Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thái độ đúng khi hành thiền »» Đôi Điều Suy Ngẫm »»

Thái độ đúng khi hành thiền
»» Đôi Điều Suy Ngẫm

Donate

(Lượt xem: 5.930)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thái độ đúng khi hành thiền - Đôi Điều Suy Ngẫm

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đơn thuần ghi nhận không thôi thì chưa đủ. Bạn có thể đọc bất cứ câu nào, không cần theo thứ tự và nhặt ra những gì phù hợp cho mình...

1. Nếu còn kỳ vọng nào trong khi thực hành, tâm sẽ trở nên bối rối lẫn lộn. Hãy quan sát thái độ này, đừng trông đợi hay kỳ vọng vào kết quả đạt được.

2. Khi có trí tuệ, sự tinh tấn đã có mặt.

3. Chánh niệm là ghi nhận cái gì đang xảy ra.

4. Khi tâm được rảnh rỗi, nó sẽ suy nghĩ.

5. Bất cứ khi nào cảm thấy thất vọng, hãy quan sát trạng thái này. Chúng ta sẽ thấy rằng không có cái gì và không có ai để có thể đổ lỗi là đã gây ra tình trạng này.

6. Đưa ra các giả định chính là hoạt động của tâm si.

7. Điều quan trọng là phải phân biệt một cách rõ ràng giữa đối tượng và tâm quan sát. Cái nào là đối tượng? Cái nào là tâm?

8. Bất cứ khi nào có sự buồn bực chán nản, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang có mong cầu một cái gì đó mà không đạt được.

9. Những suy nghĩ có thể lừa dối chúng ta, nhưng cảm thọ không thể nào lừa dối chúng ta được. Các cảm thọ là rất thật.

10. Việc muốn nói chuyện và việc không muốn nói chuyện đều là những vấn đề giống nhau.

11. Việc muốn hay không muốn làm một cái gì đó thì không quan trọng. Hãy tự hỏi xem mình có cần làm điều đó hay không.

12. Đừng chú ý tới tiếng động mà hãy ghi nhận việc đang lắng nghe. Lắng nghe là bao hàm cả việc nhận biết tiếng động. Tương tự như vậy đối với việc nhìn, ngửi, nếm...

13. Những phiền não nhỏ sẽ tăng trưởng phát triển. Nhưng rốt cục chúng ta cần phải quan sát được những biểu hiện thậm chí là nhỏ nhất của tham và sân.

14. Tại sao chúng ta đang làm điều này? Liệu chúng ta muốn hay cần cái đó? Liệu nó có phải là điều thích hợp để làm trong hoàn cảnh hiện tại không?

15. Khi không còn có tham và sân, chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

16. Chỉ đặt ra câu hỏi mà đừng tìm kiếm câu trả lời. Câu trả lời sẽ tới khi tâm đã thu thập đủ dữ liệu của vấn đề.

17. Đừng tự nhắc nhở mình phải kiên nhẫn, hãy quan sát sự mất kiên nhẫn.

18. Trí tuệ có thể kiểm soát tâm, nhưng bạn không thể kiểm soát tâm mình được.

19. Đừng cố gắng duy trì sự quân bình mà hãy cố gắng giữ gìn chánh niệm.

20. Nếu có những vấn đề trong gia đình, chúng ta phải giải quyết chúng ở nhà, không thể giải quyết vấn đề đó tại trung tâm thiền.

21. Hãy coi trọng kiến thức và sự hiểu biết. Thực hành nhiều tới mức có thể và bằng lòng với bất kỳ kết quả nào đạt được.

22. Chúng ta đang chú ý tới cái gì? Đang nhìn, nghe, ngửi, xúc chạm, nếm hay đang suy nghĩ? Liệu có chìm đắm vào việc nhìn, nghe, ngửi, xúc chạm đó không? Liệu có miên man suy nghĩ không? Đừng để bị các thói quen cũ lôi kéo, hãy rèn luyện tâm của mình.

23. Khi có một thái độ sai lạc, cái tâm không thể nào hùng mạnh được. Khi tâm trở nên hùng mạnh, nó có thể quan sát bất kỳ cái gì có thể. Đó chính là hoạt động của Pháp, không có ai tham gia vào đó cả. Đừng bao giờ quá cố gắng để quan sát bất kỳ cái gì. Sự háo hức quan sát là biểu hiện của tâm tham.

24. Đừng cố gắng tìm xem tâm ở đâu, nơi chốn hay trú xứ chỉ là khái niệm, cần nhận biết được tâm thông qua sự hoạt động hay sinh hoạt của nó.

25. Cái chúng ta dự kiến đó chỉ là suy nghĩ, có thể dự kiến một vấn đề nào đó nhưng vẫn chưa làm bất kỳ điều gì cả vì tác ý chưa đủ mạnh. Còn tác ý thực sự thì không phải là suy nghĩ, nó chỉ là những xung lực hay năng lượng của tâm.

26. Biết tại sao tâm đang làm điều gì là trí tuệ.

27. Đôi khi một suy nghĩ quá vi tế tới mức không thể biết được liệu nó có bị phiền não chi phối hay không, nhưng có thể cảm nhận được điều đó.

28. Sự hiểu biết thực sự về khổ đế sẽ làm giải thoát khổ đau, nó sẽ làm cho tâm ta được tự do.

29. Lúc mới bắt đầu thực hành suy nghĩ sẽ dừng lại ngay khi ghi nhận được nó, không thể vừa ghi nhận mà vừa suy nghĩ. Chỉ khi nào chánh niệm trở nên mạnh thì mới có thể quan sát được suy nghĩ.

30. Khi thực sự hiểu biết bản chất của hiện tượng, chúng ta sẽ không bao giờ quên được điều đó.

31. Phải nhận ra được các phiền não gây tác hại ra sao và sẽ mất nhiều thời gian cho tới khi tâm thực sự chán nản đối với các phiền não. Chỉ hiểu biết về mặt văn tuệ rằng: “tham sân si là không tốt ” thì chưa đủ. Thực tế hầu hết mọi người luôn sống chung với tham sân si. Tất cả chúng ta đều trải qua vô vàn những giai đoạn khó khăn trong việc liên tục quán sát các phiền não, không có một ngả tắt nào cả. Chỉ khi tâm thực sự chán ngấy đối với các phiền não nó mới có thể tự giải thoát.

32. Đừng vội vã mà hãy duy trì tiến trình học hỏi.

33. Tại sao khi ở nhà các phiền não trở nên mạnh hơn? Vì đó là nhà của tôi, vợ của tôi, xe của tôi...

34. Nếu thực sự liên tục ghi nhận, những suy nghĩ về nỗi sợ sẽ không thể khởi sinh. Nếu tiếng động chỉ là tiếng động thì trí tưởng tượng sẽ không đi quá xa. Bất cứ cái gì cho rằng mình thấy hay mình nghe được đều chỉ là những khái niệm.

35. Chánh niệm rập khuôn không thể sử dụng được trong cuộc sống thường ngày mà chỉ có chánh niệm tự nhiên làm được điều này, đó là loại chánh niệm biết làm công việc của mình. Khi trí tuệ khởi phát sẽ thấy được thiện và bất thiện, tâm sẽ từ bỏ những bất thiện để làm việc thiện. Càng thực hành nhiều chúng ta sẽ càng hiểu tiến trình này.

36. Bên trong hay bên ngoài đều chỉ là những khái niệm.

37. Luôn kiểm tra xem tại sao tâm đang làm điều này, nó cảm thấy thế nào?

38. Tại sao tâm trở nên trạo động? Chúng ta đã làm điều gì trước đó? Hãy ghi nhớ kiểm tra điều này!

39. Khi tâm trở nên bối rối trạo động thì chính là lúc cần phải thực hành.

40. Khi tâm được bình an tĩnh lặng không phải do đối tượng quan sát mà do có sự thích thú, thái độ chân chánh và có chánh niệm liên tục.

41. Nếu tại trung tâm thiền không thể thực hành nói chuyện có chánh niệm thì chúng ta không thể làm được điều đó ở bên ngoài.

42. Nếu cho rằng mình có một việc rất quan trọng phải xử lý, hãy dừng lại và tự hỏi xem liệu nó có thực sự quan trọng không, tại sao chúng ta lại háo hức nghĩ tới việc này như vậy.

43. Trong khi làm việc, sự tích tụ căng thẳng sẽ bị chậm lại hoặc thậm chí ngừng hẳn nếu chúng ta thực hành chánh niệm về hơi thở trong một phút đều đặn hằng giờ hay bất kỳ khi nào có thời gian.

44. Khi mới bắt đầu hành thiền mọi người không có tín tâm hoặc nó chưa đủ mạnh để duy trì việc thực hành, do vậy họ cần nhiều động lực khích lệ. Tín tâm cần có thời gian để phát triển.

45. Cái chúng ta cho là lạc thú thì chính nó là khổ đế.

46. Điều quan trọng không phải là loại bỏ sự dính mắc mà cần phải hiểu xem tại sao có sự dính mắc. Muốn loại bỏ một cái gì đó là do tâm sân.

47. Chánh niệm và trí tuệ sẽ tự động loại bỏ phiền não, chúng ta chỉ có thể tạo ra các nhân duyên thích hợp. Cần nhận biết và chấp nhận phiền não để học hỏi.

48. Cảm thấy tự tin cho rằng mình đã hiểu được phiền não đó là do hoạt động của tâm si.

49. Chúng ta cần học đi học lại hay phải trả bài nhiều lần cho tới khi thực sự hiểu được vấn đề.

50. Cái mà chúng ta biết chẳng bao giờ là đủ cả. Trí tuệ hiểu rằng cái gì đang xảy ra và cái gì cần phải làm. Trí tuệ được phát triển ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

51. Càng kháng cự lại cái đang xảy ra thì chúng ta càng muốn thay đổi nó, điều đó làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

52. Hãy suy nghĩ làm thế nào để giữ chánh niệm mà đừng có suy nghĩ về kinh nghiệm xảy ra.

53. Khi thất vọng chán chường về mọi thứ thì đó chính là vấn đề.

54. Chúng ta phải có hành động. Nếu không làm gì cả thì suy nghĩ sẽ kéo dài triền miên. Phiền não thì rất khoẻ và chạy rất nhanh nên trí tuệ cần phải nhanh hơn để tóm chúng lại.

55. Nếu muốn có hiểu biết thực sự thì chúng ta phải thực hành trong những tình huống thực tế.

56. Tìm hiểu khám phá hay trạch pháp tức là có sử dụng năng lượng của trí tuệ.

57. Trí tuệ không bao giờ tin suông; nó luôn tìm hiểu khám phá.

58. Chúng ta phải dùng tới suy nghĩ, nhưng tố chất cần khai thác là trí tuệ. Trí tuệ không phải là suy nghĩ, nó nằm đằng sau suy nghĩ, đó là sự biểu đạt, thái độ chân chánh và sự hiểu biết.

59. Biết cách để giải quyết một vấn đề chính là trí tuệ.

60. Cần sử dụng khái niệm tục đế để nói về trí tuệ và thực tại chân đế. Khái niệm và thực tại cùng tồn tại.

61. Những ai có nhiều định tâm cần được khích lệ để tìm tòi khám phá.

62. Những ai có bản chất thông minh, muốn hiểu biết sẽ tự động quan sát kỹ và sâu hơn bất cứ cái gì họ ghi nhận.

63. Trí tuệ không bao giờ dễ dàng thoả mãn. Trí tuệ hiểu rằng nó luôn có thể đi xa hơn.

64. Nếu dễ dàng thoả mãn chúng ta sẽ chịu đau khổ.

65. Những ai thông minh sẽ thực hành chăm chỉ hơn.

66. Muốn hưởng một cuộc sống bình an chính là sự biếng nhác.

67. Hãy thận trọng khi đưa ra một nguyện lực. Mọi người thường đưa ra nguyện lực mà thậm chí không xem xét tới khả năng thực tế của mình.

68. Không thể ngăn cản được các phiền não mà phải học cách xử lý chúng. Những ai chơi game thì hiểu điều này rất rõ. Chúng ta phải giải quyết các vấn đề hay vượt qua các khó khăn trước khi có thể tiến tới một mức độ cao hơn.

69. Không thể loại bỏ một phiền não bằng cách sử dụng một phiền não khác. Bất cứ khi nào xử lý một phiền não, cần ghi nhận khách quan mà không có bất kỳ sự can thiệp nào. Cần nhận biết, quan sát và hiểu xem cái gì đang xảy ra. Bất kỳ khi nào cho rằng một đối tượng là xấu hay không tốt tức là chúng ta đang tạo ra sự sân hận. Hãy kiểm tra lại thái độ của mình.

70. Ngã mạn khởi sinh liên tục, nhưng đối với tâm thì nó cũng chỉ là một đối tượng. Cần học cách nhận biết sự có mặt hay vắng mặt của ngã mạn.

71. Bất cứ khi nào để tâm rảnh rỗi phiền não sẽ tấn công.

72. Có ít nhất hai nguyên nhân chủ yếu tác động tới kinh nghiệm hiện tại, đó là: động lực của các thói quen tốt xấu và việc hiện tại đang làm.

73. Bất kỳ khi nào thấu hiểu được bản chất thật sự của hiện tượng, chúng ta sẽ kinh nghiệm được cảm giác của sự tự do.

74. Người ta thường không muốn sống theo đúng sự vật hiện tượng mà họ luôn muốn chúng diễn ra theo ý mình.

75. Nếu không có sự hiểu biết thông thường thì làm sao chúng ta hy vọng có được tuệ giác thiền quán.

76. Bản chất của Pháp là nếu bạn đạt được gì thì cũng không vui mừng, mà nếu không đạt được cũng không thất vọng. Nhiều thiền sinh cảm thấy rất vui sướng khi họ có được một kinh nghiệm nào đó và lại rất thất vọng nếu không có được kinh nghiệm đó. Đây không phải là việc thực hành Pháp. Thực hành Pháp không phải để có được một kinh nghiệm mà để có được sự hiểu biết.

77. Có ba loại quan sát: quan sát bằng mắt, bằng tâm và bằng tuệ giác.

78. Mục tiêu hành thiền là để hiểu bản chất của sự vật hiện tượng. Hạnh phúc tự động sẽ đi liền sau đó.

79. Trong thiền quán chúng ta muốn biết xem cái gì đang xảy ra, tại sao nó xảy ra như vậy và cần phải làm gì với nó.

80. Khoảnh khắc chúng ta mong muốn hạnh phúc bình an thì chính đó là vấn đề. Mong muốn là một vấn đề. Cần phải thực hành với thông tin đúng đắn, suy nghĩ đúng và thái độ chân chánh.

81. Mỗi khi vội vã háo hức làm hay muốn biết một điều gì đó, tâm sẽ bắt đầu tập trung, tích tụ và muốn có được kết quả.

82. Sự hiểu biết thực sự chỉ có thể xảy ra trong khoảnh khắc.

83. Giữ giới là làm cái cần phải làm và ngăn ngừa cái không nên làm.

84. Khi hiểu sâu sắc về bản chất hiện tượng, sự an tịnh sẽ tới như một phần của trí tuệ.

85. Sẽ là sai lầm nếu muốn người khác kính trọng chúng ta.

86. Hướng tâm tới đối tượng đúng là chánh tư duy.

87. Không thể giả bộ hiểu biết Pháp, trình độ hiểu biết của chúng ta luôn biểu hiện thông qua lời nói và hành động.

88. Khi không có trí tuệ thì tâm si có mặt.

89. Khi hiểu về trí tuệ tốt hơn thì cũng hiểu tâm si tốt hơn.

90. Tưởng (Sanna) và trí tuệ (Panna) hoạt động đồng thời.

91. Chánh niệm quan sát cái đang xảy ra còn trí tuệ biết phải làm gì.

92. Mọi người có xu hướng làm điều bất thiện vì họ không có được thông tin đúng đắn, đó là do tâm si.

93. Muốn những người khác làm theo mình là một sự mong muốn ngờ nghệch.

94. Tiến trình để có được sự hiểu biết thường rất đau đớn.

95. Cố gắng duy trì sự chú tâm trên đối tượng là tà tinh tấn.

96. Bất cứ cái gì chúng ta nhận biết cũng chỉ là đối tượng. Tất cả các đối tượng đều là hiện tượng tự nhiên. Hãy để chúng xảy ra.

97. Mỗi khi đánh giá một sự vật, hiện tượng là tốt hay xấu thì tâm si đang tóm chặt lấy chúng ta.

98. Bất kể bao nhiêu điều bất thiện đã làm, trí tuệ có thể giải phóng chúng ta ngay trong kiếp sống này.

99. Chúng ta đã từng có hay chưa một khoảnh khắc bình an mà tuyệt đối không có mong muốn, lo âu, khắc khoải?

100. Khi tâm cảm thấy hỷ lạc do có sự hiểu biết, nó sẽ được khích lệ để quan sát sâu hơn.

101. Tìm tòi khám phá là quan sát cái đang xảy ra để hiểu được toàn bộ bức tranh.

102. Hành thiền là đang nuôi dưỡng, tưới tẩm các thiện tâm.

103. Có được chánh niệm tự nhiên cũng giống như việc lái xe. Chúng ta biết phải làm gì, làm ra sao và cần chú ý tới cái gì.

104. Cái gì đang xảy ra trên thân và tâm ngay bây giờ?

105. Tâm không thể cùng lúc suy nghĩ hai việc, nếu có suy nghĩ đúng thì sẽ không có suy nghĩ sai.

106. Thực tại không có phương hướng và không đi về đâu cả.

107. Sự vật hiện tượng không xảy ra theo ý muốn của chúng ta mà chúng xảy ra do các điều kiện nhân duyên đã chín muồi.

108. Không có cái gọi là hành thiền “không được tốt”. Trong Pháp chỉ có cái đang xảy ra. Hãy chấp nhận và quan sát tình huống. Bạn có phát hiện ra được tiến trình hay diễn biến của cơn sân không? Khá dễ dàng để có thể thấy được nguyên nhân và biết được tại sao bạn lại nổi sân, nhưng liệu bạn có ghi nhận được các sắc thái và biểu hiện của cơn sân? Bạn có quan sát nó như đang xem một con vật mới lạ không?

109. Chúng ta chỉ chuyển hướng sự quan tâm bằng cách thay thế một quan tâm khác. Nhưng tóm lại, tất cả các thay thế đó đều giống nhau, có chăng là chỉ khác nhau về mặt ngôn từ mà thôi.

110. Cái mà bạn tìm kiếm thì bạn sẽ có được, nhưng nó không phải là sự thật. Hãy chỉ nên thụ động ghi nhận tiến trình suy nghĩ và ghi nhận cả ước muốn được giải thoát khỏi nó.

111. Việc chiếm hữu cho dù mang tính tích cực hay tiêu cực đều là một gánh nặng. Ngay khi bạn chiếm hữu được bạn sẽ mất đi sự quan tâm thích thú. Trong quá trình cố gắng chiếm hữu, bạn luôn tỉnh thức và thích thú nhưng khi đạt được thì thật buồn chán. Bạn lại muốn chiếm hữu nhiều hơn nhưng quá trình theo đuổi này chỉ tiến tới sự tẻ nhạt. Chừng nào bạn còn nhiều mục tiêu và ra sức đạt được thì còn có sự thích thú. Nhưng ngay khi đã đạt được rồi, nó sẽ trở thành buồn chán.

112. Làm thế nào ghi nhận được việc chúng ta bị ràng buộc? Điều đó chỉ có thể được do có sự hiểu biết một tiến trình khác, đó là việc dính chấp. Nếu có thể hiểu được tại sao có sự dính chấp thì chúng ta mới có thể ghi nhận được sự ràng buộc mình.

113. Dính chấp là một lối thoát và lối thoát này củng cố sự ràng buộc. Nếu tôi dính chấp vào bạn là bởi vì bạn đang trở thành lối thoát cho bản thân tôi, do vậy bạn rất quan trọng đối với tôi và tôi phải sở hữu, nắm giữ bạn. Bạn trở thành nhân tố ràng buộc còn lối thoát là sự ràng buộc.

114. Chúng ta luôn cố gắng trở thành cái này hoặc cái khác hay đạt được một trạng thái nhất định hoặc để có một kinh nghiệm nào đó và tránh đi những cái khác. Như vậy, tâm luôn bị bận rộn, nó không bao giờ lặng yên để lắng nghe những đau đớn và giằng xé trong tâm.

115. Ghi nhận một thói quen mà không lựa chọn và nuôi dưỡng một thói quen khác chính là việc chấm dứt thói quen đó.

116. Có một sự khác biệt lớn giữa tâm bận rộn và tâm nhanh nhạy. Tâm nhanh nhạy thì lặng yên hay biết và không có sự lựa chọn.

117. Chừng nào bạn còn ham thích vào sự dính chấp thì nỗi sợ vẫn đang bị che khuất và bị khoá chặt lại, nhưng nó đang còn tiềm ẩn.

118. Vấn đề là không phải bạn sợ cái gì mà bạn có ghi nhận việc bạn đang sợ không?

119. Tất cả hành động xuất phát từ ý chí, ham muốn hay khát vọng đều do tâm sinh ra. Hoạt động của tâm chính là việc đánh giá, so sánh hay qui kết. Nếu tâm nhận thức được sự thật này, không thông qua sự tranh luận, lên án hay tín điều mà chỉ đơn thuần ghi nhận thì suy nghĩ sẽ kết thúc.

120. Liệu bạn có nhận thấy khi đang quan sát một đối tượng nào đó thì tâm sẽ hoạt động chậm lại? Khi quan sát một cái xe đang chạy trên đường hay chú tâm nhìn vào một đối tượng cụ thể nào đó thì tâm của bạn hoạt động dường như chậm hơn? Việc theo dõi quan sát làm tâm chậm lại. Nhìn ngắm một bức tranh, một hình ảnh hay một đối tượng sẽ giúp tâm lắng xuống, trở nên chậm lại và tỉnh thức khi có sự quan sát, đó là do có sự chú tâm của một tâm không bận rộn, tức là nó thoát ra khỏi các thành kiến, đánh giá, so sánh.

121. Sự thật là sự phủ định của cái sai, không phải là cái đối lập của cái sai. Sự thật thì hoàn toàn khác biệt với điều tích cực hay tiêu cực. Tâm suy nghĩ về cái đối lập thì không thể nào nhận biết được sự thật.

122. Được sống là để không có hy vọng, không có lo lắng cho ngày mai. Đó không phải là sự thất vọng hay hững hờ. Nhưng chúng ta không hề sống mà chỉ luôn theo đuổi cái bóng của quá khứ hoặc tương lai. Sống hạnh phúc là sống mà không có hy vọng.

123. Việc muốn tìm ra một lối thoát hay giải đáp chỉ làm rắc rối thêm vấn đề. Do không hiểu việc cần giải quyết nên bạn lại đưa thêm vào đó nhiều vấn đề. Thực chất là cái tâm đang tìm kiếm một sự hy vọng, một câu trả lời cho vấn đề đó. Thấy được sự sai lầm này, bạn sẽ trực diện đối mặt với vấn đề.

124. Khi hiểu được cái sai là cái sai, thấy được sự thật trong cái sai và thấy được sự thật là sự thật thì chính là sự khởi đầu của trí tuệ.

125. Khi bạn ghi nhận việc mình đang không lắng nghe thì chính ngay đó là một hành động.

126. Tiến trình học hỏi là quan sát, nhìn tổng thể và sau đó phân tích. Như vậy sự việc sẽ trở nên rất đơn giản. Nhưng nếu bạn phân tích và cố gắng đạt được sự tổng thể thì bạn có thể đi sai hướng.

127. Sự ghi nhận chỉ có thể hiện hữu khi bạn quan sát được các phản ứng của mình.

128. Có một sự tranh đấu giữa những đòi hỏi nhu cầu của cơ thể và việc giải quyết của tâm. Nếu là người nghiện rượu, bạn sẽ phải làm gì? Thay vì việc uống rượu là do thói quen, bạn sẽ không uống nữa mà phải tạo các thói quen tâm lý khác, chẳng hạn quan sát việc môi bạn đang há hốc, việc nghịch các ngón tay hay việc bạn đang cau mày.

129. Có sự khác biệt giữa việc phân tích và việc quan sát: Quan sát là nhìn một cách trực tiếp, không có người quan sát ở đó. Bạn nhìn màu áo đỏ, hồng hoặc đen đúng như nó hiện có mà không bình luận rằng “ tôi không thích màu đó”. Việc tôi nhìn màu đỏ mà không có thích hay không thích, đó chính là quan sát. Còn phân tích ngụ ý muốn nói rằng “tôi không thích màu đỏ do mẹ tôi cãi nhau với bố tôi rằng...” Nó sẽ kéo bạn về thời thơ ấu.

130. Có một mối quan hệ giữa điếu thuốc lá và Bạn. Đây là thói quen, đây là cách mà toàn bộ tâm trí vận hành. Tôi làm điều đó vì có được cảm giác an toàn. Tôi mắc vào thói quen đó do tôi không còn phải suy nghĩ về nó nữa. Tâm tôi cảm thấy nó an toàn khi vận hành trong thói quen. Như vậy tôi thấy được toàn bộ cơ chế của việc hình thành thói quen. Thông qua một thói quen hút thuốc, tôi đã phát hiện ra toàn bộ cách thức và bộ máy tạo ra các thói quen.

131. Thời khắc bạn cho rằng “cái này là đúng”, như vậy là kết thúc, bạn không thể học thêm gì nữa.

132. Tiến trình học hỏi không phải là một phương pháp: Bạn có thể học thông qua một phương pháp, nhưng nó chỉ cột chặt tâm vào một hệ thống nhất định. Nếu bạn đang học tức là bạn quan sát. Nếu bạn quan sát thấy rằng một hệ thống làm ràng buộc tâm và làm cho nó trở nên máy móc. Tất cả các hệ thống đều giống nhau, bạn chỉ cần học lấy một cái.

133. Học hỏi có nghĩa là gì? Đó là sự tò mò khám phá. Bạn phải liên tục tò mò khám phá trong từng giây phút.

134. Chúng ta không nên đặt ra câu hỏi không thể giải đáp, mà đặt câu hỏi theo hướng cái gì có thể xảy ra. Nếu đặt câu hỏi không thể, cái tâm sẽ tìm ra câu trả lời theo hướng không thể.

135. Sự phụ thuộc che đậy sự trống rỗng và nông cạn của bạn. Khi thấy được điều này, bạn sẽ được tự do.

136. Liệu bạn có phát hiện ra rằng bạn dính chấp là vì bạn phụ thuộc, bạn phụ thuộc là do nỗi sợ sự trống rỗng. Liệu bạn có ghi nhận được sự trống rỗng và toàn bộ tiến trình này? Khi ghi nhận được sự trống rỗng, liệu có nỗi sợ ở đó không, hay chỉ thuần tuý là sự trống rỗng? Bạn có ghi nhận thực tế là bạn đang cô đơn không?

137. Lúc ban đầu bạn phải dựa vào một vị thầy để được hướng dẫn, chỉ bảo. Bạn phải tuân thủ theo sự dạy dỗ của vị thầy. Khi hiểu được pháp hành, bạn không cần vị thầy hướng dẫn nữa mà hãy tự làm công việc của mình. Bất cứ khi nào phóng dật hay tâm bất thiện khởi sanh, hãy tự biết và tự dạy cho mình. Tâm là người hay biết, người quan sát. Tâm biết bạn còn rất nhiều si mê hay chỉ còn đôi chút.

138. Dù một người hạnh phúc hay buồn chán, hài lòng hay không hài lòng, điều đó không phụ thuộc vào việc họ có nhiều hay ít, mà tùy thuộc vào trí tuệ có được. Tất cả khổ đau có thể được chuyển hoá thông qua trí tuệ, thông qua việc thấy được sự thật của sự vật, hiện tượng.

139. Bạn cần phải thực hành, cho dù có thích hay không, đó chính là lời Đức Phật dạy chúng ta.

140. Thực hành Pháp là đi ngược lại các thói quen, còn sự thật hay chân lý là đi ngược lại ước muốn của chúng ta.

141. Chúng ta thực hành thiền để làm gì? Chúng ta thực hành thiền để buông xả, không để được cái gì cả.

142. Trí tuệ là chức năng động lực của định; định là mặt thụ động của trí tuệ. Chúng khởi sinh cùng một nơi, nhưng khác hướng và khác chức năng.

143. Tập trung có nghĩa là tập trung với sự buông xả, không phải để thắt chặt bạn lại.

144. Tôi chỉ quan sát phẩm chất của việc hay biết. Nếu cơn sân khởi sinh, tôi tự hỏi mình tại sao. Nếu tham ái khởi sinh tôi cũng tự hỏi tại sao. Hãy suy ngẫm vấn đề này cho tới khi bạn có thể xử lý, giải quyết các cảm xúc yêu ghét, cho tới khi chúng hoàn toàn tan biến. Khi ngừng được yêu ghét trong mọi hoàn cảnh, tôi có thể chuyển hóa khổ đau. Điều gì xảy ra không quan trọng, nhưng tâm tôi được giải thoát và bình an.

145. Nếu chúng ta dính chấp ngay cả vào cái đúng và không thừa nhận bất kỳ điều gì ai nói thì đó là sai lầm. Dính chặt vào cái đúng là do bản ngã và không có được sự buông xả. Khi dính chấp khởi sinh, ngay lập tức cần có sự buông xả. Nếu sự phản ứng của bạn là tức thời thì bạn sẽ buông xả được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Bức Thành Biên Giới


Dưới cội Bồ-đề


Kinh Di giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.221.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...