.
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định.
This is the third case. [27]
Trường hợp thứ tư, lại có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định?
2.27. [Wrong view 16] ‘What is the fourth way?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này vì đần độn ngu si nên khi bị hỏi về vấn đề nay hay vấn đề khác liền dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định:
“Anh hỏi tôi có một thế giới khác hay không? Nếu tôi nghĩ: ‘Có một thế giới khác’, thì tôi có thể trả lời với anh: ‘Có một thế giới khác’, nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.
“Nếu anh hỏi tôi: ‘Không có một thế giới khác, phải không?’ Nếu tôi nghĩ: ‘Không có một thế giới khác’, thì tôi có thể trả lời với anh: ‘Không có một thế giới khác’. Nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.
“Nếu anh hỏi tôi ‘Hay là vừa có, vừa không có một thế giới khác?’ Nếu tôi nghĩ: ‘Vừa có, vừa không có một thế giới khác’, thì tôi có thể trả lời với anh: ‘Vừa có, vừa không có một thế giới khác’. Nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.
“Nếu anh hỏi tôi: ‘Hay là vừa không có, vừa không phải không có một thế giới khác?’ Nếu tôi nghĩ: ‘Vừa không có, vừa không phải không có một thế giới khác’, thì tôi có thể trả lời với anh: ‘Vừa không có, vừa không phải không có một thế giới khác’. Nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.
“Nếu anh hỏi tôi: “Có hữu tình hóa sanh, phải không?”, hoặc là: ‘Không có hữu tình hóa sanh?’, hoặc là: ‘Cũng có và cũng không có hữu tình hóa sanh?’, hoặc là: ‘Cũng không có và cũng không phải không có hữu tình hóa sanh?’ Nếu tôi nghĩ: “Có hữu tình hóa sanh”, hoặc là: ‘Không có hữu tình hóa sanh’, hoặc là: ‘Cũng có và cũng không có hữu tình hóa sanh’, hoặc là: ‘Cũng không có và cũng không phải không có hữu tình hóa sanh’, thì tôi có thể trả lời với anh: “Có hữu tình hóa sanh”, hoặc là: ‘Không có hữu tình hóa sanh’, hoặc là: ‘Cũng có và cũng không có hữu tình hóa sanh’, hoặc là: ‘Cũng không có và cũng không phải không có hữu tình hóa sanh’. Nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.
“Nếu anh hỏi tôi: ‘Có quả báo của các nghiệp thiện ác, phải không?’, hoặc là: ‘Không có quả báo của các nghiệp thiện ác?’, hoặc là: ‘Cũng có và cũng không có quả báo của các nghiệp thiện ác?’, hoặc là: ‘Cũng không có và cũng không phải không có quả báo của các nghiệp thiện ác?’ Nếu tôi nghĩ: ‘Có quả báo của các nghiệp thiện ác’, hoặc là: ‘Không có quả báo của các nghiệp thiện ác’, hoặc là: ‘Cũng có và cũng không có quả báo của các nghiệp thiện ác’, hoặc là: ‘Cũng không có và cũng không phải không có quả báo của các nghiệp thiện ác’, thì tôi có thể trả lời với anh: ‘Có quả báo của các nghiệp thiện ác’, hoặc là: ‘Không có quả báo của các nghiệp thiện ác’, hoặc là: ‘Cũng có và cũng không có quả báo của các nghiệp thiện ác’, hoặc là: ‘Cũng không có và cũng không phải không có quả báo của các nghiệp thiện ác’. Nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.
“Nếu anh hỏi tôi: ‘Như Lai tồn tại sau khi chết?’, hoặc là: ‘Như Lai không tồn tại sau khi chết?’, hoặc là: ‘Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết?’, hoặc là: ‘Như Lai không tồn tại và cũng không phải không tồn tại sau khi chết?’ Nếu tôi nghĩ: ‘Như Lai tồn tại sau khi chết’, hoặc là: ‘Như Lai không tồn tại sau khi chết’, hoặc là: ‘Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết’, hoặc là: ‘Như Lai không tồn tại và cũng không phải không tồn tại sau khi chết’, thì tôi có thể trả lời với anh: ‘Như Lai tồn tại sau khi chết’, hoặc là: ‘Như Lai không tồn tại sau khi chết’, hoặc là: ‘Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết’, hoặc là: ‘Như Lai không tồn tại và cũng không phải không tồn tại sau khi chết’. Nhưng tôi không nói là như vậy, tôi cũng không nói là như thế kia, tôi cũng không nói là như thế khác. Tôi không nói là chẳng phải như vậy, nhưng tôi cũng không nói là không chẳng phải như vậy.”
Here, an ascetic or Brahmin is dull and stupid.61 Because of his dullness and stupidity, when he is questioned he resorts to evasive statements and wriggles like an eel: “If you ask me whether there is another world — if I thought so, I would say there is another world. But I don’t say so. And I don’t say otherwise. And I don’t say it is not, and I don’t not say it is not.” “Is there no other world? ... ” “Is there both another world and no other world?...” “Is there neither another world nor no other world ?... ”62
“Are there spontaneously-born beings ?... ”63“Are there not ... ?” “Both ... ?” “Neither... ?”
“Does the Tathāgata exist after death? Does he not exist after death? Does he both exist and not exist after death? Does he neither exist nor not exist after death? ... ”64 “If I thought so, I would say so ... I don’t say it is not.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định.
This is the fourth case.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, với 4 luận chấp. Nếu có những sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, họ sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 4 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
2.28. ‘These are the four ways [28] in which those ascetics and Brahmins who are Eel-Wrigglers resort to evasive statements ... There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
2.29. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world... (as verse 15).
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see... which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
2.2.1.5. Luận chấp không nguyên nhân
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, với 2 luận chấp.
2.30. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Chance-Originationists, and who proclaim the chance origin of the self and the world on two grounds.
Vậy những sa-môn, bà-la-môn ấy dựa vào 2 luận chấp nào để chủ trương rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân?
What are they?
Này các tỳ-kheo, có hạng chư thiên gọi là Vô tưởng hữu tình, [họ hoàn toàn không có niệm tưởng]. Ngay khi một niệm tưởng khởi sanh thì vị thiên ấy lập tức mạng chung, từ bỏ thân xác cõi trời của mình. Này các tỳ-kheo, rồi có trường hợp này xảy ra: Một trong số chư thiên ấy, khi mạng chung từ bỏ thân xác cõi trời lại sanh đến cõi này. Khi sanh đến cõi này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau đó, vị ấy nhờ nhiệt tâm, tinh tấn, cần mẫn, không buông thả lười nhác, chú tâm chính xác nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ lại thời điểm niệm tưởng khởi sanh, nhưng không thể nhớ xa hơn nữa. Vị ấy nói: “Bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân. Tại sao vậy? Vì trước kia tôi không có, nay tôi có. Từ trạng thái không có, tôi [tự nhiên] trở thành loài hữu tình.”
2.31. [Wrong view 17] ‘There are, monks, certain devas called Unconscious.65 As soon as a perception arises in them, those devas fall from that realm. And it may happen that a being falls from that realm and arises in this world. He... recalls his last existence, but none [29] before that. He thinks: “The self and the world have arisen by chance. How so? Before this I did not exist. Now from not-being I have been brought to being.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân.
This is the first case.
Trường hợp thứ hai, có những sa-môn, bà-la-môn dựa vào điều gì, căn cứ vào điều gì để chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân?
2.32. [Wrong view 18] ‘What is the second case?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hay bà-la-môn là nhà suy luận, khảo sát. Do suy luận chia chẻ và dựa theo sự khảo sát, các vị này tuyên bố: “Bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân.”
Here, an ascetic or Brahmin is a logician, a reasoner. He hammers out his own opinion and declares: “The self and the world have arisen by chance.”
Này các tỳ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, dựa vào đó, căn cứ vào đó mà một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân.
This is the second case.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, với 2 luận chấp như trên. Nếu có những sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, họ sẽ bám víu vào cả hai hay một trong 2 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
2.33. ‘These are the two ways in which those ascetics and Brahmins who are Chance-Originists proclaim the chance origin of the self and the world. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
2.34. ‘This, monks, the Tathāgata understands...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see,... which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who [30] would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
2.2.1.6. Tóm lại
Này các tỳ-kheo có những sa-môn, bà-la-môn, luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, dựa vào sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất để đưa ra những quan điểm sai khác với 18 luận chấp kể trên.
2.35. ‘And these, monks, are the eighteen ways in which these ascetics and Brahmins are speculators about the past...
Này các tỳ-kheo, nếu có những sa-môn hoặc bà-la-môn nào luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, dựa vào sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất để đưa ra những quan điểm sai khác, họ sẽ bám víu vào tất cả hoặc một trong 18 luận chấp kể trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
2.36. ‘This, monks, the Tathāgata understands...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
2.2.2. 44 luận chấp về tương lai
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác với 44 luận chấp. Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 44 luận chấp nào để luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều ý kiến sai khác?
2.37. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are speculators about the future, having fixed views about the future, and who put forward various speculative theories about the future in forty-four different ways. On what basis, on what grounds do they do so?
2.2.2.1. Luận chấp sau khi chết có sự nhận biết
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết có nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết có sự nhận biết, với 16 luận chấp. Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 16 luận chấp nào để chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết?
2.38. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who [31] proclaim a doctrine of Conscious Post-Mortem Survival, and do so in sixteen different ways. On what basis?
Những vị này cho rằng: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và vừa có, vừa không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và vừa không có, vừa không phải không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và không có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và vừa có, vừa không có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và vừa không giới hạn, vừa không phải không giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và chỉ có một niệm tưởng duy nhất.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và có nhiều niệm tưởng khác nhau.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và có một số niệm tưởng.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và có vô số niệm tưởng.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và hoàn toàn an vui.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và hoàn toàn khổ não.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và vừa an vui, vừa khổ não.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, có sự nhận biết và không an vui cũng không khổ não.”
[Wrong views 19-34] ‘They declare that the self after death is healthy and conscious and (1) material,66 (2) immaterial,67 (3) both material and immaterial, (4) neither material nor immaterial, (5) finite, (6) infinite, (7) both, (8) neither, (9) of uniform perception, (10) of varied perception, (11) of limited perception, (12) of unlimited perception, (13) wholly happy, (14) wholly miserable, (15) both, (16) neither.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn này chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết có sự nhận biết, với 16 luận chấp như trên. Này các tỳ-kheo, những sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết thì họ sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 16 luận chấp kể trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
2.39. ‘These are the sixteen ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of conscious post-mortem survival. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
2.40. ‘This, monks, the Tathāgata understands...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see,... which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, [32] proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.’
2.2.2.2. Luận chấp sau khi chết không nhận biết
[End of Second Recitation-Section]
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn, chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 8 luận chấp nào để chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết?
3.1. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival, and they do so in eight ways. On what basis?
Những vị này cho rằng: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và vừa có hình sắc vừa không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và vừa không có hình sắc vừa không phải không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và không có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và vừa có, vừa không có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không có sự nhận biết và vừa không giới hạn, vừa không phải không giới hạn.”
3.2. [Wrong views 35-42] ‘They declare that the self after death is healthy and unconscious and (1) material, (2) immaterial, (3) both, (4) neither, (5) finite, (6) infinite, (7) both, (8) neither.68
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn này chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. Này các tỳ-kheo, nếu có những sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, họ sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 8 luận chấp kể trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
3.3. ‘These are the eight ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
3.4. ‘This, monks, the Tathāgata understands ...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
These, monks, are those other matters, profound, hard to see,... which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, [33] and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
2.2.2.3 Luận chấp sau khi chết không phải có, không phải không có sự nhận biết
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không phải có, không phải không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết, với 8 luận chấp.
3.5. ‘There are some ascetics and Brahmins who declare a doctrine of Neither-Conscious-nor-Unconscious Post-Mortem Survival, and they do so in eight ways.
Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 8 luận chấp nào để chủ trương luận chấp sau khi chết không phải có, không phải không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết?
On what basis?
Những vị này cho rằng: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và vừa có vừa không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và không phải có, không phải không có hình sắc.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và không có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và vừa có vừa không có giới hạn.”
Hoặc là: “Bản ngã sau khi chết không còn bệnh tật, không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết và vừa không có vừa không phải không có giới hạn.”
3.6. [Wrong views 43 — 50] ‘They declare that the self after death is healthy and neither conscious nor unconscious and (1) material, (2) immaterial, (3) both, (4) neither, (5) finite, (6) infinite, (7) both, (8) neither.69
Này các tỳ-kheo, những vị này cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết, với 8 luận chấp như trên. Này các tỳ-kheo, nếu có sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp sau khi chết không phải có, không phải không có sự nhận biết, họ sẽ bám chấp tất cả hoặc một trong 8 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
3.7. ‘These are the eight ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of Neither-Conscious-Nor-UnConscious Post-Mortem Survival. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
3.8. ‘This, monks, the Tathāgata understands ...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
These, monks, are those other matters, profound, hard to see,... which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak. [34]
2.2.2.4. Luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn, chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình sau khi chết, với 7 luận chấp.
3.9. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Annihilationists, who proclaim the annihilation, destruction and non-existence of beings, and they do so in seven ways.
Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 7 luận chấp nào để tin vào sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình sau khi chết?
On what basis?
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn hoặc bà-la-môn lập luận và quan niệm rằng: “Vì bản ngã này có hình sắc, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh ra, khi thân thể hư hoại, bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã này như thế là hoàn toàn đoạn diệt.” Như vậy, một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình sau khi chết.
3.10. [Wrong view 51] ‘Here a certain ascetic or Brahmin declares and holds the view: “Since this self is material, composed of the four great elements,70 the product of mother and father,71 at the breaking-up of the body it is annihilated and perishes, and does not exist after death. This is the way in which this self is annihilated.” That is how some proclaim the annihilation, destruction and non-existence of beings.
Nhưng rồi có người khác bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không hoàn toàn đoạn diệt. Bởi vì còn một bản ngã khác nữa, có tánh trời, có hình sắc, thuộc cõi dục, ăn các loại thức ăn bằng cách nhai nuốt. Bản ngã ấy ông không biết, không thấy được nhưng tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân thể hư hoại, hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.” Một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.11. [Wrong view 52] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that self is not wholly annihilated. For there is another self, divine,72 material, belonging to the sense-sphere,73 fed on real food.74 You don’t know it or see it, but I do. It is this self that at the breaking-up of the body perishes ... ”75
Rồi có người khác nữa lại bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không hoàn toàn đoạn diệt. Bởi vì còn một bản ngã khác nữa, có tánh trời, có hình sắc, do ý tạo thành, có đầy đủ chi tiết tay chân lớn nhỏ, các căn không thiếu. Bản ngã ấy ông không biết, không thấy, nhưng tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân thể hư hoại, hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.” Một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.12. [Wrong view 53] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that self is not wholly annihilated. For there is another self, divine, material, mind-made, 76 complete with all its parts, not defective in any sense-organ... It is this self that at the breaking-up of the body perishes... ”
Rồi có người khác nữa lại bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không hoàn toàn đoạn diệt. Bởi vì còn một bản ngã khác nữa do vượt ngoài tất cả niệm tưởng về hình sắc, do dứt trừ các niệm tưởng chống đối, do không lưu tâm vào các niệm tưởng khác biệt nên nhận hiểu ‘hư không là vô biên’, đạt đến Không vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, không thấy được nhưng tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân thể hư hoại, hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.” Một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.13. [Wrong view 54] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say... There is another self which, by passing entirely beyond bodily sensations, by the disappearance of all sense of resistance and by non-attraction to the perception of diversity, seeing that space is infinite, has realised the Sphere of Infinite Space.77 [35] It is this self that at the breaking-up of the body perishes...”
Rồi có người khác nữa lại bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không hoàn toàn đoạn diệt. Bởi vì còn một bản ngã khác nữa, do vượt ngoài cả Không vô biên xứ nên nhận hiểu ‘thức là vô biên’, đạt đến Thức vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, không thấy, nhưng tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân thể hư hoại, hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.” Một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.14. [Wrong view 55] ‘Another says to him: “There is another self which, by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Space, seeing that consciousness is infinite, has realised the Sphere of Infinite Consciousness. It is this self that at the breaking-up of the body perishes...”
Rồi có người khác nữa lại bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không hoàn toàn đoạn diệt. Bởi vì còn một bản ngã khác nữa, do vượt ngoài cả Thức vô biên xứ nên nhận hiểu ‘không có sở hữu’, đạt đến Vô sở hữu xứ. Bản ngã ấy ông không biết, không thấy, nhưng tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân thể hư hoại, hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.” Một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.15. [Wrong view 56] ‘Another says to him: “There is another self which, by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Consciousness, seeing that there is no thing, has realised the Sphere of No-Thingness. It is this self that at the breaking-up of the body perishes...”
Rồi có người khác nữa lại bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không hoàn toàn đoạn diệt. Bởi vì còn một bản ngã khác nữa, do vượt ngoài cả Vô sở hữu xứ nên nhận hiểu: ‘Đây là tịch tịnh, đây là mỹ diệu’, đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bản ngã ấy ông không biết, không thấy nhưng tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân thể hư hoại, hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.” Một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu mất và hủy hoại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.16. [Wrong view 57] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that self is not wholly annihilated. For there is another self which, by passing entirely beyond the Sphere of No-Thingness and seeing: ‘This is peaceful, this is sublime’, has realised the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception.
You don’t know it or see it, but I do. It is this self that at the breaking-up of the body is annihilated and perishes, and does not exist after death. This is the way in which the self is completely annihilated.” That is how some proclaim the annihilation, destruction and non existence of beings.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn ấy, chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình sau khi chết, với 7 luận chấp như trên. Này các tỳ-kheo, nếu có những vị sa-môn hay bà-la-môn nào chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình, họ sẽ bám chấp vào tất cả hay một trong 7 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
3.17. ‘These are the seven ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of annihilation, destruction and non-existence of beings... [36] There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
3.18. ‘This, monks, the Tathāgata understands...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
These, monks, are those other matters, profound, hard to see,... which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
2.2.2.5. Luận chấp Niết-bàn trong hiện tại
Này các tỳ-kheo, có một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình, với 5 luận chấp. Vậy những sa-môn, bà-la-môn này dựa vào 5 luận chấp nào để chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình?
3.19. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are proclaimers of Nibbāna Here and Now, and who proclaim Nibbāna here and now for an existent being in five ways. On what grounds?
Này các tỳ-kheo, một số sa-môn hay bà-la-môn lập luận và quan niệm rằng: “Khi bản ngã này tận hưởng thật đầy đủ năm món dục lạc, nó sẽ đạt đến Niết-bàn tối thượng của loài hữu tình.”
3.20. [Wrong view 58] ‘Here a certain ascetic or Brahmin declares and holds the view: “In as far as this self, being furnished and endowed with the fivefold sense-pleasures, indulges in them, then that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.”78 So some proclaim it.
Nhưng rồi có người khác bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không phải hoàn toàn đạt đến Niết-bàn tối thượng. Vì sao? Vì tánh của dục lạc là vô thường, khổ, thường biến đổi. Vì tánh của chúng là biến đổi, chuyển hóa, nên sầu bi, khổ não phát sanh. Khi nào bản ngã ấy lìa bỏ các dục lạc, lìa bỏ các pháp xấu ác, đạt đến và trụ yên vào Sơ thiền, do lìa bỏ dục lạc nên sanh khởi được tầm, tứ, hỷ, lạc. Như thế bản ngã ấy mới đạt đến Niết-bàn tối thượng trong hiện tại.” Một số người chủ trương Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.21. [Wrong view 59] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that is not where the self realises the highest Nibbāna here and now. Why so? Because, sir, sense-desires are impermanent, painful and subject to change, and from their change and transformation there arise sorrow, lamentation, pain, grief and distress.
But [37] when this self, detached from sense-desires, detached from unwholesome states, enters and abides in the first jhāna,79 which is accompanied by thinking and pondering,80 and the delight81 and happiness82 born of detachment, that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.”
Nhưng rồi lại có người khác nữa bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không phải hoàn toàn đạt đến Niết-bàn tối thượng. Vì sao? Vì trong trường hợp này thiền định có tầm, có tứ nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy không có tầm và tứ, đạt đến và trụ yên vào Nhị thiền, nội tâm yên tĩnh, tâm trí chuyên vào một đối tượng, không tầm, không tứ, do định nên sanh khởi hỷ lạc. Như thế, bản ngã ấy mới đạt đến Niết-bàn tối thượng trong hiện tại.” Một số người chủ trương Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.22. [Wrong view 60] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. But that is not when the self attains Nibbāna. How so? Because on account of thinking and pondering, that state is considered gross.
But when the self by the subsiding of thinking and pondering enters and abides in the second jhāna, with inner tranquillity and oneness of mind, which is free from thinking and pondering and is born of concentration,83 and accompanied by delight and joy, that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.”
Nhưng rồi lại có người khác nữa bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không phải hoàn toàn đạt đến Niết-bàn tối thượng. Vì sao? Vì trong trường hợp này tâm có hỷ và bị kích động nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy không tham nơi hỷ, trụ yên trong buông xả, chánh niệm, chánh trí, tự thân hưởng được niềm vui mà các bậc thánh gọi là Hỷ niệm lạc trú, đạt đến và trụ yên vào Tam thiền, như thế bản ngã ấy mới đạt đến Niết-bàn tối thượng trong hiện tại.” Một số người chủ trương Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.23. [Wrong view 61] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. But that is not when the self attains Nibbāna. How so? Because on account of the presence of delight there is mental exhilaration, and that state is considered gross.
But when the self, with the waning of delight, dwells in equanimity,84 mindful and clearly aware,85 experiencing in his own body that joy of which the Noble Ones say: ‘Happy dwells one who has equanimity and mindfulness’, and so enters and abides in the third jhāna, that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.”
Nhưng rồi lại có người khác nữa bảo họ: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói, tôi không phủ nhận, nhưng bản ngã ấy như thế không phải hoàn toàn đạt đến Niết-bàn tối thượng. Vì sao? Vì trong trường hợp này, tâm thọ lạc nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy buông xả cả lạc và khổ, diệt trừ hỷ và ưu, đạt đến và trụ yên vào Tứ thiền, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, như thế bản ngã ấy mới đạt đến Niết-bàn tối thượng trong hiện tại.” Một số người chủ trương Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình theo cách như vậy.
3.24. [Wrong view 62] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that is not where the self experiences the highest ̇Nibbāna here and now. Why so? Because the mind contains the idea of joy, and that state is considered gross.
But when, with the abandonment of pleasure and pain, with the disappearance of previous joy and grief, [38] one enters and abides in a state beyond pleasure and pain in the fourth jhāna, which is purified by equanimity and mindfulness, that is where the self realises the highest Nibbāna here and now.” That is how some proclaim the highest Nibbāna here and now for an existent being.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn ấy chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình, với 5 luận chấp như trên. Này các tỳ-kheo, nếu có những sa-môn, bà-la-môn nào chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn tối thượng trong hiện tại của loài hữu tình, những vị này sẽ bám chấp tất cả hoặc một trong 5 luận chấp trên, ngoài ra không còn một luận chấp nào khác nữa.
3.25. ‘These are the five ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of Nibbāna here and now. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
3.26. ‘This, monks, the Tathāgata understands...
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
2.2.2.6. Tóm lại
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác với 44 luận chấp. Này các tỳ-kheo, những sa-môn hay bà-la-môn nào luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác, họ sẽ bám chấp vào tất cả hay một trong 44 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
3.27. ‘These are the forty-four ways in which those ascetics and Brahmins who are speculators about the future, having fixed ideas about the future, put forward various speculative views about the future. There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
3.28. ‘This, monks, the Tathāgata understands... [39]
2.2.3. Tổng kết 62 tà kiến
Này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều sự hiểu biết khác nhau, với 62 luận chấp.
3.29. ‘These are the sixty-two ways in which those ascetics and Brahmins who are speculators about the past, the future, or both, put forward views about these.
Này các tỳ-kheo, những sa-môn hay bà-la-môn nào, luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều sự hiểu biết khác nhau, những vị ấy sẽ bám chấp vào tất cả hoặc một trong 62 luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.
There is no other way.
Này các tỳ-kheo, với trí tuệ Như Lai biết rõ: “Những hiểu biết như vậy, bám chấp như vậy, nắm giữ như vậy, sẽ đưa đến những cảnh giới [tái sinh] như vậy, sẽ tạo thành những cuộc sống như vậy.” Như Lai biết rõ như vậy và còn biết nhiều hơn thế nữa, nhưng Ngài không bám chấp chỗ hiểu biết ấy. Nhờ không bám chấp nên trong tâm Ngài chứng được trạng thái vắng lặng an tịnh tuyệt đối. Ngài như thật rõ biết sự khởi sinh rồi diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ chúng. Này các tỳ-kheo, nhờ biết rõ như vậy, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có bám chấp, nắm giữ.
3.30. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world. This the Tathāgata knows, and more, but he is not attached to that knowledge. And being thus unattached he has experienced for himself perfect peace, and having truly understood the arising and passing away of feelings, their attraction and peril and the deliverance from them, the Tathāgata is liberated without remainder.
Này các tỳ-kheo, những pháp ấy là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, rất tinh tế, chỉ những bậc trí tuệ mới nhận hiểu được. Những pháp ấy, Như Lai đã tự chứng biết, giác ngộ và thuyết dạy. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
3.31. ‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.’
3. Nguyên nhân và phương thức dứt trừ
3.1. Nguyên nhân khởi sinh tà kiến
3.1.1. Cảm thọ và tham ái là nguyên nhân trực tiếp
[Conclusion]
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn, với 4 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.32. [Wrong views 1-4] ‘Thus, monks, when those ascetics and Brahmins who are Eternalists proclaim the eternity of the self and the world in four [40] ways, that is merely the feeling of those who do not know and see, the worry and vacillation of those immersed in craving.
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với 4 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.33. [Wrong views 5 — 8] ‘When those who are partly Eternalists and partly Non-Eternalists proclaim the partial eternity and the partial non-eternity of the self and the world in four ways, that is merely the feeling of those who do not know and see...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên hoặc vô biên, cố chấp cho rằng thế giới là có giới hạn hoặc không giới hạn với 4 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.34. [Wrong views 9-12] ‘When those who are Finitists and Infinitists proclaim the finitude and infinitude of the world on four grounds, that is merely the feeling of those who do not know and see...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, với 4 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.35. [Wrong views 13-16] ‘When those who are Eel-Wrigglers resort to evasive statements, and wriggle like eels on four grounds, that is merely the feeling...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, với 2 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.36. [Wrong views 17 — 18] ‘When those who are Chance Originationists proclaim the chance origin of the self and the world on two grounds, this is merely the feeling...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, đưa ra những hiểu biết sai khác, với 18 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.37. [Wrong views 1 — 18] ‘When those who are speculators about the past, having fixed views about the past, put forward various speculative theories about the past in eighteen different ways, this is merely the feeling of those who do not know and see, the worry and vacillation of those immersed in craving.
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết, cố chấp cho rằng bản ngã sau khi chết có sự nhận biết, với 16 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.38. [Wrong views 19 — 34] ‘When those who proclaim a doctrine of Conscious Post-Mortem Survival do so in sixteen different ways, that is merely the feeling... [41]
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.39. [Wrong views 35 — 42] ‘When those who proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival do so in eight different ways, that is merely the feeling...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có cũng không phải không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.40. [Wrong views 43 — 50] ‘When those who proclaim a doctrine of Neither-Conscious-nor-Unconscious Post-Mortem survival do so in eight ways, that is merely the feeling...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình sau khi chết, với 7 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.41. [Wrong views 51 — 57] ‘When those who are Annihilationists proclaim the annihilation, destruction and non-existence of beings in seven ways, that is merely the feeling...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn trong hiện tại của loài hữu tình, với 5 luận chấp. Chủ trương này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.42. [Wrong views 58 — 62] ‘When those who are proclaimers of Nibbāna Here and Now proclaim Nibbāna here and now for an existent being on five grounds, that is merely the feeling...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác, với 44 luận chấp. Những cách hiểu này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.43. [Wrong views 19 — 62] ‘When those who are speculators about the future in forty-four different ways...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều sự hiểu biết khác nhau, với 62 luận chấp. Những hiểu biết này dựa trên cảm thọ của những vị ấy, vốn không tự thấy biết mình đang chìm ngập trong tham ái, do tham ái chi phối nên bị kích thích, sợ hãi, dao động và sai lệch.
3.44. [Wrong views 1 — 62] ‘When those ascetics and Brahmins who are speculators about the past, the future, or both, having fixed views, put forward views in sixty-two different ways, that is merely the feeling of those who do not know and see, the worry and vacillation of those immersed in craving.
3.1.2. Xúc chạm là nguyên nhân gián tiếp
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, cố chấp cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn, với 4 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.45. ‘When those ascetics and Brahmins who are [42] Eternalists proclaim the eternity of the self and the world in four ways, that is conditioned by contact.86
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với 4 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.46. ‘When those who are partly Etemalists and partly Non-Eternalists ...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên hoặc vô biên, cố chấp cho rằng thế giới là có giới hạn hoặc không có giới hạn với 4 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.47. ‘When those who are Finitists and Infinitists...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, với 4 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.48. ‘When those who are Eel-Wrigglers...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, với 2 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.49. ‘When those who are Chance-Originationists...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, đưa ra những hiểu biết sai khác, với 18 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.50. ‘When those who are speculators about the past in eighteen ways...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết, cố chấp cho rằng bản ngã sau khi chết có sự nhận biết, với 16 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.51. ‘When those who proclaim a doctrine of Conscious Post-Mortem Survival...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.52. ‘When those who proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương sau khi chết không có cũng không phải không có sự nhận biết, cố chấp cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có, cũng không phải không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.53. ‘When those who proclaim a doctrine of Neither-Conscious-Nor-Unconscious Post-Mortem Survival...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với 7 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.54. ‘When those who are Annihilationists...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn trong hiện tại của loài hữu tình, với 5 luận chấp. Chủ trương này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.55. ‘When those who are proclaimers of Nibbāna Here and Now...
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác, với 44 luận chấp. Những cách hiểu này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.56. ‘When those who are speculators about the future... [43]
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều quan điểm khác nhau, với 62 luận chấp. Những quan điểm này [dựa trên cảm thọ nên] sinh khởi từ sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.57. ‘When those ascetics and Brahmins who are speculators about the past, the future, or both, having fixed views, put forward views in sixty-two different ways, that is conditioned by contact.
3.1.3. Không có xúc chạm thì không có cảm thọ
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.58 — 70. ‘That all of these (Eternalists and the rest) should experience that feeling without contact is impossible. [44]
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác, với 4 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên hoặc vô biên, cố chấp cho rằng thế giới là có giới hạn hoặc không giới hạn với 4 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, với 4 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, với 2 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, đưa ra những quan điểm sai khác, với 18 luận chấp. [Những quan điểm này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết có sự nhận biết, với 16 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không có cũng không phải không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có cũng không phải không có sự nhận biết, với 8 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với 7 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn trong hiện tại của loài hữu tình, với 5 luận chấp. [Chủ trương này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác, với 44 luận chấp. [Những cách hiểu này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều sự hiểu biết khác nhau, với 62 luận chấp. [Những hiểu biết này dựa trên cảm thọ sinh khởi từ sự xúc chạm, nên] không thể có cảm thọ nếu không có sự xúc chạm [qua các giác quan].
3.1.4. Tổng kết
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn, với 4 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp một phần thường còn, một phần không thường còn, cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và không thường còn đối với một hạng hữu tình khác, với 4 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp hữu biên hoặc vô biên, cho rằng thế giới là có giới hạn hoặc không có giới hạn với 4 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp tránh né, ngụy biện, khi bị hỏi về vấn đề này hay vấn đề khác thì dùng những câu trả lời tránh né và mơ hồ không xác định, với 4 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp không nguyên nhân, cho rằng bản ngã và thế giới tự nhiên sanh ra, không có nguyên nhân, với 2 luận chấp.
3.71. ‘With regard to all of these..., [45]
Có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, bám lấy quan điểm về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, đưa ra những quan điểm sai khác, với 18 luận chấp [như trên].
Có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết có sự nhận biết, với 16 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết không có sự nhận biết, cho rằng bản ngã sau khi chết không có sự nhận biết, với 8 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương sau khi chết không phải có cũng không phải không có sự nhận biết, cố chấp cho rằng bản ngã sau khi chết không phải có cũng không phải không có sự nhận biết, với 8 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp sau khi chết hoàn toàn diệt mất, cố chấp tin vào sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình sau khi chết, với 7 luận chấp; có những sa-môn, bà-la-môn chủ trương luận chấp Niết-bàn trong hiện tại, cố chấp tin vào Niết-bàn trong hiện tại của loài hữu tình, với 5 luận chấp.
Có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về tương lai, bám lấy quan điểm về tương lai, dựa vào tương lai để đưa ra nhiều cách hiểu sai khác, với 44 luận chấp [như trên].
Có những sa-môn, bà-la-môn luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều cách hiểu khác nhau, với 62 luận chấp [như trên].
3.2. Các hiện tượng duyên khởi
Tất cả những vị này đều khởi sinh cảm thọ từ sự xúc chạm giữa sáu căn với sáu trần. Do duyên với cảm thọ mà khởi sinh ái (hay tham ái); do duyên với ái mà khởi sinh thủ (hay chấp thủ); do duyên với thủ mà khởi sinh hữu (hay hiện hữu); do duyên với hữu mà có sinh (hay sự sống); do duyên với sinh mà khởi lên các hiện tượng già, chết, sầu khổ, ưu não...
they experience these feelings by repeated contact through the six sense-bases;87 feeling conditions craving; craving conditions clinging; clinging conditions becoming; becoming conditions birth; birth conditions ageing and death, sorrow, lamentation, sadness and distress.88
3.3. Sự dứt trừ tà kiến
Này các tỳ-kheo, khi một vị tỳ-kheo như thật rõ biết sự khởi sinh và diệt mất của các cảm thọ, sự lôi cuốn, sự nguy hại và sự lìa bỏ 6 chỗ tiếp xúc giữa căn với trần, vị ấy sẽ có sự hiểu biết vượt ra ngoài những luận chấp nói trên.
‘When, monks, a monk understands as they really are the arising and passing away of the six bases of contact, their attraction and peril, and the deliverance from them, he knows that which goes beyond all these views.
4. Lưới tà kiến
Này các tỳ-kheo, có những sa-môn, bà-la-môn nào luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều quan điểm khác nhau, tất cả những vị này đều bị bao trùm trong tấm lưới 62 luận chấp này. Dù có nhảy vọt lên bằng cách nào, họ vẫn bị hạn cuộc bao phủ trong đó.
3.72. ‘Whatever ascetics and Brahmins who are speculators about the past or the future or both, having fixed views on the matter and put forth speculative views about it, these are all trapped in the net with its sixty-two divisions, and wherever they emerge and try to get out, they are caught and held in this net.
Này các tỳ-kheo, ví như người đánh cá lành nghề, hay người học nghề, tung tấm lưới có mắt lưới sít sao trên mặt hồ nước nhỏ. Người ấy nghĩ: “Hết thảy những con cá lớn nhỏ trong hồ nước này, tất cả đều bị bao phủ trong lưới, dù có nhảy vọt lên ở bất cứ đâu, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ trong đó.”
Just as a skilled fisherman or his apprentice might cover a small piece of water with a fine-meshed net, thinking: “Whatever larger creatures there may be in this water, they are all trapped in the net, [46] caught, and held in the net”, so it is with all these: they are trapped and caught in this net.
Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những sa-môn, bà-la-môn nào, luận bàn về sự khởi đầu trong quá khứ xa xưa nhất, luận bàn về tương lai, hoặc luận bàn về cả quá khứ và tương lai, bám lấy những quan điểm về quá khứ và tương lai, dựa theo quá khứ và tương lai để đề xướng nhiều quan điểm khác nhau, tất cả những vị này đều bị bao phủ trong tấm lưới của 62 luận chấp này; dù có nhảy vọt lên bằng cách nào, họ vẫn bị hạn cuộc bao phủ trong đó.
5. Như Lai tịch diệt
Này các tỳ-kheo, thân Như Lai còn tồn tại, nhưng những gì đưa đến một đời sống khác đã bị chấm dứt. Khi thân Như Lai còn tồn tại thì chư thiên và loài người còn có thể nhìn thấy, sau khi thân hoại mạng chung thì chư thiên và loài người không thể thấy nữa.
3.73. ‘Monks, the body of the Tathāgata stands with the link that bound it to becoming cut.89 As long as the body subsists, devas and humans will see him. But at the breaking-up of the body and the exhaustion of the life-span, devas and humans will see him no more.
Này các tỳ-kheo, như nhánh xoài có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả những trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung số phận. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, thân Như Lai còn tồn tại, nhưng những gì đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân Như Lai còn tồn tại thì chư thiên và loài người có thể nhìn thấy, sau khi thân hoại mạng chung thì chư thiên và loài người không thể thấy nữa.
Monks, just as when the stalk of a bunch of mangoes has been cut, all the mangoes on it go with it, just so the Tathāgata’s link with becoming has been cut. As long as the body subsists, devas and humans will see him. But at the breaking-up of the body and the exhaustion of the life-span, devas and humans will see him no more.’
6. Kết thúc
Sau khi nghe thuyết kinh này, ngài A-nan (Ānanda) bạch đức Thế Tôn: “Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi tên là gì, bạch Thế Tôn?”
3.74. At these words the Venerable Ananda said to the Lord:
‘It is marvellous, Lord, it is wonderful. What is the name of this exposition of Dhamma?’
- Này A-nan, kinh này gọi là kinh Lưới lợi ích, hãy như vậy mà giữ gìn làm theo; gọi là kinh Lưới pháp, hãy như vậy mà giữ gìn làm theo; gọi là kinh Lưới Phạm thiên, hãy như vậy mà giữ gìn làm theo; gọi là kinh Lưới tà kiến, hãy như vậy mà giữ gìn làm theo; gọi là kinh Vô thượng chiến thắng, hãy như vậy mà giữ gìn làm theo.
‘Ananda, you may remember this exposition of Dhamma as the Net of Advantage,90 the Net of Dhamma, the Supreme Net, the Net of Views, or as the Incomparable Victory in Battle.’
Đức Thế Tôn thuyết dạy như vậy, các vị tỳ-kheo hoan hỷ tin nhận. Trong khi kinh này được tuyên thuyết, mười ngàn thế giới đều rung động.
Thus the Lord spoke, and the monks rejoiced and were delighted at his words. And as this exposition was being proclaimed, the ten-thousand world-system shook.



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.37.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học