Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thái độ đúng khi hành thiền »» Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền? »»

Thái độ đúng khi hành thiền
»» Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền?

Donate

(Lượt xem: 17.306)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thái độ đúng khi hành thiền - Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền?

Font chữ:


Hãy kiểm tra thái độ của bạn trước khi bắt đầu ngồi thiền. Bạn đang hành thiền với các ý tưởng hay thái độ như thế nào? Liệu bạn chỉ muốn có được trạng thái tâm bình an hay bạn muốn học hỏi và hiểu những gì đang xảy ra? Tâm có thể không được an tịnh khi bạn mong muốn một kinh nghiệm nào đó xảy ra mà không chấp nhận cái đang xảy ra ngay trong hiện tại.

Tâm bình an và có định khi nó không tìm kiếm bất kì kinh nghiệm nào.

Không cần thiết phải cố gắng buộc tâm phải biết đối tượng, vì thực tế nó đã hay biết rồi. Bản chất của tâm là hay biết các đối tượng đang xảy ra. Hãy kiểm tra trạng thái tâm mình. Không cần thiết phải tạo ra bất kì điều gì. Chúng ta quan sát các đối tượng và kinh nghiệm đang xảy ra thông qua bản chất của chúng. Bạn chỉ cần chờ đợi và quan sát cùng với trí tuệ.

Không có kinh nghiệm nào cản trở hay làm bạn mất tập trung, tất cả các kinh nghiệm đều là Pháp Bảo. Cái đang xảy ra trong thân là Pháp và cái đang xảy ra trong tâm cũng là Pháp. Không có gì thuộc về “tôi”hay “bạn”. Cảm nhận nóng chỉ là nóng, đó là bản chất của Pháp. Chúng ta cảm thấy nóng hơn chỉ khi cho rằng cái nóng đó là của mình và như vậy cơn sân sẽ khởi phát.

Mọi hiện tượng xảy ra đều do nhân và quả. Công việc của chúng ta chỉ là:

• Có thái độ chân chánh

• Duy trì chánh niệm

• Có sự hiểu biết (trí tuệ)

• Có sự thích thú trong việc thực hành

Khi có chánh kiến và chánh tư duy, sự ghi nhận sẽ trở nên liên tục và có phẩm chất của chánh niệm, tức là không quên đối tượng đúng. Đó là Sammā-sati khi trí tuệ sẵn có trong sự ghi nhận.

Chúng ta quan sát như thế nào?

Không cần thiết phải cố gắng để tìm đối tượng. Khi hành thiền, chúng ta chú ý tới hoạt động của tâm và làm tăng trưởng các thiện tâm. Như vậy chúng ta có thể sử dụng bất kì đối tượng nào để làm tăng trưởng chánh niệm, phát triển định tâm và có được sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng thay vì việc tạo ra tham, sân hay si do có tà kiến và các ý tưởng sai lầm.

Vì có thể sử dụng bất kì đối tượng nào để phát triển chánh niệm nên chúng ta có thể bắt đầu với bất kì đối tượng nào.

Đừng mắc phải sai lầm cho rằng có một đối tượng tốt hơn đối tượng chúng ta đang quan sát.

Không có kinh nghiệm nào tốt hơn là kinh nghiệm hiện tại mà bạn đang quan sát. Điều quan trọng là tâm phải luôn tỉnh thức và hay biết. Một điều quan trọng nữa là trạng thái tâm quan sát kinh nghiệm này như thế nào.

Không cần phải tạo ra kinh nghiệm hay cố gắng theo đuổi các kinh nghiệm khác nhau. Liệu có một đối tượng là thiện hay bất thiện không? Đối tượng thì không thiện mà cũng không bất thiện! Kinh nghiệm chỉ là kinh nghiệm. Đối tượng chỉ là đối tượng. Đối tượng thì luôn có ở đó. Công việc của tâm là hay biết và quan sát, tâm biết cái cần được biết. Ở đây có một câu hỏi quan trọng là: Liệu tâm quan sát là tâm thiện hay bất thiện? 

Tại sao chúng ta phải chánh niệm?

Tại sao chúng ta phải chánh niệm? Chúng ta thực hành vì muốn hiểu biết. Hãy chờ đợi, quan sát và tìm hiểu cái đang xảy ra trong thân và tâm để chúng ta có thể hiểu bản chất của chúng. Chúng ta không cố ý làm cho tâm trở nên bình an hoặc có được “những thời ngồi thiền tốt”. Chúng ta hành thiền để quan sát cái đang xảy ra đúng với bản chất của chúng và có thái độ đúng đắn đối với hiện tượng đang xảy ra (tức là đó chỉ là hiện tượng tự nhiên, không phải một thực thể hay một cá nhân nào). Chúng ta cần quan sát các hiện tượng tự nhiên như là các hiện tượng tự nhiên, ghi nhận đối tượng chỉ là đối tượng và hay biết cái cần được biết.

Ngay khi có suy nghĩ cho rằng một kinh nghiệm hay đối tượng là tốt thì tâm tham đã có mặt. Khi chúng ta thấy cái đúng là đúng, cái đang xảy ra đúng như bản chất của chúng thì tâm tham không thể len vào. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết thực hành thì tham chỉ có tăng lên mà thôi. Chúng ta cần hành thiền mà không có tham ái và dính mắc.

Hãy vui mừng khi có chánh niệm

Khi chờ đợi và quan sát có chánh niệm và sự hiểu biết, chúng ta sẽ thấy mọi việc xảy ra theo đúng bản chất của chúng. Bất kì những gì xảy ra, hãy để chúng xảy ra. Không cần thiết phải mừng vui hay buồn chán đối với cái đang xảy ra. Và không nên có việc thích hay không thích đối với bất kì kinh nghiệm nào. Bất kì kinh nghiệm nào đang xảy ra trong hiện tại đều là kinh nghiệm đúng, hãy vui mừng nếu chúng ta có sự hay biết và chánh niệm vì bản thân nó đã là một thiện tâm.

Tâm thì không yên lặng, nó luôn suy nghĩ! Chúng ta nên vui mừng khi thấy được đúng bản chất của hiện tượng và có khả năng nhận ra chúng.

Biết rằng tâm không bình an khi nó không bình an, đó là chánh kiến (sammā-ditthi). Ghi nhận được suy nghĩ khi có suy nghĩ, đó là chánh niệm. Nhưng rất nhiều lần chúng ta muốn suy nghĩ này dừng lại vì cho rằng nó làm mất sự tập trung quan sát. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá cố gắng để làm nó trở nên tĩnh lặng thì tình hình sẽ trở nên phức tạp và làm chúng ta căng thẳng.

Hãy làm tất cả những gì là thiện

Bất kì thiện hay bất thiện đều bắt đầu từ tâm. Tại sao lại có thiện hay bất thiện? Thiện hay bất thiện tâm sinh khởi là do những phản ứng và tương tác đối với đối tượng. Tất cả những thiện tâm đều bắt đầu cùng với thái độ đúng, chánh niệm và hướng tâm chân chánh (yoniso manasikāra). Tất cả những bất thiện tâm đều bắt đầu từ thái độ sai, không có chánh niệm hay hướng tâm không chân chánh (ayoniso manasikāra).

Hãy luôn cố gắng có các hành động, lời nói và suy nghĩ thiện. Hãy làm tất cả những gì là thiện: bố thí (dāna), trì giới (sīla), phát triển định tâm (samādhi) và hành thiền Minh Sát Vipassana (bhāvanā). Trong tất cả những hành động thiện này thì việc hành thiền là cao quý nhất. Vì vậy, đừng quên các mục tiêu của mình.

Khi đạt được Niết Bàn thì chỉ còn các thiện tâm. Một tâm không có tham, sân, si là một tâm đầy trí tuệ và tâm đó có thể liễu tri Niết Bàn. Việc hành thiền chỉ trở nên khó khăn khi không có được đầy đủ sự hiểu biết và các tâm bất thiện luôn xen vào khi quan sát kinh nghiệm xảy ra.

Chánh niệm có đà

Bạn muốn được thoải mái. Liệu tâm thiền có khách quan, rộng mở và trung thực không? Khi tâm không mong muốn hay không bị thất vọng điều gì đó, nó sẽ an tịnh và có chánh kiến. Tâm thấy được hiện tượng tự nhiên như là hiện tượng tự nhiên. Chánh niệm trở nên liên tục. Lúc này chúng ta không có các suy nghĩ tiêu cực hay những lời nói làm tổn hại đến người khác. Giới trở nên trong sạch. Phẩm chất của định đã có mặt cùng với trí tuệ để ghi nhận đúng đối tượng là đối tượng. Nó biết cái cần được biết, định có mặt là do không còn ham muốn đối với kinh nghiệm nào khác hay không còn thất vọng đối với cái đang xảy ra.

Duy trì được giới, phát triển định và trí tuệ là công việc tiếp nối giáo pháp của Đức Phật và để hoằng dương giáo pháp. Mọi thứ đều hoàn mãn khi chúng ta tránh được hành vi sai trái và thực hiện một cách đúng đắn, có chánh niệm và trí tuệ.

• Hãy kiểm tra trạng thái tâm thiền:

• Thái độ có chân chánh không?

Tâm có sự ghi nhận và tỉnh thức không hay bị mê mờ và nặng nề?

• Có sự thích thú trong việc thực hành không?

• Tâm ghi nhận một hay nhiều đối tượng?

• Tâm ghi nhận được bao nhiêu đối tượng?

Đà chánh niệm tăng trưởng cùng với sự thực hành, chánh niệm sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi chánh niệm trở nên mạnh hơn, tâm quan sát sẽ không còn ham muốn. Tâm có thể ghi nhận nhiều đối tượng cùng lúc tại các giác quan khác nhau.

Chánh niệm giống như một vệ tinh thu phát có thể bắt được nhiều sóng khác nhau.

Chúng ta ghi nhận được tâm quan sát và cũng ghi nhận được thái độ có chân chánh hay không.

Tâm biết cái nó đang làm. Khi hiện tượng xảy ra, không có một thực thể cá nhân nào ở đó cả - nó không phải là “công việc của tôi” hay “tôi”. “Tôi” không ghi nhận, cái “tôi” thì không ghi nhận; Tâm và đối tượng sanh khởi cùng lúc nhưng chỉ có tâm ghi nhận mà thôi. Không có ai, không có thực thể, không có con người đằng sau tiến trình này. Tất cả đều là hiện tượng tự nhiên.

Chúng ta hành thiền cho bản thân mình. Hãy tiếp tục việc thực hành của bạn với sự thích thú và trân trọng.

« Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Có và Không


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.57.57 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...