Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ »» Lấy tình thương ngỏ lời dạy bảo, sửa lỗi cho người »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
»» Lấy tình thương ngỏ lời dạy bảo, sửa lỗi cho người

Donate

(Lượt xem: 5.320)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ - Lấy tình thương ngỏ lời dạy bảo, sửa lỗi cho người

Font chữ:


Giảng rộng

Hết thảy con người trong cõi trời đất này, đều từ bào thai sinh ra giống như ta. Người khác có bất kỳ chỗ nào không đúng, ấy cũng chính là tự thân ta có chỗ khiếm khuyết. Vì thế, đối với kẻ làm con, ta phải mong cho họ làm người con hiếu; đối với kẻ làm bề tôi, mong cho họ làm bậc tôi trung; đối với kẻ làm anh em một nhà, mong cho họ có sự thương yêu, tử tế; đối với kẻ ngang ngạnh, mong cho họ được mềm mỏng ôn hòa; đối với kẻ tham lận keo kiệt, mong cho họ biết bố thí, chia sẻ cùng người khác; đối với những kẻ hoang đàng hư hỏng, đấu đá, cờ bạc, mong cho mỗi người đều biết noi theo bổn phận của mình, khiêm cung hòa nhã, biết tự giữ mình.

Ví như có người chịu nghe theo lời khuyên của ta, ắt phải hết lòng hết dạ mà giảng giải, dẫn dắt họ đi vào đường thiện. Nếu dùng lời không đủ nói hết, nên dùng đến văn chương trước thuật, cũng dùng để lưu lại đời sau. Dùng tình thương dạy bảo được như thế, quả thật lớn lao lắm thay!

Trưng dẫn sự tích

Học thuyết “tự lập vận mạng”


Tiên sinh Viên Liễu Phàm, tên húy là Hoàng, trước đây có tên tự là Học Hải. Thuở nhỏ có gặp một người họ Khổng ở Vân Nam, vốn được chân truyền phép toán số Hoàng cực của Thiệu Ung. Ông này đoán số Viên Liễu Phàm rồi khuyên rằng năm sau đó nên ghi tên vào trường học, lại đoán sau này khi đi thi ở các kỳ huyện, phủ và tỉnh sẽ có kết quả thứ hạng mỗi nơi như thế nào. Cả ba kỳ thi ấy về sau quả nhiên đều ứng nghiệm như lời. Họ Khổng lại đoán vận hạn suốt đời cho Viên Liễu Phàm, nói rằng vào năm ấy sẽ nhận được học bổng, sang năm ấy sẽ được chọn làm cống sinh, sang năm ấy sẽ được chọn làm quan huyện lệnh ở phủ ấy, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, giữ chức được hai năm rưỡi thì từ quan về quê, đến năm 53 tuổi, vào ngày 14 tháng 8 sẽ chết vào giờ sửu, đáng tiếc là không con nối dõi.

Viên Liễu Phàm ghi chép lại tất cả những lời dự đoán ấy, sau trải qua các kỳ thi đều thấy đúng như lời.

Sau đó, Viên Liễu Phàm có dịp đến Nam Ung, tham bái thiền sư Vân Cốc ở núi Thê Hà, cùng ngồi an tĩnh đối diện với thiền sư suốt ba ngày đêm không hề nhắm mắt. Thiền sư nói: “Người đời sở dĩ không thể trở nên bậc thánh, đều chỉ do vọng niệm trói buộc. Ông có thể ngồi yên trong ba ngày đêm không khởi sinh vọng niệm là nhờ đâu vậy?” Liễu Phàm thưa: “Trước đây có Khổng tiên sinh đoán vận mệnh cho tôi, mọi việc đều đúng, nhân đó tôi thấy rằng những việc sống chết, vinh nhục của con người ta đều đã có định số, dù muốn thay đổi cũng không thể được, nên chẳng nghĩ đến làm gì.”

Thiền sư Vân Cốc bật cười nói: “Ta vốn tưởng ông là bậc hào kiệt xuất chúng, nào ngờ cũng chỉ là một kẻ tầm thường. Ông nên biết, xưa nay những bậc đại hiền thiện thì số mạng không thể trói buộc, mà những kẻ đại gian ác thì số mạng cũng không thể trói buộc. Từ 20 năm nay, ông bị những lời bói toán của người kia quy định đặt để, không có được một chút tự mình chuyển đổi, há chẳng phải là tầm thường lắm sao?”

Viên Liễu Phàm liền thưa hỏi: “Vậy ra vận số có thể thay đổi được sao?” Thiền sư đáp: “Số mệnh là do chính mình tạo ra, phước báo do chính mình cầu mà được. Trong sách vở của Nho gia có nhiều chỗ dạy rõ điều đó. Kinh Phật lại có nói: ‘Cầu công danh ắt được công danh, cầu sống lâu ắt được sống lâu, cầu con trai, con gái, ắt có con trai, con gái...’ Lẽ nào đức Phật lại nói dối để lừa gạt người đời sao? Từ nay về sau ông nên thường ngày làm việc tích đức, mọi việc đều nên khởi tâm bao dung tha thứ. Hết thảy những việc từng làm trước đây, xem như đã chết từ hôm qua. Hết thảy những việc từ nay về sau, xem như mới được sinh ra hôm nay. Đó chính là ý nghĩa của việc làm sống lại thân này. Sách Thượng thư, thiên Thái giáp có nói: ‘Tai họa do trời giáng xuống còn có thể tránh né, tai họa do chính mình tạo ra thì không còn đường sống.’ Khổng tiên sinh đoán rằng ông không đỗ đại khoa, không có con nối dõi, ấy là tai họa trời giáng xuống. Nay ông nỗ lực làm thiện, rộng tích âm đức, đó là tự mình tạo phúc. Kinh Dịch nói rằng: ‘Bậc quân tử hướng về điều lành, tránh đi điều dữ.’ Nếu nói mệnh trời là không thể thay đổi, vậy điều lành làm sao có thể hướng về, điều dữ làm sao có thể tránh đi? Lại cũng trong Kinh Dịch, quẻ Khôn, ngay nơi phần ý nghĩa mở đầu đã nói rằng: ‘Nhà làm việc thiện ắt có niềm vui, nhà làm việc ác ắt gặp tai ương.’ Nay ông đã có thể tin hiểu được chưa?”

Nhân đó lấy ra một bản sách Công quá cách, đưa cho xem. Liễu Phàm lễ bái nhận lấy. Sau đó, Viên Liễu Phàm liền tự thảo một bản sớ văn, lược kể hết thảy những việc sai lầm của mình từ trước đến nay, đối trước bàn Phật chí thành lễ bái cầu xin sám hối, phát nguyện làm đủ 3.000 việc thiện để cầu thi đỗ. Thiền sư Vân Cốc lại dạy ông trì tụng thần chú Chuẩn Đề, sau một thời gian ắt có linh nghiệm. Từ đó tiên sinh mới đổi tên tự là Học Hải thành Liễu Phàm, có ý không muốn rơi vào những khuôn khổ tầm thường của người phàm tục nữa.

Năm sau, Liễu Phàm tham gia kỳ khảo thí của bộ Lễ, Khổng tiên sinh trước đã đoán rằng ông khoa này đỗ hạng nhì, nhưng kết quả ông đỗ đầu, xem ra lời tiên đoán đã không còn ứng nghiệm. Đến mùa thu năm ấy lại tiếp tục đỗ cử nhân. Từ đó mỗi ngày đều nỗ lực tu sửa đức hạnh, gia tăng công phu hành trì miên mật, mỗi khi một mình ở nơi vắng vẻ không người vẫn thường luôn tự xét, không để có chỗ ám muội đắc tội với trời đất quỷ thần. Kể từ năm Kỷ Tỵ phát nguyện làm 3.000 việc thiện, đến năm Kỷ Mão vừa tròn 10 năm thì tiên sinh hoàn tất đủ số.

Bấy giờ, tiên sinh lại phát nguyện làm việc thiện, cầu sinh con trai, cũng nguyện làm đủ số 3.000 việc thiện như trước, lại nhờ người trong nhà hỗ trợ cho mình, khi làm được một điều thiện liền ghi thêm số vào, khi có điều lầm lỗi lập tức trừ bớt đi. Đến khi niệm lành dần thuần thục, con số 3.000 cũng vừa gần đủ thì hạ sinh trưởng nam.

Đến năm Quý Mùi, ngày 13 tháng 9 lại phát nguyện làm 10.000 điều thiện, cầu đỗ tiến sĩ. Sang năm Bính Tuất quả nhiên thi đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm làm tri huyện Bảo Để. Khi ấy, mỗi ngày gặp việc thiện đều làm, mỗi đêm đều thắp hương khấn cáo. Đang khi lo lắng hằng ngày không có đủ việc thiện để làm, thật khó đủ số 10.000 như đã nguyện, thì một đêm bỗng nằm mộng thấy có vị thần hiện đến nói: “Chỉ riêng việc ông giảm thuế ruộng cho dân, xem như con số 10.000 điều thiện đã hoàn thành rồi.”

Liễu Phàm liền nhớ lại quả đúng có việc ấy. Nguyên là khi mới về nhậm chức ở huyện Bảo Để, thấy mỗi mẫu ruộng phải nộp thuế đến 2 phân 3 ly 7 hào, Liễu Phàm cho là quá cao, liền thay dân xin với triều đình giảm số thuế phải nộp xuống còn 1 phân 4 ly 6 hào. Tuy nhiên, Liễu Phàm trong lòng vẫn còn nghi hoặc, không tin rằng chỉ một việc ấy mà có thể được xem như cả 10.000 điều thiện. Gặp lúc có thiền sư Huyễn Dư từ núi Ngũ Đài đến, Liễu Phàm liền kể lại giấc mộng. Thiền sư nói: “Nếu tâm thiện chân thành chí thiết, dù làm một điều thiện cũng có thể bằng như vạn điều thiện. Huống chi giảm thuế cho cả một huyện, có cả vạn người được hưởng phúc ấy.” Tiên sinh nghe vậy rất mừng, liền dùng tiền lương bổng của mình gửi nhờ thiền sư về núi Ngũ Đài thay mình thiết lễ trai tăng cúng dường một vạn vị tăng để hồi hướng công đức.

Khổng tiên sinh từng đoán rằng Liễu Phàm chỉ sống đến 53 tuổi, nhưng về sau tiên sinh thực sự sống khỏe đến hơn 80, con cháu đều đỗ đạt thành danh, nối nhau không dứt.

Lời bàn

Đối với nhà Nho thì thuyết “tự lập số mạng” bắt đầu từ Mạnh tử, nhưng có thể tự thân ra sức thực hành, trải qua mỗi mỗi sự việc đều ứng nghiệm, ắt duy nhất chỉ có một người là tiên sinh Liễu Phàm mà thôi. Nhưng tiên sinh có thể chuyển hóa thay đổi hoàn toàn, phát lòng tin sâu vững không nghi ngờ, thực hành một cách mạnh mẽ quả quyết, việc ấy lại chỉ nhờ nơi sự khuyến hóa của một mình thiền sư Vân Cốc mà thôi. Ai dám nói rằng trong cửa Không của nhà Phật lại không thể làm sáng tỏ những chỗ uyên áo, tinh tế của Khổng Mạnh?

Người đời thấy ai nỗ lực làm việc thiện liền chê bai rằng: “Làm việc thiện cần phải vô tâm, nếu có mảy may chấp trước thì sanh ra ý tưởng mong cầu phước báo.” Cách lập luận ấy chưa hẳn đã là không có chỗ cao minh, nhưng phần nhiều lại ngăn trở ý chí hướng thiện mạnh mẽ của người khác. Ví như người nông dân quanh năm cần cù lao động, lại bảo: “Ông không nên mong cầu lúc thu hoạch”, hoặc như người học trò mười năm khó nhọc, lại bảo: “Anh đừng nghĩ đến công danh”, liệu họ có vui vẻ nghe theo được chăng?

Trừ bỏ sự độc hại trong Chiến quốc sách

Trong lúc 7 nước tranh nhau vào thời Chiến quốc, nước nào cũng bị cuốn vào sự đọ sức đấu trí, toàn dùng cơ mưu xảo trá. Kẻ tiểu nhân xem qua Chiến quốc sách thì ngợi khen tán thưởng, cho rằng trong ấy toàn là mưu hay kế giỏi. Người quân tử nhìn đến sách này chỉ thấy lòng cảm khái than thở, vì hiểu được rằng những cách hành xử trong ấy đều là đáng thương xót lắm. Ví như nước uống có độc, tuy có thể tạm thời giúp giảm cơn khát, nhưng rồi chất độc phát tác không sao trị được.

Vào triều Thanh, tiên sinh Lục Giá Thư ở Bình Hồ, Triết Giang, mang Chiến quốc sách ra đọc lại, tuyển chọn cắt bỏ những đoạn nói về các mưu mô tham lam dối trá, chỉ để lại phần hiền thiện trong đó, được khoảng 10 thiên, đặt tên là “Quốc sách khử độc”.

Tiên sinh quả là người đọc sách có con mắt phân biệt chân chánh, không bị người xưa lừa dối.

Lời bàn

Đã biết rằng trong Chiến quốc sách có sự độc hại, thì có thể biết rằng những sách từ thời Tần Hán về sau cũng không khỏi có sự độc hại. Chỉ có điều là sự độc hại không giống như nhau, nên người có mắt nhìn sáng suốt cần phải tĩnh tâm quán sát. Những người trước thuật, giảng rộng ý nghĩa của sách như Lục tiên sinh thì rất nhiều, nhưng đa số họ đều noi theo lối cũ, lặp lại người xưa, lại không khỏi pha trộn với cái nhìn theo thói tục vào đó.

Tôi đã được đọc qua sách của Lục tiên sinh, lại cũng vận dụng theo phương pháp của tiên sinh đọc Chiến quốc sách, thật không dám xem thường đưa ra những lời luận nghị chê bai. Sách là tài sản chung của thiên hạ xưa nay, đạo là nguyên lý tự nhiên sẵn có trong bản tánh của mỗi chúng ta. Từ lòng yêu kính Lục tiên sinh, thật không dám xu nịnh, chỉ noi làm theo tiên sinh mà thôi

    « Xem chương trước «      « Sách này có 41 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.18.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...