Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học đạo trong đời »» Niệm thân bất cầu vô bệnh »»

Học đạo trong đời
»» Niệm thân bất cầu vô bệnh

Donate

(Lượt xem: 4.606)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học đạo trong đời - Niệm thân bất cầu vô bệnh

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Gần đây có một Phật tử ở Boston đề nghị tôi chia sẻ về Mười điều tâm niệm, vốn rất quen thuộc với nhiều Phật tử Việt Nam qua bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang. Sự giảng giải về Mười điều tâm niệm này vốn đã có khá nhiều, nhưng phần lớn dường như được nhìn từ góc độ của quý tăng ni xuất gia nhiều hơn là từ sự tu tập hằng ngày của người cư sĩ tại gia. Ngay chính bản dịch của Hòa thượng Trí Quang cũng được trích ra từ “Sa-di và Sa-di ni giới”. Từ nhận thức này, cộng với việc muốn đóng góp thêm một vài chỉnh sửa nhỏ cho các bản dịch đang lưu hành, nên kể từ lá thư tuần này, chúng tôi sẽ bắt đầu đề cập đến Mười điều tâm niệm.

Trước hết là về xuất xứ của bản văn. Mặc dầu Hòa thượng Trí Quang trong bản dịch của mình đã ghi rất chính xác về xuất xứ của bản văn là trích từ Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ, nhưng trong nhiều bản trích dẫn khác hiện nay thường có sự nhầm lẫn ghi là Luận Bảo Vương Tam-muội. Thật ra, Niệm Phật Tam-muội Bảo Vương Luận (念佛三昧寶王論) là một tác phẩm khác và hoàn toàn không liên quan gì đến mười điều tâm niệm chúng ta đang bàn đến. Tác phẩm này là của Sa-môn Phi Tích soạn vào đời Đường, gồm 3 quyển, được xếp vào Tập 47, kinh số 1967, bắt đầu từ trang 134 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, trong khi Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ (寶王三昧念佛直指) là tác phẩm của ngài Diệu Hiệp biên soạn, gồm 2 quyển, được xếp vào Tập 47, kinh số 1974, bắt đầu từ trang 354 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Phần được trích dẫn bắt đầu từ trang 373, thuộc phẩm thứ 17 trong tác phẩm.

Như vậy, phần xuất xứ nếu ghi Luận Bảo Vương Tam-muội là hoàn toàn sai lệch, vì nó chỉ đến một tác phẩm mà người đọc không thể nào tìm ra nội dung này. Sai lầm này có thể xuất phát từ những cụm từ trùng hợp là “Niệm Phật” và “Bảo Vương Tam-muội” trong tên gọi của hai tác phẩm khác nhau này. Tuy nhiên, ta có thể lưu ý tác phẩm trích dẫn đúng không có chữ “Luận” mà ghi đầy đủ là Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ.

Tiếp theo là về tên gọi “Mười điều tâm niệm”. Chúng ta cần ghi nhận rằng tên gọi này được Hòa thượng Thích Trí Quang sáng tạo khi chuyển dịch, để thích hợp với ý nghĩa vận dụng, thực hành. Trong nguyên tác Hán ngữ, mười điều này được gọi là Thập đại ngại hạnh (十大礙行) (Hạnh tu tập với mười chướng ngại lớn) hay Thập bất cầu hạnh (十不求行) (Hạnh tu tập với mười điều không mong cầu). Khi đổi tên gọi này thành Mười điều tâm niệm, Hòa thượng đã hàm ý khuyên người đọc nên xem đây như những điều cần ghi nhớ trong lòng, thường xuyên áp dụng trong ứng xử mỗi ngày, hay nói theo cách thông thường hơn là phải luôn “tâm tâm niệm niệm” không lúc nào quên.

Điều tâm niệm thứ nhất, trong nguyên tác là “Niệm thân bất cầu vô bệnh” (一 念身不求無病) và được giải thích là “Thân vô bệnh tắc tham dục nãi sinh.” (身無病則貪欲乃生。) Tạm dịch: “Nghĩ đến thân thể chẳng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục khởi sinh.”

Bản dịch cũ viết là: “Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh.”

Ở đây, “bệnh” được xem là “khổ” nên chữ bệnh được dịch thành bệnh khổ, và phần giải thích cho rằng trong điều kiện không có bệnh thì “dục vọng dễ sinh”. Tuy nhiên, ý nghĩa trong nguyên tác có chút khác biệt là muốn nhấn mạnh ở đây tính tương quan tất yếu của hai điều kiện: Một khi không bệnh tật sẽ dẫn đến tham dục khởi sinh. Cho nên chúng ta hiểu rằng: Không chỉ là dễ dàng khởi sinh, mà là tất yếu sẽ khởi sinh, bởi câu văn muốn nói rằng điều kiện này sẽ dẫn đến điều kiện kia.

Khi nói đến tham dục, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ ngay đến những khao khát, dục vọng nghiêng hẳn về tội lỗi. Thật ra, chúng ta có thể sử dụng những từ ngữ gần gũi hơn, quen thuộc hơn nhưng vẫn không đi ngoài ý nghĩa của tham dục, chẳng hạn như muốn hay ham muốn. Và khi hiểu tham dục theo nghĩa như thế, ta mới dễ dàng nhận ra được ý nghĩa sâu xa và chính xác của điều tâm niệm thứ nhất này: “Nghĩ đến thân thể chẳng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục khởi sinh.”

Trong điều kiện bình thường và theo khuynh hướng thông thường nhất, khi thân không bệnh tật thì rất ít người trong chúng ta chịu “ngồi yên vô sự”. Điều này đơn giản chỉ vì trong tâm thức ta luôn sẵn chứa vô số những tập khí đã huân tập từ xa xưa hay ngay trong kiếp sống này, và chúng sẵn sàng trỗi dậy bất cứ lúc nào có cơ hội. Chẳng thế mà ngạn ngữ có câu: “Nhàn cư vi bất thiện.” Ở mức độ nhẹ nhàng nhất, lúc rãnh rỗi và thân không bệnh thì lập tức trong lòng ta sẽ khởi sinh ngay một ý “muốn” nhất định nào đó: muốn đi dạo chơi, muốn nấu ăn, muốn nghe nhạc, muốn tán gẫu... Và ở mức độ nguy hiểm hơn nhưng có thể đúng với đa số hiện nay là muốn... nhậu. Nói thật dễ hiểu thì tất cả những cái “muốn” đó đều là tham dục, và “thân không bệnh khổ” chính là điều kiện để chúng khởi sinh. Có đến 90% (hoặc nhiều hơn nữa) những cái muốn như thế không đưa đến cho ta bất kỳ lợi lạc chân thật nào, mà hầu hết sẽ mang đến bất ổn hoặc gây chướng ngại cho con đường tu tập.

Mặc dù vậy, “chẳng cầu không bệnh tật” không có nghĩa là ta nên mong cầu bệnh tật để hạn chế tham dục. Hiểu như thế sẽ rơi vào một cực đoan khác của vấn đề. Tất cả chúng ta đều không ai thực sự muốn có một thân thể bệnh tật, và trong thực tế thì bệnh tật cũng là một chướng duyên cho sự tu tập, bởi thân không an thì tâm cũng khó an. Bởi vậy, chúng ta nên hiểu ý nghĩa của điều tâm niệm này là sẵn sàng chấp nhận bệnh tật với tâm an nhiên tự tại, và do đó mà chẳng mong cầu cũng không tránh né.

Vì sao lại “chẳng cầu không bệnh tật”? Trước hết và hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là vì dù có mong cầu cũng không thể nhờ đó mà được không bệnh tật. Mong cầu đã không được, ngược lại phải vướng vào nỗi khổ “cầu bất đắc”, đó là quy luật tự nhiên. Giống như việc người khôn ngoan chẳng ai mua một tấm vé số khi biết chắc chẳng bao giờ trúng. Cũng vậy, mong cầu chắc chắn đã không thể được lại ôm lấy nỗi khổ khi không toại nguyện, chẳng bằng là gạt bỏ đi sự mong cầu ấy. Cho nên, “nghĩ đến thân thể chẳng cầu không bệnh tật” trước hết là một cách hành xử khôn ngoan và thực tế.

Nhưng ý nghĩa của điều tâm niệm này còn sâu xa hơn thế nữa. Một trong những ý nghĩa đó là sự cảnh giác đối với tham dục. Dù chẳng mong cầu, nhưng trong đời sống này rõ ràng luôn phải có những lúc ta được “không tật bệnh”. Và những lúc ấy, ta cần luôn ghi nhớ rằng đó chính là điều kiện để tham dục khởi sinh. Thân thể càng sung mãn thì dục vọng càng nhiều. Dục vọng càng nhiều thì khả năng bị lôi cuốn vào con đường tội lỗi cũng sẽ càng lớn hơn. Cho nên, dù chỉ là những ham muốn nhỏ nhoi tưởng như vô hại, cho đến những khao khát mạnh mẽ không sao cưỡng lại được, thì phần lớn chúng cũng đều được khởi sinh trong điều kiện “thân không bệnh tật”. Một người đang cơn sốt nóng hoặc thân thể đau nhức khó chịu thì mọi ham muốn bình thường đều nguội lạnh, tiêu tan. Khi được khỏe khoắn trong người, mọi cơ quan đều vận hành tốt đẹp, sung mãn, thì tham dục sẽ tức thời khởi sinh và thôi thúc ta phải làm việc này, việc khác... (và thường là những việc không mấy tốt đẹp). Khi luôn ghi nhớ điều tâm niệm này, ta biết chắc được những lúc tham dục khởi sinh nên sẽ có sự đề phòng đối trị.

Ý nghĩa sâu xa thứ hai là sự nhận thức đúng thật về thực tại. Bệnh tật là trạng thái tất yếu phát sinh trong quá trình tồn tại của cơ thể. Một nhà sản xuất xe hơi thì luôn phải có xưởng sửa chữa, bảo trì cho sản phẩm của mình. Máy móc còn tất yếu phải hao mòn, hư hỏng, huống chi thân bằng xương thịt này của chúng ta vốn luôn tích chứa trong nó vô số mầm bệnh? Do đó, việc tránh né sự thật này không mang lại điều gì lợi ích cả, mà thái độ tốt nhất, nhận thức đúng nhất vẫn là phải chấp nhận sự thật ấy. Khi chấp nhận bệnh tật như một điều tất yếu phải đến, dù không biết chắc vào lúc nào, ta sẽ sẵn sàng đón nhận khi sự việc xảy ra và đối trị theo cách tốt nhất trong khả năng của mình, thay vì thái độ than thân trách phận hay oán hờn số phận...

Trong thực tế, bệnh tật không chỉ quật ngã chúng ta về thể chất, mà trong hầu hết trường hợp nó mang đến cho ta nỗi khổ tinh thần khi so sánh với những người khác đang khỏe mạnh cũng như khi nhớ lại những lúc ta không có bệnh. Tâm trạng u ám, buồn khổ của người bệnh không thực sự do căn bệnh gây ra theo ý nghĩa vật lý, mà là một kiểu phản ứng tâm lý do người bệnh không hài lòng, không chấp nhận với thực trạng đang xảy đến cho mình. Vì thế, chúng tôi không cho rằng “bệnh” là “khổ” như trong bản dịch cũ, mà xác định rõ ràng rằng cái “khổ” ấy thường được mang đến khi thân bệnh, nhưng chủ yếu là do nơi thái độ “không chấp nhận” của người bệnh chứ không phải một điều tất nhiên. Và thực hành điều tâm niệm thứ nhất này chính là phương cách tốt nhất để chúng ta không phải khổ mỗi khi có bệnh. Khi chấp nhận bệnh tật như một điều tất yếu của cuộc sống, ta sẽ không còn mang tâm trạng cho đó là một sự “bất toàn” hay “rủi ro” chỉ xảy đến cho ta chứ không phải người khác. Sự thật thì tâm lý sẵn sàng chấp nhận này sẽ giúp ta có một sức đề kháng tốt hơn với bất kỳ căn bệnh nào.

“Nghĩ đến thân thể chẳng cầu không bệnh tật” là thái độ an nhiên tự tại, làm chủ thân thể trong ý nghĩa dù rơi vào bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tự chủ được. Mặc dù thái độ ấy không thể giúp ta vượt qua những tác động vật lý của căn bệnh như đau nhức, nóng sốt... nhưng nó giúp ta làm chủ được tâm trạng của mình trong những hoàn cảnh ấy.

Ý nghĩa thứ ba của điều tâm niệm này là sự vận dụng ngay chính trạng thái bệnh tật như một phương tiện để tu tập. Trong nguyên tác Hán văn đề cập đến hai phương tiện tu tập chính yếu của người tu tập khi có bệnh.

Một là “thức bệnh nhân duyên, tri bệnh tánh không” (識病因緣知病性空), tạm dịch: “Thấu hiểu được nhân duyên của bệnh nên biết rằng tánh thật của bệnh vốn là không.” Cái “không” của bệnh được đề cập ở đây cũng không khác với cái “không” của vạn pháp, bởi đều do nhân duyên giả hợp mà thành, không hề có tự tánh tự sinh tự tồn. Mặc dù vậy, hành giả quán chiếu được tánh không này chính là nhờ thân đang có bệnh. Từ những cảm xúc (đau đớn, khó chịu...) do căn bệnh tạo ra, hành giả có thể quán chiếu sâu xa để thấy được tất cả đều chỉ là do nhân duyên giả hợp mà thành, từ đó thấu triệt được tánh không của bệnh, mà cũng chính là tánh không của vạn pháp.

Hai là “dĩ bệnh khổ vi lương dược” (以 病苦為良藥), tạm dịch: “Lấy bệnh khổ làm phương thuốc hay.” Vì sao lại là phương thuốc hay? Thứ nhất, đó là thuốc hay để trị tham dục. Như đã đề cập trên, thân thể sung mãn tráng kiện thì tham dục khởi sinh, nên khi có bệnh thì tham dục dẫu không dứt trừ cũng tự nhiên tiêu tán. Trong lúc tâm trừ được tham dục (nhờ có bệnh), hành giả nếu biết quán chiếu sẽ thấy được những lợi lạc của sự không tham muốn, có thể giúp ta thoát khỏi nhiều sự trói buộc thôi thúc. Kết quả quán chiếu này có được ban đầu chính nhờ thân có bệnh. Vì thế nên cho rằng bệnh tật lúc đó là phương thuốc hay.

Mặt khác, khi thân có bệnh thì mọi ảo tưởng về một cuộc đời tươi trẻ hoàn hảo sẽ không còn nữa. Hành giả khi ấy sẽ dễ dàng nhận ra được những bản chất thực tế của đời sống để xuất phát từ đó mà tu tập chứ không còn dựa trên những ảo tưởng không thật. Từ sự quán chiếu những cảm giác đau đớn khó chịu do căn bệnh gây ra, hành giả sẽ thấy ra được tính chất vô thường của hết thảy muôn pháp, trong đó có cả sự giả tạm của thân thể này cùng với sự mong manh của đời sống “thở ra không hẹn thở vào”. Tất cả những kết quả quán chiếu đó có thể đưa hành giả đến sự giác ngộ về chân lý cuộc đời, mà duyên khởi ban đầu chính là nhờ thân có bệnh. Vì thế nên cho rằng bệnh tật là phương thuốc hay.

Kinh Duy-ma-cật dạy rằng: “Do tất cả chúng sinh bệnh nên Bồ Tát có bệnh.” Khi thân có bệnh là điều kiện tốt nhất để người tu tập nhận hiểu và cảm thông với bệnh khổ của tất cả chúng sinh. Nhờ đó, sự tu tập tâm từ bi trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Một người nếu chưa bao giờ mắc bệnh, dù có học nhiều hiểu rộng đến đâu cũng không thực sự hiểu được những cảm giác đau đớn khó chịu của những người có bệnh. Vì thế, người tu tập có thể xem bệnh tật là cơ hội để giúp mình cảm nhận và cảm thông được với những khổ đau của người khác. Khi có được sự cảm thông này rồi thì tâm từ bi mới có thể thực sự được sinh khởi và phát triển. Chính vì thế nên cho rằng bệnh tật là phương thuốc hay đối với người tu tập.

Thực hành điều tâm niệm thứ nhất: “Nghĩ đến thân thể chẳng cầu không bệnh tật” sẽ giúp ta không chỉ đối trị được với một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người (sinh lão bệnh tử), mà còn chính là bước khởi đầu thiết thực để nhận thức đúng thật về thực tại đời sống, hướng đến một cuộc sống an nhiên tự tại trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời. Sự thực hành như thế rõ ràng không chỉ dành riêng cho đời sống của người xuất gia, mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều nên suy ngẫm, áp dụng vào cuộc sống của chính mình.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Có và Không


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.198.201 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...