Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thực tại hiện tiền »» Giới thiệu Bát-nhã Tâm kinh »»

Thực tại hiện tiền
»» Giới thiệu Bát-nhã Tâm kinh

Donate

(Lượt xem: 2.513)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thực tại hiện tiền - Giới thiệu Bát-nhã Tâm kinh

Font chữ:

Bài kinh chúng ta không cần tìm hiểu gốc gác ở đâu, thuộc tông phái nào. Điều đó có cần thiết để chúng ta tìm hiểu không? Chân lý vốn không có biên cương xứ sở, không có lý lịch nên chúng ta có lẽ không cần biết xuất xứ. Chân lý là cái muôn thuở nên nó không thuộc độc quyền của ai, phải vậy không? Chỉ có điều chúng ta biết rõ, bài kinh này nói được, xuyên suốt, từ giáo lý Nguyên Thủy cho đến Tiểu Thừa, Đại Thừa, Thiền Tông và rồi trở lại tinh thần Nguyên Thủy. Tất cả những vấn đề tinh yếu đều nằm trong bài kinh Bát-nhã này cả. Do đó, mình không ngại bài kinh này thuộc tông phái nào, không quan trọng lắm. Mình sẽ lấy cái sườn kinh này mà chỉ bày sự thật. Hễ sai mình nói sai. Hễ đúng thì mình nói đúng, chẳng sợ gì cả. Vì chân lý mà mình làm, không ngại gì hết.

Cái sườn của kinh Bát-nhã này hầu như đầy đủ toàn bộ giáo lý của đạo Phật. Quý vị đừng nghĩ rằng kinh điển của chúng ta quá nhiều. Không có nhiều đâu. Quý vị có nhớ vị Thiền Sư nào đó, sau khi “ngộ” rồi, ông mới nói: “Ồ, tưởng là cái gì dữ dội, té ra cái đạo của thầy ta có gì nhiều đâu!” [Ngài Lâm Tế khi ngộ đạo có nói: “Thì ra Phật Pháp của Hoàng Bá không nhiều.”] Đại khái vậy, thật ra chẳng có gì nhiều “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ” hoặc “Vô tâm đạo dị tầm”. Khi mình thấy rồi thì chỉ có giây phút tịch diệt hiện tiền ngay tại đây chính là đạo, ngoài ra không cầu gì nữa hết. Cầu là vì không biết rằng ở đó đã đủ hết rồi. Cho nên, ở đây, trong bài kinh Bát-nhã này đã nói đủ những điều cơ bản cốt tử nhất về sự thật. Vậy chúng ta cứ đem ra tham khảo với nhau xem cái thực của một số vấn đề trong kinh Bát-nhã nói là cái gì? Mình sẽ tìm từng chữ nhưng không phải là dịch nghĩa theo lối luận giải chi chi đó. Vì cứ đem kinh mà giảng kinh thì được cái gì. Ở đây cách làm việc của chúng ta là đem cái thực ra, chứ không phải lấy kiến giải chồng chất kiến giải, lấy kinh chồng chất lên kinh như nhiều người đã từng làm.

Ví dụ có bài kinh viết: có 5 cái ly, 10 cục phấn, hai cái bàn... thì bây giờ việc của mình cứ đem 5 cái ly ra, đem 10 cục phấn, 2 cái bàn ra mà xem, chứ không lấy tự điển ra mà dịch nghĩa văn tự kia để làm gì. Nhưng mà có thể, để cho quý vị thấy rằng, điều mà chúng ta đưa ra, không phải là “thứ dỏm”, thì lúc ấy chúng ta sẽ lấy kinh để chứng minh chúng ta có thể viện dẫn tất cả kinh điển Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, Đại Thừa, lẫn Thiền Tông để chứng minh. Nhưng không phải lấy tất cả kinh đó ra mà giảng. Phương cách của chúng ta là đưa sự thật ra trước, rồi lấy kinh để chứng minh sau, tức là lấy lý để so sánh với cái thực (cái sự):

Sự thật ↔ Kinh

(Sự) ↔ (Lý )

Chứng minh

Bát-nhã Tâm Kinh có rất nhiều bản. Bản kinh đang lưu truyền ở Việt Nam hiện tại tương đối chính xác, ta sẽ y cứ ở bản đó. Cái đề không quan trọng, chúng ta sẽ đi thẳng vào kinh văn:

Quán Tự Tại - Bồ Tát - Hành - Thâm Bát-nhã ba la mật đa (Gambhirāpaññā paramitā) - Chiếu kiến - Ngũ uẩn - Giai không

Ban đầu chúng ta đọc lướt qua bài kinh Bát-nhã này ghi ra những điều quan trọng, những sự thật cần nói rõ.

Ví dụ: Quán Tự Tại Bồ Tát. Có những chữ mà mình cần phải thấy, tôi xin dùng chữ “thấy”, vì chữ “hiểu” nhiều khi có vẻ lý trí quá. Vậy chúng ta phải thấy Quán Tự Tại là sao? Bồ Tát là gì?

Xưa nay có nhiều người tự xưng là tu hạnh Bồ Tát, có chắc đã biết Bồ Tát là gì không? Còn nếu giả sử mình hiểu Bồ Tát theo tư kiến nào đó hoặc tin vào kinh nào đó rồi mình hành, thì có khi không phải hành Bồ Tát mà hành cái gì đâu đâu, vì mình có thấy Bồ Tát cho thật đúng đâu mà hành Bồ Tát cho đúng, phải thế không?

Chiếu kiến - Ngũ uẩn - Giai không

Chiếu kiến là sự thấy, nhưng thường thì chúng ta cứ đọc phớt qua rồi tưởng tượng, chứ có thấy “giai không” là gì đâu. Ngũ uẩn thì mình cứ kể vanh vách: sắc, thọ, tưởng, hành, thức chứ cũng chẳng thấy ngũ uẩn là cái gì. Ngũ uẩn không thấy là cái gì thì làm sao mà thấy ngũ uẩn giai không được.

Độ - Nhất thiết khổ ách.

“Khổ ách” là những gì chúng ta cần phải thấy rõ. Và xin thưa quý vị rằng, chừng ấy là hết kinh Bát-nhã! Còn đoạn sau thì chỉ như “phụ đề Việt ngữ” mà thôi. Vì đoạn sau chỉ giải thích, nói cho rõ thêm chi tiết, thế thôi.

Sắc bất dị không, không bất dị sắc Sắc tức thị không, không tức thị sắc Thọ Tưởng Hành Thức diệc phục như thị.

Tất cả những cái này chúng ta phải nhìn sâu, phải thấy rõ như ban ngày từng diễn biến nơi chính mình mới được.

Thị chư pháp không tướng Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Không tướng hay là cái không? Không tướng là cái gì? Sao lại gọi là không tướng?

Vì sao không tướng lại là không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm? Tại sao như vậy?

Thị cố không trung, vô sắc... vô pháp

Không trung là ở đâu? Không trung là cái gì? Trong không trung vì sao không có:

(1) Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
(2) Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
(3) Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp?

(1) là ngũ uẩn, (2) là lục căn, (3) là lục trần. Lục căn và lục trần gọi là 12 xứ.

Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Từ nhãn giới đến ý thức giới là 18 giới:

Nhãn giới - sắc giới - nhãn thức giới
Nhĩ giới - thanh giới - nhĩ thức giới
Tỷ giới - hương giới - tỷ thức giới
Thiệt giới - vị giới - thiệt thức giới
Thân giới - xúc giới - thân thức giới
Ý giới - pháp giới - ý thức giới

Trong cái không (không trung) không có vô minh, cũng không có vô minh hết (vô vô minh diệc vô vô minh tận)... cho đến không có lão, tử, cũng không có chuyện hết lão, tử (nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận).

Tức là không có thập nhị nhân duyên:

Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. (Không có 12 nhân duyên cũng không có chuyện chấm dứt 12 nhân duyên).

Vô khổ, tập, diệt, đạo (tức là không có Tứ Diệu Đế).

Trong không, không có Tứ Đế. Vì sao? Trong những buổi hội thảo, chúng ta sẽ quan sát tận tường tất cả những điều trên theo nguyên tắc thấy ra cái thực là cái gì.

Còn nữa:

Vô trí diệc vô đắc (trí và đắc)
Dĩ vô sở đắc
Bồ Đề Tát Đỏa Y Bát-nhã Ba La Mật Đa
Tâm vô quái ngại
Vô hữu khủng bố
Viễn ly điên đảo mộng tưởng
Cứu cánh Niết-bàn

Quý vị đừng tưởng Niết-bàn là quá xa xôi, quá viễn vông. Niết-bàn là cái mà mình cần phải thấy ngay trước mắt.

Tam thế Chư Phật Y Bát-nhã Ba La Mật Đa Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề

Lưu ý là Tam Thế Chư Phật đều y cứ vào Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa để đắc A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề.

A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề là âm của những từ:

Anuttara: A-Nậu-Đa-La. Sammā: Tam-Miệu. Sambodhi: Tam-Bồ-Đề, đều có nghĩa là “Vô Thượng Chánh Đẳng Giác”.

Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã Ba La Mật Đa chú, Tức chú thuyết chú viết: “Yết-đế, yết-đế, ba la yết-đế, ba la tăng yết-đế, Bồ-Đề Tát-Bà-Ha”.

Câu này mật ý là gì? Chúng ta đều cần phải thấy rõ. Tất cả những kinh điển Nguyên Thủy cũng đều nói đến những vấn đề này. Vì những vấn đề này chính là cái thực của Đạo, chính là Đạo. Và tất cả những kinh luận của Tiểu Thừa, Đại Thừa cả hàng ngàn năm cũng nói những điều này, chẳng có chi khác. Do đó, kinh điển quá nhiều, nhưng nếu chúng ta theo dõi cuộc hội thảo này, có thể 2 hoặc 3 tuần gì đó thì hy vọng chúng ta sẽ nắm được những vấn đề cương yếu trong kinh điển của đạo Phật. Thấu suốt được bài kinh này là hầu như thấu suốt tôn chỉ của kinh điển. Nói vậy chắc quý vị sẽ bảo là hơi quá đáng. Nhưng mà không phải vậy. Sở dĩ nhiều là do bàn luận, lý giải, bàn qua bàn lại đó thôi. Tuy nhiên, không có kinh gì, luận gì mà đi ra ngoài những vấn đề này. Những vấn đề này nói trong kinh Bát-nhã. Nếu chúng ta thấy được cái thực rồi, tất nhiên mọi bàn luận sẽ trở nên vô nghĩa, phải vậy không? Cứ thẳng thắn nói vậy.

Kinh điển Nguyên Thủy không thôi, mình đọc một đời cũng không hết, kinh điển Tiểu Thừa và Đại Thừa nữa thì không bao giờ mình đọc hết được cả. Hiện nay, mình chỉ dịch được một số thôi, nhưng nếu dịch hết không biết bao kiếp mới đọc xong. Thế nhưng, nếu có người thấy sự thật rồi thì cho họ đọc họ cũng không thèm đọc. Đấy là sự thật.

Người ta đã thấy sự thật, họ thực hành, nghĩa là họ thuận theo sự thực ấy để họ sống, họ sống với cái thực. Và, khi mà mình sống thực, thì mình thấy ra còn hơn kinh điển nói. Vì sao? Vì điều cặn bã Thánh nhân - như ông thợ mộc nói - có nghĩa lý gì so với cái thấy, cái biết đời sống phong phú của Thánh nhân, phải vậy không? Khi mà mình sống với cái thực, thì mình sẽ thấy lại những điều mà chính Thánh nhân thấy. Do đó, chúng ta không phải hiểu đạo Phật qua kinh điển mà hiểu đạo Phật qua chính sự thật. Đấy là mục đích duy nhất và tối hậu của những buổi hội thảo này vậy.

Bây giờ còn chừng nửa tiếng nữa, có ai hỏi gì không? Hoặc nếu thấy tôi trình bày chủ quan quá thì cũng cứ thẳng thắn đứng dậy mà nói... Không có ai nói, ai hỏi gì sao?

Những buổi hội thảo của chúng ta từ đây về sau sẽ rất chặt chẽ, xin báo trước như vậy. Trừ phi quá bận còn không quý vị nên cố gắng tham dự và theo dõi liên tục. Nếu nghỉ một buổi là gián đoạn mất, khó mà thấy toàn bộ được. Vì nó chặt chẽ từng khâu một. Thấy cái này thì thấy cái kia, không thấy cái này thì không thấy cái kia.

Bắt đầu buổi hội thảo sau, thực sự mới là vào chính đề. Còn những điều chúng ta vừa bàn ở trên, nghe ghê gớm vậy chứ chẳng có gì quan trọng cả. Tinh thần học sự thật của chúng ta cần phải được trang bị một cái gọi là “nói thẳng thắn không sợ đụng chạm ai cả”. Vậy chúng ta phải chuẩn bị tinh thần. Muốn thấy sự thật thì phải đập đổ tất cả những cái mà trước nay mình hiểu sai lầm, có phải vậy không?

Hồi xưa, Đức Phật có một trong những pháp bất úy gọi là “Thuyết chướng ngại đạo vô sở úy”. Nguyên Thủy, Tiểu Thừa hay Đại Thừa gì cũng đều công nhận điều đó cả. Nghĩa là cái gì chướng ngại cho đạo, cho sự tu hành giải thoát thì cứ vạch trần, chẳng sợ gì hết, dù điều đó xưa nay người ta tôn sùng đưa lên mây xanh mà sai thì mình cứ thẳng thắn mà nói sai. Người muốn thấy chân lý phải thẳng thắn và dũng cảm như vậy. Phải xóa hết tất cả mọi ranh giới, mọi quan điểm của các tông phái.

Vì có một điều chắc chắn như thế này: nếu còn cố chấp tông phái thì không thể nào thấy được chân lý. Đấy là điều chắc chắn 100% chứ không phải 99% đâu. Tuy nhiên, mình có thể cứ ở tông phái này hoặc tông phái kia, không sao cả. Vì sao vậy? Vì cái đó chỉ thuộc vấn đề tổ chức thôi. Tổ chức thì nó có tính cách “nhập gia tùy tục”. Thí dụ: tôi ở Nguyên Thủy thì tôi phải mặc y, phải đi khất thực. Tôi phải làm những chuyện mà bên Phật giáo Nguyên Thủy người ta làm. Chuyện đó mình tự tại vô ngại chớ có sao đâu. Nhưng hễ tôi cố chấp cho chuyện đó là một cái gì ghê gớm lắm thì tôi không thể nào thấy Đạo được. Bởi vì chính khi mình sống Đạo, thì chỉ có Đạo, có sự sống giác ngộ mà thôi, ngoài ra không có bất cứ cái gì lảng vảng vô đó được hết. Hễ mà còn lảng vảng cái gì đó, một chút xíu thôi, một lý tưởng chẳng hạn, thì thành ra hoài công vô ích. Xin lặp lại không có gì chen vô đó được, dù là chen vô một lý tưởng cao đẹp cách mấy cũng đều là phá hoại sự thật mà mình đang sống. Cho nên quý vị hãy sẵn sàng để mà phá!

Còn một việc nữa mà chúng ta cần ghi nhận là giả sử tôi có trình bày sự thật, mà quý vị thấy ra được sự thật thì đó là sự thật khách quan mà mỗi người tự thấy biết, tự giác ngộ, chứ không phải là sự thật chủ quan do tôi đưa ra. Chân lý là cái chung của mọi người. Xin nhớ cho như vậy!

Đức Phật, Ngài đã từng phủ nhận vai trò giáo chủ với một đặc quyền nào đó về chân lý, một bậc Đạo Sư, chúng ta tôn xưng Ngài như vậy mà thôi. Ngài luôn bảo Ngài là người chỉ đường. Người chỉ đường - người khải thị khác với ông thầy theo nghĩa đưa ra một mực thước, một khuôn khổ bắt học trò phải theo. Đạo Phật chứ không phải bàng môn tả đạo mà bắt con người lệ thuộc vào tông phái, vào giáo hệ, lệ thuộc vào ông thầy, vào đấng giáo chủ, vào uy quyền của thần linh, lệ thuộc vào một chủ thuyết giáo điều.

Đức Phật dạy như thế này, trong kinh Nguyên Thủy, coi như là một tuyên ngôn đặc thù của đạo giác ngộ:

“Attāhi attano nātho, Ko hi nātho parosiyā. Attanā’va sudantena, Nātham labhati dullabham.” (Dhammapada - Pháp cú kinh)

Câu ấy đúng là câu tuyên ngôn như Thiền Tông nói: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” vậy. Câu trên nghĩa như thế này: “Ta chính là Thượng Đế của ta, không ai khác có thể là Thượng Đế của ta được. Một khi đã thuần tịnh thì ta chính là Thượng Đế hy hữu.”

Ở đây cần một vài giải thích:

- Atta là ta: chữ ta này chỉ là danh xưng chứ không phải là bản ngã. Một câu nói phải có chủ từ, động từ, chứ đừng tưởng vô ngã là không có tôi, không có anh, rồi nói trỗng, không phân biệt đâu là tôi, là anh, là chị, người ta sẽ bảo mình điên mất.

- Nātho: chữ này rất đặc biệt, vừa có nghĩa là nơi nương nhờ, nơi nương tựa, vừa có nghĩa là Thượng Đế.

- Hi: một từ dùng để nhấn mạnh, khẳng định “chắc chắn vậy, quả thực vậy”.

Trở về y cứ nơi chính mình để thấy cái thực. Cái thực ấy chính là pháp, là Thượng Đế tối thượng. Thượng Đế tối thượng ấy quả thực không lệ thuộc ông thầy, lệ thuộc giáo hệ, tông phái, chủ trương, quan điểm, tổ chức, hình thức... hoặc với tất cả những gì bàn luận phù phiếm lăng xăng của cuộc đời, của thế gian pháp.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.2.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...