Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Hỏi đáp »»

Đối thoại pháp
»» Hỏi đáp

Donate

(Lượt xem: 5.889)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Hỏi đáp

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giọng đọc: Trường Tân


Thiền sinh: Thưa Sư, con đang chuẩn bị thi vào trường đại học, con đã hành thiền một thời gian ở trung tâm, con thấy việc hành thiền của con rất tiến bộ. Con xin Sư một lời khuyên bây giờ con nên theo pháp học hay pháp hành?

Nhà sư: Cô đã hành thiền rồi và cũng đã biết về pháp học rồi, vậy hiện nay cô quyết định như thế nào?

Thiền sinh: Con cũng đã thi và có giấy báo học của trường học rồi, khi nào có điều kiện thì con lại quay lại đây để hành thiền.

Nhà sư: Cô đã có quyết định rồi nhưng vẫn đi xin lời khuyên, vậy việc đi xin lời khuyên đó có nghĩa gì?

Thiền sinh: Do không tự tin và tâm không mạnh ạ.

Nhà sư: Cô rất tự tin và hiểu biết rất rõ nhưng vẫn cứ hỏi vì cô cần một sự đồng tình. Lời khuyên lúc này có giá trị như một sự củng cố. Có những trường hợp do thiếu thông tin nên cần một lời khuyên thật sự, nhưng khi đã có đủ thông tin rồi sẽ tự tin và biết xử lý, lúc đó chúng ta không cần đến lời khuyên nữa mà chỉ cần chia sẻ.
Nhiều khi chúng ta đến trung tâm tư vấn là để tìm người nghe hơn là xin một lời khuyên.Tâm của chúng ta cũng như vậy, nó cần một sự đồng tình và ủng hộ của người khác.
Thực tế, có những lúc chúng ta không biết rõ chuyện của người khác để đưa ra lời khuyên. Nếu có lời khuyên thì cũng chỉ là dựa trên các nguyên tắc mà không thể đi sâu vào chi tiết. Chuyện của người khác chúng ta làm sao biết được hết, có những chi tiết nếu chính họ không nói thì mình không thể biết được để đưa ra lời khuyên đúng. Có khi câu chuyện mà chúng ta biết được chỉ là một đoạn nào đó trong cả một diễn trình còn chưa được nói đến, và đoạn họ nói cho ta biết chưa chắc chúng ta đã hiểu được chính xác. Chính vì vậy lời khuyên luôn dựa trên các nguyên tắc còn cụ thể áp dụng sẽ tùy theo từng người.
Việc thực hành thiền cũng thế, chỉ cần nắm nguyên tắc còn áp dụng như thế nào thì tùy mỗi người. Mình không tìm ra được phương pháp phù hợp thì người thầy cũng khó tìm ra chính xác cho mình.

Thiền sinh: Tại sao khi Chánh Niệm và nhìn gương mặt mình trong gương mà con lại thấy ghê quá?

Nhà sư: Thế phải hỏi lại Chánh Niệm là như nào? Đối tượng của Chánh Niệm khi nhìn vào trong gương là gì?
Chúng ta nói rất nhiều đến Chánh Niệm nhưng chỉ khi nào quan sát được đối tượng đúng thì đó mới được gọi là Chánh Niệm, còn lại là không có Chánh Niệm.
Chánh Niệm là ghi nhận trên đối tượng đúng, vậy
Chánh Niệm khi nhìn vào gương thì đối tượng đúng là gì? Đó phải là cái thấy chứ không phải khuôn mặt của mình. Còn thấy khuôn mặt là đã bắt vào đối tượng thông thường rồi (khái niệm). Lúc đó không phải là Chánh Niệm, phiền não đã xen vào. Phiền não chỉ sinh khởi khi bắt vào đối tượng là các khái niệm, nó không thể nào sinh khởi khi bắt vào đối tượng đúng. Phiền não không thể sinh khởi khi bắt vào cái nhìn, cái thấy. Nếu nhìn vào và thấy khuôn mặt thì phiền não bắt đầu xen vào và các vấn đề từ đó phát sinh.
Có thể quan sát đúng hoặc sai nhưng ít nhất có thể biết được toàn bộ cơ chế hoạt động của nó. Khi không có Chánh Niệm thì phiền não xen vào, tưởng đan xen ra làm sao, cần thấy toàn bộ sự vận hành của quá trình này, đó cũng chính là các kinh nghiệm xảy ra.
Chánh Niệm là không ngăn lại những gì đang diễn ra, Chánh Niệm có khả năng tiếp nhận bất kỳ đối tượng nào một cách khách quan để giúp có khả năng quan sát và học hỏi.

Thiền sinh: Thưa Sư, trong thiền hành thiền Minh Sát thì yếu tố Chánh Định (Sammāsamādhi) biểu hiện như thế nào?

Nhà sư: Chúng ta cần quan sát với 5 chi đạo trong đó có Chánh Định.
Nhất tâm - Ekāggata: “Eka” là một, “agga” là điểm hay đối tượng, “ta” là một trạng thái. Nghĩa là thông qua trạng thái đó, tâm chỉ hướng tới vào một đối tượng mà thôi. Như vậy, Định còn gọi là nhất tâm hay hợp nhất.
Ekāggata là một tâm sở có mặt trong tất cả các tâm, nếu không có ekāggata thì tâm sẽ trượt trên đối tượng mà không bắt vào đối tượng. Đó là trạng thái mà thông qua đó tâm bắt dính vào đối tượng.
Chú giải Bộ Pháp Tụ có đề cập Định là trạng thái tâm ổn định, không bị rung lắc khi bắt vào đối tượng. Mở rộng vấn đề, chúng ta thấy rằng khi tâm bắt vào một đối tượng rất dễ bị rung lắc, vậy tâm bị chi phối bởi điều gì? Đó là do thích hoặc không thích đối với đối tượng khởi sinh. Do vậy, bất kể lúc nào chúng ta rơi vào trạng thái thích hoặc không thích thì tâm sẽ bị dao động. Nếu ai đó nói rằng mình tu định đến mức nào đi nữa nhưng khi bắt vào đối tượng mà chìm đắm trong đó thì có nghĩa là Chánh Định đã không còn ở đó, sự an ổn của tâm không còn nữa. Định có ý nghĩa là sự an ổn của tâm khi tiếp xúc với các đối tượng.
Để không bị chi phối bởi tham ưu (thích và không thích) thì cần có Định. Định ở đây bao hàm ý nghĩa là sự hợp nhất của các chi phần trong phẩm chất của tâm quan sát và khi đó nó trở thành Chánh Định. Khi quan sát chúng ta quan sát với các chi đạo, có nghĩa là khi hợp nhất được các chi phần trong sự quan sát – khi đó định trở thành Chánh Định, trong đó Chánh Kiến dẫn đầu.
Định còn được hiểu theo một ý nghĩa khác là đi sâu vào, bắt chặt vào, giống như cái đinh vít, an trú tâm trên đối tượng mà không bị dao động. Cũng do có yếu tố Tuệ nên chúng ta hay nói đến Chánh Niệm không hời hợt mà nó bắt chặt vào, thẩm thấu sâu vào trong đối tượng.
Trong một tâm bất thiện có các yếu tố tham, si (tà kiến) có thể không dao động nhưng không thể hiện sức mạnh của Định.
Chính vì vậy Định là đạt được sự an ổn theo ba cách:
- Khi tâm an ổn;
- Khi các tranh chấp được giải quyết và;
- An ổn đạt được khi không còn các ràng buộc (hay chính là sự an ổn của Niết bàn khi không còn các Hành nghiệp sinh khởi).
Bây giờ chúng ta đang hướng tới sự an ổn đầu tiên là sự an ổn của tâm kết hợp với các chi phần của Bát Chánh Đạo đó là Chánh Định.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi hành thiền mà chỉ chú tâm trên một đối tượng thì không được gọi là Chánh Định Sammāsamādhi phải không ạ?

Nhà sư: Mọi người đọc lại bài Kinh Chánh Tri Kiến - Sammadiṭṭhi Sutta (Kinh Trung Bộ, bài kinh số 9). Như đã nói, Chánh Định được hình thành trên cơ sở hợp nhất của các chi đạo (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định) cần có trong khi quan sát. Chánh Định mà Đức Phật nói đến là ở trong Bát Chánh Đạo.
Theo sử liệu về hai vị thầy đầu tiên của Đức Phật khi Ngài tầm cầu học đạo thì phương pháp thiền đó là như thế nào? Nó không phải là Định trong chi đạo vì thiếu yếu tố Chánh Kiến ở đó. Các chi đạo chỉ hình thành khi Đức Phật ra đời, được Ngài chỉ dạy trong kinh Niệm Xứ Satipaṭṭhāna, tức là con đường Bát Chánh Đạo.

Thiền sinh: Trong hành thiền, mọi người hay nói đến tiến trình quan sát và học hỏi. Vậy hỏi học trong thiền thì khác gì so với học những kiến thức cuộc sống?

Nhà sư: Câu hỏi này rất hay, nếu không hiểu cơ chế của việc tìm hiểu, học hỏi khi hành thiền thì có thể mình nghĩ là đã học nhưng thực sự mình không học. Chúng ta học những kiến thức thông thường thì sẽ có sự lưu lại, tiếp nhận để rồi lấy kiến thức cũ ra áp vào hiện tại, đó gọi là kinh nghiệm. Ví dụ, Sư đã biết đây là chiếc máy ghi âm, tâm ghi nhớ và lưu lại thông tin, lần sau Sư gặp một cái tương tự, tâm so sánh và đặt tên là máy ghi âm; còn nếu không phải máy ghi âm thì tâm thu nạp thêm thông tin, chẳng hạn máy điện thoại.
Trong việc hành thiền cũng vậy, tâm có cơ chế tự động lưu lại thông tin; khi cái mới xuất hiện nó sẽ đem ra so sánh. Thông tin có thể là thông tin về đối tượng của sự quan sát, thông tin về cảm thọ hay bất kỳ thông tin nào nó biết. Chúng ta gọi thông tin đó là kinh nghiệm. Khi gặp một kinh nghiệm mới thì chúng ta áp dụng điều đã biết từ kinh nghiệm đã có vào, so sánh xem có giống kinh nghiệm đó hay không. Sự so sánh này sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Đây là chức năng làm việc của Tưởng - Saññā. Nó luôn luôn chép từ kinh nghiệm cũ rồi chụp lên hiện tượng mới. Bữa nay người ta xấu nhưng mai người ta tốt rồi, chúng ta không nhận thấy điều đó vì tâm thức phóng ra trước rồi, nó chụp lên rồi, nên sự nhìn nhận bản chất vấn đề đã bị sai lệch, chúng ta cứ tưởng người này xấu mãi như vậy.
Tâm có thói quen tìm kiếm thông tin về những cái mới dựa trên hiểu biết cũ rồi đặt tên cho những kinh nghiệm mới, nhưng cái tên đâu có quan trọng. Khi gọi được tên về sự việc mới thì chúng ta nói là tôi biết, còn chưa gọi được tên thì chưa biết nó là cái gì.
Thói quen của chúng ta là ứng xử trên những thông tin đã biết chứ không phải ứng xử với những gì đang xảy ra. Trong sự quan sát cũng vậy, rất khó biết được cái gì đang xảy ra vì thông tin luôn luôn thay đổi, bản thân luôn thay đổi, đối tượng cũng thay đổi nhưng tâm thức lại quen với kiểu phóng tưởng rồi.
Khi các căn tiếp nhận đối tượng của chúng, Tưởng sinh khởi rồi qua đi. Nếu không phát hiện ra, tâm phát khởi ý thích, ham muốn sẽ chộp ngay vào đó để nắm giữ. Bất kể cái gì cũng vậy, như kinh nghiệm, cảm thọ, sự não hại, uất ức, ... Khi chúng ta phát hiện ra cơ chế, thói quen đó nghĩa là một diễn trình của kinh nghiệm đã xảy ra mà không có sự can thiệp, nắm giữ. Sự quan sát, học hỏi trong hành thiền thì không có can thiệp hay nắm giữ.

Thiền sinh: Thưa Sư, không can thiệp rất khó, tâm làm việc rất nhanh ạ.

Nhà sư: Không can thiệp không phải một sớm một chiều mà làm được ngay. Đầu tiên tôi phải nhận ra mình đang có sự can thiệp và khi đó tâm quan sát không còn thuần túy nữa. Nếu có yếu tố nào xen vào thì cần phải biết sự có mặt các yếu tố đó nữa. Nếu tâm quan sát một cách đơn thuần không can thiệp thì kinh nghiệm đi theo con đường của kinh nghiệm, tâm quan sát hoạt động theo chức năng của nó. Trong sự vận hành này, bất kỳ cái gì xen vào sẽ trở thành đối tượng để mình nhận ra.
Kinh nghiệm vẫn luôn xảy ra nhưng phẩm chất, chất lượng của tâm quan sát thì thay đổi và chúng ta cần phải để ý. Chỉ khi nào thuần túy không có sự can thiệp của các yếu tố khác thì lúc đó mới có thể nói là bây giờ tôi đang học hỏi, quan sát được. Quan sát và học hỏi ở chính những sát na hiện tại thôi chứ không phải mang những kinh nghiệm cũ áp vào và cho rằng tôi đang học. Khi những yếu tố thô hoặc tế xen vào mà mình không hay biết nghĩa là mình chưa học được từ khúc đó. Lúc nào tâm không có các yếu tố khác xen vào, nó đơn thuần như thế thì mới có thể nói là tôi quan sát và học hỏi.

Thiền sinh: Thưa Sư, con ngồi thiền và nghe thấy rất nhiều âm thanh như tiếng chim, tiếng xe, tiếng người …, con được dạy là hay biết nhiều đối tượng nên cố gắng nghe tất cả các âm thanh này, và thấy rất mệt.

Nhà sư: Sự quan sát lúc này không hướng tới các đối tượng đúng. Chỉ có một pháp hiện tại sinh khởi thôi: Đó là cái nghe.
Khi có âm thanh thì có cái nghe. Dĩ nhiên, tâm sẽ đặt tên, nhận ra đây là tiếng vỗ tay, tiếng gõ sàn, tiếng chim, tiếng xe…Nếu tâm có sự hiểu biết thì sẽ nhận rasự xen vào của tưởng (đặt tên, diễn giải ý nghĩa..) nhưng cũng biết đối tượng sinh khởi thật là cái nghe.
Chúng ta không thể loại bỏ tưởng, nhưng có thể biết được sự vận hành, sự sinh khởi của cái nghe, tiếp đó biết tưởng xen vào, biết được sự quan sát này đồng thời luôn luôn thấy rõ các đối tượng của sự quan sát.

Thiền sinh: Con ghi nhận cái nghe và cũng biết luôn đó là tiếng chim, tiếng người, tâm tưởng làm việc rất nhanh, thưa sư.

Nhà sư: Đúng như vậy, khi mình nghe mà chưa biết đó là cái gì thì tâm sẽ hỏi cái gì đây? Khi tâm hướng tới thực chất thì các khái niệm sẽ mờ đi. Vì thế, khi ngồi quan sát một lúc thì chân, tay, hình dạng mờ đi và tâm ghi nhận sự cứng, mềm, nóng, lạnh và các cảm thọ. Khi tập trung tới những đối tượng này, thì các đối tượng kia bắt đầu mờ đi. Khi quân bình lại thì thấy sự vận hành của chúng đồng đều hơn, có thể hay biết được cả hai. Điều này sẽ tự nhiên xảy ra.
Khi chúng ta không để ý nhiều thực tại mà để ý nhiều đến khái niệm thì phiền não sẽ xen vào, khi đó sự quan sát không còn hướng tới đối tượng đúng nữa.

Thiền sinh: Thưa Sư, vậy với các căn khác thì sao?

Nhà sư: Các căn khác cũng tương tự như vậy nhưng khó hơn. Khi ăn chúng ta chỉ ghi nhận được sáu vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát. Nếu ghi nhận vị là vị thì không vấn đề gì nhưng tâm sẽ bóc ra đây là vị của rau, của đậu, của thịt gà … Tâm biết nhưng mình không can dự vào.

Thiền sinh: Khi không có âm thanh, nhưng biết tai đang lắng nghe, đó có phải là biết cái nghe không âm thanh?

Nhà sư: Khi cô bịt tai lại không nghe được nhưng vẫn nghe thấy âm thanh thì tiến trình này xảy ra ở ý môn, không xảy ra ở nhĩ căn (tai). Tương tự nếu bịt mắt mà vẫn nhìn thấy hình ảnh thì chúng xảy ra ở ý môn, không xảy ra ở nhãn căn (mắt). Ở ý môn chúng ta vẫn có thể thấy các hình ảnh, nghe được các âm thanh, cảm nhận được các xúc chạm.

Thiền sinh: Con ghi nhận được tất cả: âm thanh, cái nghe, sự xen vào của tưởng. Sau đó, khi nhận ra cái nghe rõ ràng hơn thì các khái niệm mờ đi. Tất cả những điều này cần tìm hiểu để làm gì?

Nhà sư: Nguyên cả một cái diễn trình đó nếu chúng ta quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta thấy các hoạt động khác nhau của tâm áp lên trên đối tượng đó. Tưởng đánh dấu và ghi nhận đối tượng. Tâm thuần túy chỉ nhận biết đối tượng. Tâm không bao giờ đi một mình, luôn đi cùng với các tâm sở khác trong đó có Tưởng. Tâm thì nó giống như ly nước còn các tâm sở giống như màu. Nếu tâm sở có màu đen chúng sẽ làm cho toàn bộ ly nước tâm có màu đen, chúng ta gọi là tâm bất thiện. Nếu màu hồng chúng ta tạm gọi là tâm thiện.Thiện hay bất thiện thì tâm chỉ là ly nước trắng mà thôi, điều quyết định thiện hay bất thiện là do tâm sở đi kèm vào. Tâm sở là chất màu, đồng sinh đồng diệt với tâm.
Mỗi tâm sở sẽ thực hiện chức năng của nó và ta có thể ghi nhận được các cơ chế hoạt động đó. Ví dụ, Tưởng hoạt động mạnh thì sẽ vẽ vời, so sánh, đối chiếu để tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Nếu không nhận ra sự vận hành của Tưởng thì ta sẽ chạy theo nó. Từ tưởng sẽ dẫn tới phóng tưởng nên người ta tưởng là có ma, tưởng là có người …. Ví dụ, có một âm thanh nào đó, nhưngkhông ghi nhận được đơn thuần chỉ là âm thanh, tiếng động không biết phát ra từ đâu nên tâm bắt đầu bất an, nếu chưa có được sự an ổn thì nó tiếp tục phóng tưởng, suy diễn. Tâm lúc này ở trạng thái bất an, và nếu không biết đến sự bất an đó đang chi phối thì Tưởng sẽ tiếp tục cuốn đi.
Tâm tìm đến sự an toàn, và khi chưa có sự an toàn thì tâm càng bấn loạn. Nếu ta không quan sát được sự bấn loạn thì tâm lập tức chạy theo ngoại cảnh. Nó sẽ cố gắng tạo ra hay tìm bằng được sự an toàn. Bất kỳ khi nào tìm được sự an toàn, tâm sẽ bình an trở lại.

Thiền sinh: Khi có sự bấn loạn thì làm sao mình biết được ngay từ sớm?

Nhà sư: Người bình thường không có tu tập thì sẽ không biết mình đang bấn loạn lên. Đối với những người hành thiền, biết cách quan sát các trạng thái tâm khi biết tâm bấn loạn thì chúng sẽ dịu lại. Nếu không biết tâm đang bấn loạn thì sẽ chạy theo nó và bị chi phối hoàn toàn. Vì vậy, cần thực hành để nhận diện rõ những gì đang có mặt, kể cả cái hay và cái dở.
Tuy nhiên việc đó còn phụ thuộc nhiều vào sức tu tập, khi tâm có được sức định, niệm mạnh mẽ thì khả năng tâm dần an tĩnh lại sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thiền sinh: Con nghe nói chỉ trong thiền định mới thực hành chế ngự, thiền tuệ thì cứ để tự nhiên quan sát mà học hỏi thôi?

Nhà sư: Có bảy trường hợp chế ngự trong cả thiền định và thiền Vipassana. Kham nhẫn cũng là chế ngự, kham nhẫn với nóng, lạnh, ruồi, muỗi thì sự kham nhẫn cũng là một sự chế ngự. Quan sát hộ trì các căn cũng là một sự chế ngự. Khi chúng ta đạt được vào tầng thiền thì các triền cái không sinh khởi thì đó cũng là sự chế ngự … Lúc nào có duy trì Chánh Niệm thì nghĩa là có sự hộ trì các căn. Nếu không có yếu tố Chánh Niệm thì hộ trì các căn không có giá trị vì Chánh Niệm là yếu tố đi đầu. Chức năng của Chánh Niệm giống như người gác cổng, có Chánh Niệm tốt thì phiền não sẽ được chế ngự.

Thiền sinh: Thưa Sư, tại sao khi có định kiến về một người nào đó thì định kiến này rất khó thay đổi?

Nhà sư: Vì chúng ta có thói quen chốt chặt vấn đề, cho rằng đã đúng như vậy thì không còn thay đổi được nữa. Con người thay đổi rất nhanh, nay thế này, mai thế khác, người ta thay đổi, mình cũng thay đổi. Mình càng ngày càng tốt lên chẳng hạn, mình cứ nghĩ người ta xấu thì cứ xấu mãi. Sở dĩ người ta không hiểu nhau là như vậy.
Nếu có sự đối thoại, chấp nhận tổng thể và học hỏi được thì sự khác biệt sẽ không tạo ra xung đột. Chính những xung đột này chi phối ngược lại chúng ta, thông tin sẽ lưu lại không giải tỏa được và chúng ta sẽ không thấy được những việc đang thay đổi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.170.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...