Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Khi im lắng cất lời »» Chương 10: Khổ đau và giải thoát »»

Khi im lắng cất lời
»» Chương 10: Khổ đau và giải thoát

Donate

(Lượt xem: 13.990)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Khi im lắng cất lời - Chương 10: Khổ đau và giải thoát

Font chữ:


Quan hệ hỗ tương sâu sắc giữa mọi sự, mọi vật là một điều mà người học Phật luôn biết, và ngày nay đã được khoa học công nhận. Không có một chuyện gì có thể xảy ra mà không gây ra hoặc liên đới với những chuyện khác; dù trên bề mặt chuyện ấy có vẻ như là đã xảy ra một cách độc lập. Khi nào chúng ta còn phê phán và hay đặt tên một sự kiện, khi đó chúng ta còn khuynh hướng tách rời sự kiện ấy khỏi toàn thể đời sống.

Sự nguyên vẹn của đời sống sẽ bị phân mảnh bởi thói quen suy tư ở trong ta. Tuy nhiên, toàn thể đời sống đã giúp làm cho biến cố này xảy ra. Và đó là một phần mạng lưới của sự tương quan, tương duyên mật thiết của vũ trụ. Điều này có nghĩa là: Những gì đang xảy ra là một điều không thế nào khác đi được.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể nào hiểu được vai trò của một biến cố trên bề mặt có vẻ như là vô nghĩa trong tổng thể vũ trụ, nhưng khi nhận thức được tính bất khả, không thể nào tránh được của biến cố đó, trong cái bao la của đại thể - đó có thể là chỗ khởi hành của thái độ chấp nhận ở trong lòng bạn với những gì đang hiện hữu - bạn sẽ chọn để sánh vai với toàn thể đời sống bao la.

§

Tự do chân thực và giải thoát chính là cách sống như thể chính bạn đã chọn lựa một cách hoàn toàn những gì bạn đang cảm nhận hay kinh nghiệm trong giây phút này.
Khi bạn đứng chung, sát vai với Phút Giây Hiện Tại; đó chính là lúc bạn chấm dứt hết khổ đau ở trong bạn.

§

Khổ đau có cần thiết không? Cần và có thể cũng không cần.
Nếu bạn chưa đủ khổ với tất cả những bạn đã trải qua, thì bạn sẽ không có đủ chiều sâu của một con người, không có đủ sự khiêm cung, và không có lòng xót thương. Cho nên bạn sẽ không có cơ duyên đọc được những dòng chữ này. Khổ đau giúp bạn đập vỡ chiếc vỏ cứng của bản ngã(1), vì đã đến lúc bản ngã của bạn không còn cần thiết nữa. Khổ đau chỉ cần thiết cho đến khi bạn nhận thức rằng bạn không cần phải khổ thêm nữa.

§

Sự bất hạnh luôn cần một “cái Tôi”, được tạo ra bởi trí năng với một câu chuyện lâm ly tình tiết, một nhân vật chỉ có ở trong đầu bạn. Mỗi bất hạnh cũng “cần” có một quá khứ và tương lai. Cho nên khi bạn tách quá khứ và tương lai ra khỏi nỗi khổ, thì liệu bạn sẽ còn lại cái gì? Bạn chỉ còn lại thể tính chân thật(2) của giây phút này.

Có thể đó là một cảm giác nặng nề, khó chịu, căng thẳng, giận dữ hay có khi là buồn nôn. Nhưng đó không phải là nỗi bất hạnh và cũng không phải là vấn đề gì của riêng bạn. Vì quả thực chẳng có gì có tính chất cá nhân trong trong nỗi khổ của con người. Đó chỉ là áp suất của một sự căng thẳng quá mức hoặc của một năng lượng mạnh mẽ mà bạn cảm thấy ở đâu đó trong cơ thể bạn. Bằng sự chú tâm của mình, cảm giác ấy sẽ không trở thành một ý nghĩ và làm phát sinh “cái Tôi” bất hạnh ở trong bạn.

Hãy thử xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cho phép một cảm giác được phát sinh một cách tự nhiên.

§

Nhiều khổ sở và bất hạnh phát sinh khi bạn xem mỗi ý tưởng xảy đến trong đầu mình như một điều gì có thật. Hoàn cảnh sống không thể làm cho bạn mất đi niềm vui sống. Bệnh tật có thể làm cho bạn có những đớn đau trong cơ thể, nhưng chúng không có khả năng làm cho bạn mất đi niềm vui sống. Chỉ có ý tưởng của bạn mới thực làm cho bạn mất vui. Những suy diễn, những mẩu chuyện mà bạn tự thêu dệt cho chính mình mới thực làm cho bạn mất vui.

“Thôi chết, những ý tưởng mà tôi đang có ở trong đầu bây giờ, chúng mới là nguyên nhân làm cho tôi đau khổ!”. Nhận thức này sẽ giúp cho bạn thôi đồng hóa mình một cách vô thức với những suy nghĩ đó.

§

“Trời đất hôm nay sao lại giông gió như thế này!” “Hắn chẳng còn mặt mũi nào để nhấc phôn lên gọi cho em!” “Cô ấy đã cho tôi leo cây!” Đây là những mẩu chuyện mà chúng ta dựng lên, kể lể cho chính mình và người khác qua những lời trách móc, thở than. Đó là những câu chuyện được tạo nên nhằm mục đích làm tăng cảm nhận về một cái Tôi khi cho rằng mình “đúng” và nhất định người kia là “sai”. Giành lấy phần “đúng” thường đặt chúng ta vào một vị thế tưởng như là ưu thế hơn người kia, và điều này làm cho bản ngã, cái Tôi giả tạo trong chúng ta được củng cố. Nhưng điều này cũng tạo ra ở trong ta một đối thủ, một kẻ thù của ta: Vâng, bản ngã ở trong bạn luôn cần có một kẻ thù để bạn xác minh ranh giới của mình, ngay đến cả thời tiết cũng có thể thành kẻ thù của bạn.
Qua thói quen phê phán của lý trí và sự co rúm của tình cảm, bạn cảm thấy mình có một quan hệ phản kháng có tính chất cá nhân với người khác và với những biến cố, tình huống trong đời bạn. Đây là những khổ đau do chính mình tạo ra, nhưng bạn không hề nhận biết vì đối với tự ngã của bạn, đây là một điều rất thỏa mãn. Bản ngã của bạn luôn cảm thấy được củng cố hơn khi có sự phản kháng hoặc bất đồng với người khác.
Đời sống bạn sẽ đơn giản biết bao khi bạn thôi không còn tạo ra những mẩu chuyện lâm ly cho chính mình.
“Ồ, trời đang mưa.”
“Hôm nay anh ấy không gọi cho em.”
“Tôi có đến chỗ hẹn. Nhưng cô ấy thì không.”

§

Khi bạn đang khổ, hoặc đang cảm thấy bất hạnh, hãy thực tập có mặt với những gì đang xảy ra trong Phút Giây Hiện Tại. Bất hạnh hay một vấn đề gì khác của bạn không thể tồn tại trong Phút Giây Này.

§

Khổ đau chỉ bắt đầu khi nào bạn bắt đầu đặt tên, hay dán nhãn hiệu lên một tình huống như thể đó là một điều gì xấu hoặc không hay đã xảy ra. Bạn thích chống đối một tình huống nào đó và sự bực tức này làm cho tình huống ấy trở thành một vấn đề riêng tư của bạn, điều này làm nảy sinh một cái Tôi phản kháng.

Đặt tên hay dán nhãn hiệu lên một người hay một việc gì đấy chỉ là một thói quen, nhưng thói quen đó là điều bạn có thể bỏ được. Hãy thực tập không dán nhãn hiệu, bắt đầu từ những chuyện nhỏ. Nếu bạn bị trễ tàu, làm vỡ một cái tách, trượt chân té, bạn có cố gắng thực tập để không chê bai kinh nghiệm này là một cái gì xấu xa hay khổ sở? Bạn có khả năng chấp nhận tính “đang như thế” của sự việc, của giây phút đó không?

Cho rằng một việc gì là xấu tạo ra một sự co rúm trên mặt tình cảm ở trong bạn. Khi bạn cho phép sự việc ấy được như nó đang là, mà không cần phải chê bai, một sức mạnh to lớn bỗng nhiên nằm ở trong tầm tay của bạn.

Phản ứng co rúm trong tình cảm đó sẽ cắt bạn ra khỏi năng lực ấy, năng lực của chính đời sống.

§

Adam và Eva đã ăn phải trái cấm từ cái cây biết phân biệt Thiện, Ác(3). Hãy vượt lên trên thiện và ác, tốt và xấu… bằng cách giữ cho mình không bị rơi vào thói quen phê phán, khi cho cái này là tốt, cái kia là xấu(4). Khi bạn vượt lên trên thói quen phê phán, năng lực của cả vũ trụ sẽ luân lưu qua bạn. Khi bạn có một quan hệ hài hòa, không-phản-ứng đối với những kinh nghiệm mà bạn gặp phải, những gì mà bạn thường cho là xấu trước đây, bây giờ sẽ nhanh chóng, có khi ngay tức thì, được xoay chuyển theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, qua năng lực của chính đời sống.

Hãy để ý những gì sẽ xảy ra khi bạn thôi không phê phán một kinh nghiệm nào đó mà bạn cho là “xấu”, thay vào đó bạn sẽ chấp nhận ở trong lòng, thầm nhủ rằng “Vâng, không sao cả” với sự việc đó và cho phép sự việc ấy được như thế.

§

Bất kể hoàn cảnh sống ra sao, bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn hoàn toàn chấp nhận những tình huống ấy, rằng chúng đang như thế – ngay trong Phút Giây Này?

§

Có nhiều nỗi khổ, dù trên hình thức rất mơ hồ hay rõ ràng, nhưng có vẻ như quá “bình thường” đến độ bạn thường không nhận ra đó là một nỗi khổ, có khi nỗi khổ ấy còn cảm thấy rất thỏa mãn cho bản ngã ở trong bạn – bứt rứt, nóng nảy, giận dữ, bực tức, than phiền, hay đang có vấn đề gì với ai đó.

Bạn có khả năng nhận ra được tất cả những biểu hiện của những nỗi khổ đó khi chúng đang xảy ra và hiểu rõ rằng: ngay trong phút giây này, tôi đang tạo ra khổ đau cho chính mình.

Nếu bạn có thói quen tạo ra khổ đau cho chính mình, có lẽ bạn cũng đang tạo ra khổ đau cho những người chung quanh. Những thói quen hành xử vô thức này của trí năng này có khuynh hướng chấm dứt khi bạn có ý thức về chúng, bằng cách nhận ra ngay khi chúng đang hoành hành.

Bạn không thể nào vừa có ý thức sáng tỏ với những gì đang xảy ra mà lại vừa tạo thêm khổ đau cho chính mình.

§

Phép lạ chính là: đằng sau mỗi điều kiện, mỗi con người, mỗi hoàn cảnh, trên bề mặt ta có thể cho là “bất hạnh” luôn ẩn chứa một sự thánh thiện sâu xa. Sự thánh thiện ấy chỉ hiển lộ ra cho bạn – bên trong và bên ngoài – khi nào bạn chấp nhận hoàn toàn những gì đang hiện hữu.

“Thôi kình chống lại với những gì mà bạn cho là xấu(5)” chính là một trong những chân lý cao tột của loài người.

§

Một mẫu đối thoại:

“Hãy chấp nhận những gì đang xảy ra.”

“Không, không bao giờ. Tôi đang rất khó chịu và bất mãn về chuyện này.”

Vậy thì bạn lại càng nên chấp nhận những gì đang có mặt.

“Chấp nhận rằng tôi đang rất khó chịu và bất mãn? Chấp nhận rằng tôi đang phẫn uất?

Vâng. Hãy mang thái độ chấp nhận vào trong những-gì-bạn-đang-không-chấp-nhận. Hãy mang thái độ khuất phục vào trong những-gì-bạn-đang-không-khuất-phục. Rồi thử xem chuyện gì sẽ xảy ra.

§

Nỗi đau đớn kinh niên trong thân thể bạn có thể là một người thầy rất khó tính. Bài học mà người thầy ấy (tức là bệnh tật) muốn dạy cho bạn là: “Có muốn chống cự cũng vô ích”.

Không có gì bình thường hơn chuyện bạn muốn trốn tránh khổ đau. Tuy nhiên, nếu bạn có thể buông bỏ ước muốn tránh né đó và cho phép niềm đau trong bạn được có mặt, bạn sẽ nhận ra rằng nỗi đau ở trong bạn vừa được giảm đi vì đang có nhiều không gian hơn giữa bạn và nỗi đau. Điều này có nghĩa là bạn cảm nhận nỗi đau của mình với ý thức sáng tỏ, nỗi đau ấy sẽ giúp bạn đốt đi bản ngã của bạn, vì bản ngã, đa phần chỉ là thái độ chống đối một cách vô ích với những gì đang có mặt ở trong bạn. Cho nên, dù bạn có mắc phải chứng bại liệt toàn thân thì bạn vẫn có thể thực tập tương tự như thế: Có mặt và an nhiên chấp nhận tình trạng đang bất lực trong cơ thể mình

Nói một cách khác: Bạn “dâng tặng tất cả khổ đau của bạn cho trời đất”.

§

Bạn không cần phải là một người Công giáo mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc của biểu tượng Thập Tự Giá. Thời Trung Cổ, Thập Tự Giá là một công cụ dùng để khảo tra. Nó là biểu tượng cho nỗi khổ đau tột bậc, sự giới hạn và bất lực mà một con người có thể gặp phải. Rồi bỗng nhiên con người ấy đã chọn sự khuất phục, chịu đựng nỗi khổ một cách tự nguyện, một cách đầy ý thức khi Ngài nói: “Ý Cha được nên”(6). Trong phút giây đó, Thập Tự Giá, vật tra tấn dã man bỗng phơi bày bí mật: Đó là một biểu tượng thiêng liêng, một biểu tượng của thần thánh.

Thập Tự Giá là vật đã chối bỏ sự hiện hữu của một chiều không gian vượt thoát trong đời sống, nhưng nhờ thái độ chấp nhận tuyệt đối, Thập Tự Giá bỗng nhiên đã trở thành một cánh cửa đưa bạn đi vào chiều không gian vượt thoát đó.

§

Chú thích Chương 10

(1) Đập vỡ chiếc vỏ cứng của bản ngã: Những gì bạn làm, nói và nghĩ lâu ngày đã trở thành thói quen; những thói quen tiêu cực này thường rất khó bỏ. Nhưng tệ hơn nữa là chúng ta không thức ý rằng mình đang cho rằng những thói quen tiêu cực ấy chính là mình. Chúng ta còn đồng hóa mình với những khổ đau mà chúng ta đã cưu mang. Lúc đó, những thứ ấy trở thành chiếc vỏ cứng của bản ngã, rất khó để bị đập vỡ. Nhưng khi nhận ra rằng bạn không phải là những thói quen, những khổ đau ấy, thì nhận thức này sẽ giúp bạn đập vỡ được chiếc vỏ cứng của bản ngã.

(2) Thể tính chân thật: Tức là chân như, thể tính bất động, thường hằng của mọi sự, mọi vật, nằm ngoài mọi lý luận, hiểu biết của con người.

(3) Adam và Eva đã ăn phải trái cấm từ cái cây biết phân biệt Thiện, Ác: Ngụ ý rằng từ khi con người bắt đầu có óc phân biệt nhị nguyên: Tốt/Xấu, Thiện/Ác, Đúng/Sai,… thì đã tạo nên sự đấu tranh không ngừng ở bên trong về những cặp đối nghịch này. Chúng ta cần ý thức và vượt qua thói quen nguy hại này.

(4) Cho cái này là tốt, cái kia là xấu: Đây là một thói quen lâu đời ở bên trong của chúng ta đã tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp.

(5) Thôi kình chống lại với những điều gì mà bạn cho là xấu: Thái độ phân biệt, ghét bỏ… trong tình cảm khi cho một điều gì là xấu… lâu đời ở trong ta, tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp ở trong lòng. Khi gặp môt điều gì xấu thì ta tránh, ta không làm, nhưng không cần phải quá đầu tư nhiều cảm xúc, cảm thấy ghét bỏ, chống đối trong phản ứng của mình về điều mình cho là xấu. Điều này không có nghĩa là ta sẽ không biết bảo vệ cho người thân của mình khi có nguy biến hay sẽ không biết bảo vệ đất nước mình khi có ngoại xâm. Vua Trần Nhân Tông vừa làm vua, vừa biết thực tập Thiền. Ngài đã hai lần đánh bại giặc Nguyên Mông (1285 và 1287), bảo vệ cho nước nhà.

(6) “Ý Cha được nên”, hay “Ý của Cha sẽ được tuân theo”: Tương truyền rằng đây là câu nói cuối cùng của Chúa Jesus, hàm ý Ngài sẽ chấp nhận những gì Thượng Đế (qua danh xưng “Cha”) đã an bày cho số phận của Ngài – tức là chịu bị đóng đinh trên cây Thập Giá.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.91.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...