Phẩm thứ 41:
Hết mê, thấy Phật
Phật nói: Thí như
Chuyển luân Thánh Vương,
Có ngục thất bảo.
Thái tử có tội, Giam cầm trong đó.
Lầu tầng điện báu,
Màn quý giường vàng
Song cửa tháp tòa,
Trân quý đẹp diệu.
Cơm nước áo quần,
Như vua Chuyển Luân.
Khóa vàng nhốt chặt,
Xiềng xích đôi chân.
Các vị con vua,
Thích ở đây chăng?
Từ Thị bạch Phật:
Bị giam trói buộc,
Tâm không tự tại,
Tìm mọi phương tiện,
Cầu mọi thế-lực,
Để được thả ra,
Mà chẳng như Ỷ.
Luân Vương hoan hỉ,
Mới được ra khỏi.
Phật bảo Di Lặc:
Các chúng sanh nầy,
Đều như thế cả.
Thí như có người,
Rơi vào nghi-hối,
Nhưng cầu Phật trí,
Đến quãng đại trí,
Do nơi thiện căn,
Không thể sanh ‘’tín’’.
Nhờ nghe Phật danh,
Mà khởi lòng tin,
Tuy sanh nước kia,
Ở trong hoa sen,
Nhưng không thể hiện.
Thai sen nước kia,
Giống như cung đìện,
Vườn hoa sở thú.
Là vì tại sao?
Trong đó thanh tịnh,
Không có uế ác,
Nhưng năm trăm năm,
Không thấy Tam bảo,
Không được cúng dường,
Phụng sự chư Phật.
Xa hẵn tất cả,
Thiện căn thù thắng,
Chỉ có sự khổ,
Không sanh vui mừng.
Nếu chúng sanh nào,
Biết được tội căn,
Thâm hối tự trách,
Cầu ra khỏi đó.
Trong đời đã qua,
Vượt tận hết rồi,
Về sau bèn ra,
Tất được đi tới,
Nơi Vô Lượng Thọ.
Nghe hiểu kinh Pháp,
Lâu lâu cũng được,
Giải mở hoan-hỉ,
Vô số vô lượng chư Phật,
Cùng được biến cúng,
Tu các công-đức.
Nầy A Dật Đa!
Các Bồ-Tát mà
Còn đang nghi hoặc,
Là tổn hại lớn,
Là mất đại lợi.
Vì thế cho nên,
Tin rõ chư Phật
Trí-tuệ vô thượng
Từ Thị bạch Phật:
Sao thế giới đó,
Có loại chúng sanh,
Tuy cũng tu thiện,
Nhưng không cầu sanh.
Phật bảo Từ Thị:
Có những chúng sanh,
Trí tuệ rất kém,
Phân-biệt Tây-phương,
Không đến thiên giới,
Không cầu sanh về,
Thật là sai lạc.
Từ Thị bạch Phật:
Những chúng sanh
Hư vọng phân biệt,
Không cầu Phật-sát,
Miễn luân hồi chăng?
Phật dạy: Chúng sanh
Có những thiện-căn,
Mà không ly tướng,
Không cầu Phật huệ,
Tham đắm thế lạc,
Phước báo nhân gian.
Lại còn tu phước,
Cầu quả nhân thiên.
Đến thời được báo,
Thảy đều sung túc,
Trong ngục tam giới,
Mà chưa thuận ra.
Giả sử cha mẹ, vợ con,
Nam nữ quyến thuộc,
Cùng muốn cứu miễn.
Nhưng nghiệp tà kiến,
Không thể xả ly,
Thường bị luân-hồi,
Mà không tự-tại.
Hãy xem người ngu,
Chẳng trồng thiện căn,
Chỉ dùng thế trí biện thônG
Tăng ích tà tâm,
Làm sao ra khỏi,
Đại nạn sinh tử!
Lại có chúng sanh
Tuy trồng căn lành,
Làm phước-điền lớn,
Chấp tướng phân biệt.
Tình chấp sâu nặng,
Cầu xuất luân hồi,
Cuối cùng không được.
Nếu không có chút trí-tuệ,
Gieo trồng đức bổn,
Thân tâm thanh tịnh,
Lìa xa phân biệt,
Cầu sanh tịnh-độ,
Mau tới Bồ-Đề,
Được sanh Phật quốc,
Vĩnh viễn giải-thoát./.
Phẩm thứ 42:
Bồ Tát vãng sanh
Di Lặc Bồ Tát,
Bạch đức Thế-Tôn:
Thế giới Ta-Bà,
Cùng các Phật-sát,
Có được bao nhiêu,
Bồ-Tát bất thoái
Đã được vãng sanh?
Phật đáp:
Các thế giới đó,
Có bảy trăm hai
Mươi ức Bồ Tát,
Đã từng cúng dường,
Vô số chư Phật,
Trồng mọi đức bổn,
Đang sanh nước kia.
Còn số Tiểu hạnh,
Bồ-Tát tu-tập,
Công-đức vãng sanh,
Thì không kể xiết.
Chẳng những nước ta,
Mà chư Bồ-Tát,
Ở cõi nước khác
Mười phương quốc độ,
Cũng đều như thế.
Cõi Phật Viễn Chiếu,
Có tới mười tám
Câu-chi-na-do-tha
Bồ-Tát Ma-ha-tát,
Sanh về Cực Lạc.
Cõi Phật Bảo-Tạng,
Ở phương Đông Bắc,
Có chín mươi ức,
Bồ-Tát bất thoái,
Đương sanh nước đó.
Theo các quốc-độ:
Phật Vô Lượng Âm,
Cùng Phật Quang Minh,
Và Phật Long Thiên,
Thắng Lực, Sư Tử,
Ly Trần, Đức Thủ,
Nhân Vương, Hoa Tràng,
Bồ-Tát bất thoái,
Đang được vãng sanh,
Số mười trăm ức,
Hoặc trăm ngàn ức,
Cho đến vạn ức.
Cõi thứ mười hai,
Phật Vô Thượng Hoa,
Có đến vô số,
Các chúng Bồ-Tát.
Đều bất thối chuyển,
Trí huệ dũng mãnh,
Đã từng cúng dường,
Vô lượng chư Phật,
Đủ đại tinh-tấn,
Mau tới nhất thừa.
Chỉ trong bảy ngày,
Khả năng thu nhiếp,
Đủ pháp kiên-cố,
Của các Đại-sĩ,
Đã từng tu-tập,
Trăm ngàn ức kiếp.
Các Bồ-Tát ấy,
Đều đương vãng-sanh.
Cõi thứ mười ba,
Phật hiệu Vô-Úy,
Có bảy trăm chín mươi ức
Vị đại Bồ-Tát
Còn tiểu Bồ-Tát,
Và các Tỳ-kheo,
Chẳng thể kể xiết,
Đều được vãng sanh.
Danh hiệu cõi Phật
Mười phương thế giới,
Cùng chúng Bồ Tát,
Đang được vãng sanh,
Nếu ta nói hết,
Thì suốt ngày đêm,
Cả trong một kiếp,
Cũng chẳng hết được./.
Phẩm thứ 43:
Chẳng phải Tiểu thừa
Phật bảo Di Lặc:
Ông hãy xét xem,
Bồ-Tát Ma-ha-tát,
Thu hoạch lợi ích
Nếu có thiện nam,
Cùng người thiện nữ,
Nghe được danh hiệu
Phật A-Di-Đà
Khởi sanh một niệm,
Với tâm hỷ ái,
Quy y chiêm lễ,
Như thuyết tu hành.
Cần biết người nầy,
Được lợI ích lớn,
Sẽ đặng công đức
Như trên đã nói.
Tâm không hạ liệt,
Cũng chẳng cống cao,
Thành tựu căn lành,
Thảy đều tăng trưởng
Cần biết người nầy,
Chẳng phải tiểu thừa,
Trong pháp của ta,
Sẽ được gọi là
Đệ-tử ‘’thứ nhất’’.
Trời, người, A-tu-la,
Vui thích tu tập,
Sanh tâm hi hữu,
Ở trong kinh đó,
Phát sinh tư tưởng
Đạo sư dẫn đưòng.
Vô lượng chúng sanh,
Nhanh chóng an trụ,
Được bất thối chuyển,
Cùng muốn thấy kia,
Trang nghiêm rộng lớn,
Nhiếp thọ Phật-sát thù thắng
Công đức viên mãn,
Phát khởi tinh-tấn,
Nghe pháp môn nầy.
Chỉ vì cầu pháp,
Không sanh tâm ngụy dấu nịnh
Như vào lửa lớn
Cũng chẳng nghi hối.
Là vì tại sao?
Vô Lượng Bồ-Tát,
Thảy đều muốn cầu.
Pháp vi diệu nầy.
Tôn trọng lời nghe,
Không làm ngược lại.
Có nhiều Bồ-Tát,
Muốn nghe kinh nầy,
Mà chẳng được nghe.
Vì thế các người
Nên cầu pháp nầy./
Phẩm thứ 44:
Thọ ký Bồ Đề
Ở thế giới nầy,
Thậm chí đến thời
Chánh pháp tận diệt,
Có những chúng sanh,
Trồng các cội lành,
Đã từng cúng dường
Vô lượng chư Phật.
Do Như Lai kia
Gia trì uy lực,
Nên được pháp môn
Rộng lớn như vậy.
Nhiếp thủ thọ trì,
Sẽ được pháp môn,
Trí ‘’nhất thiết trí’’ rộng lớn.
Ở trong pháp đó,
Giảng rộng thù thắng,
Được niềm vui lớn,
Rộng vì người, thuyết,
Thường vui tu hành.
Các người thiện-nam
Và các thiện-nữ,
Theo nơi pháp đó,
Nếu mà đã cầu,
Hiện cầu, sẽ cầu,
Đều được thiện lợi.
Các ngươi phải nên
An trụ không nghi,
Trồng các cội lành.
Nên thưòng tu tập,
Khiến không nghi trệ.
Không vào tất cả
Các loại trân bảo
Tạo thành lao ngục.
Nầy A Dật Đa !
Các loại như vậy,
Là oai đức lớn,
Thường sanh Phật-pháp,
Rộng lớn khác nhau.
Bởi trong pháp nầy,
Vì không lắng nghe,
Một ức Bồ-Tát
Thối chuyển quả vị
Vô Thượng Chánh Giác.
Nếu có chúng sanh
Đối kinh điển nầy,
Biên chép, cúng dường,
Thọ trì, đọc tụng.
Dù trong chốc lát
Vì người diễn nói,
Khuyên họ lắng nghe,
Chẳng sanh ưu não,
Thậm chí ngày đêm,
Suy nghĩ nước đó,
Và công đức Phật,
Rốt không thối chuyển
Nơi đạo vô thượng.
Người đó lâm chung,
Giả sử lửa cháy
Tràn đầy tam thiên
Đại thiên thế giới,
Cũng vượt qua được,
Sanh về Cực Lạc.
Người nầy đã từng
Được Phật quá khứ
Thọ ký Bồ-Đề.
Tất cả Như Lai
Đều cùng khen ngợi.
Vậy nên phải gắng,
Chuyên tâm tin nhận,
Trì tụng, nói làm./.
Phẩm thứ 45:
Lưu một kinh nầy
Tay nay đã vì
Tất cả chúng sanh,
Nói kinh pháp nầy,
Khiến chúng được thấy
Phật Vô Lượng Thọ,
Và cõi Cực Lạc.
Tất cả sở hữu,
Cầu chi đều được.
Không thì đến khi,
Như Lai diệt độ,
Trở lại nghi hoặc.
Đến đời sau nầy,
Kinh đạo mất hết.
Ta vì từ-bi,
Thương xót đặc biệt,
Lưu kinh nầy lại,
Thêm một trăm năm.
Để chúng sanh nào,
Được gặp kinh nầy,
Tùy tâm sở nguyện,
Đều khá được độ.
Như Lai ra đời,
Khó gặp khó thấy.
Kinh đạo chư Phật,
Khó được khó nghe.
Gặp thiện tri-thức,
Nghe pháp siêng làm,
Lại càng khó hơn.
Nếu nghe kinh nầy,
Tin, vui, thọ, trì,
Khó trong mọi khó,
Không gì khó bằng.
Nếu có chúng sanh,
Được nghe tiếng Phật,
Từ tâm thanh-tịnh,
Vui mừng khấp khởi,
Áo tung bay lên,
Lông mao dựng đứng,
Hoặc mắt rơi lệ,
Là do đời trước,
Từng làm việc Phật,
Chẳng phải người phàm.
Nếu nghe Phật hiệu,
Trong tâm hồ nghi
Lời kinh của Phật,
Đại khái không tin,
Đều từ ác đạo mà đến
Tai ương bất tận,
Làm sao độ thoát,
Vì tâm hồ nghi,
Không tín hướng vậy./
Phẩm thứ 46:
Cần tu kiên trì
Phật bảo Di Lặc:
Chư Phật Như Lai,
Với pháp vô-thượng,
Mười lực vô-úy,
Vô-ngại vô trước,
Là pháp sâu thẳm,
Cùng Ba-la-mật,
Là pháp Bồ-Tát,
Chẳng phải dễ gặp.
Người hay thuyết pháp,
Cũng khó khai thị.
Tin sâu vững chắc,
Thời cũng khó lắm.
Nay ta như lý,
Tuyên thuyết pháp môn
Vi diệu rộng lớn như vậy.
Tất cả chư Phật,
Đều cùng xưng tán,
Phó chúc, thủ hộ.
Làm cho hữu tình,
Đêm dài lợi ích,
Chẳng khiến chúng sinh,
Rớt đọa ngũ thú,
Phải thọ nguy khổ.
Nên siêng tu hành,
Theo lời ta dạy,
Cần hiếu với Phật,
Thường nhớ ơn thầy.
Khiến pháp môn nầy
Trụ lâu bất diệt,
Phải nên kiên trì,
Không được hủy mất,
Không được làm sai,
Thêm bớt kinh pháp.
Thường niệm không dứt,
Tất được đạo quả.
Pháp ta như thế,
Làm cũng như nói
Việc làm Như Lai,
Cũng nên làm theo.
Phước thiện tu được,
Cầu sanh Tịnh Độ./.
Phẩm thứ 47:
Phước huệ được nghe
Bấy giờ Thế Tôn,
Nói bài kệ tụng:
Nếu xưa đã không tu phước huệ,
Thì chánh pháp nầy chẳng thể nghe,
Đã từng cúng dường các Như Lai,
Nên mới hoan hỉ tin pháp ấy.
Ác kiêu, làm biếng cùng tà kiến,
Khó tin diệu pháp của Như Lai,
Thí như người mù ở chỗ tối,
Không thể khai đạo mở đường đi.
Từng trồng cội thiện nơi chư Phật
Lấy hạnh cứu đời làm hướng tu.
Nghe kinh, thọ trì cùng sao chép,
Đọc tụng ngợi diễn và cúng dường.
Như vậy một lòng cầu cõi Tịnh,
Quyết định vãng sanh nước Cực Lạc.
Giả sử lửa cháy đầy đại-thiên,
Thừa oai đức Phật tất vượt qua.
Trí tuệ Như Lai, biển rộng sâu,
Chỉ Phật với Phật mới biết thôi.
Thanh-Văn ức kiếp suy Phật trí,
Thần lực tận kỳ không lường nỗi.
Công đức Như Lai Phật tự biết,
Chỉ có Thế Tôn thường khai thị,
Thân người khó được, Phật khó gặp,
Lấy huệ nghe pháp khó trong (mọi)khó.
Nếu các hữu tình muốn làm Phật,
Tu hạnh Phổ Hiền tới bờ kia.
Bởi các người trí nghe học rộng,
Nên tin Phật dạy lời chân thật,
Vậy hạnh nghe hiểu là diệu pháp.
Nên thường niệm Phật mà sanh vui.
Thọ trì rộng độ dòng sanh tử,
Phật nói người nầy ‘’thật bạn lành’’.
Phẩm thứ 48:
Nghe kinh Được ích
Bấy giờ Thế Tôn,
Thuyết giảng kinh nầy,
Thế gian trời người,
Một vạn hai ngàn
Ức na(*) chúng sanh (*na do tha)
Xa rời phiền-não,
Đắc pháp ‘’tịnh nhãn’’.
Hai mươi hai ức
Chư thiên nhân dân,
Được quả A-na-hàm.
Sáu ngàn tám trăm
Tỳ-kheo lậu tận,
Tâm được giải thoát.
Bốn mươi ức Bồ-Tát,
Được bất-thoái-chuyển
Nơi đạo Bồ Đề.
Lấy hoằng thệ nguyện
Mà tự trang-nghiêm,
Hai mươi lăm ức chúng sanh
Được bất thối nhẫn.
Bốn vạn ức na-do-tha
Trăm nghìn chúng sanh
Nơi v ô thượng Bồ Đề,
Chưa từng phát ý,
Nay khởi phát tâm.
Trồng mọi thiện căn,
Nguyện sanh Cực Lạc,
Thấy Phật Di Đà,
Đều đang vãng sanh,
Quốc độ Phật kia.
Còn các phương khác,
Thứ tự thành Phật,
Đồng một danh hiệu:
Diệu Âm Như Lai.
Lại có mười phương
Quốc độ nước Phật,
Hoặc là đang sanh,
Cùng vị-lai sanh,
Thấy Phật Di-Đà,
Đều có tám vạn
Câu-chi-na-do-tha
Người được thọ-ký pháp nhẫn,
Thành Phật Vô-Thượng.
Chúng hữu tình kia
Đều thấy Phật A Di Đà,
Đủ nguyện nhân duyên,
Đều được vãng sanh
Thế-giới Cực Lạc.
Bấy giờ đại thiên thế giới
Chấn-động sáu cách
Tinh vi xuất hiện
Thần biến hiếm có,
Phóng đại quang minh,
Chiếu khắp mười phương.
Lại có chư Thiên,
Ở trên không trung,
Tấu nhạc vi diệu,
Phát thanh tùy hỉ.
Cho đến chư Thiên Sắc giới,
Cả đều được nghe,
Khen thật hiếm có.
Vô lượng hoa đẹp,
Phăng phăng rơi xuống.
Tôn giả A-Nan,
Di-Lặc Bồ-Tát,
Thanh-văn, Thiên Long bát bộ,
Tất cả đại chúng
Nghe Phật thuyết kinh,
Đều rất hoan-hỉ,
Tín, thọ, phụng-hành./
Phật nói kinh Đại thừa
Vô Lượng Thọ Trang nghiêm Thanh tịnh Bình đẳng Giác.
CHUNG