Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Thiền Tứ Niệm Xứ cơ bản »»

Đối thoại pháp
»» Thiền Tứ Niệm Xứ cơ bản

Donate

(Lượt xem: 6.738)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Thiền Tứ Niệm Xứ cơ bản

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giọng đọc: Trường Tân


Đối với việc thực hành thiền Tứ Niệm Xứ, Chánh Niệm phải là yếu tố cần có trong tất cả hoạt động chúng ta làm. Trước làm một việc gì đó, ta cần phải kiểm tra xem Chánh Niệm đã có mặt hay chưa. Trong những ngày hành thiền vừa qua, chúng ta đang thực hành phát triển Chánh Niệm trong lúc ngồi thiền nhưng đó chỉ là một trong bốn oai nghi. Điều đó có nghĩa là Chánh Niệm cần phải được duy trì một cách liên tục ngay cả sau khi xả thiền. Việc xả thiền chỉ có nghĩa là thay đổi tư thế mà thôi, tức là từ việc ngồi được chuyển sang việc đi kinh hành hay làm một hoạt động nào đó, nhưng Chánh Niệm phải luôn được duy trì.
Trong Tứ Niệm Xứ có bốn đối tượng cần phải được ghi nhận quan sát, đó là thân, thọ, tâm và pháp. Chánh Niệm là ghi nhận trên các đối tượng đúng, tức là các hiện tượng sinh khởi trên thân tâm. Trong bất kỳ hoạt động cũng luôn có đối tượng. Trong nghiên cứu khoa học thì đề tài nghiên cứu là đối tượng.
Trong thực hành thiền, xác định đúng đối tượng có thể nói là đã thành công năm mươi phần trăm (50%). Xác định, ghi nhận sai đối tượng thì rất khó có kết quả tốt. Cũng như việc xây nhà, đầu tiên ta cần phải lo xây được nền móng cho chắc chắn, như vậy khi xây lên cao nó luôn được vững vàng. Điều đó cũng tương tự như khi hành thiền, xác định được đối tượng đúng đóng vai trò quan trọng như việc xây móng nhà. Khi móng được vững vàng, mọi việc sẽ được chuyển hóa một cách tự nhiên là không bị áp đặt.
Mục đích của việc hành thiền là để xác lập Chánh Kiến. Tại sao cần phải xác lập Chánh Kiến? Vì chúng ta luôn bị sự hiểu biết sai lầm chi phối (tà kiến), chưa có được Chánh Kiến đúng đắn. Những sự hiểu biết đúng đắn lúc ban đầu được vay mượn từ các nguồn kinh sách hay thông qua người thầy hướng dẫn, nhưng đó chưa phải Chánh Kiến thực sự của bản thân mỗi người chúng ta. Tuy nhiên đó là những nguồn cung cấp thông tin đúng đắn cần thiết lúc ban đầu để giúp chúng ta áp dụng vào trong việc thực hành của mình. Mục đích cốt yếu ở đây là phải xác lập được Chánh Kiến thông qua việc thực hành của bản thân mỗi người.
Bài Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên, Đức Phật thuyết cho nhóm năm anh em Kiều Trần Như trong đó Ngài chỉ rõ cần phải tránh xa hai cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh để có thể thực hành con đường Trung Đạo.
Việc thực hành thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất đem lại bảy lợi ích: để thanh tịnh chúng sinh, vượt qua sầu bi, đoạn tận khổ thân và khổ tâm, thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết Bàn.
Đây là con đường duy nhất vì do chính Đức Phật khơi lại và chỉ dạy, nó dẫn tới một hướng duy nhất là Niết bàn, không có ngả rẽ nào cả. Duy nhất là vì chúng ta phải tự dấn thân đi một mình, không ai có thể làm thay cho mình được.
Đức Phật nhấn mạnh chúng ta phải đi trên con đường trung đạo, đó cũng chính là Bát Chánh Đạo bao gồm:

- Chánh Kiến và Chánh Tư Tuy (nhóm tuệ)
- Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng (nhóm giới)
- Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định (nhóm định)

Cần lưu ý Bát Chánh Đạo là con đường có tám chi phần, không phải là tám con đường.
Khi chúng ta quan sát cần phải luôn có sự hợp nhất của năm chi đạo thuộc bát chánh đạo, đó là các chi thuộc nhóm tuệ và nhóm định (Bát Chánh Đạo hiệp thế). Chỉ khi nào đạt tới thánh đạo, lúc này Niết Bàn làm đối tượng thì mới có sự hợp nhất của tám chi đạo (Bát Chánh Đạo siêu thế).
Trước hết ta phải thực hiện nhóm giới, trong đó Chánh Mạng là phải có công việc làm ăn chân chánh, không rơi vào các nghề như giết mổ gia súc, buôn bán rượu và các chất say, buôn bán vũ khí ... Nếu làm đồ tể, đánh bắt cá thì không hành thiền tốt được. Nói tóm lại là cần phải giữ giới trong sạch. Công năng của giới là để nâng đỡ thiện pháp. Ta phải có năng lực của giới vì “ở đâu có giới, ở đó có tuệ; ở đâu có tuệ, ở đó có giới”. Cũng như một bàn tay dơ và một bàn tay sạch: nếu có tuệ ta thanh tịnh được giới và ngược lại nếu có giới, ta sẽ viên mãn về tuệ.
Nếu không trong sạch về giới thì không có sự tiến bộ trong thiền tập.
Chẳng hạn khi có con muỗi cắn, dơ tay định đập thì lúc đó ta tác ý ngăn ngừa sự sát sinh khởi lên. Khi có tác ý thì mới sinh khởi sự giữ giới, đối tượng của nó là ngăn ngừa sự sát sinh. Chính vì vậy, chúng ta chỉ quan sát với 5 chi đạo và đó cũng chính là con đường Trung Đạo hiệp thế.
Trong hai yếu tố đầu tiên của Bát Chánh Đạo (Chánh Kiến và Chánh Tư Duy) thì Chánh Kiến được đặt lên hàng đầu. Khi không có Chánh Kiến tức là tà kiến có mặt. Nếu Chánh Kiến không có mặt thì bảy chi sau sẽ là tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà định, tà niệm, tà tinh tấn.
Chánh là đúng, không sai; còn Kiến là thấy. Như vậy Chánh Kiến là thấy đúng, thấy không sai. “Thấy cái sai là cái sai, thấy cái đúng là cái đúng”, đó chính là Chánh Kiến. Ngược lại, đó là điên đảo kiến, tà kiến.
Nhờ có Đức Phật chúng ta có được các thông tin đúng đắn này để giúp định hướng trong việc quan sát. Nếu không có Phật làm sao ta có thái độ đúng và cách nhìn đúng đắn trong sự quan sát của mình. Đạo Bà la môn lúc bấy giờ cho rằng có tiểu ngã và đại ngã. Con người là tiểu ngã sẽ hòa nhập vào Đại Ngã. Nhưng khi Phật ra đời, Ngài tuyên bố không có cái ngã nào cả, chỉ có một sự hiểu sai rằng có cái ngã – đây là một lời tuyên bố sấm sét giữa trời quang.
Người ta cũng nói về giới, về vô thường nhưng người ta nói về ngã chứ không phải nói về vô ngã. Vậy có ngã không? Không có ngã thì có cái gì? Cái ngã của tôi có không? Có ngã không mà phá. Chúng ta cần hiểu một cách đúng đắn là không có cái ngã cụ thể.
Vậy có cái gì? Không có cái Tôi hay cái ngã nhưng có một sự hiểu biết sai lầm rằng có một cái Tôi. Hiểu biết sai lầm này sinh khởi trong tâm chúng ta. Do hiểu biết sai lầm này nên ta nhìn nhận sự vật sai lạc.
Chính vì vậy “Thấy cái sai là cái sai; Thấy cái đúng là cái đúng”, đó là sự khởi đầu của hiểu biết. Ở đây chúng ta luôn luôn có sự hiểu biết sai lầm xuất phát do có sự dính mắc, do sự không hiểu biết. Hay nói chính xác hơn là do vô minh (hiểu biết sai lầm và tham ái (dính mắc) nên chúng ta hiểu biết một cách sai lạc, không có đúng đắn.
Lúc ban đầu ta cần có thông tin đúng đắn tạm thời để giúp thiết lập được thái độ chân chánh trong sự quan sát. Vì mục tiêu là hướng tới sự hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng nên chúng ta cũng cần phải bắt đầu bằng sự hiểu biết.
Sự hiểu biết chân chánh đó là “Mọi hiện tượng sinh khởi đều là các hiện tượng tự nhiên, không có một thực thể, một cá nhân hay một con người nào cả”.
Hiểu biết đúng đắn lúc ban đầu rất quan trọng vì chúng ta luôn luôn có một ý tưởng về con người và sự vật, chính vì vậy mà luôn nắm bắt hướng ra bên ngoài. Điều đó xảy ra là vì không có Chánh Niệm ghi nhận trong thân tâm và do các tập khí, thói quen dính mắc của mình.
Khi nói Chánh Niệm ở đây thực chất là ta phải quay về bên trong. Quay về bên trong, ta thấy không có ý niệm về một con người nào cả; một hiện tượng trước không sinh khởi, không tồn tại, giờ nó sinh khởi rồi tan biến đi. Nếu ta nhìn ra bên ngoài ta không thấy tiến trình chết đang diễn ra. Chỉ khi có cái chết cụ thể ta mới coi đó là chết, còn cái chết trong từng khoảnh khắc thì ta không thấy. Chết trong từng khoảnh khắc, sinh khởi và hoại diệt thì không ai thấy. Chỉ có hướng vào bên trong điều này mới dần được thấy rõ.
Khi có những yếu tố hội tụ ta mới thấy không có một cái tôi nào ở đây cả. Lúc ngồi thiền, đầu mất, chân mất ... chỉ còn lại các cảm giác ... chúng ta trở nên sợ hãi và lại cố gắng quay về thực tại quen thuộc của mình thì như vậy không thể đi sâu trong thiền tập được. Đối với các nhà khoa học thì không có cái bàn, cái ghế, chẳng qua là một tổ hợp bao gồm các hạt nguyên tử và nơtron. Không có cái gọi là “nước”, nước không tồn tại trong tâm thức của nhà hóa học, chỉ có hai yếu tố hydro và oxy (H2O) mà thôi.
Đối với chúng ta cũng vậy, các khái niệm sẽ mờ nhạt tự động và tự nhiên khi ghi nhận quan sát đối tượng đúng. Đức Phật mời gọi “đến để thấy”, Ehipassiko. Nhiều người qua các thời thiền thì chỉ còn thấy các rung động mà thôi. Chúng ta đi vào một thế giới hoàn toàn khác với nhận thức của mình. Điều đó diễn ra tự nhiên, càng cố thấy sẽ không thấy, càng khiên cưỡng sẽ không thấy. Khi hành thiền, những kinh nghiệm như vậy sẽ xảy ra.
Vậy Chánh Kiến lúc ban đầu rất quan trọng. Những gì ta quan sát, ghi nhận trên thân chỉ là các hiện tượng tự nhiên, không có có người, không có thực thể, không có một cá nhân nào cả. Ta đang sống trong thế giới của các mối quan hệ nhân duyên. Do nhân duyên nó sinh khởi và mối quan hệ nhân duyên đúng với những gì đang xảy ra chung quanh chúng ta, đúng với con người và sự vật. Nếu nói đối tượng, ta có hai loại đối tượng. Đối tượng mà bản chất thực của nó không thay đổi người ta gọi là sự thật tuyệt đối, đúng cho cả hiện tượng bên trong và bên ngoài chúng ta. Còn sự thật sự thật chế định là do người ta quy ước với nhau mà thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Đừng đánh mất tình yêu


Kinh Di giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.114.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...