Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phụ Lục 1: Buổi Viếng Thăm của Ngài Đạt-lai Lạt-ma Tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác – Ấn Độ (Tháng 1/2003) »»
Bài của Thích Hạnh Định
Hôm nay trong lúc đang ăn cơm trưa, cảnh sát đến báo tin, Ngài Đạt-lai Lạt-ma sẽ đến thăm TTTH Viên Giác vào lúc 2 giờ. Đại chúng đều mừng rỡ, vì nhiều chùa ở đây viết thư mời Ngài mà không được. Ngài mới đến Bồ Đề Đạo Tràng hôm nay, đột nhiên Ngài quyết định thăm viếng bốn chùa gồm: Chùa thứ nhứt là chùa Thái, thứ nhì chùa Đài Loan, thứ ba chùa Trung Hoa và TT Viên Giác là cuối cùng.
Sau buổi cơm trưa, chúng tôi ngồi tại bàn họp để bố trí công việc. Vào buổi trưa công nhân đã đi hết, nên chư Tăng trong chùa phải đích thân đi dọn dẹp từ trong ra ngoài. Chẳng bao lâu, nhân viên Tây Tạng và lực lượng cảnh sát kết hợp với quân đội đến chùa bao vây, đồng thời họ dọn sạch rác trên con đường mà Ngài sẽ vào. Lúc bấy giờ hiện diện trong chùa có Thầy Minh Tánh, Thầy Hạnh Sa, Thầy Viện Trưởng Tu Viện Sera, Thầy Ngawang (Hội Trưởng của TT), và quý Sư Cô Việt Nam, Đài Loan, Đại Hàn cùng quý Chú, ai nấy lăng xăng nhốn nháo lo chuẩn bị các thứ v.v...
Khoảng 1 giờ 30, chúng tôi tất cả đắp y áo đứng trong sân chùa để đón Ngài. Trong lúc đó cảnh sát Ấn Độ đem máy rà cả chùa xong, nhân viên Tây Tạng rà thêm lần nữa, lần này rà luôn cả quý Thầy, quý Cô và mọi người trong chùa. Chúng tôi phải chờ mãi đến gần bốn giờ chiều thì tiếng còi hụ to của những xe cảnh sát vang dội khắp nơi. Ngay lúc đó, chú Hạnh Giải và chú Đồng Thuận thỉnh ba hồi chuông trống Bát Nhã. Âm thanh chuông trống ngân vang xen lẫn nhau chưa kịp dứt, thì đột nhiên một chiếc xe hơi trắng từ ngoài chạy thẳng vào trong sân chùa. Khi xe vừa dừng lại, có hàng chục nhân viên Tây Tạng và cảnh sát ập đến xe bao vây. Một sự kiện sôi nổi đầy hấp dẫn chưa từng có đang diễn ra trước mắt chúng tôi, làm trong lòng lúng túng không biết mình phải làm sao cả! Chúng tôi cứ làm theo sự hướng dẫn của Thầy Ngawang, và Thầy đã giới thiệu với Đức Đạt-lai Lạt-ma chúng tôi là Tri Sự ở chùa, Ngài đã choàng khăn trắng lên cổ của chúng tôi và tiến dần vào để bắt tay chào hỏi quý Thầy Cô đang đứng làm hàng rào. Ngài đi đâu cũng nắm chặt tay chúng tôi, do đó chúng tôi và Ngài lúc nào cũng “tay trong tay” dìu nhau bước lên những bậc thang, cùng tiến lên các tầng lầu, đi tiếp lên Chánh điện. Trong Chánh điện Ngài lễ Phật và tụng một thời kinh cầu an. Đại chúng ngồi xung quanh, chắp tay lắng nghe những bài Thần chú rất hào hùng …
Ngài vừa tụng vừa rải gạo lẫn hoa cúng Phật, đồng thời Ngài đưa cho quý Thầy Cô cùng rải. Sau buổi cầu an ngắn, đại chúng dâng phẩm vật và tịnh tài cúng dường. Đây là cơ hội tốt cho quý Thầy Cô tới gần. Ai cũng nhân cơ hội này nắm tay của Ngài không buông, đến nỗi mấy anh nhân viên bảo vệ phải mời ngưng. Còn Ngài thì lúc nào cũng tỏ vẻ ân cần vỗ về đối với mọi người. Sau đó chúng tôi xin chụp hình lưu niệm chung trong Chánh điện. Ngài đi tiếp tới nhà Tổ, rồi nhìn ra cửa sổ một hồi lâu. Phía trước cổng chùa là người đứng đầy khắp, bao nhiêu đó cũng làm Ngài động lòng từ bi, cũng may có lực lượng quân đội rất hùng hậu, lớp đứng canh, lớp cưỡi ngựa đi khắp nơi bên ngoài để giữ trật tự.
Sau một hồi lâu ngắm nhìn bên ngoài, chúng tôi cung thỉnh Ngài vào thăm thư viện và dùng trà Việt Nam, Ngài hoan hỷ nhận lời. Trong thư viện chúng tôi sắp xếp quý Thầy Cô ngồi chung để hầu chuyện với Ngài, cơ hội như vậy vô vàn hiếm có. Nhưng đáng tiếc chỉ một mình chúng tôi được vào thôi, còn quý Thầy Cô bị nhân Viên cảnh sát cản lại bên ngoài, rốt cuộc chỉ có chúng tôi, hai vị Lama và cùng ba vị Bộ Ngoại Giao của Chính phủ Ấn Độ hầu chuyện với Ngài. Chúng tôi không biết mình có phải đang nằm chiêm bao không nữa? Được ngồi cạnh, chúng tôi rót trà, rồi mời Ngài dùng trà. Ngài có hỏi: “Trà Việt Nam và Trung quốc giống hay khác nhau?” Chúng tôi không rành, nên trả lời đại: “Thưa Ngài khác vị”, kế tiếp chúng tôi mời Ngài dùng kẹo mứt gừng. Ngài lấy một cục và ra dấu chuyền cho mọi người. Sau khi ăn xong, liền nói: “Sweet, but dirty!” nghĩa là “Ngọt, nhưng dơ quá!” (vì nước đường dính tay Ngài), rồi Ngài cười khanh khách… với một giọng cười tự nhiên, an lạc nên cũng làm cho mọi người cười theo dễ dàng.
Chúng tôi liền bảo chú Đồng Thuận đi lấy giấy ngay. Trong dĩa còn có kẹo mứt mãng cầu, mà bản thân chúng tôi rất thích. Chúng tôi vội mời Ngài tiếp, đồng thời cũng vừa mở giấy kiếng bên ngoài. Ngài liền nói: “If you open it for me, so I am not dirty!” nghĩa là “Nếu con mở thì Hòa Thượng không bị dơ nữa!” Rồi Ngài tiếp tục cười vui vẻ vô cùng. Khi thấy mở kẹo xong, Ngài há miệng cho chúng tôi đút. Một hành động nhí nhỏm hồn nhiên sao đâu! Mọi người ai thấy đều mỉm cười. Ngài vừa ăn kẹo, uống trà, cũng vừa hỏi chúng tôi ở chùa có bao nhiêu vị? Chúng tôi trả lời có năm vị thường trú, ngoài ra là những vị khác tới tu ngắn hạn. Ngài lại hỏi tiếp Phật Giáo Việt Nam được truyền từ Trung Hoa sang, như vậy bây giờ thì tu theo Tông phái nào? Chúng tôi trả lời: “Bạch Hòa Thượng, đa số tu theo Tịnh Độ.” Ngài nói: “Có phải niệm A DI ĐÀ PHẬT không?” chúng tôi thưa: “Bạch Hòa Thượng, đúng vậy!”… Vì thời gian có hạn, đến lúc Ngài phải đi. Quý Thầy Cô đứng bên ngoài đợi chờ cũng khá lâu. May thay! Mấy anh nhân viên cho phép từng người vào chụp hình riêng với Ngài, ai nấy cũng đều được thỏa mãn cả.
Tự viện Viên Giác là nơi cuối cùng, nên khi lên cầu thang lầu hai, Ngài cứ thở hổn hển. Có lẽ Ngài đã mệt lắm! Nhờ vậy mà Ngài ở trong Tự Viện một thời gian thật lâu so với những nơi khác. Vậy mà những người Tây Tạng và Phật tử Tây phương vẫn nhẫn nại đứng bên ngoài chờ đợi, để chiêm ngưỡng hình bóng của một vị cao Tăng đương đại.
Sau một thời gian dài viếng thăm Tự Viện, chúng tôi đưa Ngài ra về với ba hồi chuông trống Bát Nhã hết sức long trọng. Chúng tôi lấy làm hãnh diện, hoan hỷ với bao ưu ái của Ngài dành đặc biệt cho TTTH Viên Giác và đại chúng. Nhiều vị nói: “Hạnh Định có phước quá! Được Ngài nắm tay, choàng cổ, đút kẹo cho Ngài v.v...”, bản thân chúng tôi cũng nghĩ như vậy và thấy trong lòng rất hân hoan. Nhưng lại có người nói: “Nếu mình không lo nỗ lực tu niệm, Phật có xoa đầu, thì mình vẫn là mình hôm nào”, chúng tôi nghe giống như những lời cảnh tỉnh của Ngài Quy Sơn vậy!
Nói chung, diễm phúc này có được là nhờ ân đức của Sư Phụ chúng tôi, cùng Thầy Hạnh Nguyện, Thầy Hạnh Tấn đã tạo điều kiện cho. Chúng tôi nguyện đem công đức duyên lành này hồi hướng đến Sư Phụ, quý Thầy cùng Pháp giới chúng sanh chóng thành Phật đạo.
Vài hàng chúng tôi xin tường thuật buổi viếng thăm của Ngài Đạt-lai Lạt-ma, kính gởi đến tất cả quý vị đạo hữu Phật Tử cùng quý độc giả.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Bồ Đề Đạo Tràng tháng 1 năm 2003
Tỳ-kheo Thích Hạnh Định
Heute, während wir zu Mittag aßen, kam die Polizei und teilte uns mit, dass der Dalai Lama gegen 14 Uhr das Vien Giac Zentrum besuchen wird. Er war gerade in Bodhgaya angekommen und wollte sogleich vier örtliche Pagoden besuchen: Zunächst die Thai-Pagode, dann den taiwanesischen und den chinesischen Tempel, und zuletzt das vietnamesische Zentrum Vien Giac.
Nach dem Essen haben wir uns versammelt, um die Vorbereitungen zu besprechen. Da zu dieser Zeit kein indischer Mitarbeiter mehr im Hause war und die Zeit knapp wurde, mussten alle Mönche und Nonnen für die Reinigung der Außenanlage und Innenräumen eingeteilt werden.
Nur einen kurzen Moment später hatte bereits eine Hundertschaft der Polizei und Soldaten unser Zentrum abgeriegelt. Sie räumten den Müll auf der Straße zum Zentrum weg. Zu dieser Zeit waren im Zentrum Bikkhu Minh Tanh und Bikkhu Hanh Sa, Bikkhu Ngawang (der Vorsitzende des tibetischen Zentrums) und Nonnen aus Vietnam, Taiwan, Süd-Korea und zwei junge Novizen unseres Zentrums anwesend. Alle engagierten sich in den verschiedenen Vorbereitungen.
Gegen 13:30 Uhr versammelten wir uns in den traditionellen gelbe Roben vor der Haupthalle der Pagode, um den Dalai Lama zu empfangen. Zuvor haben uns die Polizisten noch einmal mit Metalldetektoren gründlich kontrolliert.
Erst gegen 16 Uhr am Nachmittag hörten wir die Polizeisirenen. In diesem Moment haben die Novizen Hanh Giai und Dong Thien mit der großen Trommel und dem großen Gong die buddhistische Bat-Nha Musik als Willkommensgruß für den berühmten Gast eingestimmt. Ein weißes Auto fuhr vor. Als der Wagen anhält, wird er von dutzenden Mitarbeitern und Polizisten umzingelt. Die Szene erschien uns ungewöhnlich, und umso mehr waren wir ratlos und wussten nicht, wie wir uns verhalten sollten. Da Bikkhu Ngawang den Ablauf schon kannte, übernahm er für uns in dieser Zeit die Moderation. Er stellte mich dem Dalai Lama als Leiter des Zentrums vor. Der Dalai Lama legte ein weißes Tuch um meinen Hals und begrüßte auch alle anderen Bikkhu und Bikkhuni einzeln in der Warteschlange.
Die gesamte Zeit hielt der Dalai Lama meine Hand fest, wodurch wir fast immer Hand in Hand die Treppen hoch zum Hauptaltar schritten.
Dort hat er uns gesegnet und eine Zeremonie für Frieden gehalten: Alle Buddhisten saßen hinten, die Hände gefaltet, und lauschten aufmerksam. Gleichzeitig warf er Reiskörner und Blumen und forderte die Mönche und Nonnen auf, es ihm gleichzutun.
Nach der Zeremonie übergaben ihm alle Bikkhu und Bikkhuni Geschenke und Geldspenden. Dies stellte eine Gelegenheit dar, sich ihm zu nähern. Herzlich drückte er von allen die Hände. Einigen genossen diesen besonderen Moment und mochten die Hände seiner Heiligkeit nicht mehr loslassen, bis sie durch die Sicherheitsleute mehrfach aufgefordert wurden. Er selbst war immer herzlich zu allen. Danach wurden Fotos mit ihm in der Gebetshalle gemacht.
Anschließend ging der Dalai Lama zum Haus des Patriarchen und von dort richtete er seinen Blick nach draußen, wo viele Leute Schlange standen, um einen Blick auf ihn zu werfen. Sein Blick war liebevoll. Die Zuschauer draußen zeigten sich sehr diszipliniert, vielleicht auch aufgrund der Anwesenheit der Soldaten am Straßenrand, die teilweise zudem auf Pferden patrouillierten.
Nach einer Weile baten wir ihn, in der Bibliothek einen Tee zu trinken. Dort – so hatten wir geplant – sollten die Mönche und Nonnen eine einmalige Gelegenheit haben, neben ihn zu sitzen. Leider wurde nur ich von der Security reingelassen. Im Raum sind außer mir noch zwei tibetische Lamas und drei Mitarbeiter des indischen Außenministeriums. Ich fühlte mich, als sich ich einem Traum - neben dem Dalai Lama sitzend und ihm den Tee servieren. Er fragte: „Was ist die Unterschied zwischen chinesischen und vietnamesischen Tee?“. Da ich keinen Teekenner bin, antwortete ich schnell und unprofessionell: „Ich denke, der Geschmack ist unterschiedlich“. Er fragt aber nicht weiter nach.
Danach bot ich ihm ein Stück kandierten Ingwer an, eine vietnamesische, süß-scharfe Süßigkeit. Er nahm ein Stück von dem Teller und reichte den Teller dann weiter. Danach kommentierte er: „Süß, aber ein bisschen schmutzig!“ („Sweet but dirty!“), da die Zuckerglasur ein wenig an den Fingern klebt. Der Novize Dong Thuan brachte ihm schnell ein Papiertaschentuch.
Auf dem Teller war noch eine andere Süßigkeit, die ich selbst sehr mag: eine Süßigkeit aus der Cherimoya-Frucht. Ich bat ihn, sie zu probieren. Er antwortete: „Ja, aber nur wenn Sie sie für mich auch öffnen, damit meine Finger nicht schmutzig werden“, und dabei lachte er herzlich. Als ich diesen Bonbon geöffnet hatte, öffnete er den Mund und forderte mich auf, sie darein zu legen. Eine verblüffend kindlich-spaßige Aufforderung, bei der alle Anwesenden lachen mussten. Er fragte weiter, wie viele Mönche ständig in dem Institut leben? Antwort: Fünf Mönche, andere kommen für einen begrenzten Aufenthalt. Weitere Fragen: Der vietnamesische Buddhismus wurde über China nach Vietnam übertragen, welche Schule praktiziert man meisten dort? Antwort: Meistens nach der Schule des Reinen Landes.
Er nickte und sage: „Nam mô A Di Đà Phật ?.“
Da die Zeit fortschritt und die Bikkhus schon länger gewartet hatten, erlaubte der Dalai Lama mit Hilfe der Security den Mönchen und Nonnen, nun einzeln in die Bibliothek einzutreten und ein Erinerungsfoto zu machen. So waren alle glücklich.
Unser VIEN GIAC Zentrum war die letzte Station seines Tagesprogrammes. Deswegen strengte es ihn an und beim Treppensteigen ins zweite Stockwerk zum Hauptaltar war er außer Atem. Ich dachte, nach der Anreise nach Bodhgaya müsse er wirklich müde sein. Aber trotzdem blieb er länger bei uns als bei den anderen Pagoden davor. Aber er belohnte auch die Geduld der Buddhisten draußen, die geduldig warteten um ihn, den bekanntesten Mönch der Gegenwart, zu sehen.
Beim Klang der Bát Nhã-Musik mit dem großen Gong und Trommeln verabschiedeten wir uns von dem Dalai Lama.
Wir waren sehr stolz und glücklich, dass er uns besucht hatte.
Einige Mönche sagten: „Hanh Dinh hat so viel Glück: Er ergriff seine Hände, er legte den weiße Schal um seinen Hals, er erlaubte ihm sogar, den Bonbon in seinem Mund zu legen…Was für eine Karma!“
Aber einige sagten auch: „Wenn wir nicht täglich der Buddha-Lehre nacheifern, auch wenn der Buddha selbst seine Hände auf unseren Kopf legen würde, gleicht man einer unwissenden Person.“ Ich hörte zu und dachte an die mahnenden Worte des großen Mönchs Quy Son.
Dieses Glück verdanke ich meinem Lehrer, dem großen Meister in Deutschland, und den Bikkhus Hanh Nguyen und Hanh Tan.
Mögen alle Lebenswesen erfolgreich auf dem Weg zur Erleuchtung sein.
Diese Zeilen beschreiben den Besuch des XIV. Dalai Lamas im Zentrum VIEN GIAC in Indien.
Bodh Gaja, Indien, Januar 2003
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Bikkhu Thích Hạnh Định
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.118.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập