Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giải tỏa nỗi đau của quá khứ »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Giải tỏa nỗi đau của quá khứ

(Lượt xem: 11.314)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Giải tỏa nỗi đau của quá khứ

Past Pain: Dissolving The Pain-Body





Khi bạn chưa đủ sức an trú trong năng lực của phút giây hiện tại, mỗi cảm xúc ưu phiền mà bạn đã phải trải qua là dư vị của khổ đau còn sót lại trong bạn. Nỗi khổ dai dẳng này nhập vào với nỗi đau tiềm ẩn của quá khứ làm cho nỗi khổ đau càng ngày càng tích lũy dày thêm trong thân tâm bạn. Nỗi khổ đau này gồm cả nỗi đau bạn đã từng chịu đựng thời thơ ấu do sự ảnh hưởng của môi trường nơi bạn đã lớn lên.
As long as you are unable to access the power of the Now, every emotional pain that you experience leaves behind a residue of pain that lives on in you. It merges with the pain from the past, which was already there, and becomes lodged in your mind and body. This, of course, includes the pain you suffered as a child, caused by the unconsciousness of the world into which you were born.
Khối khổ đau sâu dày này là một nguồn năng lượng tiêu cực xâm chiếm cả thân tâm bạn. Quả thực, ta có thể xem nó như một thực thể khổ đau sống động, tuy không có hình dáng rõ rệt. Khối khổ đau sâu dày này gồm hai sắc thái: đang ngủ yên hoặc đang hoạt động. Thông thường nỗi đau này thường ngủ yên, hoặc chỉ ngấm ngầm ở trong ta. Nhưng nơi một người có nhiều sầu khổ, nỗi khổ ấy thường hoạt động và biểu hiện ra một cách liên tục và rõ rệt. Một số người gần như sống hoàn toàn trong cảm giác khổ đau liên tục, trong khi những người khác thì chỉ kinh nghiệm nỗi khổ ấy trong một vài tình huống như: trong một quan hệ luyến ái, trong tình trạng mất mát về vật chất hay tinh thần, v.v.
This accumulated pain is a negative energy field that occupies your body and mind. If you look on it as an invisible entity in its own right, you are getting quite close to the truth. Its the emotional pain-body. It has two modes of being: dormant and active. A pain-body may be dormant 90 percent of the time; in a deeply unhappy person, though, it may be active up to 100 percent of the time. Some people live almost entirely through their pain-body, while others may experience it only in certain situations, such as intimate relationships, or situations linked with past loss or abandonment, physical or emotional hurt, and so on.
Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng có thể khơi dậy khối khổ đau sâu nặng của quá khứ này ở trong ta, nhất là khi kinh nghiệm ấy trùng hợp với những kinh nghiệm tương tự đã xảy ra trong quá khứ. Khi nỗi khổ đau xưa cũ ấy có đủ điều kiện, nhân duyên để sống dậy từ trong ta, thì dù chỉ là một ý nghĩ hay một lời nói vô tình của một người thân, cũng làm cho nỗi đau cũ trỗi dậy.
Anything can trigger it, particularly if it resonates with a pain pattern from your past. When it is ready to awaken from its dormant stage, even a thought or an innocent remark made by someone close to you can activate it.
Có những niềm đau ở trong ta rất khó chịu nhưng lại vô hại như một đứa bé luôn mồm than vãn, khóc la. Nhưng có những niềm đau gây tác hại và gây suy sụp trầm trọng ở trong ta. Một số nỗi đau có tính xâm hại về thể xác, trong khi những nỗi đau khác thì xâm hại về tình cảm. Có những niềm đau khiến ta có khuynh hướng hành hung những người chung quanh hoặc những người thân của ta. Có thứ lại uy hiếp ngay chính ta! Những lúc ta bị rơi vào nanh vuốt của những nỗi đau như thế, ý nghĩ và cảm nhận của ta về cuộc đời trở nên hoàn toàn tiêu cực, chán nản và có khi ta dễ tự làm hại chính mình và những người chung quanh. Bao nhiêu tai nạn và bệnh hoạn cũng do đấy mà ra. Có những cơn đau dằn vặt, bức bách đưa nạn nhân đến chỗ tự vẫn!
Some pain-bodies are obnoxious but relatively harmless, for example like a child who won' t stop whining. Others are vicious and destructive monsters, true demons. Some are physically violent; many more are emotionally violent. Some will attack people around you or close to you, while others may attack you, their host. Thoughts and feelings you have about your life then become deeply negative and self-destructive. Illnesses and accidents are often created in this way. Some pain-bodies drive their hosts to suicide.
Có khi ta gặp một người quen, và khi tình cờ tiếp chạm với biểu hiện của những nỗi khổ rất kinh khủng nhưng ngấm ngầm ở trong người ấy, ta sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ. Nhưng tốt hơn hết là thực tập nhận diện và quan sát nỗi đau ấy trên chính mình. Hãy để ý theo dõi bất cứ dấu hiệu không vui gì ở trong ta, dù dưới hình thức nào, có thể đó là dấu hiệu của khối khổ đau sâu dày xưa cũ trong bạn đang vươn mình thức giấc. Trạng thái này có thể được biểu hiện như một cảm giác bực bội, nóng nảy, u sầu, ác ý, giận dữ, phẫn nộ, u uất... hoặc có khả năng đưa quan hệ cá nhân đến chỗ bi kịch… Cho nên bạn hãy sáng suốt nhận diện nỗi khổ đau cũ ngay giây phút chúng vừa trở mình thức dậy.
When you thought you knew a person and then you are suddenly confronted with this alien, nasty creature for the first time, you are in for quite a shock. However, it's more important to observe it in yourself than in someone else. Watch out for any sign of unhappiness in yourself, in whatever form - it may be the awakening pain-body. This can take the form of irritation, impatience, a somber mood, a desire to hurt, anger, rage, depression, a need to have some drama in your relationship, and so on. Catch it the moment it awakens from its dormant state.
Nỗi khổ đau cũ trong ta cũng muốn tiếp tục sinh tồn như mọi sinh vật khác, và nó chỉ có thể sống còn khi ta vô tình đồng hóa mình với nỗi khổ ấy một cách mê muội. Cơn đau khi đó sẽ sống dậy, chiếm hữu ta, “trở thành ta”, và sống ở trong ta. Khối khổ đau này cần ta nuôi dưỡng và tiếp tế “thức ăn”! Nỗi đau sẽ được nuôi dưỡng bằng những kinh nghiệm quá khứ trùng hợp với khổ đau cũ ở trong ta. Đó là bất kỳ những gì có thể tạo thêm khổ đau: giận dữ, hủy diệt, căm thù, sầu khổ, sự cố tình gây ra những bi kịch tình cảm, bạo hành... ngay cả bệnh tật cũng vậy. Do đó khi ta bị nỗi đau khổ cũ ở trong ta khống chế, hoành hành, nó sẽ tạo ra cho ta một tình trạng ngày càng khốn đốn, để từ đó cơn đau được tiếp tế và nuôi dưỡng bằng những thức ăn ấy. Nỗi đau quá khứ ở trong bạn chỉ muốn được bạn nuôi chúng lớn thêm bằng những nỗi đau khổ mới mà bạn vô tình tạo ra. Nỗi khổ sâu dày ấy không thể sinh sống bằng niềm hạnh phúc đang có mặt ở trong bạn. Vì nó không thể tiêu hóa được năng lượng hạnh phúc này.
The pain-body wants to survive, just like every other entity in existence, and it can only survive if it gets you to unconsciously identify with it. It can then rise up, take you over, "become you," and live through you. It needs to get its "food" through you. It will feed on any experience that resonates with its own kind of energy, anything that creates further pain in whatever form: anger, destructiveness, hatred, grief, emotional drama, violence, and even illness. So the pain-body, when it has taken you over, will create a situation in your life that reflects back its own energy frequency for it to feed on. Pain can only feed on pain. Pain cannot feed on joy. It finds it quite indigestible.
Khi niềm đau khổ này đã xâm chiếm và làm chủ cuộc đời bạn, thì bạn càng có tư tưởng “muốn” khổ đau thêm. Bạn sẽ trở thành nạn nhân hay thủ phạm. Bạn thích gây đau khổ cho người khác hay bị người khác gây đau khổ, hoặc cả hai thứ. Dĩ nhiên bạn sẽ không ý thức được điều này nên khi có ai muốn chỉ ra cho bạn tình trạng này, bạn sẽ khăng khăng chối cãi rằng bạn không muốn chịu khổ đau. Nhưng khi thực sự nhìn sâu vào vấn đề, bạn sẽ thấy rằng tất cả tư tưởng và hành động của bạn đều cùng một mục đích: làm cho những đau khổ ở trong bạn được kéo dài, cho chính bạn và cho người khác. Nếu bạn ý thức một cách sáng suốt về điều này thì niềm đau dĩ vãng tự dưng sẽ được hóa giải, chấm dứt vì không ai điên dại mà lại muốn chịu khổ đau.
Once the pain-body has taken you over, you want more pain. You become a victim or a perpetrator. You want to inflict pain, or you want to suffer pain, or both. There isn't really much difference between the two. You are not conscious of this, of course, and will vehemently claim that you do not want pain. But look closely and you will find that your thinking and behavior are designed to keep the pain going, for yourself and others. If youweretruly conscious of it, the pattern would dissolve, for to want more pain is insanity, and nobody is consciously insane.
Thật ra, nỗi đau chỉ là bóng tối của cái bản ngã của bạn. Nó rất sợ ánh sáng của ý thức; nó sợ bị bạn khám phá ra chân tướng. Sự sống còn của nó tùy thuộc vào sự đồng hóa mê muội của chính bạn với nỗi khổ đau ấy. Cũng như vì sợ hãi, ta không dám giáp mặt với niềm đau ấy ở trong ta. Nhưng nếu ta không đương đầu với nó, không sáng suốt nhận ra nó, ta buộc phải chìm đắm trong đau khổ ấy triền miên. Khi đó nỗi đau tựa như một con quái vật hung hiểm mà ta sợ không dám đối diện, nhưng tôi đoan chắc với bạn rằng, nó chỉ là một bóng ma yếu đuối, không có thực, nên không thể lấn lướt bạn khi bạn thực sự có mặt.
The pain-body, which is the dark shadow cast by the ego, is actually afraid of the light of your consciousness. It is afraid of being found out. Its survival depends on your unconscious identification with it, as well as on your unconscious fear of facing the pain that lives in you. But if you don't face it, if you don' t bring the light of your consciousness into the pain, you will be forced to relive it again and again. The pain- body may seem to you like a dangerous monster that you cannot bear to look at, but I assure you that it is an insubstantial phantom that cannot prevail against the power of your presence.
Các giáo thuyết về tâm linh đã xác nhận đau khổ của con người thực ra chỉ là những ảo tưởng trí năng(4). Và đây là một sự thật. Bạn có muốn nói: “Điều này không đúng!” với tôi không? Nếu chỉ tin suông thôi cũng chưa đủ. Bạn có muốn cưu mang nỗi đau khổ này suốt quãng đời còn lại và miệng thì cứ nói rằng đó chỉ là ảo tưởng? Làm như vậy có làm cho ta khỏi khổ đau chăng? Điều quan trọng ở đây là làm sao cho ta thấu suốt được sự thật này và áp dụng điều ấy vào chính bản thân ta.
Some spiritual teachings state that all pain is ultimately an illusion, and this is true. The question is: Is it true for you? A mere belief doesn't make it true. Do you want to experience pain for the rest of your life and keep saying that it is an illusion? Does that free you from the pain? What we are concerned with here is how you can realize this truth - that is, make it real in your own experience.
Nỗi đau khổ cũ ấy không muốn ta giáp mặt với nó; vì khi ta trực tiếp quan sát nỗi đau với bản chất thực của nó, cảm nhận năng lực của nó ở trong ta, ta sẽ không còn tự đồng hóa mình với nỗi đau ấy. Khi đó ta sẽ cảm nhận được có một sự hiểu biết, sáng suốt hơn đang hiện diện. Tôi gọi đó là Hiện Hữu. Lúc bấy giờ, bạn đang là chứng nhân hay là người mục kích nỗi đau, chứ bạn không phải là cơn đau ấy. Điều này có nghĩa là nỗi đau không còn sử dụng ta để đánh lừa làm ta nữa, và nó cũng không thể nào tự phục hồi, sống trở lại trong ta. Bạn đã khám phá ra sức mạnh sẵn có bên trong của chính mình. Bạn đang nắm được sức mạnh của phút giây hiện tại.
So the pain-body doesn't want you to observe it directly and see it for what it is. The moment you observe it, feel its energy field within you, and take your attention into it, the identification is broken. A higher dimension of consciousness has come in. I call it presence. You are now the witness or the watcher of the pain-body. This means that it cannot use you anymore by pretending to be you, and it can no longer replenish itself through you. You have found your own innermost strength. You have accessed the power of Now.
Khi ta đủ sáng suốt để không còn bị đồng hóa với cơn đau, khi đó cơn đau sẽ như thế nào?
What happens to the pain-body when we become conscious enough to break our identification with it?
Chính sự vô minh, ngu muội ở trong ta tạo ra nỗi khổ đau nên sự sáng suốt của ta về nó sẽ chuyển hóa nó. Thánh Paul đã diễn tả nguyên tắc phổ thông này một cách tuyệt vời: “Mọi sự vật sẽ lộ nguyên hình khi được phơi bày ra ánh sáng, và bất cứ vật gì khi đưa ra ánh sáng sẽ tự nó trở thành ánh sáng”.
Unconsciousness creates it; consciousness transmutes it into itself. St. Paul expressed this universal principle beautifully: "Everything is shown up by being exposed to the light, and whatever is exposed to the light itself becomes light."
Cũng giống như ta không thể chống lại bóng tối, ta không thể chống lại cơn đau. Cố gắng chống lại chỉ gây thêm mâu thuẫn ở bên trong và càng làm nỗi đau thêm dai dẳng. Chỉ cần quan sát nó là đủ, quan sát cũng có nghĩa là chấp nhận nó như là một phần của những gì đang diễn ra trong phút giây đó.
Just as you cannot fight the darkness, you cannot fight the pain-body. Trying to do so would create inner conflict and thus further pain. Watching it is enough. Watching it implies accepting it as part of what is at that moment.
Nỗi khổ đau giống như một phần sinh lực của bạn bị giam hãm, phân cách với tổng thể năng lượng của bạn và tạm thời trở thành một thực thể tự trị qua một quá trình trái với tự nhiên là đồng hóa mình với trí năng. Niềm đau tự phát này đang quay ngược lại đối đầu với chính nó và với đời sống, tựa như một con thú muốn nuốt cái đuôi của nó! Bạn nghĩ tại sao nền văn minh của chúng ta có khuynh hướng muốn hủy diệt sự sống? Nhưng ngay như cả sức mạnh của sự hủy diệt đó cũng vẫn là sinh lực của đời sống.
The pain-body consists of trapped life-energy that has split off from your total energy field and has temporarily become autonomous through the unnatural process of mind identification. It has turned in on itself and become anti-life, like an animal trying to devour its own tail. Why do you think our civilization has become so life-destructive? But even the life-destructive forces are still life-energy.
Khi ta bắt đầu thoát khỏi sự đồng hóa với trí năng và trở thành người mục kích thì nỗi đau, vì quán tính sẽ còn tiếp tục hoành hành thêm một thời gian nữa và có khi còn cố đánh lừa ta để ta trở lại bị đồng hóa với nó. Dù bạn đã không còn tạo thêm năng lượng cho chúng bằng sự đồng hóa với chúng, cơn đau vẫn còn quán tính giống như một bánh xe đang quay, nó sẽ chạy thêm một đoạn đường nữa cho đến khi hết trớn. Trong giai đoạn này, cơ thể bạn có thể vẫn còn cảm thấy đau đớn ở phần này, phần khác nhưng cơn đau sẽ không kéo dài lâu. Hãy giữ sự tỉnh táo, sáng suốt. Hãy làm một người lính canh, chăm chú và cẩn thận cho chính nội tâm mình. Bạn cần có đủ ý thức mới có thể theo dõi cơn đau trực tiếp và cảm nhận năng lực của cơn đau. Sau đó, nó không thể còn kiểm soát được tư tưởng của bạn. Chớ để dòng suy tưởng miên man của mình hòa nhập với cơn đau, lúc đó ta sẽ bị nó đồng hóa trở lại, rồi ta lại cung cấp “thức ăn” cho nỗi đau bằng những suy tưởng miên man, không chủ đích ở trong ta.
When you start to disidentify and become the watcher, the painbody will continue to operate for a while and will try to trick you into identifying with it again. Although you are no longer energizing it through your identification, it has a certain momentum, just like a spinning wheel that will keep turning for a while even when it is no longer being propelled. At this stage, it may also create physical aches and pains in different parts of the body, but they won't last. Stay present, stay conscious. Be the ever-alert guardian of your inner space. You need to be present enough to be able to watch the pain-body directly and feel its energy. It then cannot control your thinking. The moment your thinking is aligned with the energy field of the painbody, you are identified with it and again feeding it with your thoughts.
Chẳng hạn cơn giận là năng lượng chính của nỗi khổ ở trong bạn, và bạn suy nghĩ đến những cảm xúc tức giận, cứ quay cuồng với những ý nghĩ về những gì người khác đã gây tổn thương cho bạn, hay là nghĩ về những gì bạn muốn gây tổn thương cho người khác… đó là lúc bạn bị đắm chìm trong mê mờ và trong những lúc đó “ta” trở thành nỗi khổ đau của mình. Ở đâu có giận dữ là ở đó có đau khổ đi kèm. Tương tự như thế, khi tinh thần xuống dốc, ta mê mờ chìm vào thói quen cũ, nghĩ rằng đời sống thật đáng chán, lúc đó những tư tưởng tiêu cực liền kết hợp với cơn đau cũ, và bạn dễ dàng bị nỗi đau cũ tấn công. Từ ngữ “mê mờ” tôi dùng ở đây có nghĩa là bị đồng hóa mình với những tâm tư, hay cảm xúc rập khuôn ở trong mình. Đó là lúc người mục kích, chứng nhân yên lặng ở trong bạn đã bị che lấp hoàn toàn!
For example, if anger is the predominant energy vibration of the pain-body and you think angry thoughts, dwelling on what someone did to you or what you are going to do to him or her, then you have become unconscious, and the pain-body has become "you." Where there is anger, there is always pain underneath. Or when a dark mood comes upon you and you start getting into a negative mind-pattern and thinking how dreadful your life is, your thinking has become aligned with the pain-body, and you have become unconscious and vulnerable to the pain-body's attack. "Unconscious," the way that I use the word here, means to be identified with some mental or emo- tional pattern. It implies a complete absence of the watcher.
Cố gắng duy trì ý thức tức là ngăn chặn sự cấu kết giữa cơn đau và thói quen suy tưởng, đem lại sự chuyển hóa những năng lượng tiêu cực ở trong bạn, như thể khổ đau là nhiên liệu thắp sáng ý thức trong bạn, càng ngày càng tỏa sáng hơn. Cũng như nghệ thuật luyện kim bí truyền thời Trung cổ, người ta có thể chuyển đổi những kim loại thường thành ra vàng. Ta có khả năng chuyển hóa khổ đau trong ta thành một nhận thức sáng suốt. Khi đó sự chia cắt nội tại sẽ không còn nữa và bạn trở thành một thực thể hợp nhất. Từ đó chúng ta có trách nhiệm sẽ không tạo tác thêm khổ đau cho mình và cho kẻ khác.
Sustained conscious attention severs the link between the painbody and your thought processes and brings about the process of transmutation. It is as if the pain becomes fuel for the flame of your consciousness, which then burns more brightly as a result. This is the esoteric meaning of the ancient art of alchemy. the transmutation of base metal into gold, of suffering into consciousness. The split within is healed, and you become whole again. Your responsibility then is not to create further pain.
Bài tập 2: Đối Diện Với Niềm Đau Ở Trong Mình

Tôi xin tóm tắt lại tiến trình: Khi nào có một nỗi khổ ở trong bạn phát sinh, hãy yên lặng chú tâm vào những cảm xúc đang có mặt đó ở trong bạn. Chỉ cần ý thức rằng: Có một cảm xúc đau đớn đang hiện diện, hãy cho phép và chấp nhận nó như nó đang là. Đừng suy diễn gì thêm. Cũng đừng để cho cảm xúc đau đớn kia biến thành những ý tưởng tiêu cực; cũng đừng nên phán đoán hay phân tích gì cả. Bạn hãy bền bỉ an trú trong phút giây hiện tại và kiên trì làm một chứng nhân yên lặng, mục kích tất cả những gì đang xảy ra ở bên trong bạn. Không những bạn cần chú tâm vào cảm xúc đau đớn kia mà bạn cũng nên chú ý đến chính bạn – chứng nhân đang trầm tĩnh quan sát mọi chuyện trong yên lặng. Đó là sức mạnh của phút giây hiện tại, sức mạnh của sự tỉnh thức ở bên trong bạn. Rồi bạn sẽ từ tốn xem chuyện gì đang xảy ra.
Let me summarize the process. Focus attention on the feeling inside you. Know that it is the pain-body. Accept that it is there. Don't think about it - don't let the feeling turn into thinking. Don't judge or analyze. Don't make an identity for yourself out of it. Stay present, and continue to be the observer of what is happening inside you. Become aware not only of the emotional pain but also of "the one who observes," the silent watcher. This is the power of the Now, the power of your own conscious presence. Then see what happens.
§

Đối với nhiều phụ nữ, có một nỗi đau đặc biệt thường xảy ra vào thời kỳ trước khi có kinh nguyệt. Tôi sẽ đề cập và nêu lý do chi tiết sau. Trong lúc này, tôi chỉ muốn nói rằng nếu bạn có thể giữ được sự tỉnh táo và theo dõi bất cứ cảm xúc nào xảy đến bên trong bạn, thay vì bị những cảm xúc tiêu cực ấy xâm chiếm lấy bạn, đây sẽ là một cơ hội hiếm có cho bạn thực tập về sức mạnh của tâm linh và bạn sẽ nhận thức được rằng bạn đã sẵn có khả năng chuyển hóa nhanh chóng tất cả những nỗi đau cũ của quá khứ ở trong bạn.
For many women, the pain-body awakens particularly at the time preceding the menstrual flow. I will talk about this and the reason for it in more detail later. Right now, let me just say this: If you are able to stay alert and present at that time and watch whatever you feel within, rather than be taken over by it, it affords an opportunity for the most powerful spiritual practice, and a rapid transmutation of all past pain becomes possible.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Chuyện Phật đời xưa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.97.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (100 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...