Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiền quán thực hành »» Thiền quán về giới luật »»

Thiền quán thực hành
»» Thiền quán về giới luật

(Lượt xem: 4.313)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền quán thực hành - Thiền quán về giới luật

Font chữ:

Theo thông lệ, trong mỗi khóa thiền tập chúng ta có đọc tụng Năm giới. Đây là năm lời hướng dẫn cho một lối sống có hạnh phúc và tuệ giác theo lời dạy của Phật.  Riêng tôi thường trình bày Năm giới này lại thành một giới: Nguyện nuôi dưỡng, phát triển tuệ giác và biểu hiện thành lòng bao dung và tâm từ.

Tôi thích trình bày giới luật ở cuối mỗi khóa tu, khi người ta chuẩn bị trở về và tiếp tục cuộc sống thường ngày. Giới luật không có gì là bí mật hay khó hiểu cả. Theo tôi thì chúng là sự biểu hiện của tuệ giác trong cách hành xử đối với người chung quanh. Tâm tỉnh giác là điều kiện tiên quyết cho một đời sống có giới luật.

Tôi bắt đầu học được bài học về sự liên hệ giữa tâm tỉnh giác và đời sống có tuệ giác khoảng 23 năm về trước, khi tôi dạy môn Hatha-yoga ở trường Đại học Martin. Mỗi ngày tôi dạy từ 4 giờ chiều cho đến 7 giờ tối. Khi tôi kể cho người khác nghe về giờ dạy của tôi thì họ nói: “Như vậy có khó cho cô khi phải rời nhà trong thời gian đó không?” Vì tôi còn 4 đứa con nhỏ còn ở nhà. Họ nói: “Đó là thời gian bận rộn nhất trong ngày của một bà mẹ, sao cô có thể làm được hay vậy?”

Thật ra, tôi cũng đã có khó khăn lắm đấy chứ! Vì tôi phải đi đón mấy đứa con từ trường, giúp chúng làm bài tập, chở chúng đi tập bơi hay đến một nơi nào đó, trước khi tôi đi dạy. Tôi thường có nhiều lúc chạy ra cửa mà trong lòng bực tức: “Đáng lẽ mấy đứa nó phải về nhà sớm hơn một chút!... Nó phải nhớ mang bài tập về chứ để quên ở trường bắt mình phải vòng lại lấy!... Không đứa nào chịu nghe mình!” Và cũng đôi khi tôi vừa đi mà trong đầu cứ bận rộn trách móc đủ thứ về những gì mà mấy đứa con tôi đáng lẽ nên làm.

Khi đến lớp dạy, tôi tự nghĩ: “Mở đầu dạy Hatha-yoga trong tâm trạng bực tức như thế này thì chẳng đúng chút nào.” Nhưng tôi cũng không thể nói với học trò rằng: “Đầu óc tôi bây giờ lung tung lắm!” Cho nên tôi cứ giả vờ và cứ làm đại trong vòng 15 phút đầu. Tôi bắt đầu bằng những tư thế yoga, mà thật ra đó là những động tác chánh niệm. Tôi chú ý đến những kinh nghiệm của chính mình và diễn tả lại cho những học trò của tôi, để họ có thể dễ dàng thực tập theo. Tôi nói những lời như là: “Đưa hai cánh tay thẳng ra hai bên, ngang với vai, chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt ở hai cánh tay, ở bàn tay, và ở đôi vai của mình...” và trong đầu tôi thì suy nghĩ: “Nó ráng mà nhớ mang bài tập về ngày mai, không thì biết tay!” trong khi vẫn tiếp tục nói: “...từ từ bỏ hai tay xuống theo vị trí cũ, cảm nhận mọi cảm giác ở hai cánh tay, thở một hơi sâu vào ra.”

Nếu tôi thực tập hết lòng, tôi khám phá ra rằng chỉ một lát sau, dường như trong tôi có một gút mắt tự động được tháo gỡ. Tự nhiên trong tôi có một tuệ giác khởi lên: “Nó mới có tám tuổi thôi! Nó đâu có thèm quan tâm gì đến chuyện làm bài tập! Mà nó cũng đâu ý thức gì về vấn đề mình đi dạy ở đây đâu. Hãy để cho nó như vậy. Đã sao đâu nào!” Và tôi thật sự có một sự cảm thông.

Trước khi có được sự hiểu biết và cảm thông ấy, tâm tôi vô cùng bối rối: “Mình sẽ bị trễ. Mình sẽ không thể dạy có hiệu quả. Còn ai tin cậy vào mình nữa?” Nỗi sợ làm bấn loạn tâm ta. Và khi tâm ta an tĩnh và biết chú ý, ta sẽ có thể bắt đầu nhìn mọi việc một cách có tuệ giác hơn.

Chữ tuệ giác có thể nghe hơi to tát - có vẻ như là một sự hiểu biết xuyên suốt các thời đại, hay là một tri thức vĩ đại về nguồn gốc của vũ trụ này. Tôi thì chỉ nghĩ tuệ giác có nghĩa đơn giản là hiểu được sự vật đúng như chúng đang thật sự hiện hữu. Đứa bé tám tuổi được hiểu như là một đứa bé tám tuổi! Khi chúng ta có tuệ giác, ta nhìn mọi việc một cách sáng suốt và chọn những đáp ứng thích hợp nhất. Và chánh niệm là yếu tố tạo nên sự khác biệt ấy.

Nếu bạn muốn, trong thời quán chiếu về giới luật này, hãy nghĩ về những người trong cuộc đời mình mà bạn sẽ tiếp xúc chiều nay hoặc trong những ngày sắp đến.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Học đạo trong đời


Quy nguyên trực chỉ


Kinh Di giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.255.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (126 lượt xem) - Việt Nam (75 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...