Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiền quán thực hành »» Ba bài tập ngồi thiền »»

Thiền quán thực hành
»» Ba bài tập ngồi thiền

Donate

(Lượt xem: 7.060)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền quán thực hành - Ba bài tập ngồi thiền

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bài tập số một


Trong thiền tập chánh niệm, chúng ta thường được hướng dẫn bắt đầu bằng cách chú ý vào hiện tượng hơi thở vào ra trong thân. Thật ra ta có thể thực tập chánh niệm bằng cách chú ý và tập trung trong tĩnh lặng vào bất cứ sự việc nào đang có mặt, nhưng ta bắt đầu với hơi thở vì nó tiện lợi và lúc nào cũng có mặt. Tư tưởng, cảm thọ, tâm trạng và tri giác, chúng đến rồi đi. Nhưng hơi thở thì bao giờ cũng có mặt với ta trong giờ phút này.

Hơi thở bình thường và vô tư. Nó rất bình dị và đơn sơ. Cảm xúc của ta có thể là dễ chịu hoặc khó chịu. Ý nghĩ thì có thể rất hấp dẫn, cám dỗ ta vào những chuyện viễn vông. Hơi thở, với tự tánh bình dị của nó, rất là yên lắng. Thêm vào đó, nhịp điệu ra vào, thay đổi, đến và đi của nó, là một biểu hiện của chân lý vô thường.

Bạn có thể chú ý đến hơi thở trên nhiều nơi khác nhau trong thân. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất mà bạn có thể cảm nhận được hơi thở trong thân, khi bạn ngồi lắng yên. Cảm nhận những rung động vi tế và tiếng vang của mỗi hơi thở khi nó khởi lên và mất đi. Hoặc là bạn cũng có thể chú ý đến cảm giác phồng xẹp ở bụng khi bắp thịt cơ hoành của bạn lên xuống theo mỗi hơi thở.

Bạn cũng có thể cảm nhận cảm giác của hơi thở chung quanh vùng xương sườn mỗi khi bạn thở vào thở ra, và có lẽ bạn cũng cảm giác được những áp lực thật nhẹ ở phía trong của hai cánh tay để bên hông. Hay là bạn có thể cảm nhận được hơi thở rõ rệt nhất ở chung quanh lỗ mũi, một sự rung động vi tế theo mỗi hơi thở ra vào. Đôi lúc, khi không khí bên ngoài lạnh hơn bên trong cơ thể, mỗi khi thở vào, bạn có thể cảm thấy hơi thở của mình được nhiệt độ trong thân làm ấm lên. Và nếu chú ý hơn một chút nữa, bạn có thể cảm nhận được sức ép nhẹ của hơi thở ở môi trên mỗi khi ta thở ra.

Ngồi khoảng hai mươi phút. Chú ý đến bất cứ nơi nào trên cơ thể mà bạn có thể cảm nhận được hơi thở rõ rệt nhất. Mỗi khi bạn ý thức được rằng tâm mình đang bị xao lãng, suy nghĩ xa xôi, hãy mang sự chú ý trở về với hơi thở. Và hãy để mọi việc khác phai mờ vào phía sau bức nền của tâm thức ta.

Hỏi: Hơi thở là đối tượng nhàm chán nhất. Tôi có thể làm gì cho nó trở nên thú vị hơn không? Và có thể nào mọi việc khác phai mờ vào phía sau được chăng?

Đáp: Được chứ! Khi ta thấy được tính chất đặc biệt của mỗi hơi thở thì những việc khác sẽ biến mất vào phía sau ý thức của mình. Tôi khám phá hiện tượng phai mờ vào phía sau này ngay cả trước khi tôi khám phá Phật pháp. Tôi khám phá điều này ở những buổi trình diễn múa ba-lê. Trong thời gian ấy, đứa con gái nhỏ của tôi được đóng một vai trong vở tuồng The Nutcracker. Tôi tưởng tượng rằng mình là một người mẹ có số kỷ lục tham dự những buổi trình diễn nhiều nhất. Nhưng có lẽ là những bà mẹ khác cũng đều có một tưởng tượng ấy như tôi. Khoảng chừng ba mươi đến bốn mươi đứa bé thật xinh vừa đi vừa múa ra sân khấu, chúng khuỳnh gối cúi đầu chào suốt vũ điệu, chúng trầm trồ xem những bụi cây, vỗ tay khen tặng chú gấu biết nhảy múa. Trong suốt buổi trình diễn, phần lớn tôi chỉ nhìn thấy có một nhân vật mà thôi. Có lúc khi tôi phải bước ra ngoài, tôi để ý rằng chung quanh có những chuyện khác xảy ra nữa. Nhưng khi đứa con gái tôi xuất hiện trên sân khấu thì nó nắm bắt ngay sự chú ý của tôi, và tất cả mọi sự vật khác dường như biến mất.

Không phải vì đứa con gái của tôi trang diện đẹp trong một bộ đồ sáng chói, với bộ tóc uốn rất hoa mỹ. Nó trông đẹp thật đấy, nhưng những đứa bé khác cũng đẹp đâu kém gì! Tôi cũng có một kinh nghiệm y như vậy khi nó mặc một bộ đồ bó kín màu đen, đóng vai một cái chân của con rồng tám chân. Mặc dù không biết nó sẽ là cái chân thứ mấy, nhưng nhìn là tôi nhận ra ngay, và nó là cái chân mà tôi theo dõi trong suốt buổi trình diễn. Chúng chỉ là những cái chân trong bộ đồ bó kín màu đen, nhưng sự chú ý của tôi làm cho nó trở nên hấp dẫn phi thường, và tất cả những cái khác đều phai mờ đi hết.

Bài tập số hai


Đây là một phương cách bạn có thể làm cho hơi thở của mình được trở nên thú vị hơn, giúp cho nó được nổi bật lên trong những kinh nghiệm của mình. Bạn hãy ngồi cho yên và ghi nhận sự kiện là cho dù trong một hơi thở bình thường cũng có đi qua rất nhiều những biến đổi vi tế.

Cảm giác của hơi thở “vào” rất khác với cảm giác của hơi thở “ra”. Nếu bạn buông thư và để cho hơi thở được tự nhiên, bạn có thể làm cho sự chú ý được bén nhạy hơn, bằng cách ghi nhận được hơi thở của mình bề ngoài tuy có vẻ đơn sơ nhưng thật ra vô cùng phức tạp và đầy thú vị. Nó kỳ diệu hơn là bạn nghĩ. Bạn cũng có thể ghi nhận rằng hơi thở dường như hơi chậm lại một chút. Điều đó cũng bình thường thôi. Hơi thở bạn chậm lại vì bạn đã ngồi yên, và cũng có lẽ vì tâm bạn đã được yên. Đôi khi, có người sợ rằng hơi thở chậm quá hoặc nhẹ quá khiến cho nó bị mất hẳn đi. Bạn đừng lo, chuyện ấy sẽ không bao giờ xảy ra.

Nhắm mắt lại. An nghỉ trong sự nhịp nhàng bình thường của hơi thở, ghi nhận những biến đổi liên tục và vi tế của nó. Hãy ngồi yên trong vòng 20 phút.

Hỏi: Bà nói là hơi thở lúc nào cũng có mặt, nhưng sao tôi bắt đầu nhận thấy có khoảng trống giữa những hơi thở?

Đáp: Tôi rất mừng là bạn đã nhận thấy điều ấy. Nó có nghĩa là bạn bắt đầu có thể buông thư và có một sự chú ý. Thở là một cơ năng hoạt động liên tục, mặc dù nó không hiển lộ ra luôn luôn. Hơi thở đi vào, hơi thở trở ra, và tiếp theo là một khoảng trống. Khi bạn ngồi, hãy thử an nghỉ trong cái khoảng trống ấy. Danh từ chuyên môn trong thiền học gọi đó là “hơi thở trước khi khởi lên.” Ta đừng vội vã thở vào hơi thở tiếp theo - nó sẽ tự khởi lên khi nào đã sẵn sàng.

Khi ta để cho mỗi hơi thở xảy ra tự nhiên, ta sẽ có một cảm giác nhẹ nhàng, thong thả. Sau một thời gian, có thể bạn sẽ khám phá rằng, chẳng những có một khoảng trống giữa hai hơi thở trọn vẹn, mà giữa hơi thở “vào” và hơi thở “ra” cũng có một khoảng trống nữa. Sự thật là, hơi thở “vào” không hề trở thành hơi thở “ra”. Hơi thở “vào”, nếu bạn theo dõi cho sát, sẽ thấy nó hoàn toàn tách biệt và là một kinh nghiệm độc lập. Nó bắt đầu, nó có phần giữa, và nó chấm dứt. Tiếp theo là một khoảng cách nhỏ. Theo sau khoảng trống ấy, hơi thở “ra” khởi lên, nó có một cực điểm và rồi lại hoàn toàn biến mất. Bây giờ thì bạn đã bắt đầu nhận thấy được những khoảng trống rồi, hơi thở chắc chắn sẽ trở nên có nhiều thú vị hơn.

Bài tập số ba


Hãy an trú trong mỗi hơi thở đang khởi lên. Hãy an trú trong mỗi hơi thở chưa khởi lên. Ngồi trong vòng 20 phút.

Hỏi: Tôi nghe nói là thiền sinh thực tập trong khoá tu thiền chánh niệm được yêu cầu đừng viết nhật ký. Có đúng vậy không?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Nhật ký thì hay lắm, nhưng trong thời gian này nếu bạn viết nhật ký, bạn sẽ phải suy nghĩ về những gì đã xảy ra mà đánh mất đi những gì đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Thiền chánh niệm có nghĩa là thực tập có mặt trong giờ phút này, bây giờ và ở đây.

Có một cô thiền sinh chia sẻ về bà mẹ 86 tuổi của cô đang sống trong một nhà dưỡng lão. Những ông bà cụ khác ở chung, lúc nào cũng kể lể và tiếc nhớ về cuộc đời của họ, nhất là về những thành đạt đặc biệt của mình. Cô ta kể: “Mẹ tôi đã sống một đời rất trọn vẹn. Bà có biết bao chuyện để kể. Nhưng bà không hề nói. Nhiều khi bà nói lớn lên trong khi mọi người kể lể khiến tất cả phải dừng lại: “Các anh chị nghe đây, việc gì đã xảy ra thì đều là đã rồi!”

Hỏi: Nhưng nếu tôi có một ý tưởng gì thật hay thì sao? Tôi có thể ghi nó lại không?

Đáp: Nếu nó thật là hay, bạn sẽ nhớ nó!

Hỏi: Nhưng nếu đó là một vấn đề quan trọng hoặc một ý tưởng rất kỳ diệu?

Đáp: Bạn có thể ghi lại, nhưng chỉ ngắn gọn thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.198.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...