Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vào thiền »» Những trăn trở của kiếp người »»

Vào thiền
»» Những trăn trở của kiếp người

(Lượt xem: 5.473)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Vào thiền - Những trăn trở của kiếp người

Font chữ:


Bạn có thể đến với thiền do sự hiếu kỳ hoặc ham mê hiểu biết. Nhưng những động cơ này ít có khả năng giữ bạn lại với thiền một cách lâu dài. Phần lớn những người khác đến với thiền để tìm kiếm một giải pháp cho những trăn trở mà tri thức lý luận không thể giúp họ vượt qua.

Mâu thuẫn lớn nhất mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt trong kiếp người là khát vọng sinh tồn hiện hữu trong một thực thể tất yếu phải diệt vong. Cho dù ta luôn mong muốn được giữ mãi đời sống này, nhưng sự thật là tất cả chúng ta đều phải chết. Vấn đề còn tệ hại hơn nữa khi chúng ta thấy rõ được sự bất lực hoàn toàn của mình trong việc bảo vệ mạng sống mong manh này. Chúng ta luôn nỗ lực để nắm phần chủ động với những gì diễn ra trong cuộc sống, nhưng ngay cả việc đời sống sẽ chấm dứt vào lúc nào chúng ta lại cũng hoàn toàn không biết được. Và bên kia dấu chấm hết của đời sống là một khoảng trống vô định mà chúng ta không sao soi rọi những tia sáng của tri thức lý luận vào đó để thấy được bất cứ điều gì!

Giải pháp mà nhiều thế hệ đi trước của chúng ta đã chọn để xoa dịu vấn đề là niềm tin vào một thế giới bên kia sau khi chết, bởi vì điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn còn được sống! Nhiều tôn giáo khác nhau đã mô tả khác nhau về thế giới ấy. Những khái niệm khác nhau được dựng lên. Tất cả đều nhằm xoa dịu nỗi lo sợ diệt vong của mỗi kiếp người mà không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi.

Tuy chúng ta không thể vượt qua vấn đề sống chết bằng vào tri thức lý luận, nhưng rồi sự bất lực kéo dài rất thường đẩy chúng ta vào chỗ tạm quên đi. Trong thực tế, qua một giai đoạn trăn trở nhất định nào đó trong cuộc đời, rồi thì rất nhiều người trong chúng ta chọn giải pháp lãng quên, tránh né không đề cập đến vấn đề. Chúng ta mặc nhiên chấp nhận, bởi vì không còn hướng giải quyết nào khác hơn ngoài việc phải chấp nhận.

Nhưng vấn đề sống chết cũng mới chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề. Ngay cả khi quên đi vấn đề sống chết thì mỗi ngày chúng ta vẫn phải đối mặt với hàng loạt những mâu thuẫn khác nữa trong đời sống. Tất cả những vui, buồn, sướng, khổ, hạnh phúc, đớn đau, vinh quang, nhục nhã... và vô số những tâm trạng khác nhau nữa, luôn xuất hiện thành từng cặp đối đãi trong đời sống. Ở một cực của vấn đề, chúng ta thỏa mãn, vui sướng... trong khi ở cực bên kia chúng ta bất mãn, đau khổ...

Chúng ta quay cuồng và xoay chuyển trong những được, thua, còn, mất... của kiếp người mà không tìm được manh mối nào để thoát ra khỏi đó. Nhưng về bản chất thì mỗi chúng ta lại không ngừng thao thức vươn lên một cuộc sống hoàn thiện, mong muốn thoát khỏi mọi khổ đau trong đời sống. Ở đây, sự lãng quên không thể là giải pháp, vì vấn đề thôi thúc chúng ta phải đối mặt trong từng giờ, từng ngày không lúc nào ngưng nghỉ.

Mặt khác, trong khi mỗi chúng ta đều không ít lần cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, thì đồng thời chúng ta cũng phải gánh chịu vô số những khổ đau tất yếu mà đời sống mang lại. Tất cả chúng ta đều không thoát khỏi những nỗi khổ như già yếu, bệnh tật, biệt ly, thất vọng...

Sự vận dụng tri thức lý luận vào việc quan sát, phân tích những vấn đề như trên luôn dẫn ta đến chỗ bế tắc. Bởi vì khi sự phân tích lý luận dẫn ta đến những kết quả tất yếu nào đó thì về mặt cảm tính chúng ta lại không sao chấp nhận được những kết quả như thế. Chúng ta bị dằn vặt giữa lý trí và cảm tính; giữa giới hạn tồn tại của vật chất và tính chất vô hạn của tinh thần; giữa sự thay đổi tất yếu diễn ra trong thế giới vật chất qua thời gian với sự thường tồn bất biến trong tâm thức.

Liệu có một giải pháp nào đó có thể giúp chúng ta thoát ra khỏi những khổ đau triền miên trong cuộc sống này chăng? Những trí tuệ lớn của nhân loại xưa nay quả thật đã không ngừng tìm kiếm một giải pháp như thế. Không ít câu trả lời đã được đưa ra, nhưng vấn đề đối với mỗi chúng ta là phải chọn lấy một giải pháp cho riêng mình.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chắp tay lạy người


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.156.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...