Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Thiên Thai Tứ giáo nghi »» I. Hóa nghi tứ giáo »»

Thiên Thai Tứ giáo nghi
»» I. Hóa nghi tứ giáo

Donate

(Lượt xem: 8.381)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiên Thai Tứ giáo nghi - I. Hóa nghi tứ giáo

Font chữ:


Thiên Thai Tứ giáo nghi - Cao Ly Sa-môn Đế Quán soạn viết

Thiên Thai Tông Trí Khải đại sư dùng ngũ thời (31) bát giáo (32) để phân tích thánh giáo truyền đến phía đông này của Đức Phật. Phân tích này thật đầy đủ. Cái mà gọi là ngũ thời là: Thứ nhất thời Hoa Nghiêm (33), thứ hai thời Lộc Uyển (34) (thuyết giảng kinh Tứ A Hàm (35), thứ ba thời Phương Đẳng (36) (thuyết giảng Duy Ma, Tư Ích, Lăng Già, Lăng Nghiêm Tam Muội, Kim Quang Minh, Thắng Man, các kinh...), thứ tư thời Bát Nhã (37) (thuyết giảng kinh Ma-ha Bát-nhã, Quang Tán Bát-Nhã, Kim Cương Bát-nhã, Đại phẩm và các Bát-nhã kinh...), thứ năm thời Pháp Hoa, Niết Bàn (38). Đó là ngũ thời, còn gọi là ngũ vị (39). Cái mà gọi là bát giáo là: Đốn giáo (40), Tiệm giáo (41), Bí mật giáo (42), Bất định giáo (43), Tạng giáo (44), Thông giáo (45), Biệt giáo (46), Viên giáo (47), tám giáo phái. Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí Mật giáo, Bất Định giáo, bốn giáo này gọi là hóa nghi tứ giáo (48). Nó như là những phương thuốc để trị bệnh thế gian này. Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo, bốn giáo này gọi là hóa pháp tứ giáo (49). Nó như là mùi vị của thuốc. Những giáo nghi này được ghi chép rải rác trong nhiều các kinh điển, nay sơ lước sao lục lại những đại cương chính. Sau đây sẽ bàn về:

(I) Trước hết ta phải phân biệt ngũ thời ngũ vị và hóa nghi tứ giáo [Hóa nghi tứ giáo là: Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí mật giáo và Bất định giáo.]

(II) Sau đó bàn về Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo.

I) HÓA NGHI TỨ GIÁO, NGŨ THỜI, NGŨ VỊ

A) ĐỐN GIÁO


Dựa vào kinh bộ (Hoa Nghiêm), thời và vị mà gọi là Đốn giáo.

1) Bộ Kinh.

Khi Đức Như Lai vừa thành chánh giác, tai tịch diệt đạo tràng, những vị pháp thân đại sĩ tu đến quả vị thứ 41 (50) và nhiều vị có căn cơ đầy đủ trong thiên long bát bộ quây quần chung quanh ngài, như mây quây quanh mặt trăng. Lúc đó Đức Như Lai hiện Lô Xá Na thân (51). Ngài thuyết giảng Viên mãn Kinh (52). [Dựa vào bộ kinh thuyết giảng] nên gọi là Đốn giáo. Nay nếu dựa vào căn cơ và giáo pháp thì trong lúc thuyết giang Đốn giáo, Ngài cũng có nói đến các quyền giáo (53). Trong kinh Hoa Nghiêm Ngài nói sơ phát tâm (54) tức ngộ chánh giác, những ý kinh này là giảng cho những đại sĩ có căn cơ Viên giáo vì vậy đây là Đức Phật giảng về Viên giáo. Trong kinh Hoa nghiêm chỗ nào cũng nói đến những thứ tự của các quả vị tu tập một cách rõ ràng, [ một quả vị này không thể lấn qua quả vị khác ], đây chính là Ngài giảng về Biệt giáo cho những người trong các quyền giáo. Như vậy nếu dưa vào bộ kinh thuyết giảng thì thời này là Đốn giáo, [nhưng Ngài cũng nói thêm chút ít đến Viên Giáo và Biệt Giáo] nên gọi là kiêm giáo (55).

2) Thời và vị

Nói về thời thì trong kinh Niết-Bàn có kể một thí dụ rằng: khi mặt mới trời mọc chỉ soi sáng các đỉnh núi cao (đó là thời thứ nhất).

Lại lấy thí dụ [của kinh Niết Bàn] bò cho ra sữa thì Đức Phật đưa ra thập nhị bộ kính, [kinh Hoa Nghiêm là cuốn kinh đầu tiên, ví dụ như vị sữa.]

3) Cùng Tử

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Tín Giải có kể thí dụ Cùng Tử (56), khi người cha cho người đi đuổi bắt Cùng Tử để đưa về nhà, làm Cùng Tử hoảng sợ, kêu oan xin tha... vì không hiểu tại sao trưởng giả cho người đến bắt mình. Ý nghĩa của câu chuyện nay là gì? Xin trả lời: Cũng như [cùng tử] các Thanh Văn [trong hội Hoa Nghiêm] như câm như điếc [chưa thể lãnh hội được cái đại đạo của Đốn giáo].

B) TIỆM GIÁO

[Tiệm giáo lại chia làm ba thời ba vị: sơ tiệm, trung tiệm và hậu tiệm, gọi chung là tiệm giáo]. Đốn giáo đối với những người tam thừa (57) có căn cơ yếu kém thì không có lợi ích gì cả, [vì chưa có đủ khả năng để lãnh hội Đốn giáo].

Đức Phật [tha thọ dụng báo thân của ngài] vẫn ở tại tịch diệt đạo trường [để giảng kinh Hoa Nghiêm], còn hiện thân của ngài thì đi đến Lộc Uyển.

B1) THỜI A HÀM (hay thời Lộc Uyển )

Ngài bỏ cái hình thể và y phục cao quý của Lô Xá-Na thân, mặc quân áo cũ trên tấm thân một trượng sáu (58) của ngài. Ngài từ cõi trời Đâu Suất đầu thai vào hoàng hậu Ma Da, sông trong bào thai, được sanh ra, lập gia đình, sanh con, xuất gia. Sau khi tu khổ hành sáu năm, Ngài đến dưới cây mộc bồ đề, lấy cỏ làm bồ đoàn [ngồi thiền định, ngộ đạo], thành liệt ứng thân [Phật] (59).

1) Kinh Bộ

Sau đó Ngài đến Lộc Uyển giảng tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, lục độ... cho năm vị tỳ kheo (60).

2) Thời và vị

Nếu nói về Ngũ thời [của kinh Hoa Nghiêm] thì đây là lúc mặt trời lên cao hơn, đã soi sáng tất cả những hang sâu của các núi (đây là thời thứ hai). Nếu nói về mùi vị [của Kinh Niết Bàn] thì đây là mùi vị lạc của sữa. Từ thập nhị bộ kinh thành chín bộ kinh (61) (đây là mùi vị thứ hai lạc vị).

3) Cùng Tử

Nếu dựa vào thí dụ của kinh Pháp Hoa Tín Giải phẩm: Thì đây là lúc trưởng giả để tạo ra những phương tiên dẫn đưa Cùng Tử về nhà bằng một cách bí mật, ông sai hai người (ở đây ám chỉ Thanh văn và Duyên giác), có hình thể nghèo khó, không có tí oai phong gì, đi theo và nói chuyện với Cùng Tử, nói với Cùng Tử là đến nhà trưởng giả làm người gánh phân. Nếu hỏi ý nghĩa của chuyện này là gì? Xin trả lời: Sau Đốn giáo, Ngài thuyết Tam Tạng giáo, trong 20 năm Cùng Tử làm việc gánh phân đó là [hình ảnh và công việc của] những người phải tu tập khổ sở để diệt trừ kiến hoạc, tư hoạc, phiền não...

B2) THỜI PHƯƠNG ĐẲNG

1) Kinh Bộ

Sau đó là thời Phương Đẳng, như kinh Tịnh Danh và các kinh khác đã đả phá cái quan niệm phiến diện và cái mục tiêu nhỏ [của thời kỳ Lộc Uyển], và tán thán cái quan niệm lơn, cái mục tiêu viên mãn của những thời sau này. Nếu nói chung cả tứ giáo thì Tạng Giáo là bán tự giáo (62), còn Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo là mãn tự giáo (63). Bán giáo và mãn giáo là đem tứ giáo so sánh với nhau mà nói, nên gọi là đối giáo (64).

2) Thời và vị

Nếu nói về thời, thời Phương Đẳng phải là thực thời (65) (thời thứ ba), nếu nói về vị thì thời Phương Đẳng phải là vị của sanh tô, vì lạc biến chế ra sanh tô.

Từ cửu bộ kinh sinh ra các kinh Phương Đẳng (12 bộ kinh) (vị thứ ba: Vị sanh tô).

3) Cùng Tử

Theo kinh Pháp Hoa phẩm tín giả thì Cùng Tử đã ở trong nhà trưởng giả nhiều năm, đã quen biết trưởng giả, đã ra vào tự nhiên, nhưng vẫn còn ở vị trí cũ [làm việc gánh phân]. Vậy ý nghĩa của thì dụ này là gì? Xin trả lời: Cùng Tử tượng trưng cho người theo Tạng giáo trong giai đoạn này đã tu hành, đã được những quả vị và có căn cơ hơn, quen thuộc với quan niệm của Đại thừa, nhưng vẫn còn giư nguyên vị trí cũ của mình tuy trong lòng cảm thấy thua kém.

B3) THỜI BÁT NHÃ

1) Kinh Bộ


Trong giai đoạn này [Đức Phật muốn những người theo Tạng giáo] chuyển qua đại thừa, cũng như trong thí dụ Cùng Tử, người cha muốn trao tiền bạc tài sản cho Cùng Tử quản lý. Cũng trong giai đoạn này Đức Phật giảng Bát Nhã, muốn các Thanh Văn theo bát nhã tam không, bỏ những chấp trước cũ đi.

Trong thời bát nhã này, Đức Phật khồng còn nói đến Tạng giáo nữa. Ngài nói thêm về Thông giáo và Biệt giáo, nhưng chính là Ngài nói tới Viên giáo.

2) Thời và vị

Nếu nói về thời thì là lúc mặt trời đã lên cao hơn nữa, soi sáng khắp nơi, đó là thời ngu trung (66), (đây là thời thứ tư). Nếu nói về vị đây là vị thục tô, sanh tô đã biến thành thục tô rồi. Sau thời Phương Đẳng là thời Đại Bát Nhã (thời thứ tư, vị thục tô).

3) Cùng Tử

Kinh Pháp Hoa Tín Giải phẩm: Lúc đó trưởng giả bệnh và biết mình sống không lâu, bèn nói với Cùng Tử rằng: Ta nay có vàng bạc châu báu đầy kho, nay trao cho Cùng Tử quản lý. Xin hỏi ý nghĩa câu chuyện này là gì? Xin trả lời: Sau thời Phương Đẳng là thời Bát Nhã. Lấy bát nhã tuệ quán làm gia nghiệp, Ngài Không Sanh (67) và ngài Thân Tử (68) thừa lệnh Đức Phật đi chuyển giáo chúng sanh. Đây cũng như Cùng Tử được trưởng giả trao vàng bạc kho báu để quản lý.

Trên đây là ba giáo phái [thuộc Tiệm Giáo của hóa nghi, gọi chung là Tiệm giáo] là để so sánh với Đốn giáo của thời Hoa Nghiêm.

C) BÍ MẬT GIÁO

Trong bốn thời kể trên [Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã], tam luân (69) của Đức Như Lai thật tuyệt, có lúc Ngài giảng Đốn giáo cho người này, có lúc Ngài giảng Tiệm giáo cho người khác nhưng người này không biết người khác đã học được những gì, Ngài giảng riêng biệt như vậy miễn là mỗi người đều được ích lợi. Vì vậy gọi là bí mật giáo. [Xin chú ý: Bí mật giáo không phải là Mật Tông].

D) BẤT ĐỊNH GIÁO

Cũng như trong tứ giáo kể trên (Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã) Đức Phật cùng một lời thuyết pháp, chúng sinh tùy căn cơ (70) của mình mà tiếp thu, đó chính là cái phép tuyệt diệu của đức Như Lai. Có thể trong lúc Ngài giảng tiệm giáo mà chúng sinh vẫn có thể ngộ được Đốn giáo, hay trong lúc Ngài giảng Đốn giáo mà chúng sinh vẫn có thể ngộ được Tiệm giáo. Tuy theo căn cơ của chúng sinh mà chúng sinh giác ngộ khác nhau, vì vậy gọi là bất định giáo. [Bất định giáo khác với Bí Mật giáo ở chỗ người trong thời bất định giáo biết được trình độ giác ngộ của người khác trong lúc cùng nghe đức Phật thuyết giảng, còn Bí Mật giáo thì người nào chỉ biết phần mình mà thôi].

Những giáo lý của bí mật giáo và bất định giáo cũng chỉ là những giáo lý của Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo và Viên Giáo mà thôi.

Hóa nghi tứ giáo đến đây là đầy đủ.

E) THỜI PHÁP HOA NIẾT BÀN

E1) THỜI PHÁP HOA

1) Kinh Bộ


Kết tiếp nói đến thời Pháp Hoa [thời tứ 5]. Sau khi nói xong Đốn giáo và Tiệm giáo nay Ngài giảng đên thời không phải là đốn và cũng không phải là tiệm, [không phải là Bí Mật và cũng không phải là Bất Định] đó là thời Pháp Hoa Niết Bàn. Vì vậy mới nói là khai quyền hiển thực [có nghĩa là vì chúng sinh căn cơ chưa đủ nên phải lập ra những giáo phái tạm để chỉ cho chúng sinh thấy giáo phái thực và vĩnh cửu], và nay đã đến lúc phế quyền lập thực [có nghĩa là nay chúng sinh căn cơ đã đủ, vì đã tu tập qua các giai đoạn Tiểu Thừa và Đại Thưa nên có thể bỏ những giáo phái tạm này để lập ra giáo phái vĩnh cửu], vì vậy nói là gom ba thừa [Thanh văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa] lại thành một thừa. Trong thời Pháp Hoa này, đức Phật cũng lại nói đến các quyền giáo và thực giáo, cái quyền giáo của thời Pháp Hoa này nó cũng quán thông với các quyền giáo của các thời trước đây [Đốn giáo và ba Tiệm giáo], nhưng nó có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Những quyền giáo, thực giáo của thời Pháp Hoa khác với những quyền giáo, thực giáo của những thời trước ở chỗ: Trong những thời trước Đại thừa và Tiểu thừa luôn cách biệt nhau. Trong thời Hoa Nghiêm, quyền và thực hoàn toàn cách biệt nhau (Viên giáo là thực giáo, Biệt giáo là quyền giáo) hai giáo phái này không thể tương nhập với nhau. Đại thừa không dung nạp Tiểu thừa. Vì vậy người Tiểu Thừa trong hội Hoa Nghiêm như câm như điếc. Vì vậy Đốn giáo giảng về các pháp môn tuy rộng lớn viên mãn nhưng không thu tập, không độ được tất cả mọi người, chưa làm đúng cái ước mong của đức Như Lai vì ngài muốn cứu tất cả các chúng sinh.

Vì sao vậy? Vì trong thời Đốn giáo [thời Hoa Nghiêm] có một quyền giáo (đó là Biệt giáo) và một Thực giáo ( đó là Viên giáo), Viên giáo của thời này không khác gì với Viên giáo của thời Pháp Hoa. Nhưng Biệt giáo [quyền giáo] của thời này thì phải đợi đến thời Pháp Hoa phế bỏ và thay đổi nó thành Thực giáo. Sau đó thời Lộc Uyển cũng là một Quyền giáo [Tạng giáo]. Sau đó đến thời Phương Đẳng, cả ba giáo trong thời này đều là quyền giáo (Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo) và một thực giáo (là Viên giáo). Kế đó là thời Bát Nhã, trong thời này có hai Quyền giáo (Thông giáo và Biệt giáo) và một thực giáo (Viên giáo). Khi đến thời Pháp Hoa tất cả 4 nhóm Quyền giáo kể trên đều bị phế bỏ để trở thành một thừa Thực giáo duy nhất. Còn Viên giáo đã là thực giáo rồi thì không cần thay đổi gì cả. Tuy nhiên Viên giáo của những thời trước đây vì cạnh Viên giáo có bốn quyền giáo tồn tại, vì vậy giáo lý của Viên giáo trong thời đó còn lẫn lộn thêm những giáo lý của bốn quyền giáo. Trong thời Pháp Hoa, bốn quyền giáo được phế bỏ, chỉ có Viên giáo mà thôi, nên giáo lý của Viên giáo trong thời này thuần nhất]. Vì vậy thời Pháp Hoa phải là thời tuyệt diệu nhất, thời khác không sánh bằng.

Vì vậy phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa viết rằng: Trong nước Phật ở thập phương chỉ có một thừa pháp mà thôi, không có nhị thừa (71), không có tam thừa (đó là nhất giáo). Thời Pháp Hoa đã bỏ pháp phương tiện (72), chỉ thuyết giảng vô thượng đạo để hướng dẫn chúng sinh về một mục đích đó là nhất hạnh, để cuối cùng sẽ thành bồ tát, đó mới là mục đich viên mãn.

Trong thời Pháp Hoa không giảng về Tiểu thừa [nhưng tu tập Tiểu thừa là căn bản để thành bồ tát. Trong thời Pháp Hoa, tất cả những ai tu tập, không một ai không thành bồ tát] đó là nhân nhất (73). Thời Pháp Hoa thuyết giảng pháp tối thật của thế gian, cái bản tính của chân như, đó là lý nhất. Người đời vì chưa thấy được cái diệu pháp của kinh Pháp Hoa, chỉ thấy những thí dụ trong kinh: chuyện ba cỗ xe, chuyện cùng tử, chuyện Hóa Thành...v.v., và nói là kinh Pháp Hoa không bằng những kinh khác [đây ám chỉ kinh Hoa Nghiêm], vì không biết những thí dụ này là nói về bốn quyền giáo để sau cùng đi đến cái thực giáo là như trong thí dụ ba cỗ xe sau được thay thế bằng một cỗ xe trâu trắng lớn. Trong chuyện Cùng Tử thì Cùng Tử được trao toàn bộ gia nghiệp, [được khôi phục thân thế làm con của Trưởng Giả]. Trong thí dụ Hóa Thành, mục đích sau cùng là để chúng sinh đều đến nơi Bảo Sở, [không dừng lại tại Hóa Thành]. Vì họ không hiểu nên sinh ra phỉ báng kinh này.

2) Thời và vị

Nếu nói về thời thì thời Pháp Hoa như mặt trời lúc chánh ngọ, không có một bóng nghiêng nào cả, đó là thời thứ năm. Nếu nói về vị thì thục tô đã thành vị đề hồ. Từ Ma-ha Bát-nhã đã diễn ra kinh Pháp Hoa, đó là vị thứ năm, vị đề hồ.

3) Cùng Tử

Kinh Pháp Hoa phẩm Tín Giải nói rằng: Trưởng Giả đã tụ họp tất cả gia tộc và tuyên bố rằng Cùng Tử thật là con ta, ta thật là cha của nó. Tất cả gì ta có là của con ta, ta trao gia nghiệp cho nó. Cùng Tử vô cùng hoan hỷ. Câu chuyện này có nghĩa gì? Xin trả lời: Sau thời Bát Nhã, đức Phật giảng Kinh Pháp Hoa, cũng như cùng tử trước đó đã được trao cho quản lý những báu vật trong kho. Khi sắp mất, trưởng giả trao tất cả gia nghiệp cho cùng tử. [Đây chính như Đức Phật trong hội Bát Nhã nói với thầy Xã Lợi Phất và thầy Tu Bồ Đề rằng] Các con nay đã thấu hiểu những pháp môn ta giảng dạy, hay đi giảng dạy cho những người mới theo học bồ tát đạo. Ta giảng dạy Pháp Hoa là để chúng sinh: Khai, thị, ngộ, và nhập Phật kiến. Để chúng sinh được thọ ký thành Phật mà thôi.

E2) THỜI NIẾT BÀN

1) Kinh Bộ


Sau thời Pháp Hoa, Đức Phật giảng kinh Niết Bàn trước khi Ngài nhập diêt. Làm như vậy có hai ý nghĩa:

Thứ nhất là để giúp những người chưa có đầy đủ căn cơ học hỏi thêm về tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên giáo), về Phật tính, để họ chứng được cái lý chân thường là mọi người đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. [Làm như vậy là độ tất cả những chúng sinh còn sót lại ở những kỳ pháp hội trước để tất cả được thành Phật không bỏ sót một ai. Vì vậy trong kinh Niết Bàn viết đã có 8000 Thanh Văn đã được thọ ký. Chính vì lý do này mà thời Niết Bàn phải giảng sau thời Pháp Hoa]. Vì vậy thời này còn được gọi là quấn thập giáo (74)

Thứ hai là trong thời mạt pháp, chúng sinh có căn cơ yếu, nghe đại pháp của Đức Phật sẽ sinh đoạn diệt kiến (75) [cho là không cần tu hành cũng có thể thành Phật], nên đã làm mất cái tuệ tính, làm chết cái pháp thân, vì vậy Phật đã tạo ra ba quyền giáo [Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo] để hỗ trợ cho một thực giáo [Viên giáo], đề cao giữ giới luật, [vì vậy trong kinh Niết Bàn đã nói nhiều đến vấn đề giới pháp]. Trong thời này cũng nói đến thường giáo [là Phật tính mà mọi người đều có, nhờ Phật tính này mà mọi người đều có thể thành Phật]. Vi vậy thời này gọi là phù luật đàm thường giáo (76).

2) Thời và vị

Thời và vị của thời Niết Bàn giống như thời và vị của thời Pháp Hoa, thời thứ năm vị đề hồ. Nhưng nếu đi sâu vào thuần tính và tạp tính của hai thời này thì có phần khác biệt, vị vậy kinh Niết Bàn viết rằng: Từ Ma-ha Bát-nhã xuất Đại Niết Bàn. Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn họp lại là thời thứ năm.

Hỏi: Kinh Niết Bàn cũng giảng về tứ giáo. Các kinh Phương Đẳng cũng diễn giảng về tứ giáo, vậy tứ giáo diễn giảng trong hai kinh này giống nhau hay khác nhau?.

Xin trả lời: Tứ giáo trong hai kinh này có tên giống nhau nhưng nghĩa của nó khác nhau. Những người trong Tứ giáo của thời Phương Đẳng có căn cơ Viên giáo hiểu biết được lý chân thường (77) ngay từ đầu cho đến cuối. [Những người] Biệt giáo [không có căn cơ Viên giáo] lúc đầu không hiểu lý chân thường nhưng sau [tu hành trên sơ địa] thì mới hiểu được cái lý chân thường. Tạng giáo và Thông giáo thì từ đầu cho đến cuối cũng không hiểu được lý chân thường. Tứ giáo trong thời Niết Bàn thì từ đầu đến cuối đều hiểu được lý chân thường vi đã được học hỏi ở thời Pháp Hoa.

Đến đây là hết thời Pháp Hoa Niết Bàn.

Hỏi: Tại sao lây ngũ vị để so sánh với ngũ thời giáo?

Xin trả lời: Có hai lý do

Lý do thứ nhất: Là dựa vào thứ tự xuất hiện trước sau của ngũ vị và ngũ thời giáo. Nếu ví dụ Phật là bò và ngũ vị là các giáo. Sữa từ bò sinh ra, lạc lại từ sữa chế tạo ra, tô lại từ lạc biến chế ra, đề hồ lại từ tô chế tạo ra, theo một tự nhất định, vì vậy dùng để thí dụ thứ tự của ngũ thời tương sinh của ngũ giáo.

Lý do thứ hai là lấy vị độ nồng hay độ nhạt của ngũ vi so sánh với sự trưởng thành về mặt căn cơ của hành giả. Những người có căn cơ còn yếu, như căn cơ của những người của nhị thừa, tại Hoa Nghiêm thánh hội sẽ không tin, không hiểu và không thể biến đổi được cái phàm tình của mình, những người này có căn cơ nhạt như sữa. Sau đó đến thời Lộc Uyển họ được học Tam Tạng giáo. Những người của nhị thừa theo Tạng giáo tu hành đã chuyển được phàm tính thành thánh tính, căn cơ khá hơn, đậm đặc hơn, thí dụ như sữa biến thành lạc vậy. Sau đó đến thời Phương Đẳng họ được nghe những lời phê bình, sinh lòng khâm mộ về Đại Thừa hơn Tiểu Thừa, đã tiếp thu được cái hay của Thông Giáo. Cũng như lạc đã biến thành sanh tô. Sau đó đến thời Bát Nhã theo lệnh chuyển giáo, tâm hồn rộng mở đã tiếp thu được cái hay của Biệt Giáo, như sanh tô biến thành thục tô. Sau đó đến thời Pháp Hoa, được nghe pháp tam châu (78), được thọ ký thành Phật, như thục tô thành đề hồ. Người có căn cơ yếu nhất phải đi qua cả năm giai đoạn, còn những người khác tùy căn cơ của hành giả có người chỉ cần đi một giai đoan, hay hai, hay ba, hay bốn giai đoạn. Những người có căn cơ thượng đẳng, thì ở vị nào, thời nào cũng có thể vào thực tướng của pháp giới [và đắc đạo], không cần nhất thiết phải đợi đến Pháp Hoa khai hội mới đắc đạo. Trên đây đã nói rõ những điều đại cương về ngũ vị, ngũ thời [của Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn] và hóa nghi tứ giáo [Đốn, Tiệm, Bí Mật, Bất Định giáo].

    « Xem chương trước «      « Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Ai vào địa ngục


Phật Giáo Yếu Lược


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.6.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...