Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời vào sách »»

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời vào sách

Donate

(Lượt xem: 12.032)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Lời vào sách

Hôm nay là ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Mão, nhằm ngày 9 tháng 6 năm 1999, đúng vào ngày thứ ba trong tuần. Nếu kể trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay có 90 ngày, thì sau 9 ngày vào hạ tôi đã bắt đầu viết tác phẩm thứ 27 này.

Phật Đản năm nay 1999 (2543) quá đông Phật Tử về chùa tham dự, ít ra cũng 8.000 người đi lễ với 2.000 chiếc xe hơi, đến từ khắp nơi trên nước Đức và Âu Châu. Đây là một con số kỷ lục, từ 20 năm nay chưa từng có. Có thể là dấu hiệu đáng mừng mà đồng thời cũng đáng lo. Vì số người càng ngày càng đông thì bao nhiêu vấn đề khác bên cạnh cũng được đặt ra. Ví dụ như trật tự, vệ sinh, phục vụ ăn uống v.v... Nhưng lạy Phật, rồi bao nhiêu chuyện cũng qua đi, để lại cho sân chùa vào chiều ngày 30 tháng 5 năm 1999 một núi rác. Dĩ nhiên, về mặt tinh thần có nhiều điều đáng nói hơn, nhưng kết quả của một lần như thế không chỉ thuần về mặt tích cực, mà mặt tiêu cực bao giờ cũng phải đi kèm. Điều quan trọng là Ban Tổ Chức phải tìm cách khắc phục mà thôi.

Năm nay cũng là năm cuối của thế kỷ 20. Sang năm 2000 chúng ta sẽ đón mừng Phật Đản của một thế kỷ mới. Thế kỷ thứ 21 này có lẽ cũng còn nhiều mối bận tâm cho các nhà Tôn Giáo, Chính Trị, Xã Hội học hơn. Vì xã hội càng phát triển thì bao nhiêu nhu cầu khác cũng tiếp tục tăng theo, kể cả 2 mặt tốt lẫn xấu. Đầu thế kỷ 20 này, trên 5 châu lục, cũng chừng ấy đất đai canh tác, chừng ấy tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ có hơn 2 tỷ người cư ngụ. Bước sang thế kỷ 21, đất đai canh tác vẫn không tăng thêm. Tài nguyên thiên nhiên mỗi ngày mỗi xài phí đi rất nhiều, mà nhân khẩu trên thế giới cho đến đầu thế kỷ 21 đã lên hơn 6 tỷ người. Chỉ mới 100 năm thôi mà con số ấy tăng hơn gấp đôi. Quả là khủng khiếp. Rồi đây nhân loại sẽ đắm chìm vào khổ đau vật chất cũng như sự dằn vặt của tinh thần. Nếu mỗi người trong chúng ta không tự cứu lấy mình bằng con đường ý thức trọn vẹn của sự sống này, thì quả thật là khổ.

Sau khi uống xong 3 tuần trà như thường lệ, tôi trở lại bàn viết, bắt đầu viết sau khi vị đắng, ngọt của trà càng thấm từ cuống họng xuống đến tâm can của mình, tôi càng thấm thía hơn cho cuộc đời và sự vật. Vì tất cả chẳng có gì tồn tại cả. Sau khi đã sinh ra, lớn lên, biến đổi rồi diệt vong. Tất cả đều do nhân duyên sanh và tất cả cũng đều do nhân duyên mà mất đi. Cũng như thế, xác trà cũng mất đi, hương trà cũng không còn nữa. Chỉ có ý niệm của sự uống trà là còn lại đâu đây thôi. Cuộc sống của chúng ta rồi cũng thế. Bây giờ còn trẻ, nhưng mai sau sẽ già, bịnh và chết. Cuối cùng chỉ có nghiệp lực là theo đuổi chúng ta, cũng giống như xác trà không còn nữa, chỉ còn lại cảm nhận hương vị của trà thôi.

Tôi vẫn thường hay viết và hay nói cho mọi người nghe là trong cuộc đời còn lại của tôi chỉ còn ba điều tôi lưu ý. Điều thứ nhất là đọc sách. Điều thứ hai là uống trà và điều thứ 3 là sống thong dong nơi hương đồng cỏ nội. Tôi không biết mình có thể thực hiện được trọn vẹn những điều này hay không, nhưng ngay bây giờ tôi cũng đã cố gắng vạch ra cho mình một chương trình làm việc theo hướng như vậy. Ngày xưa tôi hay đọc đủ loại sách, ngoại trừ những sách không đứng đắn, nhưng đọc mãi những sách này cũng không thấy một lối ra. Vì tất cả chỉ lẩn quẩn trong những cái tầm thường của nhân thế. Bây giờ và mai hậu tôi sẽ cố gắng chỉ đọc sách và kinh Phật. Vì nơi đây, triết lý của kinh tuy khó, nhưng nó vượt lên trên tất cả mọi sự đối đãi của cuộc đời như có không, còn mất, hơn thua, đẹp xấu v.v...

Tại chùa Phước Hậu ở Trà-Ôn, nơi ở của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, có hai câu đối rất hay. Đối rằng:

讀兵書懼戰,讀律書懼刑,讀佛書戰刑無懼。

耕堯田憂水,耕湯田憂旱,耕心田水旱何憂。

Độc binh thư cụ chiến, độc luật thư cụ hình, độc Phật thư chiến hình vô cụ.

Canh nghiêu điền ưu thủy, canh thang điền ưu hạn, canh tâm điền thủy hạn hà ưu.

Nghĩa là:

Đọc binh thư sợ chiến tranh, đọc sách luật sợ hình phạt, đọc kinh Phật không sợ chiến tranh cũng chẳng sợ hình phạt.

Cày ruộng sâu lo úng nước, cày ruộng cao lo hạn hán, cày ruộng tâm chẳng lo úng cũng không lo hạn.

Đây quả là một chân lý. Mỗi chúng ta nên cố mà tìm về.

Tại sao phải uống trà?

Trà là một loại cây thiên nhiên, có lá xanh, vị đậm, uống vào sảng khoái tinh thần, đầu óc minh mẫn, không bị hôn trầm. Trà do các thiền sư Trung Hoa phát hiện ra, có lẽ nhờ quý Ngài sống trên núi, sau đó người Nhật, người Đại Hàn, người Việt Nam mới tổ chức thành quy củ khi uống trà, nên gọi là Trà Đạo hoặc Thiền Trà v.v... Tất cả đều là những cung cách sống rất thực với nội tâm của mình. Người ta thường hay vui với thơ và trăng cùng rượu, nhưng tôi thì không say những loại ấy. Vì lẽ không hợp với người tu. Uống trà có cái hay của nó. Có thể là hai người cùng uống một ly trà ngon để thưởng thức hương vị của trà và cũng có thể nói chuyện tương giao với nhau, nhưng với tôi, thường thường chỉ uống một mình. Sau mỗi thời công phu khuya buổi sáng, tôi vào phòng tập thể dục 15 phút, đoạn lo nấu nước pha trà. Lúc này thì không cần có thị giả giúp việc, mà tự một mình làm lấy thì có ý nghĩa hơn. Ở mỗi chung trà tôi có thể thấy được độ sâu của sự việc. Ở mỗi chung trà tôi có thể thấy tâm hồn mình thanh thản lạ thường. Ở mỗi chung trà, tôi thấy mình không cần có đối tượng để thị phi, nhơn ngã, bỉ thử v.v...

Điều thứ ba là sống cảnh an nhàn ở nơi thôn dã. Có lẽ vì tôi sinh trưởng nơi quê hương đồng ruộng, nên tư tưởng lúc về già lại trở về nguồn chăng? Cũng có thể lắm! Vì lẽ thiên nhiên không giận hờn, thiên nhiên không khó chịu, không não phiền, mà thiên nhiên chỉ cung ứng cho con người những gì tươi đẹp nhất, như hoa rừng, suối mát, trái ngọt v.v... Nơi đó người ta sẽ sống an nhàn hơn và không có đối tượng để tranh nhau như trong cuộc sống hiện tại. Tôi là một con người ít thích cạnh tranh với ai, nên chỉ muốn an nhiên sống đạo mà thôi. Vì tất cả cái gì có hình tướng ở thế gian này, đâu có cái gì là thật. Tất cả đều do nhân duyên hòa hợp, rồi tất cả đều do nhân duyên thay đổi, mất mát đi thôi. Do vậy mà phải siêng năng tu tập theo chánh pháp mới là điều quan trọng hơn.

Mỗi năm có được ba tháng yên tĩnh tu hành như thế tôi rất tâm đắc và mãn nguyện. Vì đây là phần thưởng cao quý nhất để tôi và mọi người xuất gia cũng như tại gia sống nơi chùa có thì giờ trở về cuộc sống nội tâm của mình. Mỗi ngày có 3 đến 4 thời kinh và thiền tọa.

Sáng sớm từ 5 giờ 45 phút, đại chúng vân tập nơi chánh điện để hô canh tọa thiền trong vòng 15 phút. Sau đó là trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Đây là một thần chú quan trọng, nếu người tu nào lơ là chểnh mảng không tinh tấn hành trì, quả là một điều thiếu sót rất to lớn. Đến 7 giờ sáng là xong. Năm nay có thêm phần lạy danh hiệu Phật vào sau lúc đi kinh hành.

Từ 7 giờ đến 8 giờ sáng là giờ tập thể dục, uống trà và viết sách của tôi.

8 giờ điểm tâm.

8 giờ 30 đến 11 giờ cũng là giờ viết sách. Vì trong những giờ yên lặng của buổi mai, nơi thư phòng sáng sủa này, tôi có thể ngồi hàng giờ mà không sợ ai quấy rầy mình như gọi điện thoại, phải chạy tới chạy lui v.v...

11 giờ trưa tôi cùng Đại chúng quá đường - dùng cơm và đi kinh hành nhiễu Phật.

12 giờ đến 14 giờ là giờ nghỉ trưa. Sau đó là giờ đọc thư từ quý Phật Tử gởi đến chùa, hoặc đi ra ngoài xem nhân viên làm việc cũng như chia công việc cho họ.

15 giờ đến 16 giờ 30 là giờ dạy học cho Tăng chúng tại chùa. Năm nay tôi dạy 2 lần trong 1 tuần. Một lần dạy về Đại Trí Độ Luận. Đây là một bộ luận rất cao và có giá trị tuyệt vời về triết học tánh không. Luận này gồm 100 quyển đóng thành 10 tập lớn. Mỗi tập độ 300 đến 500 trang, do Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch, phải học ít nhất là 3 đến 5 năm ròng rã mới xong. Ngoài ra tôi phụ trách một lần dạy oai nghi bằng chữ Hán cho quý Cô, quý Chú mới xuất gia. Ngoài giờ tôi hướng dẫn ra, quý Thầy Giáo Thọ khác còn hướng dẫn cho Tăng chúng như kinh Thiện Ác Nhơn Quả, Luận Đại Thừa Khởi Tín, Lễ Nhạc Phật Giáo v.v...

17 giờ chiều quý Cô, quý Chú vân tập nơi chánh điện để đi công phu chiều, quý Thầy không nhứt thiết phải tham gia vào khóa lễ này.

18 giờ 30 mọi người đều dùng cháo nhẹ.

20 giờ mọi người vân tập lên chánh điện để lễ bái kinh Đại Bát Niết Bàn, mỗi chữ mỗi lạy. Năm nay là năm thứ 4 lạy kinh này. Đến hôm nay đã được 250 trang của quyển một. Mỗi đêm chúng tôi lạy từ 300 lạy trở lên. Kể trung bình trong 3 tháng chỉ lạy 2 tháng. Vì cuối tuần và những ngày lễ lạt không lạy, như thế mỗi mùa An Cư Kiết Hạ sẽ lạy được từ 18 đến 20.000 lạy. Cứ đà này thì chừng 10 năm nữa mới lạy xong bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, 2 quyển. Nếu có công tu tập sẽ có ngày thành tựu. Không nên thấy khó mà chùn bước. Ngày xưa có nhiều vị Thiền sư Trung Hoa mỗi ngày các Ngài làm 108 công việc lớn nhỏ khác nhau và lạy 1.000 lạy. Như vậy quả là phi phàm. Còn chúng ta bây giờ quá giải đãi như vậy, tu biết bao giờ mới đến đích?

21 giờ 30 thì lễ kinh xong, mọi người ai nấy về phòng để lo công việc riêng của mình, như thiền tọa hay chuẩn bị bài vở cho ngày mai v.v...

Đó là phần của tôi, chứ còn phần của quý Chú, quý Cô trong chùa lại bận rộn hơn nữa. Mỗi tuần phải có một ngày nấu ăn cho Đại chúng. Phải biết cúng Ngọ, cúng xuất sanh, rửa chén bát, lau dọn nhà cửa v.v... tất cả đều chia đều cho nhau, mỗi người một việc. Đó là chưa nói chuyện văn phòng, vì đã có nhiều người thiện nguyện làm giúp hết các việc rồi. Đời sống của một người tu sĩ cũng bận rộn không kém gì ở ngoài đời mấy. Ngoài đời phải vất vả tìm kế sanh nhai, trong khi đó ở nơi đạo phải dốc tâm tu niệm và dùi mài kinh sử để thăng hoa cuộc sống tâm linh của mình.

Đề tài mà tôi chọn viết năm nay là: “Tiếp Kiến Đức Đạt-lai Lạt-ma”. Sách này sẽ viết bằng 2 thứ tiếng. Phần tiếng Đức sẽ nhờ Đức Thụ chuyển ngữ và phần tài trợ in ấn cũng do cơ quan Beauftragter der Bundesregierung für Angelegenheiten der Kultur und der Medien hỗ trợ. Cơ quan này có cái tên hơi dài, nếu dịch ra tiếng Việt phải được viết như sau: Cơ quan của Chính phủ Liên Bang về công việc Văn Hóa cũng như các phương diện truyền thông. Dầu sao đi nữa đây cũng là cơ hội để mỗi năm tôi được phép xuất bản một tác phẩm. Xin cảm ơn Chính quyền Liên Bang về hảo ý này.

Viết về Đức Đạt-lai Lạt-ma đã có rất nhiều sách vở, ca tụng Ngài, tán dương Ngài bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng ở Ngài một hóa thân Bồ Tát Quan Thế Âm, có lẽ Ngài lo cái an nguy cho chúng sanh nhiều hơn là sự an nguy nơi chính Ngài, nên có lúc Ngài cũng đã nói rằng: “Người nào càng tu lâu bao nhiêu thì càng thấy mình không là gì cả.” Đó mới chính là tu. Câu nói ấy đả phá mọi lối chấp có, chấp không lâu nay và vượt lên trên tất cả. Đây là câu nói thể hiện tánh không một cách hùng hồn nhất. Sở dĩ tôi chọn đề tài này, vì lẽ tôi đã có cơ hội được trực tiếp diện kiến Ngài hai lần. Lần đầu vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 tại chùa Viên Giác Hannover nơi tôi đang trụ trì và lần thứ hai đúng hơn là tôi đi học với Ngài từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 1998 tại Schneverdingen nằm về phía Bắc nước Đức, cách Hannover độ chừng 80 cây số. Trong hai lần này tôi đã có nhiều dịp diện kiến và tiếp kiến Ngài, nên đây là một cuốn sách ghi lại những cảm nghĩ cũng như những tư tưởng của tôi về một bậc hóa thân và về Phật Giáo Tây Tạng, mà vốn ở trong nước hay ngay cả ở Nhật cũng vẫn còn xa lạ với nhiều người.

Mỗi năm tôi có được một tác phẩm như thế, nhưng nếu không có sự giúp đỡ đánh máy, lay out, in ấn của Chú Sanh, anh Như Thân và các Phật Tử Thiện Hậu, Thiện Hội, Thiện Chí v.v... thì chắc chắn tác phẩm cũng sẽ không thành hình. Do vậy xin cảm ơn hết tất cả mọi người đã vì tôi và vì sự bảo tồn cũng như phát huy văn hóa của Phật Giáo Việt Nam mà cộng tác và hỗ trợ. Ngoài ra cũng phải cảm ơn những người đọc nữa. Nếu sách viết ra mà không có người đọc, kể cũng như thừa. Sách của tôi viết có lẽ không đạt được nhiều tiêu chuẩn lắm. Tuy nhiên đã là tằm thì phải nhả tơ và tơ ấy được dùng may áo cho ai thì tùy theo nhân duyên mà con người chọn lựa, chứ thân tằm không có quyền chọn lựa mà chỉ có bổn phận nhả tơ thôi.

Những sách của tôi viết nhằm ghi lại những sự kiện có thật đã xảy ra vào thời điểm năm đó, tháng đó, ngày đó v.v... và bây giờ có thể chưa cần thiết lắm, nhưng những năm tháng sau này 50 năm, 100 năm hay lâu hơn thế nữa, đây là những tài liệu mà những ai cần tham cứu đến sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại xứ Đức này không thể không cần đến.

Năm nay tôi ở vào tuổi 51, đã bắt đầu đeo kính lão rồi, như vậy cái già cái chết sẽ gần hơn. Cũng có thể 10 hay 20 năm nữa, nhưng mấy ai biết được ngày mai! Mới đó mà răng đã rụng, tóc đã bạc, mắt đã kém thì rõ ràng không là “vô thường” thì là gì nữa? Nếu ai đó cứ hẹn để già mới tu, quả là điều trễ lắm rồi đó.

Mọi việc đều đổi thay. Chung quanh ngôi chùa Viên Giác mới ngày nào còn đất trống, nhà cũ, nhưng năm nay thì khách sạn, văn phòng và siêu thị, cây xăng đã mọc lên khắp nơi rồi. Cho hay người xưa nói “thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu) là vậy.

Năm 2000 sắp đến. Sẽ có nhiều triệu người đến và cũng sẽ có nhiều triệu người đi. Thành phố Hannover trở thành Thành phố của Thế giới. Rồi sau năm 2000 chuyện gì sẽ đến với thành phố này, rồi ra cũng chẳng ai biết. Chỉ biết chắc một điều là sự kiện ấy sẽ được diễn ra từ 01 tháng 6 đến 30 tháng 10 năm 2000 mà thôi. Có người vui, có kẻ buồn, có người lo, có kẻ nản chí, có người sung sướng, nhưng đồng thời cũng có không biết bao nhiêu người chống đối cho việc triển lãm thế giới này.

Thế giới ngày nay đã thu hẹp lại. Mọi chuyện xảy ra trên quả địa cầu ngày nay, qua Internet, mọi người có thể hiểu ngay ra trong nháy mắt, không phải chờ đợi nhiều ngày như ngày xưa. Ở xa như vậy mà ai cũng biết rõ. Nhưng hỏi có tự biết mình là ai không thì mọi người đều ấm ớ, không thể trả lời dứt khoát, rõ ràng. Quả là một điều tai hại. Đúng là: hiểu người dễ, nhưng hiểu mình chẳng dễ chút nào cả.

Tôi viết quyển sách thứ 27 này cũng xin hướng về thiên niên kỷ thứ 3 của loài người trên mặt đất này mà cầu nguyện cho mọi người và mọi loài có được một sự chung sống với nhau thật sự, không hận thù và không chém giết với nhau. Có như thế mọi người mới sống yên tâm trong hòa bình của kiếp sống nhân sinh ngắn ngủi này.

Kính nguyện
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover vào ngày 9 tháng 6 năm 1999
Tác giả cẩn chí
Thích Như Điển


VORWORT

Heute ist der 26. Tag des vierten Monats, im Jahr der Katze. Nach der europäischen Zeitrechnung ist es Dienstag, der 9. Juni 1999. Die diesjährige Klausurzeit dauert 90 Tage. Bereits nach neun Tagen habe ich mit dem Schreiben dieses Buches begonnen.

Zum diesjährigen 2543. Vesakfest kamen sehr viele Besucher in die Kloster-Pagode. Es kamen fast 8.000 Besucher mit mehr als 2.000 Autos. Sie kamen aus ganz Deutschland und verschiedenen Ländern Europas. Die diesjährige Besucherzahl stellt den bisherigen Rekord dar. Dieses Interesse ist durchaus erfreulich; bereitet aber dem Veranstaltungskomitee nicht wenige Sorgen. Denn mit der Höhe der Besucherzahlen nehmen auch die Probleme zu, die sich bei der Durchführung des Festes einstellen. Die Probleme erscheinen in ganz verschiedenen Bereichen z.B. beim Ordnerdienst, bei der Pflege der Sanitäreinrichtungen, bei der Versorgung mit Essen und Getränken oder in noch anderen Bereichen. Glücklicherweise und mit Buddhas Segen war die Organisation des diesjährigen Vesakfestes ein voller Erfolg. Am Schluß des Festes blieb nur noch ein großer Müllberg auf dem Klostergrundstück zurück. So sahen die Spuren aus, die ein dreitägiges Fest hinterlassen hat. In geistiger Hinsicht gibt es viel mehr zu erwähnen. Zu jedem Ergebnis gibt es Pro und Contra. Wichtig ist aber, dass das Organisationskomitee den besten Weg aussucht, um mit der Situation fertig zu werden.

Das Jahr 1999 war auch das letzte Jahr des 20. Jahrhunderts. Im nächsten Jahr werden wir das Vesakfest in einem neuen Jahrhundert feiern. Das neue Jahrhundert wird der Religionswissenschaft, der Politik- und Sozialwissenschaft viel Sorgen bereiten, denn je fortgeschrittener die Gesellschaft wird, desto mehr steigen auch die Bedürfnisse, die befriedigt werden können, sollen oder müssen, und zwar sowohl in positiver als auch in negativer Hinsicht. Zu Beginn des 20. Jahrhunderts lebten auf den fünf Kontinenten dieser Erde zwei Milliarden Menschen. Heute, also Anfang des 21. Jahrhunderts, bevölkern mehr als sechs Milliarden Menschen diese Erde. Der Anteil an Boden und Anbauflächen wird immer knapper, ebenso auch die zur Verfügung stehenden natürlichen Ressourcen, und die Zahl der Weltbevölkerung nimmt immer noch ständig weiter zu. Der Bestand der Naturrohstoffe wird mit jedem Tag mehr von den Menschen aufgebraucht. Die Zahl der Weltbevölkerung hat sich innerhalb der letzten 100 Jahre verdreifacht. Das ist wirklich erschreckend. Eines Tages werden die Menschen im Meer des materiellen Leidens und der geistigen Not schwimmen. Wenn nicht jeder einzelne von uns sich selbst zu retten weiß, wenn er sich nicht rechtzeitig auf dem richtigen geistigen Pfad begibt, so wird dieses Leben für ihn wirklich zu einem großen Leiden.

Nach der Teezeit habe ich mich an meinen Schreibtisch gesetzt und mit dem Schreiben angefangen. Der süße Teegeschmack blieb mir noch einige Zeit am Gaumen haften und stimmte mich nachdenklich. Ich reflektierte über den Sinn des Lebens und der Dinge. Nichts ist ewig im Leben. Man wird geboren, wächst auf, verändert sich und vergeht eines Tages. Nicht anders ist es mit den Teeblättern und ihrem Aroma. Der Gedanke an das Teetrinken überdauert das Ereignis. Nicht anders ist es auch mit unserem Leben. In der Gegenwart ist man noch jung; doch schon bald wird man älter; man wird krank und stirbt irgendwann. Am Schluß verfolgt uns nur noch unser Karma.

Ich erzähle den Leuten oft, dass ich in meinem restlichen Leben nur noch drei Dinge anstrebe und gerne tun würde. Erstens: Bücher lesen; zweitens: Tee trinken und drittens: ein Leben auf dem Lande führen. Ich bin mir nicht sicher, ob ich mir all diese Wünsche erfüllen kann. Auf jeden Fall versuche ich zur Zeit, mir einen Arbeitsplan zu entwerfen. Früher las ich bevorzugt Bücher, die allgemeine Fragen erörterten. Doch im Laufe der Zeit änderte sich mein Geschmack, denn es gelingt diesen Themen immer weniger meinen Interessen gerecht zu werden, geschweige denn mich zu Lösungen zu führen, da ihre Inhalte sich immer nur um den menschlichen Kreislauf bewegen. Ich habe mich deshalb entschlossen, in Zukunft nur noch buddhistische Bücher zu lesen und die Sutren. Die buddhistische Philosophie ist nicht jederman eingängig. Doch sicher ist, dass sie über allem Dasein im Leben steht, über Haben und Nicht-haben, Bestehen und Vergehen, Verlieren und Gewinnen, Schönheit und Häßlichkeit.

In der Pagode Phuoc Hau in Tra On, der Residenz des emeritierten Hochehrwürdigen Thich Thien Hoa, Präsident des Instituts zur Verbreitung des Dharma der Kongregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche, hängen zwei schöne Gedichte. Das erste Gedicht sagt:

Liest man Bücher über militärische Fragen, hat man Angst vor dem Krieg.

Liest man Bücher über das Recht, fürchtet man sich vor den Strafen.

Liest man aber buddhistische Bücher und Sutrentexte, dann hat man weder Angst vor dem Krieg noch vor den Strafen.

Das zweite Gedicht sagt:

Ist das Reisfeld zu tief gepflügt, erscheint der Kummer, ob das Wasser reichen mag.

Ist das Reisfeld aber nicht tief genug gepflügt, bekümmert einen die Sorge vorzeitiger Trockenheit.

Um das Reisfeld des Geistes zu pflügen, bedarf es weder der Sorge um zu viel Wasser noch um die Trockenheit.

Der zweite Grund, warum ich gerne Tee trinke ist, weil der Tee ein kostbares Naturgetränk ist. Die Blätter sind grün und haben einen guten Geschmack. Wenn man Tee trinkt, fühlt man sich geistig klar und man bleibt hellwach. Tee wurde von den chinesischen Meditationsmeistern entdeckt, wahrscheinlich weil sie oben in den Bergen lebten. Später haben die Japaner, Koreaner und auch die Vietnamesen das Teetrinken zu ihrer Gewohnheit gemacht. Man sagt dazu auch Teezeremonie oder Teemeditation. Das Teetrinken ist eine gute Methode zur inneren Einkehr. Viele Leute haben eine Vorliebe für Gedichte, den Mond und die Weine. Doch mir gefallen sie nicht, weil ich ein buddhistischer Mönch bin. Das Teetrinken hat eine positive Seite. Zwei Menschen können gemeinsam den Tee genießen und sich gleichzeitig unterhalten. Ich genieße aber den Tee auch oft alleine. Gewöhnlich gehe ich nach dem Morgengebet zurück in mein Zimmer, mache zunächst 15 Minuten Gymnastik und koche mir danach Wasser, um damit den Tee zu bereiten. Bei dieser Tätigkeit verzichte ich darauf, meinen Schüler zu rufen, ich mache mir den Tee vielmehr selbst. Nur dann gewinnt das Teetrinken für mich eine besondere Bedeutung. Nach jedem Teebecher öffnet sich mir der Sinn einer Sache noch mehr. Mein Geist wird immer klarer und ich fühle mich wohler.

Mein dritter Wunsch ist, einfach auf dem Lande zu leben. Es hängt wahrscheinlich damit zusammen, dass ich auf dem Lande groß geworden bin. Bedeutet dies etwa, dass meine Gedanken im hohen Alter zum Ursprung zurückkehren wollen? Das ist sehr wahrscheinlich. Die Natur hat keinen Haß, keine Unzufriedenheit, keinen Kummer, sondern bietet dem Menschen nur das Schönste, die Berge, die Pflanzen, die Flüsse, die Früchte. Auf dem Land kann man ein schöneres Leben führen, denn dort gibt es keine Gegner, mit denen man streitet. Ich bin jemand, der dem Streit und der Konkurrenz aus dem Wege geht. Ich ziehe es vor, in Frieden zu leben. Alles in diesem Leben ist vergänglich, nichts ist ewig. Die Dinge entstehen durch Ursachen als deren Wirkung. Wichtig ist es deshalb, sich geistig zu schulen und die Buddhalehre zu praktizieren.

Jedes Jahr habe ich drei Monate Zeit, um mich wirklich geistig intensiv zu schulen. Es ist ein kostbares Gut für jeden Ordinierten ebenso wie für jeden Laien, in sich gehen zu können. Während der Klausurzeit nehmen wir jeden Tag teil an drei bis vier Gebets- und Meditationssitzungen.

Das Tagesprogramm des Kloster Vien Giac während der dreimonatigen Klausurzeit sieht folgendermaßen aus:

Um 5:45 Uhr versammeln sich die Ordinierten und Laien zum Morgengebet in der Gebetshalle. Wir beginnen mit einer 15minütigen Meditationssitzung. Danach kommt das Rezitieren des Suramgama-Sutras. Dieses Sutra ist sehr bedeutend und wichtig. Jeder Ordinierte muß sich anstrengen und regelmäßig dieses Sutra rezitieren. Das nicht zu tun, ist ein großer Mangel. Das Morgengebet endet um 7:00 Uhr. In diesem Jahr wurden zusätzlich nach der Gehmeditation auch noch Niederwerfungen ausgeführt.

Von 7:00 bis 8:00 Uhr habe ich Zeit, Gymnastik zu machen, Tee zu trinken und zu schreiben.

Um 8:00 Uhr wird gefrühstückt.

Von 8:30–11:00 schreibe ich Bücher. Vormittags nutze ich die Zeit, um viel zu schreiben. In den Vormittagsstunden ist es meistens ruhig. Man wird dann weniger durch Telephonate gestört und erspart sich das Hin- und Herlaufen.

Um 11:00 Uhr gibt es das Mittagessen und anschließend wieder eine kurze Gehmeditation. Von 12:00 bis 14:00 Uhr halten wir eine Mittagspause. Nach dem Mittagessen lese ich oder beantworte die Briefe, spreche mit den Mitarbeitern oder gebe ihnen neue Aufgaben zu erledigen.

Die Zeit von 15:00 Uhr bis 16:30 Uhr ist Unterrichtszeit für die Ordinierten. In diesem Jahr gab ich zwei Kurse in der Woche. Im ersten Kurs wurden die Abhandlungen der großen Weisheit (Dai Tri Do Luan) unterrichtet. Diese Sammlung der Abhandlungen der großen Weisheit belehrt über die Ich-Losigkeit. Sie besteht aus 100 Büchern, die zusammen in 10 großen Bänden gebunden sind. Jeder Band besteht aus 300 bis 500 Seiten. Diese Sammlung wurde von dem Hochehrwürdigen Thich Trung Quan übersetzt. Das Studium dieser Sammlung dauert 3 bis 5 Jahre. Der zweite Kurs, den ich auch übernahm, behandelt die Sittenregeln für die gerade neu Ordinierten, und zwar auf Chinesisch. Die anderen Ehrwürdigen unterrichten außerdem in der Buddhalehre, in der Ritualmusik und in den großen Sutren.

Um 17:00 Uhr versammeln wir uns zum Nachmittagsgebet. Es ist Pflicht für die Novizinnen und Novizen, an diesem Gebet teilzunehmen. Die Vollordinierten brauchen daran nicht teilzunehmen.

Gegen 18:30 gibt es leichte Kost (Suppe) zum Abendessen .

Um 20:00 Uhr kommen die Ordinierten und Laien in der Gebetshalle zusammen zu den Niederwerfungen. Zur Zeit wird das Nibbana-Sutra mit Niederwerfungen geehrt. Jedes Wort wird von einer Niederwerfung begleitet. Es ist das vierte Jahr in Folge, in dem wir dieses Sutra verehren. Bislang haben wir schon 250 Seiten aus dem ersten Band bewältigt. Jeden Abend werden bis zu 300 Niederwerfungen ausgeführt. Von den drei Meditationsmonaten werden nur zwei Monate voll in Anspruch genommen, da die Wochenendtage nicht miteinbezogen werden können, weil es am Wochende immer irgendwelche Veranstaltungen in der Pagode gibt, so dass die Niederwerfung-Zeremonie während dieser Zeit ausfallen muß. Während der gesamten Meditationsklausurzeit werden schätzungsweise 18.000 bis 20.000 Niederwerfungen durchgeführt. Bei diesem Tempo werden wir also erst in 10 Jahren fertig sein mit der Verehrung des Nibbana Sutras durch Niederwerfungen. Wenn man sich in der Praxis der Buddhalehre bemüht, wird man sicherlich eines Tages auch zur Erleuchtung gelangen. Man sollte nicht wegen irgendwelcher Schwierigkeiten die Praxis der Buddhalehre vernachlässigen. Damals lebte ein alter chinesischer Meister. Dieser hat jeden Tag gute 108 Taten und über 1000 Niederwerfungen vollbracht. Das ist wirklich vorbildlich. Wir leben dagegen heute allzu ziellos. Wann werden wir wohl unser Ziel erreichen können?

Um 21:30 endet die Niederwerfungszeremonie. Danach gehen die Ordinierten zurück in ihr Zimmer und können über ihre Zeit selbst verfügen. Sie können Bücher lesen, meditieren oder den neuen Lehrstoff vorbereiten.

Die Mönche und Nonnen, Novizinnen und Novizen in der Pagode sind sehr beschäftigt. Sie müssen abwechselnd für alle Klosterbewohner kochen, abwaschen, den Boden saubermachen. Außerdem müssen sie den Gebetsablauf kennen und selbständig leiten können. Alle diese Tätigkeiten werden aufgeteilt. Jeder Klosterbewohner übernimmt eine bestimmte Tätigkeit. Die Büroarbeiten habe ich an dieser Stelle nicht erwähnt, denn es gibt genug freiwillige Helfer, die mir bei den Schreibarbeiten behilflich sind. Das Leben eines Mönches bzw. einer Nonne ist genauso geschäftig wie das eines Laien. Im Leben muß man hart arbeiten, um zu überleben; im Kloster muß man sich anstrengen und fleißig die Buddhalehre praktizieren, um ein glückliches Leben führen zu können und seinen Geist zu schulen.

Das Thema dieses Buches hier lautet „Die Begegnung mit Seiner Heiligkeit, dem Dalai Lama“. Dieses Buch wird in zwei Sprachen gedruckt. Duc Thu wird den vietnamesischen Inhalt ins deutsche übertragen. Die Druckkosten für dieses Buch wird von dem Beauftragten der Bundesregierung für Angelegenheiten der Kultur und der Medien gefördert. An dieser Stelle möchte ich mich herzlich bei Ihm bedanken, dass er es mir ermöglicht, dieses Buch herauszugeben.

Es gibt sehr viele Bücher über den Dalai Lama, die in verschieden Sprachen verfaßt sind. Darin wird Seine Heiligkeit unter anderem als die Verkörperung von Avalokiteshvara-Bodhisattva verehrt. Doch er scheint von dieser Verehrung nicht viel zu halten. Er kümmert sich eher um das Wohlergehen aller Lebewesen und weniger um sich selbst. Seine Heiligkeit hat einmal gesagt: „Je länger man die Buddhalehre praktiziert, desto unbedeutender erscheint man sich selbst“. Das ist wirklich der richtige Weg der Praxis. Dieser Satz steht über allen Dingen, er faßt zusammen alle Gesetze der Wahrhaftigkeit und der Ich-Losigkeit. Dieser Satz drückt die große Bedeutung der Ich-Losigkeit aus. Der Grund für die Titelwahl dieses Buches hängt damit zusammen, dass ich die Gelegenheit hatte, Seiner Heiligkeit zweimal zu begegnen. Das erste Mal traf ich ihn bei seinem Besuch in unserem Kloster am 18.06.1995; das zweite Mal traf ich ihn bei einer Dharmaunterweisung in Schneverdingen, 80 km nördlich von Hannover, die vom 25.10. bis zum 1.11.1998 veranstaltet wurde. Beide Male hatte ich viel Gelegenheit, mit Seiner Heiligkeit zu sprechen. Dieses Buch beschreibt meine Gefühle und Gedanken gegenüber einem Heiligen und über den tibetischen Buddhismus.

Jedes Jahr schreibe ich ein Buch. Die Herausgabe eines Buches macht sehr viel Arbeit. Die anfallenden Arbeiten sind z.B. das Eintippen in den Computer, das Layout, der Druck. Ich bin vielen Mitarbeitern, darunter Herr Sanh, Herr Nhu Than, den Buddhisten Thien Hau, Thien Hoi und Thien Chi dankbar. Ich danke Ihnen allen für die Unterstützung, damit ich einen Beitrag zur Wahrung der vietnamesisch-buddhistischen Tradition leisten kann. Zudem möchte ich auch den Lesern danken. Ein Buch, das keinen Leser findet, hat seinen Zweck verfehlt. Ich hoffe, meine Leser nicht zu enttäuschen, und werde weiterschreiben, um noch mehr Leser für den Buddhismus zu begeistern. Die Unwägbarkeiten des Schreibens vergleiche ich gerne mit der Arbeit der Raupe. Die Raupe muß ihre Arbeit, das Ziehen des Webfadens, ausführen. Später werden daraus dann Stoffe und Kleidungsstücke gefertigt. Aber die Raupe hat genauso wenig Einfluß darauf, für wen sie die Webfaden zieht, wie der Schriftsteller darauf, wer seine Bücher liest.

Ich bin in diesem Jahr 51 Jahre alt geworden und muß beim Lesen die Brille tragen. Das bedeutet, dass das Altern und das Vergehen sich nähern. Vielleicht lebe ich nur noch 10 oder 20 Jahre. Doch wer weiß das schon, was am nächsten Morgen passiert? Die Vergänglichkeit ist so sichtbar, sie meldet sich mit dem Ausfallen der Zähne und Haare, mit dem Nachlassen der Sehkraft. Wenn man erst im hohen Alter anfängt, die Buddhalehre zu praktizieren, ist das reichlich spät.

Alle Dinge verändern sich. Die Umgebung des Klosters hat sich in nur wenigen Wochen so stark verändert. Auf den freien Grundstücksflächen in der Nachbarschaft sind inzwischen eine Tankstelle, Büros, ein Supermarkt und ein neues Hotel entstanden. Es gibt ein vietnamesisches Sprichwort: „Aus dem leeren Strand wird sogar ein Erdbeerfeld entstehen“.

Das Jahr 2000 wird sicherlich kommen. Zur Expo 2000 werden Millionen von Besuchern in Hannover erwartet. Die Stadt Hannover wird somit zur Weltstadt. Was wird nach dem Jahre 2000 aus Hannover werden? Auf diese Frage kann niemand eine Antwort geben. Sicher ist nur, dass die Ausstellung vom 1. Juni bis 30. Oktober 2000 stattfinden wird. Für die Expo-Ausstellung gibt es sehr viele Pros und Contras. Es gibt Menschen, die darüber wütend, froh, bekümmert oder enttäuscht sind; es gibt auch genug Menschen, die gegen die Expo eingenommen sind.

Die Welt ist heute zusammengeschrumpft. Dank der Hilfe der modernen Technologie, das Internet, kann die Kommunikation über die ganze Welt in wenigen Sekunden hergestellt werden. Selbst in vielen kleinen Ecken der Welt gibt es das Internet. Doch, wissen wir, wer wir sind? Niemand wird auf diese Frage eine klare Antwort geben können. Dies ist wahrlich eine Gefahr. Es scheint so, dass man vieles andere versteht, aber sich selbst jedoch nicht.

Dieses 27. Buch möchte ich den Menschen des 3. Milleniums widmen und dafür beten, dass alle Lebewesen auf dieser Erde harmonisch zusammenleben. Nur der Frieden kann ein kurzes Zusammenleben aller Lebewesen auf dieser Welt ermöglichen.

Der Autor
Geschrieben in der Kloster-Pagode Vien Giac am 9. Juni 1999
THICH NHU DIEN

« Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.53.151 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...