Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vào thiền »» Thiền – Giản đơn hay phức tạp »»

Vào thiền
»» Thiền – Giản đơn hay phức tạp

Donate

(Lượt xem: 7.811)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Vào thiền - Thiền – Giản đơn hay phức tạp

Font chữ:


Đối với những ai lần đầu tiên tìm đến với thiền, những gì được nghe thấy sẽ có vẻ như hoàn toàn khác lạ, thậm chí là kỳ bí so với những kiến thức thông thường. Vì thế, khi bạn tìm đến với thiền giống như bao nhiêu môn học khác, bạn thường vấp phải những trở lực không thể vượt qua về phương diện ngữ nghĩa. Nói cách khác, bạn có thể sẽ hoàn toàn ngơ ngác trước một cách diễn đạt nào đó trong nhà thiền, trong khi điều đó lại mang đầy ý nghĩa với những ai đã trải qua một quá trình tu tập nhất định trong thiền môn. Những người tìm đến thiền với mong muốn đi tìm một khái niệm diễn đạt chính xác hoặc khái quát về môn học này – họ thường nghĩ như thế – cuối cùng thường phải chấp nhận thất bại, hoặc nếu không cũng sẽ đi đến chỗ đưa ra những cách hiểu gán ghép, gượng gạo và sai lệch về thiền.

Những người như thế thường nhận thấy thiền cuối cùng chẳng qua cũng chỉ là những khái niệm hoàn toàn vô lý và khôi hài, hoặc cho rằng thiền luôn cố ý tạo ra sự khó hiểu để nhằm chống lại sự phê phán của người khác đối với một tính chất sâu sắc giả tạo.

Nhưng đối với những người thực sự hiểu và thực hành thiền, những phát biểu có vẻ như hoàn toàn nghịch lý, mâu thuẫn của thiền lại không phải là sự giả tạo nhằm che đậy sự thật phía sau lớp sương mù kỳ bí, khó hiểu, mà chỉ đơn giản là vì khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ thông thường không đủ để diễn tả chân lý sâu thẳm nhất mà thiền trực nhận được. Chân lý này không thể được trình bày bằng lý luận, mà cần phải được chứng nghiệm ngay trong nội tâm của mỗi người để có thể hiểu được. Trong thực tế, những cách diễn đạt của thiền không phải là phức tạp và khó hiểu, mà luôn đơn giản và đi thẳng vào vấn đề đến mức khác với mọi quy ước thông thường. Vì thế, sự khó hiểu là nằm về phía người nghe hiểu chứ không phải về phía người diễn đạt.

Khi nghe một câu đại loại như “Vôi màu trắng”, ta hiểu đây là một phát biểu đơn giản, dễ hiểu. Nhưng khi ai đó nói “Vôi không phải màu trắng”, ta thường phản ứng ngay bằng cách xem đây là một phát biểu trái ngược và không thể hiểu được. Trong thực tế, chính phát biểu thứ hai cũng vô cùng đơn giản, và thật ra là đơn giản hơn cả phát biểu thứ nhất.

Khi đưa ra phát biểu thứ nhất, hai thực thể “vôi” và “màu trắng” đã ngay lập tức bị đóng khung vào các khái niệm tương ứng của người nghe, và sự chấp nhận những khái niệm quen thuộc này khiến cho câu nói hoàn toàn đơn giản và dễ hiểu.

Trong phát biểu thứ hai, các khái niệm quen thuộc bị phá vỡ. “Vôi” chỉ có thể là “vôi”, không thể là gì khác hơn ngoài chính nó. Khi đóng khung hai khái niệm “vôi” và “màu trắng” rồi đồng nhất chúng với nhau trong phát biểu thứ nhất, chúng ta đã loại bỏ tất cả những tính chất có thật khác nữa của thực thể “vôi”, đồng thời giới hạn tính chất thực có của “màu trắng”. Vì thế, “vôi không phải màu trắng” là một phát biểu chỉ thẳng, đến gần với thực tại hơn so với phát biểu thứ nhất. Ở đây, các khái niệm thông thường không được dùng đến, và vì thế mà phát biểu này thực sự là đơn giản hơn cả phát biểu thứ nhất, cho dù nó vẫn chưa, và thực sự là không thể, diễn đạt được trọn vẹn về đối tượng.

Hầu hết những cách diễn đạt của thiền đều xuất phát từ sự thực nghiệm của mỗi cá nhân. Có thể nói, trong Thiền học thực ra không có gì khác ngoài kinh nghiệm cá nhân. Vì thế, ngay cả một thiền sư chân chính cũng chẳng có gì để trao cho bạn cả nếu như bản thân bạn chưa từng trải qua những kinh nghiệm tâm linh thực sự.

Điều này nghe có vẻ khác thường nhưng lại là một sự thực vô cùng đơn giản trong tự nhiên mà hầu hết chúng ta đều không lưu tâm đến. Những đứa bé không có nhiều hiểu biết vì chúng chưa có nhiều kinh nghiệm cá nhân trong cuộc sống. Nếu một đứa trẻ có thể hiểu được nhiều điều mà nó chưa từng trải qua, đó mới là điều nghịch lý và hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn. Vì thế, để hiểu được sự việc một cách rõ ràng và hiệu quả nhất, chỉ có một cách duy nhất là phải tự thân trải qua sự việc ấy, hay nói cách khác là phải bằng vào chính kinh nghiệm cá nhân của mỗi người.

Khi đối mặt thực sự với những vấn đề của bản thân đời sống, kinh nghiệm cá nhân càng trở nên tuyệt đối cần thiết. Không bằng vào kinh nghiệm cá nhân thì không thể nào nắm bắt được một cách chính xác và hiệu quả những ý nghĩa sâu xa trong đời sống.

Sự hình thành ban đầu của tất cả những khái niệm đều xuất phát từ những kinh nghiệm đơn giản, không phức tạp. Thiền học nhấn mạnh vào sự hình thành các khái niệm từ kinh nghiệm cá nhân, và chính là xoay quanh hiện tượng đơn giản này mà thiền xây dựng tất cả những nền tảng biểu đạt bằng ngôn ngữ cũng như khái niệm đặc trưng của mình. Tất cả những điều này được sử dụng như một phương tiện hiệu quả để nhắm đến kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm nhất, và thiền giả không bao giờ được quên rằng chính bản thân chúng cũng là những giới hạn cần phải vượt qua và xóa bỏ mới có thể nắm bắt được thực tại cuối cùng.

Bản chất tự nhiên của tri thức con người không nhắm đến những vấn đề siêu hình. Tính chất bí ẩn không bao giờ là đối tượng hướng đến của Thiền học. Nhưng đối với những ai chưa nắm được bản chất cốt lõi thực sự của đời sống, Thiền học luôn mang dáng vẻ đầy bí ẩn. Khi chúng ta có thể vượt qua tất cả những khái niệm siêu hình, đến một lúc nào đó thì vẻ ngoài kỳ bí của thiền sẽ đột nhiên biến mất và đồng thời trong kinh nghiệm nội tâm của hành giả lóe lên tia sáng đầu tiên của sự trực nhận thực tại.

Chính vì thế mà Thiền học luôn nhấn mạnh và đòi hỏi kinh nghiệm tâm linh trong nội tâm của bản thân hành giả. Những gì được xem là quan trọng nhất đối với người học thiền không bao giờ gắn liền với kinh điển hay sự giảng giải của các bậc thầy. Kinh nghiệm tu tập của mỗi cá nhân không được phép phụ thuộc vào những chỉ dẫn từ bên ngoài, cho dù là của các bậc thầy đáng tin cậy. Và phương pháp thực tiễn, hiệu quả nhất thường được người học thiền sử dụng để đạt đến những kinh nghiệm tâm linh chính là phép ngồi thiền.

Nhưng những gì vừa nói hoàn toàn không có nghĩa là phủ nhận vai trò dẫn dắt của các bậc thầy. Trong thực tế, qua lịch sử phát triển từ xưa đến nay, Thiền học đã hình thành một hệ thống phương pháp tu tập nhằm dẫn dắt những người theo học một cách hiệu quả nhất trên con đường đạt đến những kinh nghiệm tâm linh. Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa Thiền học với các hình thức tôn giáo kỳ bí khác. Trong khi một số tôn giáo cũng có nhắc đến việc đạt được một hình thức kinh nghiệm tâm linh nào đó, thì điều này thường là có tính cách rất cá biệt, bất ngờ và không dựa vào nội lực của chính bản thân người tu tập mà dựa vào sự cầu xin ở một quyền năng thiêng liêng, bí ẩn.

Nhưng Phật giáo nói chung và Thiền học nói riêng không thừa nhận một đấng quyền năng siêu hình trong việc đạt đến sự giải thoát. Và vì thế mà những phương pháp tu tập của Thiền học hoàn toàn mang tính chất thực tiễn và có hệ thống. Ngay từ những ngày đầu tiên khi Thiền học được truyền dạy tại Trung Hoa, khuynh hướng này đã bộc lộ rất rõ nét. Nhưng với sự phát triển qua thời gian thì hệ thống phương pháp tu tập trong nhà thiền ngày càng được định hình một cách toàn diện và hiệu quả hơn trong việc giúp cho người tu tập có thể tiến triển theo đúng con đường hướng đến sự giác ngộ. Chính trong việc hình thành những phương pháp tu tập đặc trưng của mình, Thiền học đã thể hiện được tính cách hoàn toàn thực tiễn. Trong khi phát triển những luận giải chặt chẽ về mặt lý thuyết thì đồng thời thiền cũng nhấn mạnh đến sự tu tập có phương pháp nhằm tạo ra được những phẩm chất tinh thần thanh cao tốt đẹp nhất nơi người tu tập.

Đôi khi thiền được biểu lộ trong mối quan hệ với những sự kiện rất gần gũi trong đời sống thực tiễn hằng ngày, và điều đó làm cho chúng ta dễ quên đi tính chất sâu xa của nó. Nhưng chính những giá trị đích thực của thiền lại nằm ở đây, bởi vì một thiền giả thực sự có kinh nghiệm tâm linh thường luôn nhận ra được những ý nghĩa sâu xa không thể diễn đạt bằng lời ngay cả trong một hành động đơn giản như đưa lên một ngón tay hay chào hỏi một người bạn tình cờ gặp gỡ. Theo cách nhìn của nhà thiền, điều thực tiễn nhất chính là điều mang ý nghĩa sâu xa, thâm thúy nhất. Và toàn bộ hệ thống phương pháp tu tập của Thiền học đều là xuất phát từ kinh nghiệm nền tảng này.

Còn có một lý do khác nữa khiến cho nhiều người nhận thấy rằng Thiền học là bí ẩn, khó hiểu. Ngay từ trong bản chất của mình, thiền luôn luôn bất chấp, và thậm chí là thách thức những bộ óc phân tích lý luận. Cũng giống như rất nhiều hệ thống tư tưởng khác của phương Đông, thiền nhấn mạnh vào bản năng trực giác của con người, và điều đó không phải bao giờ cũng có thể nhận hiểu được qua phân tích lý luận. Chính vì thế mà những tư tưởng thiền không bao giờ có thể trình bày theo cách liệt kê để bất cứ ai cũng có thể đọc hiểu.

Thiền luôn hiển bày trong đời sống quanh ta, vì thế không thể phủ nhận sự hiện hữu ấy. Nhưng ngay khi ta muốn nắm bắt lấy, muốn đặt nó vào tầm phân tích, khảo sát của chúng ta để có thể hiểu được một cách chặt chẽ hơn, hệ thống hơn, chúng ta ngay lập tức không còn khả năng nhận biết được thiền. Vì thế, thiền luôn trở nên bí ẩn, khó hiểu với những ai muốn theo đuổi, nắm bắt nó nhằm mục đích phân tích, khảo sát. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng hiểu được tính chất bí ẩn này cũng có nghĩa là hiểu được thiền.

Nhưng tính chất bí ẩn của thiền – nếu có thể gọi như thế – hoàn toàn không có nghĩa là vô lý hay ức đoán hoặc xuất phát từ trí tưởng tượng. Sự bí ẩn của thiền hoàn toàn có thể được soi rọi dưới ánh sáng của trí tuệ. Tính chất gọi là bí ẩn ấy lại được thể hiện qua những tư tưởng bình thản, êm ả, yên tĩnh, không chia tách và luôn hướng về một chân lý thường tồn. Tuy nhiên, sự êm ả và yên tĩnh ở đây không hề đồng nhất với tính cách lười nhác hoặc không năng động; không phải sự yên lặng chết chóc của cánh đồng hoang không cây cỏ hay của tử thi đang chờ thối rửa theo thời gian. Tính chất yên tĩnh ở đây là của một hố sâu vượt thời gian mà trong đó tất cả cội nguồn của những mâu thuẫn hay điều kiện đều tan biến. Nhà thiền gọi đây là sự “im lặng sấm sét”, và từ đó nảy sinh sự sống vô cùng sinh động và linh hoạt.

Như đã nói, Thiền học đã phát triển qua thời gian với sự đóng góp đáng kể của nhiều thế hệ thiền sư. Điều này đã mang lại cho thiền những nét đặc trưng khác hẳn với tất cả những tông phái Phật giáo khác. Một trong những khác biệt này chính là cách tiếp cận với sự việc hết sức đơn giản, trực tiếp và thực tiễn, cũng như luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống thường ngày. Rất nhiều cách hiểu sai lệch về thiền đã xuất phát từ việc không nắm bắt được những đặc điểm khác biệt này.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Hai Gốc Cây


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.209.89 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...