Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thái độ đúng khi hành thiền »» Chắt Lọc »»

Thái độ đúng khi hành thiền
»» Chắt Lọc

Donate

(Lượt xem: 5.044)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thái độ đúng khi hành thiền - Chắt Lọc

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Khi có chánh niệm thì không có suy nghĩ về các đối tượng xa hay gần.

2. Một vị A-la-hán cũng suy nghĩ về khái niệm sau khi nhìn, nhưng đó chỉ là tâm duy tác mà không có bất thiện.

3. Nếu không hiểu chính xác về Pháp chân đế (sự thật tuyệt đối) và Pháp tục đế (sự thật chế định) thì không thể xóa bỏ được tà kiến về ngã.

4. Có 3 cái chết: chết thông thường, chết trong từng sát na, cái chết của vị A-la-hán.

5. Dính mắc là một sự lệ thuộc. Tự do thực sự chỉ khi không có sự lệ thuộc.

6. Các yếu điểm sẽ được phát hiện khi ngày càng có ít sự dính mắc.

7. Chánh niệm là không quên thiện pháp, không quên đối tượng đúng.

8. Đối tượng (Pháp) luôn sinh khởi, nhưng sẽ không xuất hiện nếu không có sự nhận biết.

9. Hành thiền sẽ giúp chúng ta ngày càng trở nên chân thật hơn.

10. Vô minh là không biết những gì cần phải biết.

11. Chánh niệm ghi nhận cái bất thiện thì rất có giá trị.

12. Chúng ta không thể không có bất thiện, vấn đề là có ghi nhận được nó hay không mà thôi.

13. Cuộc sống sẽ không suôn sẻ nếu không có chánh niệm.

14. Tâm tham bao giờ cũng mong muốn một kết quả cụ thể.

15. Mọi người đều biết nó xảy ra nhưng không biết lý do vì sao.

16. Nếu người khác đúng hãy mừng cho họ. Nếu sai, hãy thông cảm với họ.

17. Già, chết, chia ly không tránh khỏi. Nghiệp sẽ quyết định tương lai. Tuệ giác sẽ giúp giải thoát.

18. Nếu dính mắc vào kinh nghiệm tốt, kinh nghiệm xấu sẽ tới. Nếu khó chịu với kinh nghiệm xấu, kinh nghiệm tốt không thể xuất hiện. Hành thiền là phải biết quan sát cả kinh nghiệm tốt và kinh nghiệm xấu. Thực chất chúng diễn ra theo bản chất của chúng, không có tốt hay xấu.

19. Không cần thiết phải vui mừng hay buồn chán đối với kinh nghiệm đang xảy ra. Hãy vui mừng vì chánh niệm luôn được duy trì.

20. Định bị mất khi các đối tượng khác xen vào (do cử động, do nuốt nước miếng), đó không phải là sự ổn định tâm, đây là loại định chỉ có khi có các đối tượng quan sát thích hợp.

21. Dính mắc, ngay cả đối với cái đúng, đơn giản là do bản ngã, không có sự buông bỏ ở đó.

22. Bất cứ khi nào tiếp xúc với đối tượng, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra chánh niệm đã có mặt hay chưa.

23. Thậm chí ngay cả khi đúng, cái đúng đó cũng chỉ là giới hạn. Tâm cần vượt lên trên cả đúng và sai.

24. Nắm chặt vào cái đúng sẽ không còn đúng nữa.

25. Tâm chạy ra ngoài là nguyên nhân của khổ. Kết quả tâm chạy ra ngoài là khổ. Tâm thấy được tâm là đạo (con đường diệt khổ). Kết quả của việc thấy được tâm là diệt khổ.

26. Nếu chúng ta có thời gian để thở thì cũng có thời gian để hành thiền.

27. Mong muốn để tâm được an tịnh, đó chính là sự không an tịnh. Nếu tâm không an tịnh, hãy ghi nhận biết rằng tâm không an tịnh.

28. Phiền não chỉ sinh khởi đối với cái chúng ta thấy, nghe...

29. Mặc dù hiện tại chúng ta không thấy có tham và sân, nhưng với chánh niệm sắc bén chúng ta sẽ thấy tâm si luôn có mặt.

30. Nếu phát hiện đang sân, đừng suy nghĩ thêm về bất kỳ điều gì khác (nếu không, nó chỉ liên quan tới đối tượng sân mà thôi). Hãy nhẹ nhàng quan sát cơn sân một cách liên tục.

31. Chúng ta chỉ biết cái mình đã thấy, nhưng chúng ta không biết về những cái chưa từng được biết tới.

32. Cái mà chúng ta cần phát triển là 3 nhân tố đầu của Thất Giác Chi (đó là nhân): Niệm, trạch pháp và tinh tấn.

33. Không có sự an toàn thật sự trong các mối quan hệ. Sự phụ thuộc chỉ tạo ra sợ hãi. Nếu không hiểu được tiến trình của sự bất an và sợ hãi này, quan hệ sẽ trở thành chướng ngại ràng buộc.

34. Chúng ta là cái chúng ta sở hữu. Nếu không có sở hữu, chúng ta không còn là gì cả, hoàn toàn trống rỗng.

35. Nếu còn sợ hãi thì không có tự do, nếu không có tự do thì không có sự bác ái. Nếu chỉ đơn thuần muốn gạt bỏ sự sợ hãi, chúng ta sẽ tìm ra cách thức thoát khỏi nó, nhưng không bao giờ có được sự tự do thoát khỏi sợ hãi. Mong muốn luôn được đảm bảo làm cho chúng ta sợ hãi và bất an. Sợ hãi là sự không chấp nhận hiện tại xảy ra.

36. Vấn đề là phải hiểu về bản chất của sự thích thú mà không phải là cố gắng gạt bỏ nó (đó là điều ngờ nghệch).

37. Nếu cuộc sống chỉ có sự thích thú và luôn có được cái chúng ta muốn thì sự thích thú đó sẽ chuyển sang hình thức đau khổ và khó chịu.

38. Xung đột là kết quả của việc điều kiện hóa. Chừng nào còn bị điều kiện hóa thì còn dính mắc (dính mắc về công việc, quan hệ, tài sản, ý kiến, quan điểm, con người...)

39. Dính mắc là do có sự hài lòng. Nhưng do nhận thức được sự đau khổ, chúng ta muốn có được sự hài lòng thông qua sự buông bỏ. Buông bỏ cũng giống như dính mắc, chừng nào nó còn tạo ra cho chúng ta cảm giác hài lòng. Cái mà chúng ta thực sự muốn tìm kiếm là sự hài lòng, chúng ta muốn được thỏa mãn bằng mọi cách. Dính mắc và buông bỏ luôn ràng buộc chúng ta, cả hai cần phải được chuyển hóa.

40. Khi bắt đầu định hình theo một khuôn mẫu thì không còn trong tiến trình tìm hiểu “tôi là ai”.

41. Không có cảm xúc nào mà không đi kèm theo suy nghĩ. Đằng sau suy nghĩ là sự thích thú.

42. Cuộc sống là tiến trình của thử thách và ứng xử. Thử thách thì luôn mới, nhưng cách ứng xử thì cũ rích - Nó bị điều kiện hóa và là kết quả từ quá khứ.

43. Tất cả suy nghĩ đều xuất phát từ ngôn từ, chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ. Liệu tâm có thể thoát ra khỏi từ ngữ được không? Ngôn từ thì chỉ có giới hạn, khi suy nghĩ không còn ngôn từ sẽ vượt ra khỏi giới hạn.

44. Khi đạt được mục tiêu mọi thứ sẽ chấm dứt. Việc đạt được không quan trọng. Sự hiểu biết có được luôn nằm trong tiến trình, bằng không chúng ta sẽ quay trở lại lối mòn của tâm trí.

45. Hãy phân tách hai tiến trình: (1) sự hay biết thuần túy thì không có lựa chọn, phê phán, đánh giá, thích hay không thích; (2) sự nhận xét, phê phán, đánh giá về đối tượng đang quan sát.

46. Ghi nhận thuần túy được ví như một tấm gương, nó tiếp nhận trọn vẹn mà không loại trừ bất cứ vật nào, luôn phản ánh một cách trung thực không sai lệch.

47. Sự ghi nhận tự nhiên chỉ có thể có được khi có sự quan tâm thích thú. Sự quan sát khi đó sẽ diễn ra một cách trôi chảy.

48. Nếu đang có sân hận và chúng ta lại có ý tưởng về sự vô sân, như vậy sẽ tạo ra xung đột. Việc chúng ta gò mình vào sự vô sân thì chính nó là một sự xung đột. Vấn đề trước nhất là phải nhận ra mình đang sân, chứ không phải cố gắng để biến mình thành vô sân.

49. Hãy quan sát tất cả các hiện tượng như chúng ta mới gặp lần đầu.

50. Về mặt tâm lý chúng ta luôn muốn có một sự đảm bảo an toàn và chắc chắn trong mọi mối quan hệ, mà điều này thì không bao giờ có.

51. Tất cả các vấn đề không nhất thiết phải bị lên án, chỉ trích, mà cần phải được hiểu rõ về bản chất của chúng.

52. Hiện tượng xảy ra không phải do một mà do nhiều nguyên nhân. Do vậy, cách nhìn nhận quan sát sẽ là nhiều chiều mà không phải theo một chiều. Vấn đề sẽ phát sinh khi chúng ta chỉ quan sát theo một chiều.

53. Bản chất của tâm thức là luôn luôn tìm cách khỏa lấp sự cô đơn.

54. Can thiệp vào hiện tượng đang xảy ra là đánh mất đi mối liên hệ trực tiếp với hiện tượng đó. Cần ghi nhận và phát hiện những gì đứng đằng sau sự can thiệp đó.

55. Khi đói hay giận dữ chúng ta không cần có ý tưởng về nó. Khi có ý tưởng, chúng ta sẽ mất đi sự liên hệ với thực tế xảy ra.

56. Sự không hài lòng với cái đang xảy ra không bao giờ cho chúng ta một đáp số.

57. Chúng ta bị định hình bởi hoàn cảnh, môi trường xung quanh, bởi văn hóa giáo dục, bởi đồ ăn, bởi khí hậu, bởi sách báo ...

58. Khi chúng ta hiểu được toàn bộ tiến trình - cách tâm suy diễn, mong muốn, động cơ, khát vọng, việc theo đuổi, sự ganh tỵ, tham lam và sợ hãi thì tâm sẽ chuyển hóa vượt lên chính nó.

59. Tâm luôn mong muốn có được câu trả lời tức thì cho mọi vấn đề. Nhưng sớm muộn những câu trả lời đó đều không thỏa mãn vì không có vấn đề nào có được câu trả lời ngoại trừ bản thân nó. Nếu chúng ta có thể hiểu trọn vẹn vấn đề, thì vấn đề đó không còn tồn tại nữa.

60. Xung đột xảy ra khi chúng ta muốn thay đổi thực tại sang cái “cần phải là” - đó là một ý tưởng không thực.

61. Tâm tự do thoát ra khỏi một cái gì đó thì không phải là tâm tự do, đó chỉ là sự phản ứng mà không phải là sự tự do. Tâm tự do là tâm thoát ra khỏi các ràng buộc.

62. Còn mong muốn có được giải đáp cho câu hỏi “làm thế nào”, chúng ta sẽ xa rời và không quan sát được thực tại.

63. Vật chất hoặc tâm linh, nếu chúng đều đáp ứng cho sự thỏa mãn thì cũng giống nhau.

64. Vấn đề quan trọng không phải là thói quen, mà do việc hiểu rõ thói quen sẽ đem lại sự hiểu biết. Do có sự hiểu biết này, nó sẽ không tiếp thêm nhiên liệu cho sự ham muốn.

65. Gốc của vấn đề không phải là chúng ta dính mắc vào người hay vật, mà do không thể chịu được sự cô đơn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Đừng đánh mất tình yêu


Phát tâm Bồ-đề


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.143.8 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...