Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy »» TIẾT 4. QUAN NIỆM NHÂN BẢN, CẤP TIẾN VỀ HÔN NHÂN HẠNH PHÚC »»

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
»» TIẾT 4. QUAN NIỆM NHÂN BẢN, CẤP TIẾN VỀ HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Donate

(Lượt xem: 1.594)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy - TIẾT 4. QUAN NIỆM NHÂN BẢN, CẤP TIẾN VỀ HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tình chồng vợ là đạo nghĩa thiêng liêng trong biến tính tự tồn. Đây là bổn phận tự nhiên mà trên quan điểm con người, đức Phật cũng đã không phủ nhận. Trái lại, Ngài còn có những giáo huấn tích cực và hữu hiệu mang đến cho con người để xây dựng một đời sống hạnh phúc lứa đôi trong tinh thần nhân bản và đầy ý nghĩa tình người.

Trong ý nghĩa tình yêu và hôn nhân, đức Phật xác định rằng tình yêu là mặt khác của hôn nhân và chính hôn nhân là ý nghĩa của tình yêu. Hôn nhân không thể tách rời khỏi tình yêu mà có, ngược lại cũng vậy. Nếu con người phủ nhận rằng, tình yêu chỉ là hương vị tình cảm của đôi nam nữ mà chưa phải là tình hôn nhân chồng vợ thì sẽ đánh mất ý nghĩa tình người và thiếu nhân bản đạo đức. Con người có thể lừa gạt và không kính trọng nhau nếu tình yêu không là hôn nhân, và hôn nhân không được tác thành nếu vắng mặt tình yêu. Vì vậy, hôn nhân là kết quả của một quá trình tình yêu mà không thể ly khai hai lãnh vực biệt lập.

Nếu con người lập luận và đặt tình yêu ngoài hôn nhân và hôn nhân không liên hệ với tình yêu thì trên nguyên tắc này thiếu tinh thần nhân bản, vụ lợi mà chẳng phải ý nghĩa tình yêu đích thực, được trình bày theo quan điểm của giáo pháp.

a. Vai trò của một cô dâu về nhà chồng

Nàng Visākha là người con gái của triệu phú Dhananjaya, người con gái giàu tình thương, khoan dung và đạo tâm kiên cố. Nàng hết lòng kính trọng và phụng sự mẹ của nàng là Sumanā Devi và ông ngoại là Mandaka.

Một hôm, lúc này nàng mới 7 tuổi, đức Phật trên bước đường du hóa, Ngài ghé Bhaddiya, quê hương của Visākha, tức quốc vương Anga. Khi hiểu được đức Phật đến vương quốc mình, ông ngoại Visākha bảo: “Này cháu thân mến, hôm nay là một ngày vui của cháu và ông ngoại. Vậy cháu hãy tập trung 500 cô gái, những nô tỳ của cháu, bắt về 500 cỗ xe và cùng với 500 thị nữ, cháu hãy đi đón tiếp đức Phật.”

Khi nghe ông ngoại nói như vậy, cô bé Visākha hân hoan liền đi đảnh lễ đức Phật, cung kính ngồi một bên. Đức Phật thấy cô còn nhỏ mà có tư cách lễ độ, kính trọng. Đức Phật thuyết pháp và sau khi nghe, cô bé Visākha chứng đắc sơ quả.

Đến tuổi trưởng thành, vào một ngày lễ, nàng cùng đi với các tỳ nữ khác ra tắm nơi sông, nhưng bất ngờ một cơn mưa to lại trút xuống. Những người cùng đi tắm đều vội vàng bỏ chạy nhanh vào một căn nhà trống gần đó để đụt mưa, nhưng trước cảnh trạng như vậy, Visākha vẫn khoan thai trong cung cách của một thiếu nữ, đi về hướng nhà trốn mưa. Trong nhóm người đông có một nhóm bà-la-môn đi chọn người con gái có đủ năm vẻ đẹp để đem về làm vợ Thầy của họ. Thấy vậy, bọn họ ngạc nhiên và hỏi nàng Visākha tại sao không nhanh chân vào nhà để khỏi bị ướt xiêm y.

Visākha điềm đạm trả lời: “Tôi có khả năng còn chạy nhanh hơn những người khác nhưng không thích vậy, vì rằng giả như có vị vua đang mặc sắc phục triều đình uy nghi bỗng nhiên xắn quần áo lên một cách xốc xếch đâm đầu chạy bương vào cung điện thì xem có còn sự đường bệ của một vị quốc vương nữa không? Một tượng vương được trang sức lộng lẫy mà không chậm rãi từng bước dõng dạc, lại ngông nghênh chạy loạn ngoài đường thì cũng chẳng thích hợp. Và một vị tu sĩ oai nghi tế hạnh, y bát trang nghiêm lại bôn ba vội vã thì cũng là điều thất cách. Cho nên, tư cách của người nữ mà chạy ngoài đường như đàn ông thì chẳng còn gì là thục nữ nết na, đoan chánh.”

Những người bà-la-môn khi nghe như vậy vui mừng vô cùng vì mục đích đã nắm được trong tay. Về sau Visàkha là người vợ chung thủy và đoan chánh của người thầy bà-la-môn Punnavaddhana, con nhà triệu phú Nigāra.

Sau đó lễ rước dâu được diễn ra trong khung cảnh trang trọng. Trước khi về nhà chồng, người cha còn căn dặn dạy con, bổn phận làm vợ, làm dâu phải cẩn trọng những điều sau đây:

1. Không đem lửa ra ngoài ngõ.

2. Không thu lửa ở ngoài vào nhà.

3. Chỉ cho đến những người biết cho.

4. Không cho đến những người không biết cho.

5. Cho đến cả hai, những người biết cho và những người không biết cho.

6. Ngồi một cách an vui.

7. Ăn một cách an vui.

8. Ngủ một cách an vui.

9. Coi chừng lửa.

10. Tôn trọng các vị trời trong nhà.

Mười điều trên đây có nghĩa là:

1. Không được nói xấu về người chồng cũng như cha mẹ chồng với người ngoài và cũng không được đem những chuyện trong nhà chồng đi nói cho những người khác biết.

2. Không được ngồi nghe những chuyện được kể lại hay công việc của người khác.

3. Đồ đạc ở trong nhà được cho những người nào đáng cho mượn, dùng rồi trả lại.

4. Đồ đạc không được cho những người mượn dùng mà không trả lại.

5. Phải sẵn sàng giúp đỡ bà con khốn khổ, dù rằng họ không đủ sức để trả lại.

6. Khi ngồi phải xem chỗ nào thích hợp và khi thấy cha mẹ của chồng đi tới, nên đứng dậy chào hỏi.

7. Đến bữa ăn phải xem đồ ăn đã dọn đầy đủ cho cha mẹ chồng và chồng hay chưa. Và cũng nên lưu ý những người trong nhà có được đầy đủ tử tế không.

8. Trước giờ đi ngủ nên lưu tâm kiểm soát nếu cửa chưa đóng thì cẩn thận đóng lại. Nhắc nhở những người làm công trong nhà hoàn tất công việc sớm và xem cha mẹ chồng đi ngủ chưa.

9. Hãy xem cha mẹ chồng và chồng như xem lửa. Mỗi khi có công việc quan hệ với cha mẹ chồng và chồng thì hết sức lưu ý và cẩn trọng như khi sử dụng lửa.

10. Kính trọng cha mẹ chồng và chồng giống như Phạm thiên trong nhà.

Một hôm, cha chồng của Visākha đang ăn bát cháo nấu với sữa đựng trong chén vàng. Vừa lúc ấy có một tỳ-kheo đi đến khất thực, Visākha liền đứng dậy tránh sang một bên, mục đích để cha chồng trông thấy vị tỳ-kheo, nhưng ông vẫn làm ngơ và ăn uống bình thường. Nàng thấy vậy bèn chấp tay cung kính thưa với vị tỳ-kheo ấy vui lòng khất thực nhà khác, vì cha chồng nàng đang ăn những đồ ăn thiu.

Cha chồng Visākha nghe vậy, thiếu suy nghĩ nên tức giận và bảo gia nhân đuổi Visākha ra ngoài đường. Nhưng vì nàng nết na đoan chánh, dịu hiền nên trong nhà ai cũng mến và không đuổi nàng đi.

Trong tư cách con dâu hiền thục và có kính trọng như trong trường hợp này, Visākha không thể chấp nhận thái độ đối xử của cha chồng như vậy, nên nàng thẳng thắn trình bày quan điểm của mình:

“Thưa cha, thật không có đủ lý do để buộc con phải rời khỏi nhà. Không phải cha đem con về đây như người mua nô lệ. Trong lúc cha mẹ còn sanh tiền, con gái không thể rời bỏ nhà đi như vậy. Vì lẽ ấy, khi con rời nhà để qua đây, cha con có mời tám người trong thân tộc và gởi gắm con cho các vị ấy. Cha con nói: ‘Nếu con gái tôi có phạm điều gì lỗi lầm, xin các vị hãy dò xét cặn kẽ.’ Vậy xin cha hãy mời các vị ấy đến để xét xử xem con có lỗi hay không!”

Cha chồng Visākha bằng lòng, mời tám vị làm chứng rồi phân trần: “Nhân một ngày lễ, tôi đang ngồi ăn cháo nấu với sữa trong một cái chén bằng vàng thì con dâu tôi nói rằng tôi ăn đồ không sạch. Xin các vị vạch ra cho nó thấy rõ lỗi và đuổi nó ra khỏi nhà này.’’

Khi ấy, Visākha đã trình bày: “Thật ra tôi không nói đúng hẳn như vậy. Lúc cha chồng tôi đang dùng cháo thì có một vị tỳ-kheo vào nhà khất thực. Cha chồng tôi thấy mà làm ngơ. Nghĩ bụng rằng cha chồng tôi không làm được điều thiện nào trong hiện tại mà chỉ thọ hưởng phước báo đã tạo trong quá khứ nên tôi đã bạch với vị tỳ-kheo: ‘Bạch sư, xin thỉnh sư hoan hỷ bước sang nhà khác. Cha chồng tôi đang dùng những món ăn thiu.”

Tất cả những người tham dự đều đồng ý rằng Visākha không có lỗi.

Trong lúc đề cập đến những tánh hạnh và bổn phận của người nữ để có thể được sinh lên các cõi trời, đức Phật dạy: “Tích cực hoạt động, luôn luôn dịu dàng chiều chuộng chồng, dầu chồng không đem lại tất cả hạnh phúc.

“Không khi nào dùng lời bất mãn, nghịch ý, thiếu lễ độ làm chồng nổi sân.
“Tôn trọng tất cả những người được chồng kính nể.
“Vì nàng là người sáng suốt khôn ngoan, khéo léo, lanh lẹ, thức khuya dậy sớm.
“Tận tâm săn sóc sức khỏe của chồng trong khi chồng làm việc cực nhọc. Và nhã nhặn điều hòa. Một người vợ như vậy.
“Muốn những điều chồng muốn và cố làm cho được.
“Sẽ tái sanh vào cảnh giới của những vị trời dễ mến.”

Trong một dịp khác, đức Phật đã dạy 8 đức tánh mà một người nữ phải có, nếu muốn kiến lập chân hạnh phúc trong cuộc đời hiện tại này và các cảnh giới trong tương lai:

1. Có khả năng làm việc.

2. Giỏi điều khiển người làm.

3. Có cách đối xử tốt khiến chồng quí mến.

4. Giữ gìn tài sản trong nhà.

5. Thành công trong niềm tin.

6. Thành công trong giới luật.

7. Thành công trong lòng quảng đại quần chúng.

8. Thành công trong trí tuệ.

Vai trò của người vợ đối với chồng là một bổn phận dĩ nhiên, là mối tương quan mật thiết không thể thiếu vắng. Người vợ phải ý thức xây dựng sự lợi ích, xây dựng hạnh phúc, vì tấm lòng nhiệt thành thương tưởng, vì tấm lòng từ mẫn lợi tha đối với chồng mà tự ghép mình vào khuôn khổ, nề nếp sinh hoạt hằng ngày. Nghĩa là người vợ đến giờ đi ngủ nên ngủ sau và dậy thì phải dậy trước, xem xét quán xuyến mọi công việc trong gia đình và đối xử tốt với mọi người. Đây chính là nói lên lòng nhiệt thành trong ý thức bổn phận, nói lên lòng thương yêu, tự đặt mình trong vị thế phục vụ và xây dựng.

b. Bảy hạng vợ ở đời - vừa là vợ, vừa là tình nhân, vừa là bạn hữu

Vợ là người đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Một đời sống gia đình thuận hòa hạnh phúc hay xào xáo, gây gổ, phần lớn đều do người vợ chịu trách nhiệm. Nếu người vợ khôn ngoan ý thức được hai trách nhiệm thiêng liêng của mình, vừa là vợ vừa là mẹ, thì đây chính là hạnh phúc của một gia đình đầm ấm và cũng nói lên tinh thần ưách nhiệm của một người vợ tốt.

Khi đề cập đến gia đình, người ta thường nghĩ đến người vợ hơn là người chồng, vì sự hiện diện của người vợ lúc nào cũng có trong nhà. Hơn nữa, vai trò của họ là vai trò gia đình, vai trò của một người mẹ hiền, chăm sóc, dạy dỗ, nuôi nấng con cái, vai trò một người vợ ngoan, chung thủy và tin yêu chồng mình, lo phụng sự và quán xuyến công việc gia đình. Vì vậy, người ta thường bảo vợ là “nội tướng”, người được cắt đặt canh gác, trông nom gia đình. Chính bản thân người vợ là bóng dáng hạnh phúc, là tình thương yêu của chồng và con. Người vợ là hiện thân của một tình yêu êm đềm xoa dịu những nỗi nhọc nhằn, vất vả từ hoàn cảnh xã hội tạo ra, đưa vào môi trường gia đình. Sự hiện diện người vợ trong gia đình là sự hiện diện của an lạc và hạnh phúc, sự hiện diện một khối tình thiêng liêng được sưởi ấm bằng tình người chân thật và tin tưởng.

Bởi vậy, cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Phật đã nói lên khối tình đó bằng mối quan tâm thiết thực. Trong không khí của một gia đình mà không có bóng dáng của người vợ, người mẹ, người ta sẽ có cảm giác trống vắng, mất mát đi một cái gì khó diễn tả và cũng có cảm giác rằng “gà trống nuôi con”, không khí gia đình sẽ trở nên quạnh hiu và bơ vơ, như nỗi bơ vơ của tâm trạng người con mất mẹ. Hương vị của tình thương nồng ấm thiêng liêng sẽ không còn và hạnh phúc gia đình cũng sẽ mất đi hơn một nửa. Bởi vậy, những lời giáo huấn của đức Phật mang đến cho những người nữ tại gia sống với chồng con phải ý thức bổn phận của chính mình là không ngoài mục đích gầy dựng sự đầm ấm, tạo hòa khí và hạnh phúc cho chính bản thân mình, cho chồng và cho con, mà nguyên tắc của yếu tố đầm ấm và hạnh phúc đó là người vợ phải biết yêu thương chồng, con, nỗ lực cố gắng trong mọi công việc. Vì rằng, bản thân người chồng là nơi nương tựa, là nơi để người vợ gởi gắm niềm tin và hạnh phúc đời mình trong đó. Sự hy sinh của người vợ vì mục đích tốt đẹp để kiện toàn đời sống vật chất cũng như tinh thần cho chồng là sự hy sinh cao cả. Sự hy sinh sẽ đưa người vợ đến nơi an lạc và sinh thiên.

Trong Phẩm Tôn giả Anurudha (Tăng Chi Bộ), đức Phật dạy về kết quả một nữ cư sĩ sống đời trong sạch, vì lòng tôn kính phụng sự chồng, lễ bái cúng dường các sa-môn, bà-la-môn phạm hạnh và có lòng kính tin Tam Bảo, giữ gìn giới đức trang nghiêm sẽ được sinh thiên giới.

“... nữ cư sĩ quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nữ cư sĩ giữ giới, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, nữ cư sĩ bố thí sống ở gia đình với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, bố thí rộng rãi, với bàn tay mở rộng, vui thích từ bỏ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, vui thích chia sẻ các vật dụng bố thí. Thành tựu 8 pháp này, nữ nhân sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư thiên có thân khả ái.”

Tùy theo phẩm hạnh, các người vợ được chia làm 7 loại như đức Phật có lần đã dạy. Lúc bấy giờ đức Phật đang trú tại Savatthi trong Jatavana, tức là khu vườn của Anathapindika. Vào buổi sáng đức Thê’ Tôn mang y cầm bát đi đến chỗ ở của Anathapindika. Thế Tôn ngồi xuống chỗ đã được chuẩn bị sẵn, lúc ấy trong nhà có những tiếng nói lớn, có sự ồn ào cãi vả bên trong.

Sau khi thấy đức Thế Tôn, Anathapindika liền đi đến đảnh lễ và ngồi xuống một bên, đức Phật hỏi:

“Này gia chủ, vì sao trong nhà của ngươi lại có nhiều người nói to tiếng, như những người đánh cá (kevattā) đang giành giật cá (macha vilope)?”

“Bạch Thế Tôn, có nàng dâu Sujāta giàu có đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời mẹ chồng (sassum) không vâng lời cha chồng (sasuam) không vâng lời chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không kính lễ, không cúng dường Thế Tôn.”

Sau khi gia chủ Anathapindika trình bày sự việc như vậy, Thế Tôn cho gọi người con dâu Sujāta và Thế Tôn đã dạy nàng như sau:

“Hãy đến đây, này Sujāta.”

“Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”

“Nàng dâu Sujāta vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ Thế Tôn. Sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nàng dâu Sujāta đang ngồi một bên:

“Này Sujāta, có 7 loại vợ cho một người đàn ông. Thế nào là 7? Vợ như người sát nhân (vadhakasāmā), vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân (ayyasamā), vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujàta có 7 loại vợ cho người đàn ông. Và ngươi thuộc loại vợ nào?”

Với những lời dạy vắn tắt của đức Thế Tôn về 7 hạng vợ cho Sujāta như vậy, nhưng Sujāta không hiểu ý nghĩa của lời dạy, nàng thưa thỉnh Thế Tôn giảng giải rõ hơn để biết mình thuộc loại vợ nào. Đức Thế Tôn dạy tiếp:

“Ai tâm bị uế nhiễm
Không từ mẫn thương người,
Thích thú những người khác,
Khinh rẻ người chồng mình.

Bị mua chuộc bằng tiền,
Hăng say giết hại người,
Hạng người vợ như vậy,
Được gọi vợ sát nhân.

Còn hạng nữ nhân nào,
Tiêu xài tài sản chồng,
Do công nghiệp đem lại
Hay thương nghiệp, nông nghiệp.

Do vậy nếu muốn trộm,
Dầu có ít đi nữa,
Hạng người vợ như vậy
Được gọi vợ ăn trộm.

Không ưa thích làm việc,
Biếng nhác nhưng ăn nhiều,
Ác khẩu và bạo ác,
Phát ngôn lời khó chịu,

Mọi cố gắng của chồng,
Đàn áp và chỉ huy,
Hạng người vợ như vậy,
Được gọi vợ chủ nhân.

Ai luôn luôn từ mẫn,
Có lòng thương xót người,
Săn sóc giúp đỡ chồng,
Như mẹ chăm sóc con,

Tài sản chồng cất chứa,
Biết hộ trì giữ gìn,
Hạng người vợ như vậy,
Được gọi vợ như mẹ.

Ai người như em gái,
Đối xử với chị lớn,
Biết cung kính tôn trọng,
Đối với người chồng mình,

Với tâm biết tàm quý,
Tùy thuận phục vụ chồng,
Hạng người vợ như vậy,
Được gọi vợ như chị.

Ai ở đời thấy chồng,
Tâm hoan hỷ vui vẻ,
Như người bạn tốt lành,
Đã lâu từ xa về,

Sanh gia đình hiền đức (Koleyykā)
Giữ giới dạ trung thành (Patibbatā)
Hạng người vợ như vậy,
Được gọi vợ như bạn.

Không tức giận an tịnh,
Không sợ hình phạt trượng,
Tâm tư không hiềm hận,
Nhẫn nhục đối với chồng,

Không phẫn nộ tức giận,
Tùy thuận lời chồng dạy,
Hạng người vợ như vậy,
Được gọi vợ nữ tỳ.

Ở đời các hạng vợ,
Được gọi vợ sát nhân,
Kể cả vợ ăn trộm,
Và cả vợ chủ nhân,

Vợ ấy không giữ giới
Ác khẩu và vô lễ (Anādara)
Khi thân hoại mạng chung,
Được sanh vào địa ngục,

Ở đời các hạng vợ,
Như mẹ, chị và bạn,
Và người vợ được gọi,
Là vợ như nữ tỳ,
An trú trên giới đức,
Khéo phòng hộ lâu ngày,
Khi thân hoại mạng chung,
Được sanh lên thiên thú.”

Đức Phật đã giảng giải rõ về từng hạng vợ và nàng Sujāta đã bạch với Thế Tôn, tự nhận mình là người vợ đối với chồng như người nữ tỳ.

Một quan niệm đích thực nhân bản và cấp tiến, cách đây hơn 2.500 năm, đức Phật đã dạy về hôn nhân và tình yêu của con người thật sâu sắc và hợp lý. Ngày nay gọi là thời đại văn minh, con người vẫn còn cảm thấy lúng túng, lầm lẫn giữa ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu. Con người đã cho rằng, vân đề hôn nhân là một địa hạt và tình yêu là một địa hạt, cả hai không liên hệ. Người vợ khác với người yêu, nếu con người biệt lập giữa hôn nhân và tình yêu, tức là con người cắt đứt sợi dây thắt chặt tình yêu chồng vợ, và cũng là quan niệm của kẻ thiếu suy tư, nông cạn tâm lý mình người và làm cho con người càng thêm bối rối trước ngưỡng cửa hôn nhân và tình yêu. Như trên đã trình bày, đức Phật đã dạy về tình cảm con người một cách có phương pháp thiện xảo. Mối liên hệ chồng vợ tức là mối liên hệ tình yêu, vừa là tình cảm của một người bạn, vừa là tình đạo nghĩa vợ chồng mà lắm khi trong cuộc sống con người còn đòi hỏi một thứ tình cảm như tình cảm của một người mẹ, hoặc người cha chăm sóc, nuông chiều con cái. Một thứ tình cảm vuốt ve, trìu mến trong đôi vòng tay thương yêu rất mực. Một thứ tình cảm mà người vợ phải giữ vai trò của một người chị, người mẹ, người em gái, hoặc là người nữ tỳ nâng khăn sửa tráp cho chồng. Và ngược lại, vai trò người chồng cũng phải là một vai trò của một người anh trai, một người em trai, một người cha. Đây là mối tương quan mật thiết chứa đựng trọn vẹn tình người, và hạnh phúc được xây dựng một cách thiết thực.

Đức Phật dạy trong ý nghĩa này là một mục đích giáo hóa lý tưởng về tình cảm, tâm lý, hôn nhân và tình yêu.

Song song với ý nghĩa đời sống chồng vợ bình thường của một gia đình, trong Phẩm Nguồn sanh phước (sống chung) đức Phật đã dạy có 4 loại vợ chồng sống chung với nhau. Bốn loại ấy là: “Đê tiện nam sống với đê tiện nữ, đê tiện nam sống với thiện nữ, thiện nam sống với đê tiện nữ, thiện nam sống chung với thiện nữ.”

1. Đê tiện nam sống với đê tiện nữ:

“Ở đây, này các gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục vọng, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm cấu uế, xan tham chi phối. Người này mắng nhiếc, chửi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục vọng, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm cấu uế, xan tham chi phối.”

2. Đê tiện nam sống với thiện nữ:

“Ở đây này các gia chủ, người chồng sát sanh... mắng nhiếc chửi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế, xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chửi rủa sa-môn, bà-la-môn.”

3. Thiện nam sống với đê tiện nữ:

“Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh... không có mắng nhiếc chửi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho... nhiếc mắng, chửi rủa các sa-môn, bà-la-môn.”

4. Thiện nam sống với thiện nữ:

“Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh... không mắng nhiếc chửi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Và người vợ cũng là người không sát sanh... không nhiếc mắng, chửi rủa các sa-môn, bà-la-môn.”

Đức Phật đúc kết bằng một bài kệ:

“Cả hai là ác giới,
Xan tham và mắng nhiếc,
Cặp vợ và chồng ấy,
Đê tiện sống đê tiện.

Chồng là người ác giới,
Xan tham và mắng nhiếc,
Vợ là người có giới
Bố thí không xan tham,

Như vậy vợ thiện nữ
Sống với chồng đê tiện.
Chồng là người có giới,
Bố thí không xan tham,

Còn người vợ ác giới,
Xan tham và mắng nhiếc,
Vợ là đê tiện nữ,
Sống chung chồng thiện nam.

Cả hai tin bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,

Đời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy,
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,

Ở đây sống theo pháp,
Giữ giới cấm đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ thiện giới,

Hân hoan được thỏa mãn,
Đúng với điều cầu mong.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.33.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...