Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể

Donate

(Lượt xem: 11.610)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể

Before You Enter The Body, Forgive





Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể
Before You Enter The Body, Forgive
Tôi cảm thấy rất khó chịu khi cố hướng sự chú tâm vào bên trong cơ thể. Tôi có cảm giác khó chịu và buồn nôn. Vì vậy tôi không thể kinh nghiệm được những gì ông đang nói.
I felt very uncomfortable when I tried to put my attention on the inner body. There was a feeling of agitation and some nausea. So I haven't been able to experience what you are talking about.
Những gì bạn đang cảm thấy chỉ là một cảm xúc chưa nguôi, còn rơi rớt lại mà bạn không nhận ra trước đây, cho đến khi bạn bắt đầu hướng một ít chú tâm vào cơ thể mình. Trừ khi bạn chú tâm vào những cảm xúc đó, nếu không, nó sẽ ngăn không cho bạn đi vào bên trong cơ thể, phần nội thân nằm ở một tầng sâu hơn, bên dưới những cảm xúc đó. Chỉ cần chú tâm thôi chứ bạn không cần phải khởi sự “suy nghĩ” về những cảm xúc ấy. Quan sát những cảm xúc đó trong im lặng, cảm nhận nó trọn vẹn, tức là thừa nhận và chấp nhận để cho nó được như thế. Có một số cảm xúc thông thường, bạn rất dễ nhận ra như giận dữ, sợ hãi, đau buồn... Một số khác thì bạn sẽ khó gọi cho đúng tên. Có thể vì chúng là những cảm xúc mơ hồ như khó chịu, nặng nề hay một cái gì đó dồn nén, nằm ở ranh giới giữa cảm xúc và sự kích động trong cơ thể. Dầu gì đi nữa thì vấn đề ở đây không phải là bạn có thể dán một nhãn hiệu nào đó cho cảm xúc, mà thực ra là bạn có khả năng để mang những cảm xúc đó vào trong ý thức của bạn được bao nhiêu. Sự chú tâm trong yên lặng, không phê phán, vào những cảm xúc tiêu cực đang có ở trong lòng chính là chìa khóa của sự chuyển hóa – và khi bạn có sự chú tâm hoàn toàn vào một cảm xúc, đó là khi bạn dễ dàng đi đến sự chấp nhận nỗi khổ ấy. Sự chú tâm của ta giống như một chùm ánh sáng – tức là năng lực tập trung của nhận thức để chuyển đổi mọi thứ từ vô minh thành ánh sáng, thành tự thân của nhận thức (12).
What you felt was a lingering emotion that you were probably unaware of, until you started putting some attention into the body. Unless you first give it some attention, the emotion will prevent you from gaining access to the inner body, which ties at a deeper level underneath it. Attention does not mean that you start thinking about it. It means to just observe the emotion, to feel it fully, and so to acknowledge and accept it as it is. Some emotions are easily identified: anger, fear, grief, and so on. Others may be much harder to label. They may just be vague feelings of unease, heaviness, or constriction, halfway between an emotion and a physical sensation. In any case, what matters is not whether you can attach a mental label to it but whether you can bring the feeling of it into awareness as much as possible. Attention is the key to transformation - and full attention also implies acceptance. Attention is like a beam of light - the focused power of your consciousness that transmutes everything into itself.
Trong một cơ thể hoạt động hoàn toàn, một cảm xúc có tuổi thọ rất ngắn. Nó giống như một gợn sóng trên bề mặt Hiện Hữu của ta. Tuy nhiên, khi ta không có mặt ở bên trong thì cảm xúc đó có thể lây lất nhiều ngày hay nhiều tuần, hay nhiều khi kết hợp với những cảm xúc khổ sở khác có tần số tương tự và trở thành khối khổ đau lớn ở trong ta. Những cảm xúc đó như một loại ký sinh trùng có thể sống ở trong bạn nhiều năm, ăn mòn sức lực bạn, đưa đến nhiều bệnh tật về thể xác, và làm cho đời bạn khốn khổ (xem chương 2).
In a fully functional organism, an emotion has a very short life span. It is like a momentary ripple or wave on the surface of your Being. When you are not in your body, however, an emotion can survive inside you for days or weeks, or join with other emotions of a similar frequency that have merged and become the pain-body, a parasite that can live inside you for years, feed on your energy, lead to physical illness, and make your life miserable (see Chapter a).
Cho nên, bạn hãy chú tâm vào cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, thử xem lý trí của bạn đang bám vào kiểu bất bình nào đó như là trách móc, tự thương xót hay căm ghét - chúng là thức ăn nuôi sống những cảm xúc tiêu cực đó. Nếu quả như thế, tức là bạn chưa thực sự tha thứ. Có thể bạn không tha thứ cho một người nào đó hoặc cho chính bạn, nhưng cũng có thể đó là một tình huống hay hoàn cảnh nào đó – ở quá khứ, hiện tại hay tương lai – mà lý trí của bạn không muốn chấp nhận. Vâng, có khi chúng ta oán ghét tương lai. Đây là lúc lý trí không chịu chấp nhận rằng tương lai là một điều không thể biết trước và nằm ngoài tầm kiểm soát của trí năng. Tha thứ là từ bỏ những lời kêu ca, phàn nàn và buông bỏ nỗi sầu khổ. Tha thứ sẽ đến một cách tự nhiên khi bạn nhận thức rằng sự phàn nàn không có mục đích nào ngoài việc củng cố cảm giác sai lầm về một bản ngã giả tạo ở trong mình. Tha thứ là không còn tạo ra sự chống đối với sự sống – để cho sự sống biểu hiện qua chính bạn. Nếu không, bạn sẽ phải khổ đau và chịu đựng, đó là khi bạn cố kềm hãm dòng sinh lực của sự sống, nhiều lúc đưa đến nhiều tật bệnh về thể xác.
So place your attention on feeling the emotion, and check whether your mind is holding on to a grievance pattern such as blame, self-pity, or resentment that is feeding the emotion. If that is the case, it means that you haven't forgiven. Non- forgiveness is often toward another person or yourself, but it may just as well be toward any situation or condition - past, present or future - that your mind refuses to accept. Yes, there can be non-forgiveness even with regard to the future. This is the mind's refusal to accept uncertainty, to accept that the future is ultimately beyond its control. Forgiveness is to relinquish your grievance and so to let go of grief. It happens naturally once you realize that your grievance serves no purpose except to strengthen a false sense of self. Forgiveness is to offer no resistance to life - to allow life to live through you. The alternatives are pain and suffering, a greatly restricted flow of life energy, and in many cases physical disease.
Khi bạn thực sự tha thứ, bạn sẽ giành lại được sức mạnh của mình từ vòng kiềm tỏa của lý trí. Bản chất của lý trí là không thể tha thứ, cũng như cái bản ngã sai lầm do lý trí tạo ra, cái bản ngã không thể tồn tại nếu không có sự xung đột và mâu thuẫn liên tục ở trong bạn. Chỉ có “bạn” mới có thể tha thứ. Lúc đó bạn trở nên có mặt hơn, bạn đi vào cơ thể, bạn cảm nhận được nỗi an bình và tĩnh lặng đầy tinh lực phát sinh từ Hiện Hữu. Vì thế Chúa Jesus đã nói “Trước khi con vào đền thờ, hãy mở lòng tha thứ”.
The moment you truly forgive, you have reclaimed your power from the mind. Non- forgiveness is the very nature of the mind, just as the mind-made false self, the ego, cannot survive without strife and conflict. The mind cannot forgive. Only you can. You become present, you enter your body, you feel the vibrant peace and stillness that emanate from Being. That is why Jesus said: "Before you enter the temple, forgive."
Sự liên hệ giữa bạn với cõi vô tướng (13)

Your Link With The Unmanifested
Quan hệ giữa sự hiện diện và cơ thể bên trong là gì?
What is the relationship between presence and the inner body?
Sự hiện diện là nhận thức rất thuần khiết – nhận thức đã tách ra khỏi lý trí, ra khỏi thế giới của hình tướng. Thân thể năng lượng bên trong của bạn là cây cầu nối kết bạn với Cõi Vô Tướng, và trong khía cạnh sâu xa nhất của nó, thân thể năng lượng vô hình tướng đó của bạn cũng chính là Cõi Vô Tướng: Suối Nguồn phát sinh ra khả năng nhận thức ở trong bạn, cũng như mặt trời là nơi phát ra ánh sáng. Khi bạn có nhận thức về cơ thể bên trong của mình chính là lúc Tâm–nhận thức nhớ lại nguồn cội của nó và trở về Nguồn.
Presence is pure consciousness - consciousness that has been reclaimed from the mind, from the world of form. The inner body is your link with the Unmanifested, and in its deepest aspect is the Unmanifested: the Source from which consciousness emanates as light emanates from the sun. Awareness of the inner body is con- sciousness remembering its origin and returning to the Source.
Vô Tướng có giống với Hiện Hữu không?
Is the Unmanifested the same as Being?
Vâng. Từ “Vô Tướng” cố gắng diễn đạt, bằng cách nói ngược, cái mà không thể nói, nghĩ hay tưởng tượng ra được: Gọi Cái-Không-Thể-Nghĩ-Bàn đó là gì bằng cách nói lên những gì không phải là nó. Còn Hiện Hữu là một từ có ý nghĩa tích cực. Nhưng xin bạn đừng vướng mắc với hai từ ngữ này hay bắt đầu đặt niềm tin vào những từ đó. Chúng chỉ là những tấm bảng chỉ đường.
Yes. The word Unmanifested attempts, by way of negation, to express That which cannot be spoken, thought or imagined. It points to what it is by saying what it is not. Being, on the other hand, is a positive term. Please don't get attached to either of these words or start believing in them. They are no more than signposts.
Ông nói rằng “sự có mặt ở trong tôi” chính là nhận thức khi đã được thu hồi từ sự kềm tỏa của trí năng. Ai làm công việc thu hồi này?
You said that presence is consciousness that has been reclaimed from the mind. Who does the reclaiming?
Chính bạn. Nhưng vì, về bản chất, bạn chính là nhận thức ở trong bạn, nên cũng có thể nói sự thu hồi đó chính là sự bừng tỉnh của nhận thức khỏi giấc mơ hình tướng. Như thế cũng không có nghĩa là hình hài, tướng trạng của bạn sẽ lập tức tan biến trong một vụ nổ bùng của ánh sáng. Bạn vẫn ở trong hình hài mình đang có, nhưng đã nhận thức được chiều sâu vô hình tướng và bất tử ở trong bạn.
You do. But since in your essence you are consciousness, we might as well say that it is an awakening of consciousness from the dream of form. This does not mean that your own form will instantly vanish in an explosion of light. You can continue in your present form yet be aware of the formless and deathless deep within you.
Tôi phải thừa nhận rằng điều ông nói này nằm ngoài sự hiểu biết của trí năng tôi, tuy nhiên, ở một cấp độ sâu hơn, dường như tôi lại hiểu được những gì ông đang nói. Nó giống như là một cảm nhận nhiều hơn là một cái gì khác. Tôi có đang tự lừa dối mình?
I must admit that this is way beyond my comprehension, and yet on some deeper level I seem to know what you are talking about. It's more like a feeling than anything else. Am I deceiving myself?
Không có đâu. Cảm nhận sẽ giúp bạn đến gần với chân lý hơn là những suy nghĩ miên man, không-có-chủ-đích của mình. Những gì tôi đang nói cho bạn ở đây chỉ là những điều gì mà trong sâu thẳm, bạn đã biết rồi. Khi bạn đạt đến một mức độ nối kết sâu sắc với sự chân thật ở bên trong của bạn, bạn sẽ nhận ra ngay khi nghe một điều gì đến từ sự chân thật. Nếu chưa đến mức độ đó, việc luyện tập nhận thức sâu về cơ thể năng lượng ở bên trong của bạn sẽ mang lại chiều sâu nhận thức cần thiết cho bạn.
No, you are not. Feeling will get you closer to the truth of who you are than thinking. I cannot tell you anything that deep within you don't already know. When you have reached a certain stage of inner connectedness, you recognize the truth when you hear it. If you haven't reached that stage yet, the practice of body awareness will bring about the deepening that is necessary.
Làm chậm quá trình lão hóa
Slowing Down The Aging Process
Nhận thức về cơ thể bên trong còn có những lợi ích khác về mặt thể chất. Một trong những ích lợi này là việc làm chậm lại đáng kể quá trình lão suy của cơ thể.
In the meantime, awareness of the inner body has other benefits in the physical realm. One of them is a significant slowing down of the aging of the physical body.
Trong khi cơ thể bên ngoài của bạn thường già nua và tàn lụi khá nhanh theo thời gian, cơ thể năng lượng vô hình bên trong của bạn vẫn không thay đổi mấy - ngoại trừ là bây giờ bạn cảm nhận được nó sâu sắc hơn và toàn vẹn hơn Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, thì trường năng lượng bên trong cơ thể bạn cũng sẽ được cảm nhận giống như khi bạn đã đến độ tuổi 80. Cũng sẽ sống động, đầy năng lực như thế. Từ khi thay đổi trạng thái trước đây (thường hay bận tâm vào bên ngoài cơ thể và hay bị chi phối, kềm tỏa bởi trí năng,…) sang trạng thái mới (chú tâm vào bên trong cơ thể và có mặt trong phút giây hiện tại) cơ thể của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, trong sáng và sống động hơn. Và vì có thêm nhận thức ở trong bạn về thân thể bên trong, nên cấu trúc phân tử trong cơ thể bớt dày đặc hơn. Có thêm nhận thức tức là có ít tham đắm về vật chất hơn.
Whereas the outer body normally appears to grow old and wither fairly quickly, the inner body does not change with time, except that you may feel it more deeply and become it more fully. If you are twenty years old now, the energy field of your inner body will feel just the same when you are eighty. It will be just as vibrantly alive. As soon as your habitual state changes from being out-of-the-body and trapped in your mind to being in-the-body and present in the Now, your physical body will feel lighter, clearer, more alive. As there is more consciousness in the body, its molecular structure actually becomes less dense. More consciousness means a lessening of the illusion of materiality.
Khi bạn đồng nhất mình với cơ thể năng lượng phi-thời-gian ở bên trong nhiều hơn là với cơ thể vật lý ở bên ngoài, khi sự có mặt thường xuyên ở trong bạn trở thành một lối nhận thức mới, rất bình thường, thì quá khứ và tương lai sẽ không còn làm bận tâm được bạn, lúc đó bạn không còn tích lũy thêm thời gian tâm lý(14) nữa vào trong những tế bào của cơ thể. Tích lũy thời gian chính là gánh nặng tâm lý của quá khứ và tương lai, nó sẽ cản trở nhiều đến khả năng tự làm mới của tế bào. Vì vậy nếu bạn an trú được ở bên trong cơ thể năng lượng của mình, thì quá trình lão suy của cơ thể bên ngoài của bạn sẽ được chậm lại nhiều lần, và ngay cả khi đang ở trong tuổi già, thì bản chất không-bị-chi-phối-bởi-thời-gian ở trong bạn sẽ chiếu rọi, tỏa ra bên ngoài, làm cho bạn không có dáng vẻ của một người già nua.
When you become identified more with the timeless inner body than with the outer body, when presence becomes your normal mode of consciousness and past and future no longer dominate your attention, you do not accumulate time anymore in your psyche and in the cells of the body. The accumulation of time as the psychological burden of past and future greatly impairs the cells' capacity for self renewal. So if you inhabit the inner body, the outer body will grow old at a much slower rate, and even when it does, your timeless essence will shine through the outer form, and you will not give the appearance of an old person.
Ông có bằng chứng khoa học nào trong chuyện này không?
Is there any scientific evidence for this?
Bạn hãy thở và cảm nhận. Chính bạn sẽ là bằng chứng.
Try it out and you will be the evidence.
Gia tăng hệ thống miễn nhiễm
Strengthening The Immune System
Một ích lợi khác về khía cạnh thể chất khi thực tập phương pháp này là hệ thống miễn nhiễm của bạn được làm mạnh lên rất nhiều. Điều này xảy ra khi bạn có mặt ở trong cơ thể, càng đưa ý thức vào bên trong cơ thể thì hệ miễn nhiễm ở trong bạn càng mạnh hơn. Giống như là tất cả các tế bào đều thức tỉnh và hoan lạc. Cơ thể bạn yêu thích sự quan tâm của bạn. Đây cũng là một cách bạn tự chữa lành cho mình với một tiềm năng rất cao. Hầu hết tật bệnh tật len lỏi vào khi ta không thực sự có mặt ở trong cơ thể. Nếu chủ nhân vắng nhà thì tất cả những gì ám muội sẽ xuất hiện và chiếm lĩnh chỗ cư trú đó. Khi bạn thường trú trong cơ thể của mình thì những người khách không được mời đó sẽ khó mà vào nhà bạn được.
Another benefit of this practice in the physical realm is a great strengthening of the immune system which occurs when you inhabit the body. The more consciousness you bring into the body, the stronger the immune system becomes. It is as if every cell awakens and rejoices. The body loves your attention. It is also a potent form of self healing. Most illnesses creep in when you are not present in the body. If the master is not present in the house, all kinds of shady characters will take up residence there. When you inhabit your body, it will be hard for unwanted guests to enter.
Không chỉ hệ miễn nhiễm trong cơ thể bạn được tăng cường, mà hệ miễn nhiễm tâm linh của bạn cũng được tăng cường theo. Điều này sẽ bảo vệ cho bạn khỏi rơi vào ảnh hưởng tiêu cực của các trường năng lượng cảm xúc– tinh thần tiêu cực của người khác. Trường năng lượng này thường lan nhiễm ra rất nhanh. Thường trú trong cơ thể bảo vệ bạn không những bằng cách dựng nên một tấm chắn, mà còn nâng cao tần số rung của toàn bộ trường năng lượng chung quanh bạn, để cho những gì rung động ở những tần số thấp hơn như nỗi sợ hãi, giận dữ, và buồn rầu,... giờ đây không còn ảnh hưởng đến bạn vì chúng chỉ tồn tại trong một trật tự riêng biệt của một thực tại khác. Nó không còn chen vào trường năng lượng của nhận thức ở trong bạn nữa. Nếu có, thì bạn cũng không cần phải chống lại năng lượng có tần số rung thấp đó vì nó chỉ đi băng qua bạn thôi. Xin bạn hãy đừng chấp nhận hay bài bác ngay những gì tôi đang nói. Mà hãy tự thử nghiệm cho chính mình điều này.
It is not only your physical immune system that becomes strengthened; your psychic immune system is greatly enhanced as well. The latter protects you from the negative mental-emotional force fields of others, which are highly contagious. Inhabiting the body protects you not by putting up a shield, but by raising the frequency vibration of your total energy field, so that anything that vibrates at a lower frequency, such as fear, anger, depression, and so on, now exists in what is virtually a different order of reality. It doesn't enter your field of consciousness anymore, or if it does you don't need to offer any resistance to it because it passes right through you. Please don't just accept or reject what I am saying. Put it to the test.
Bài tập 6.b: Thực tập Hơi Thở Có Ý Thức


Bạn có thể sử dụng một phương pháp thiền quán rất đơn giản nhưng có công năng rất mạnh giúp làm tăng hệ miễn dịch của mình. Phương pháp này không những rất hiệu quả đối với các triệu chứng đầu tiên của bệnh tật mà nó còn có tác dụng tốt với những căn bệnh đã có từ lâu, nếu bạn áp dụng thường xuyên và với sức tập trung mạnh mẽ. Đồng thời bài tập này cũng giúp bạn được miễn nhiễm những năng lượng tiêu cực khi có những xáo trộn xảy đến cho trường năng lượng của bạn. Tuy nhiên, điều này không thể thay thế cho cách tập luyện có mặt trong cơ thể từng-phút-từng-giây, nếu không thì hiệu quả của nó cũng chỉ là tạm thời. Ta hãy làm như sau:
There is a simple but powerful self-healing meditation that you can do whenever you feel the need to boost your immune system. It is particularly effective if used when you feel the first symptoms of an illness, but it also works with illnesses that are already entrenched if you use it at frequent intervals and with an intense focus. It will also counteract any disruption of your energy field by some form of negativity. However, it is not a substitute for the moment-to-moment practice of being in the body, otherwise, its effect will only be temporary. Here it is.
Khi bạn có một vài phút thư giãn, đặc biệt là ban đêm trước khi bạn ngủ và nhất là vào buổi sáng trước khi bạn ra khỏi giường, hãy để cho nhận thức của mình “tràn ngập” thân thể mình. Hãy nhắm mắt lại. Nằm ngửa duỗi thẳng người. Trước hết bạn hãy chọn một phần nào đó trên cơ thể của bạn để giữ sự chú tâm của mình trong một thời gian như: tay, bàn chân, cánh tay, cẳng chân, bụng, ngực, đầu... Hãy cảm nhận năng lượng của sự sống trong những phần đó càng mạnh càng tốt. Với mỗi bộ phận, hãy duy trì sự chú tâm của bạn khoảng 15 giây. Xong hãy để sự chú tâm của bạn lan đi khắp cơ thể, như một ngọn sóng, trong vài lần, từ chân lên đầu và ngược lại. Động tác này mất khoảng chừng một phút. Sau đó, bạn cảm nhận toàn bộ cơ thể bên trong như là một trường năng lượng đơn thuần. Hãy giữ lấy cảm giác đó trong vài phút. Hãy có mặt cao độ trong suốt quá trình đó, và hãy có mặt trong mỗi tế bào trong người bạn. Nếu thỉnh thoảng lý trí bạn có đưa bạn ra khỏi sự chú tâm bên ngoài cơ thể hay bạn bị cuốn hút theo vài ý tưởng nào đó thì bạn cũng đừng quá quan tâm. Khi nào bạn nhận ra điều này, thì bạn hãy đưa sự chú tâm của mình trở về lại trong người mình.
When you are unoccupied for a few minutes, and especially last thing at night before falling asleep and first thing in the morning before getting up, "flood" your body with consciousness. Close your eyes. Lie flat on your back. Choose different parts of your body to focus your attention on briefly at first: hands, feet, arms, legs, abdomen, chest, head, and so on. Feel the life energy inside those parts as intensely as you can. Stay with each part for fifteen seconds or so. Then let your attention run through the body like a wave a few times, from feet to head and back again. This need only take a minute or so. After that, feel the inner body in its totality, as a single field of energy. Hold that feeling for a few minutes. Be intensely present during that time, present in every cell of your body. Don't be concerned if the mind occasionally succeeds in drawing your attention out of the body and you lose yourself in some thought. As soon as you notice that this has happened, just return your attention to the inner body.
Để hơi thở đưa bạn vào bên trong cơ thể bạn

Let The Breath Take You Into The Body
Nhiều lúc, lý trí của tôi quá bận rộn. Vì bị cuốn hút theo một quán tính của suy tư mà tôi cảm thấy không thể thu hồi lại sự chú tâm của mình ra khỏi những suy tưởng đó để trở về, cảm nhận cơ thể bên trong của tôi. Điều này xảy ra khi tôi rơi vào những khuôn mẫu phản ứng lo lắng, bất an, tiêu cực (15) ở trong tôi. Ông có cách nào không?
At times, when my mind has been very active, it has acquired such momentum that Ifnd it impossible to take my attention away from it and feel the inner body. This happens particularly when I get into a worry or anxiety pa ttern. Do you have any suggestions?
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó khăn khi muốn tiếp xúc với phần cơ thể bên trong, điều dễ dàng nhất là bạn hãy tập trung vào hơi thở trước. Hơi thở có ý thức(16), là một phương pháp thiền quán giúp bạn an tĩnh tâm thần rất mạnh mẽ, sẽ giúp bạn dần dần liên lạc lại với cơ thể bạn. Theo dõi hơi thở với sự chú tâm của mình khi bạn đang thở vào, hay đang thở ra. Bạn hãy thở vào, và cảm nhận bụng mình đang phồng lên và xẹp xuống qua từng hơi thở vào, ra. Nếu bạn cảm thấy dễ hình dung một cái gì đó thì nhắm mắt lại và thấy mình như đang được bao quanh bởi ánh sáng hay đang chìm trong một chất phát sáng – một biển nhận thức bao la. Sau đó bạn thở vào và thâu hết luồng sáng đó vào người mình. Hãy cảm nhận là chất phát sáng đó đang tràn ngập cơ thể bạn và làm cho cơ thể bạn cũng phát sáng. Rồi bạn để sự chú tâm của mình nhiều hơn vào những cảm xúc ở bên trong. Bây giờ bạn đã ở trong cơ thể của mình. Hãy nhớ đừng bị vướng mắc với bất cứ hình ảnh nào mà bạn nhìn thấy.
If at any time you are finding it hard to get in touch with the inner body, it is usually easier to focus on your breathing first. Conscious breathing, which is a powerful meditation in its own right, will gradually put you in touch with the body. Follow the breath with your attention as it moves in and out of your body. Breathe into the body, and feel your abdomen expanding and contracting slightly with each inhalation and exhalation. If you find it easy to visualize, close your eyes and see yourself surrounded by light or immersed in a luminous substance - a sea of consciousness. Then breathe in that light. Feel that luminous substance filling up your body and malting it luminous also. Then gradually focus more on the feeling. You are now in your body. Don't get attached to any visual image.
Hãy sử dụng trí năng của bạn một cách sáng tạo
Creative Use Of Mind
Nếu bạn cần sử dụng trí năng cho một mục đích đặc thù nào đó, hãy dùng nó để liên kết với cơ thể bên trong của bạn. Chỉ khi nào bạn có thể nhận thức mà không vướng chút suy tư nào, lúc đó bạn mới có thể dùng lý trí của mình một cách sáng tạo và cách dễ nhất để thực hiện điều đó là đi vào bên trong cơ thể của mình. Khi nào bạn cần có một câu trả lời, một giải pháp hay một ý tưởng sáng tạo, bạn hãy dừng lại hết mọi suy tư trong chốc lát và tập trung sự chú tâm của mình vào trường năng lượng bên trong cơ thể bạn. Hãy chú tâm đến sự tĩnh lặng ở bên trong. Khi bắt đầu suy nghĩ trở lại, những suy tư ấy sẽ tươi trẻ và đầy sáng tạo. Trong bất cứ hoạt động suy tư nào, bạn hãy tạo một thói quen dao động một vài phút giữa suy tư và yên tĩnh, lắng nghe sự tĩnh lặng của bạn ở bên trong. Chúng ta có thể nói là: Đừng chỉ suy tư với cái đầu, hãy suy tư với toàn bộ cơ thể của mình.
If you need to use your mind for a specific purpose, use it in conjunction with your inner body. Only if you are able to be conscious without thought can you use your mind creatively, and the easiest way to enter that state is through your body. Whenever an answer, a solution, or a creative idea is needed, stop thinking for a moment by focusing attention on your inner energy field. Become aware of the stillness. When you resume thinking, it will be fresh and creative. In any thought activity, make it a habit to go back and forth every few minutes or so between thinking and an inner kind of listening, an inner stillness. We could say: don't just think with your head, think with your whole body.
Nghệ thuật lắng nghe
The Art Of Listening
Khi lắng nghe người khác, bạn đừng chỉ lắng nghe với lý trí, mà hãy nghe với toàn bộ cơ thể của mình. Khi lắng nghe, hãy cảm nhận trường năng lượng của cơ thể năng lượng bên trong bạn. Điều đó giúp bạn tách sự chú tâm ra khỏi những suy nghĩ và tạo ra một khoảng không gian yên tĩnh, giúp bạn lắng nghe thực sự mà không bị trí năng quấy rầy. Lúc đó, bạn đang cho người kia không gian – không gian để thể hiện. Đó là một món quà quý giá nhất bạn có thể cho người đó. Hầu hết mọi người thường không biết cách lắng nghe, vì những suy tư ở trong đầu họ thường chiếm hết sự chú tâm của họ. Họ chú ý vào những suy tư đó hơn là những gì người kia đang nói, và không chú tâm tí nào đến một điều quả thực rất quan trọng là: Sự Có Mặt của người kia, bên dưới những ngôn từ và suy tư. Dĩ nhiên là bạn không thể cảm nhận được sự Hiện Hữu của người khác, ngoại trừ qua sự Hiện Hữu ở trong chính bạn. Đây chính là bước khởi đầu của quá trình nhận thức về cái Một, Cái Duy Nhất(17), tức cũng là tình yêu. Ở cấp độ sâu nhất của Hiện Hữu, bạn là một với tất cả.
When listening to another person, don't just listen with your mind, listen with your whole body. Feel the energy field of your inner body as you listen. That takes attention away from thinking and creates a still space that enables you to truly listen without the mind interfering. You are giving the other person space - space to be. It is the most precious gift you can give. Most people don't know how to listen because the major part of their attention is taken up by thinking. They pay more attention to that than to what the other person is saying, and none at all to what really matters: the Being of the other person underneath the words and the mind. Of course, you cannot feel someone else's Being except through your own. This is the beginning of the realization of oneness, which is love. At the deepest level of Being, you are one with all that is.
Hầu hết quan hệ con người chỉ đơn thuần là sự tương tác giữa lý trí với nhau, mà không phải là hai con người đang giao tiếp, đang hòa nhập với nhau. Không có mối quan hệ nào có thể phát triển được theo chiều hướng đó, và đó cũng là lý do tại sao trong quan hệ giữa người với người có quá nhiều xung đột. Khi đời bạn còn bị khống chế bởi lý trí thì xung đột, mâu thuẫn và rắc rối là điều không thể tránh khỏi. Khi liên kết được với cơ thể bên trong của mình tạo ra một chiều không gian-không-có-lý-trí-kềm-tỏa, thì quan hệ của bạn với người khác mới được đơm hoa, kết trái trong không gian đó.
Most human relationships consist mainly of minds interacting with each other, not of human beings communicating, being in communion. No relationship can thrive in that way, and that is why there is so much conflict in relationships. When the mind is running your life, conflict, strife and problems are inevitable. Being in touch with your inner body creates a clear space of no-mind within which the relationship can flower.
Chú thích Chương 6:


1) Cơ Thể Năng Lượng: Là thân thể bên trong ta làm bằng nhiều lớp năng lượng vi tế của vũ trụ. Những người nhạy cảm có thể nhìn thấy mầu sắc hay cảm được thân thể năng lượng này. Nhân điện là liệu pháp tác động vào những thân năng lượng này.

2) Chân Ngã: Cái ‘Tôi' chân thật, thâm sâu nhất của mình. Ta chính là Hiện Hữu, là tất cả những gì đang biểu hiện một cách sống động từng giây, từng phút trong phút giây này. Chân ngã của ta không có giới hạn, và vô hình nên trí năng của ta không thể nào khái niệm được.

3) An Trú trong cơ thể mình: hay có mặt, giữ tâm ý trong cơ thể mình, biết được thân thể mình đang có đó, có mặt với những gì đang xảy ra ở trong cơ thể của mình.

4) Chủ thể và đối tượng: Trong thiền quán danh từ chủ thể là người quan sát, người đặt sự chú tâm vào một cái gì đó. Đối tượng là vật hay đề tài mà ta đang quan sát, đang đặt sự chú tâm của mình vào. Ví dụ bạn đang nhìn một bông hoa, thì bông hoa đang trở thành là đối tượng của bạn. Khi Eckhart Tolle nói trong Hiện Hữu, chủ thể và đối tượng trở thành một, đồng nhất, hòa vào với nhau, không còn sự phân biệt giữa người quan sát và đối tượng đang được quan sát nữa.

5) Vượt lên trên Tên Gọi và Hình Tướng: Hiện Hữu là cái ta chỉ có thể cảm nhận trực tiếp qua sự có mặt của mình, mà không thể qua suy nghĩ, hoặc tư duy. Vì Hiện Hữu vượt lên trên những gì chúng ta có thể khái niệm, đặt tên được, hoặc những gì có hình thể, hay tướng mạo để ta có thể diễn tả hoặc khái niệm được.

6) Cái tôi biệt lập: là ấn tượng ở trong ta, có vẻ rất thật, nhưng sai lầm rằng có một bản ngã, một cá thể, một con người… ở trong ta, biệt lập, không dính dáng gì đến thế giới chung quanh, ta phải tự lo liệu chuyện sinh kế, sống còn…

7) Chữ mật ong không phải là mật ong: Vì chữ mật ong chỉ giúp cho ta một khái niệm về mật ong thôi, đâu thể thay thế cho mật ong thực sự hay kinh nghiệm vị ngọt khi ta bỏ mật ong vào lưỡi. Cũng như tấm bản đồ giúp ta có một khái niệm về một lãnh thổ, nhưng tấm bản đồ (chỉ là một mảnh giấy có nhiều ghi chú) không phải là tự thân lãnh thổ ấy.

8) Nhất thể: Cảm nhận hợp nhất với vạn vật, đất trời, muông thú… tất cả.

9) Ăn chay: Một thực tập vì lòng xót thương mạng sống của thú vật, chim muông, hoặc để giữ gìn sức khỏe hay có được sự quân bình năng lượng ở trong người.

10) Hành hạ thân xác: Một lối thực tập thiếu từ bi bằng cách tự hành hạ mình, như dùng roi quất vào lưng mình hay mang dây gai ở trong người để thân thể luôn cảm thấy bị đau đớn.

11) Phản ứng lý trí - tình cảm tiêu cực đã bị điều kiện hóa được nảy sinh: Cách chúng ta cư xử, suy nghĩ theo một thói quen, một khuôn mẫu nhất định, bó buộc, không thể làm khác đi được. Một trong những khuôn mẫu cư xử từ quá khứ là từ những cách cư xử của cha, mẹ hoặc những người thân trong gia đình cư xử với nhau,… Ví dụ: Khuynh hướng bạo động, tự hủy mình hoặc bạo động với người khác khi phải đối diện với nỗi khổ đau quá lớn ở trong ta.

12) Sự chú tâm của ta là định lực, như là tia sáng được hội tụ, tập trung lại khi đi qua một chiếc kính lúp, cho nên có sức mạnh soi thủng những vô minh, khổ đau dày đặc ở trong tâm thức của chúng ta. Ví dụ khi ta có một nỗi khổ ở trong lòng, chỉ cần ta yên lặng, đặt hết sự chú tâm của mình vào cảm xúc tiêu cực đó mà không có thái độ phản ứng, hay phán xét,… thì một lúc sau, tự nhiên những khổ đau, vô minh đó sẽ được chuyển hóa, trở thành niềm an lạc, trở thành nhiên liệu của ý thức. Một người vừa chuyển hóa được một mối khổ lớn thì nhận thức của người đó càng được thắp sáng hơn.

13) Cõi Vô Tướng: Cõi chưa biểu hiện, nhưng tràn đầy tinh lực. Cõi Vô Tướng là cái nôi, là Cội Nguồn của tất cả những gì đang được biểu hiện, trong đó có thế giới vật lý mà chúng ta đang sống.

14) Thời gian tâm lý: đó là quá khứ và tương lai. Quá khứ là những gì đã qua, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng lại trong lòng chúng ta, thường là vì chúng ta vẫn chưa hoàn tất với quá khứ, có những niềm đau, nỗi khổ trong quá khứ mà chúng ta vẫn còn trốn chạy, không muốn cảm nhận,… nên quá khứ vẫn còn đó. Không biết rằng, ta chỉ cần yên lặng, ý thức, đối diện, quan sát mà không phê phán, những cảm xúc khổ đau, khó chịu đó khi chúng trở về ở trong lòng ta, ta sẽ hóa giải được ngay tức khắc những khổ đau này. Nếu cần khóc, ta cứ khóc tự nhiên để rũ bỏ những khổ đau này. Hoặc trong khi tâm ta đang ở trong trạng thái thiếu hiểu biết, có khi chúng ta vẫn còn tưởng rằng quá khứ đang xảy ra, nên ta vẫn luôn bị ám ảnh, và bị quá khứ chi phối đời sống hiện tại của chúng ta. Tương lai là những gì chưa xảy ra nhưng, vì không ý thức, ta cứ để những suy tư, lo lắng về tương lai ở trong ta chi phối đời sống của chúng ta trong phút giây hiện tại.

15) Khuôn mẫu phản ứng lo lắng, bất an: Trong ta có những phần rất lo lắng, ưu tư cho sự sống còn, muốn có một bảo đảm về vật chất, tinh thần,… trong tương lai. Nên khi những khuôn mẫu phản ứng lo lắng, bất an này trong ta bị kích thích, ta trở nên nóng nảy, bồn chồn như một người đang ngồi trên lửa. Chúng ta có thể sống an nhiên, tự tại trong phút giây này, không muốn phí công lo nghĩ, sợ hãi những gì chưa xảy đến vì tương lai là điều luôn nằm ngoài vòng kiểm soát của chúng ta.

16) Hơi thở có ý thức là một thực tập sâu sắc nhất trong Thiền Tập giúp bạn có mặt với chính mình và với những gì xảy ra chung quanh bạn.

17) Cái Duy Nhất: Cái Một, Cái Tất Cả, là Đời Sống, nơi mọi thứ trở thành hợp nhất trong sự toàn vẹn, vĩnh cửu, hiện tiền.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Quy nguyên trực chỉ


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.162.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...