Nguồn gốc của đau khổ nằm ngay trong mỗi chúng ta. Khi hiểu được thực tế của chính mình thì chúng ta sẽ nhận biết được giải pháp của vấn đề đau khổ. “Hãy biết mình” đó là lời khuyên của những người hiểu biết. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách hiểu được tính chất của chính mình, nếu không chúng ta chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề của ta hay của thế giới.
The source of suffering lies within each of us. When we understand our own reality, we shall recognize the solution to the problem of suffering. “Know thyself,” all wise persons have ad- vised. We must begin by knowing our own nature; otherwise we can never solve our own problems or the problems of the world.
Nhưng thực sự thì chúng ta biết gì về chính mình? Chúng ta tự cho mình là quan trọng, là độc nhất, nhưng sự hiểu biết về chính mình thì rất hời hợt. Chúng ta hoàn toàn không biết gì về mình ở những tầng lớp sâu hơn.
But actually what do we know about ourselves? We are each convinced of the importance of ourselves, of the uniqueness of our- selves, but our knowledge of ourselves is only superficial. At deeper levels, we do not know ourselves at all.
Đức Phật quan sát hiện tượng của con người bằng cách quan sát chính ngài. Bỏ ra ngoài mọi định kiến, Ngài tìm hiểu thực tại bên trong và nhận ra rằng mỗi chúng sinh là sự kết hợp của năm tiến trình: bốn thuộc về tinh thần và một thuộc về thể xác.
The Buddha examined the phenomenon of a human being by examining his own nature. Laying aside all preconceptions, he ex- plored reality within and realized that every being is a composite of five processes, four of them mental and one physical.
Chúng ta hãy bắt đầu ở khía cạnh thể xác. Đây là phần rõ rệt, hiển nhiên nhất của con người, sẵn sàng được nhận biết bởi những giác quan. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về khía cạnh này rất nghèo nàn. Bề ngoài, ta có thể kiểm soát được thân thể: đi đứng, hành động theo ý muốn. Nhưng trên một bình diện khác, nội tạng hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và chúng ta cũng chẳng biết gì về những hoạt động này. Ở một mức độ tinh tế hơn, chúng ta không biết gì bằng trải nghiệm về những phản ứng sinh hóa không ngừng xảy ra trong mỗi tế bào của cơ thể. Nhưng đây cũng chưa phải là thực tế tối hậu của hiện tượng vật chất. Xét đến cùng, cơ thể tưởng như chắc đặc này lại được cấu tạo bởi những hạt hạ nguyên tử và những khoảng trống. Hơn thế nữa, ngay cả những hạt hạ nguyên tử này cũng không thực sự chắc đặc; khoảng thời gian sinh tồn của mỗi một hạ nguyên tử còn ngắn hơn một phần tỷ giây đồng hồ. Các hạt này sinh và diệt liên tục như một dòng rung động. Đây là thực tại tối hậu của cơ thể, của tất cả vật chất, được Đức Phật khám phá ra cách đây trên 2.500 năm.
Let us begin with the physical aspect. This is the most obvious, the most apparent portion of ourselves, readily perceived by all the senses. And yet how little we really know about it. Superficially one can control the body: it moves and acts according to the conscious will. But on another level, all the internal organs function beyond our control, without our knowledge. At a subtler level, we know nothing, experientially, of the incessant biochemical reactions occurring within each cell of the body. But this is still not the ultimate reality of the material phenomenon. Ultimately the seem- ingly solid body is composed of subatomic particles and empty space. What is more, even these subatomic particles have no real solidity; the existence span of one of them is much less than a tril- lionth of a second. Particles continuously arise and vanish, passing into and out of existence, like a flow of vibrations. This is the ultimate reality of the body, of all matter, discovered by the Buddha 2500 years ago.
Các nhà khoa học hiện đại, qua những cuộc nghiên cứu, cũng nhận thức và chấp nhận thực tế tối hậu này của vũ trụ vật chất.
Through their own investigations, modern scientists have rec- ognized and accepted this ultimate reality of the material universe.
Tuy nhiên, những nhà khoa học này không được giải thoát hay giác ngộ. Họ chỉ tò mò nghiên cứu bản chất của vũ trụ, dùng trí thông minh và dựa vào những dụng cụ để kiểm chứng lại những lý thuyết của họ. Ngược lại, động cơ thúc đẩy Đức Phật tìm hiểu vũ trụ là nguyện vọng muốn tìm một giải pháp để thoát khỏi đau khổ, chứ không phải vì tò mò. Ngài không dùng công cụ nào khác để khảo sát, ngoài tâm của Ngài. Sự thật do Ngài khám phá ra do Ngài trực tiếp kinh nghiệm chứ không phải do lý luận. Vì vậy mà ngài đã được giải thoát.
However, these scientists have not become liberated, enlightened persons. Out of curiosity they have investigated the nature of the universe, using their intellects and relying on instruments to verify their theories. In contrast, the Buddha was motivated not simply by curiosity but rather by the wish to find a way out of suffering. He used no instrument in his investigation other than his own mind. The truth that he discovered was the result not of intellectualizing but of his own direct experience, and that is why it could liberate him.
Ngài tìm thấy rằng toàn thể vũ trụ vật chất đều được cấu tạo bởi những hạt cơ bản mà tiếng Pāli gọi là kalapas, hay những đơn vị bất khả phân. Những đơn vị này phô bày các tính chất căn bản của vật chất dưới những hình thức khác biệt không giới hạn: trọng lượng, sức kết hợp, nhiệt độ, chuyển động. Chúng kết hợp lại để tạo thành những cấu trúc trông có vẻ trường cửu. Nhưng thật sự những cấu trúc này đều được kết hợp bởi những kalapas cực nhỏ ở trạng thái không ngừng sinh và diệt. Đây là thực tại tối hậu của vật chất: một dòng chảy không ngừng của những sóng hay hạt. Đây là cơ thể mà mỗi người chúng ta đều gọi là “cái ta”.
He found that the entire material universe was composed of particles, called in Pāli kalāpas, or “indivisible units.” These units exhibit in endless variation the basic qualities of matter: mass, cohesion, temperature, and movement. They combine to form structures which seem to have some permanence. But actually these are all composed of minuscule kalāpas which are in a state of continuously arising and passing away. This is the ultimate reality of matter: a constant stream of waves or particles. This is the body which we each call “myself.”
Cùng với tiến trình thể xác, còn có tiến trình tinh thần, tâm. Mặc dầu ta không thể sờ mó, hay nhìn thấy được tâm, nhưng ta cảm thấy nó quan hệ mật thiết với chúng ta hơn cả thân thể: chúng ta có thể hình dung một kiếp sống tương lai không có thân, nhưng ta không thể tưởng tượng được một kiếp sống không có tâm. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về tâm thật nhỏ nhoi và sự kiểm soát của ta về nó cũng thật ít ỏi. Chúng thường xuyên không làm theo ý ta muốn, và làm những điều ta không muốn. Điều khiển tâm là một điều khó, còn vô thức thì thật sự ở ngoài quyền hạn và sự hiểu biết của chúng ta, vì nó có những lực mà chúng ta không chấp nhận hay không hề hay biết.
Along with the physical process there is the psychic process, the mind. Although it cannot be touched or seen, it seems even more intimately connected with ourselves than our bodies: we may picture a future existence without the body, but we cannot imagine any such existence without the mind. Yet how little we know about the mind, and how little we are able to control it. How often it refuses to do what we want, and does what we do not want. Our control of the conscious mind is tenuous enough, but the unconscious seems totally beyond our power or understanding, filled with forces of which we may not approve or be aware.
Trong khi quan sát cơ thể, Đức Phật cũng quan sát tâm, và Ngài thấy tâm nhìn chung gồm bốn tiến trình: thức (viññāṇa), tưởng (saññā), thọ (vedanā), và hành (saṅkhāra).
As he examined the body, the Buddha also examined the mind and found that in broad, overall terms it consisted of four processes: consciousness (viññāṇa), perception (saññā), sensation (vedanā), and reaction (saṅkhāra).
Tiến trình thứ nhất là thức, là phần tiếp nhận của tâm, một hoạt động của ý thức không phân biệt hay nhận biết. Nó chỉ ghi nhận sự xảy ra của bất kỳ hiện tượng nào, sự tiếp nhận bất kỳ điều gì thuộc tâm thần hay thể chất. Nó ghi nhận những dữ kiện thô của kinh nghiệm mà không hề đặt tên hay phê phán.
The first process, consciousness, is the receiving part of the mind, the act of undifferentiated awareness or cognition. It simply registers the occurrence of any phenomenon, the reception of any input, physical or mental. It notes the raw data of experience without assigning labels or making value judgments.
Tiến trình thứ hai là tưởng, là hoạt động nhận biết. Phần này của tâm nhận biết những gì mà ý thức đã từng ghi nhận trước đây. Nó phân biệt, đặt tên và xếp loại những dữ kiện thô đã thu thập vào và có sự đánh giá là tích cực hay tiêu cực.
The second mental process is perception, the act of recognition. This part of the mind identifies whatever has been noted by the consciousness. It distinguishes, labels, and categorizes the incoming raw data and makes evaluations, positive or negative.
Tiến trình kế tiếp là thọ, cảm thọ. Thật ra, ngay khi bất kỳ dữ kiện nào được thu nhận thì cảm thọ nổi lên, một dấu hiệu cho biết có gì đó đang xảy ra. Chừng nào dữ kiện thu nhận vào còn chưa được đánh giá thì cảm thọ vẫn ở trạng thái trung tính, nhưng một khi chúng được gắn cho một giá trị thì cảm thọ sẽ trở nên dễ chịu hay khó chịu, tùy theo sự định giá.
The next part of the mind is sensation. Actually as soon as any input is received, sensation arises, a signal that something is hap- pening. So long as the input is not evaluated, the sensation remains neutral. But once a value is attached to the incoming data, the sen- sation becomes pleasant or unpleasant, depending on the evaluation given.
[Tiến trình thứ tư là hành, phản ứng.] Nếu cảm thọ là dễ chịu thì một mong ước khởi dậy, mong muốn kinh nghiệm được kéo dài và gia tăng. Nhưng nếu là một cảm giác khó chịu thì mong muốn là chấm dứt và xô đẩy nó đi. Tâm phản ứng với sự thích hay không thích. Thí dụ khi tai hoạt động bình thường và ta nghe một âm thanh thì thức bắt đầu hoạt động. Và khi âm thanh được ghi nhận là lời nói, với ý nghĩa tích cực hay tiêu cực, thì tưởng bắt đầu hoạt động. Sau đó thọ xuất hiện. Nếu là những lời khen, thì cảm giác dễ chịu nổi lên, nếu là lời chê bai, thì cảm giác khó chịu nổi lên. Lập tức hành, phản ứng xảy ra. Nếu cảm giác là dễ chịu thì ta bắt đầu thích nó, và muốn được ngợi khen nhiều hơn. Nếu là cảm giác khó chịu, thì ta bắt đầu ghét nó và muốn chấm dứt sự chê bai.
If the sensation is pleasant, a wish forms to prolong and intensify the experience. If it is an unpleasant sensation, the wish is to stop it, to push it away. The mind reacts with liking or disliking.1 For example, when the ear is functioning normally and one hears a sound, cognition is at work. When the sound is recognized as words, with positive or negative connotations, perception has started to function. Next sensation comes into play. If the words are praise, a pleasant sensation arises. If they are abuse, an unpleasant sensation arises. At once reaction takes place. If the sensation is pleasant, one starts liking it, wanting more words of praise. If the sensation is unpleasant, one starts disliking it, wanting to stop the abuse.
Những bước tương tự sẽ xảy ra khi một trong những giác quan nhận dữ kiện vào: thức, tưởng (nhận định), thọ (cảm nhận), hành (phản ứng). Bốn hoạt động này của tâm lướt qua còn nhanh hơn cả những hạt ngắn ngủi của thực tại vật chất. Mỗi khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng nào đó, thì bốn tiến trình của tâm xảy ra chớp nhoáng, và lặp lại như vậy với mỗi lần tiếp xúc tiếp theo. Tuy nhiên, những tiến trình này xảy ra quá nhanh đến nỗi ta không nhận biết được những gì đang xảy ra. Chỉ khi nào một phản ứng đặc biệt được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, ở một dạng thức rất nổi bật và mãnh liệt, thì sự nhận biết về nó mới phát triển đến bình diện ý thức.
The same steps occur whenever any of the other senses receives an input: consciousness, perception, sensation, reaction. These four mental functions are even more fleeting than the ephemeral particles composing the material reality. Each moment that the senses come into contact with any object, the four mental processes occur with lightning-like rapidity and repeat themselves with each subsequent moment of contact. So rapidly does this occur, however, that one is unaware of what is happening. It is only when a particular reaction has been repeated over a longer period of time and has taken a pronounced, intensified form that awareness of it develops at the conscious level.
Điểm nổi bật nhất của sự mô tả con người theo cách này không phải là những gì được mô tả, mà là những gì được loại bỏ. Cho dù chúng ta dù là người phương Tây hay phương Đông, Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, vô tín ngưỡng, hay là gì đi nữa thì mỗi người trong chúng ta đều tin chắc tự bẩm sinh rằng có một cái tôi ở đâu đó trong ta, một thực thể tồn tại liên tục. Chúng ta hoạt động với một giả định không cần suy xét rằng một con người sống từ mười năm về trước, về cơ bản vẫn là cùng một người đó đang sống trong hiện tại, rồi sẽ tiếp tục sống mười năm nữa kể từ bây giờ, và cũng có thể còn hiện diện ở kiếp khác sau khi chết. Dù chúng ta tin vào một triết lý nào, một lý thuyết hay một tín ngưỡng nào, thì thật sự trong đời chúng ta vẫn sống với một sự tin tưởng chắc chắn, sâu xa rằng: “Tôi đã là, tôi đang là, tôi sẽ là.”
The most striking aspect of this description of a human being is not what it includes but what it omits. Whether we are Western or Eastern, whether Christian, Jewish, Muslim, Hindu, Buddhist, athe- ist, or anything else, each of us has a congenital assurance that there is an “I” somewhere within us, a continuing identity. We operate on the unthinking assumption that the person who existed ten years ago is essentially the same person who exists today, who will exist ten years from now, perhaps who will still exist in a future life after death. No matter what philosophies or theories or beliefs we hold as true, actually we each live our lives with the deep-rooted conviction, “I was, I am, I shall be.”
Đức Phật đã thách thức sự thừa nhận theo bản năng về một thực thể cá biệt - con người - theo cách này. Khi bác bỏ điều này, Ngài không đưa ra một quan điểm suy đoán khác để chống lại những học thuyết của người khác: Ngài nhấn mạnh nhiều lần rằng Ngài không đưa ra một quan điểm, mà chỉ đơn giản là mô tả sự thật mà Ngài đã kinh nghiệm, và bất cứ người bình thường nào cũng có thể kinh nghiệm được. Ngài nói: “Bậc giác ngộ gạt bỏ mọi lý thuyết, bởi vì người đó đã nhìn thấy được thực tại của sắc (vật chất), thọ (cảm giác), tưởng (nhận định), hành (phản ứng), thức (hay biết), và sự sinh diệt của chúng.” Bất chấp vẻ ngoài, Ngài thấy được rằng mỗi một con người trong thực tế là một chuỗi những sự kiện riêng biệt nhưng có liên hệ. Mỗi sự kiện là kết quả của một sự kiện trước nó và đi liền theo sau không hề có sự đứt đoạn. Tiến trình liên tục của những sự kiện liên quan mật thiết với nhau tạo ra vẻ ngoài của một thực thể liên tục hay cá biệt, nhưng đó chỉ là một thực tại bên ngoài, không phải sự thật tối hậu.
The Buddha challenged this instinctive assertion of identity. By doing so he was not expounding one more speculative view to combat the theories of others: he repeatedly emphasized that he was not putting forth an opinion, but simply describing the truth that he had experienced and that any ordinary person can experience. “The enlightened one has cast aside all theories,” he said, “for he has seen the reality of matter, sensation, perception, reaction, and consciousness, and their arising and passing away.”2 Despite appearances, he had found that each human being is in fact a series of separate but related events. Each event is the result of the preceding one and follows it without any interval. The unbroken progression of closely connected events gives the appearance of continuity, of identity, but this is only an apparent reality, not ul- timate truth.
Chúng ta có thể đặt tên cho một dòng sông, nhưng bản chất thật nó vẫn là một dòng nước trôi chảy không ngừng. Chúng ta có thể xem ngọn lửa cây nến là một cái gì liên tục, nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy thật ra ngọn lửa phát từ tim nến, cháy một lúc rồi bị thay thế bởi một ngọn lửa mới, và cứ thế tiếp diễn. Chúng ta nói đến ánh sáng của một bóng đèn điện, nhưng không bao giờ ngừng lại để suy nghĩ trong thực tế thì ánh đèn đó, cũng như dòng sông, là một dòng liên tục, trong trường hợp này là một dòng năng lượng tạo ra bởi những rung động ở một tần số rất cao xảy ra trong sợi tóc của bóng đèn. Trong mỗi một thời điểm, luôn có một cái gì đó mới sinh ra như là kết quả của một cái gì trong quá khứ, để rồi sẽ được thay thế bởi cái gì đó mới sinh ra vào thời điểm theo sau đó. Sự liên tục của những sự kiện quá nhanh và liên tục đến nỗi khó mà phân biệt được. Ở một thời điểm cụ thể nào đó trong tiến trình, ta không thể nói cái đang xảy ra cũng là cái vừa xảy ra trước nó, nhưng cũng không thể nói chúng không phải là một. Dù sao đi nữa, tiến trình ấy thực sự xảy ra.
We may give a river a name but actually it is a flow of water never pausing in its course. We may think of the light of a candle as something constant, but if we look closely, we see that it is really a flame arising from a wick which burns for a moment, to be replaced at once by a new flame, moment after moment. We talk of the light of an electric lamp, never pausing to think that in reality it is, like the river, a constant flow, in this case a flow of energy caused by very high frequency oscillations taking place within the filament. Every moment something new arises as a product of the past, to be replaced by something new in the following moment. The succession of events is so rapid and continuous that it is difficult to discern. At a particular point in the process one cannot say that what occurs now is the same as what preceded it, nor can one say that it is not the same. Nevertheless, the process occurs.
Cũng vậy, Đức Phật nhận ra rằng con người không phải một thực thể hoàn tất và bất biến, mà là một tiến trình đang trôi chảy từ thời điểm này sang thời điểm khác. Không có “con người” thật sự, mà chỉ là một dòng trôi chảy, một tiến trình liên tục của sự trở thành. Lẽ dĩ nhiên, trong đời sống hằng ngày chúng ta buộc phải ứng xử với mỗi người khác như là những con người có bản chất trong một chừng mực nào đó đã được xác định và bất biến; chúng ta phải chấp nhận cái thực tại bên ngoài, hiển nhiên, nếu không chúng ta không thể sinh hoạt gì được. Thực tại bên ngoài vẫn là một thực tại, nhưng chỉ là một thực tại nông cạn. Ở một mức độ sâu hơn, thực tại là toàn thể vũ trụ - có tri giác và vô tri giác - luôn trong một trạng thái liên tục trở thành - sinh ra và diệt mất. Trong thực tế, mỗi chúng ta là một dòng chảy của những hạt hạ nguyên tử không ngừng biến đổi, song song với tiến trình thay đổi của sự hay biết, nhận định, cảm nhận, phản ứng, thậm chí còn nhanh hơn cả tiến trình của vật chất.
In the same way, the Buddha realized, a person is not a finished, unchanging entity but a process flowing from moment to moment. There is no real “being,” merely an ongoing flow, a continuous process of becoming. Of course in daily life we must deal with each other as persons of more or less defined, unchanging nature; we must accept external, apparent reality, or else we could not function at all. External reality is a reality, but only a superficial one. At a deeper level the reality is that the entire universe, animate and inanimate, is in a constant state of becoming—of arising and passing away. Each of us is in fact a stream of constantly changing subatomic particles, along with which the processes of consciousness, perception, sensation, reaction change even more rapidly than the physical process.
Đây là thực tại tối hậu của cái “ngã” mà mỗi chúng ta đều quá quan tâm đến. Đây là chuỗi sự kiện mà chúng ta bị lôi cuốn vào. Nếu chúng ta có thể hiểu được điều này một cách đúng đắn bằng kinh nghiệm trực tiếp, thì chúng ta sẽ tìm được manh mối giúp ta thoát khổ.
This is the ultimate reality of the self with which each of us is so concerned. This is the course of events in which we are involved. If we can understand it properly by direct experience, we shall find the clue to lead us out of suffering.
Câu hỏi: Khi thầy nói đến tâm, tôi không rõ thầy nói cái gì? Tôi không thể tìm thấy cái tâm.
QUESTION: When you say “mind,” I'm not sure what you mean. I can't find the mind.
Thiền sư S. N. Goenka: Nó ở khắp nơi, trong mọi nguyên tử. Ở bất cứ chỗ nào bạn cảm thấy gì là tâm ở đó. Tâm cảm nhận.
S. N. GOENKA: It is everywhere, with every atom. Wherever you feel anything, the mind is there. The mind feels.
Vậy không phải thầy nói tâm để chỉ là trí óc đó sao?
Then by the mind you don't mean the brain?
Ồ, không, không, không. Ở Phương Tây này, bạn nghĩ tâm chỉ ở trong đầu. Đó là khái niệm sai lầm.
Oh no, no, no. Here in the West you think that the mind is only in the head. It is a wrong notion.
Vậy tâm là toàn bộ cơ thể?
Phải, toàn bộ cơ thể chứa đựng tâm, toàn bộ cơ thể!
Yes, the whole body contains the mind, the whole body!
Thầy nói đến kinh nghiệm về cái “ta” bằng ngôn từ tiêu cực. Nó không có một khía cạnh tích cực nào sao? Chẳng lẽ không có một kinh nghiệm nào về cái “ta” giúp con người tràn ngập sự hân hoan, bình an và vui mừng sao?
You speak of the experience of “I” only in negative terms. Hasn't it a positive side? Isn't there an experience of “I” which fills a person with joy, peace, and rapture?
Nhờ hành thiền bạn sẽ thấy những khoái cảm đều vô thường; chúng đến rồi đi. Nếu cái “ta” thực sự hưởng thụ chúng, nếu chúng là những khoái lạc “của tôi”, thì tôi phải có quyền hạn đối với chúng. Nhưng chúng chợt đến rồi đi ngoài vòng kiểm soát của tôi. Có cái “ta” nào đâu?
By meditation you will find that all such sensual pleasures are impermanent; they come and pass away. If this “I” really enjoys them, if they are “my” pleasures, then “I” must have some mastery over them. But they just arise and pass away without my control. What “I” is there?
Tôi không nói đến khoái cảm, mà nói đến một mức độ rất thâm sâu.
I'm speaking not of sensual pleasures but of a very deep level.
Ở mức độ đó, cái “ta” không quan trọng gì cả. Khi bạn đạt được tới mức độ đó cái “ta” không còn. Chỉ còn có sự an vui. Lúc đó vấn đề cái “ta” không còn đặt ra nữa.
At that level, “I” is of no importance at all. When you reach that level, the ego is dissolved. There is only joy. The question of “I” does not arise then.
Thay vì nói đến cái “ta”, chúng ta hãy nói đến kinh nghiệm của một người.
Well, instead of “I,” let us say the experience of a person.
Sự cảm nhận cảm thấy; không có ai cảm nhận cả. Sự việc xảy ra, chỉ có thế thôi. Hiện nay đối với bạn dường như nhất thiết phải có một cái “ta” để cảm nhận, nhưng nếu bạn hành thiền, bạn sẽ đạt tới giai đoạn mà tự ngã tan biến đi. Lúc đó câu hỏi của bạn sẽ không còn nữa.
Feeling feels; there is no one to feel it. Things are just happening, that's all. Now it seems to you that there must be an “I” who feels, but if you practice, you will reach the stage where ego dissolves. Then your question will disappear!
Tôi đến đây vì tôi cảm thấy “tôi” cần phải đến đây.
I came here because I felt “I” needed to come here.
Đúng vậy. Theo quy ước, chúng ta không thể chối bỏ cái “tôi”, hay cái “của tôi”. Nhưng nếu bám vào chúng như là có thật thì chỉ đem lại khổ đau.
Yes! Quite true. For conventional purposes, we cannot run away from “I” or “mine.” But clinging to them, taking them as real in an ultimate sense will bring only suffering.
Tôi tự hỏi liệu có người nào làm ta đau khổ hay không?
I was wondering whether there are people who cause suffering for us?
Không có ai gây đau khổ cho bạn. Chính bạn gây khổ cho bạn bằng việc tạo ra những căng thẳng trong tâm. Nếu bạn biết cách không tạo ra những trạng thái như thế, bạn sẽ dễ dàng giữ được bình an và hạnh phúc trong mọi tình huống.
Nobody causes suffering for you. You cause the suffering for yourself by generating tensions in the mind. If you know how not to do that, it becomes easy to remain peaceful and happy in every situation.
Vậy khi có ai đó hành động sai trái với chúng ta thì sao?
What about when someone else is doing wrong to us?
Bạn nhất thiết không được cho phép họ làm điều sai trái với bạn. Khi một người hành động sai trái, người đó gây tổn hại người khác và đồng thời làm hại bản thân mình. Nếu bạn để cho họ làm điều sai trái là bạn đang khuyến khích họ làm như vậy. Bạn phải hết sức ngăn chặn, nhưng chỉ với thiện ý, lòng từ bi, và sự thông cảm với người đó. Nếu bạn hành động với sự thù ghét và tức giận, bạn chỉ làm cho tình thế rắc rối thêm. Trừ phi tâm bạn được bình an, nếu không bạn không thể có thiện ý đối với hạng người như thế được. Vì vậy, hành thiền để phát triển sự bình an trong bạn, và bạn có thể giải quyết được vấn đề.
You must not allow people to do wrong to you. Whenever someone does something wrong, he harms others and at the same time he harms himself. If you allow him to do wrong, you are encouraging him to do wrong. You must use all your strength to stop him, but with only good will, compassion, and sympathy for that person. If you act with hatred or anger, then you aggravate the situation. But you cannot have good will for such a person unless your mind is calm and peaceful. So practice to develop peace within yourself, and then you can solve the problem.
Có ích gì đi tìm sự bình an bên trong khi thế giới không bình an?
What is the point of seeking peace within when there is no peace in the world?
Thế giới chỉ bình an khi con người bình an và hạnh phúc. Sự thay đổi phải bắt đầu từ mỗi cá nhân. Nếu rừng cây bị héo úa và bạn muốn làm chúng tươi tốt trở lại, bạn phải tưới từng cây trong khu rừng đó. Nếu bạn muốn thế giới bình an, bạn phải học cách làm cho chính bạn được bình an. Chỉ khi đó bạn mới có thể mang lại sự bình an cho thế giới.
The world will be peaceful only when the people of the world are peaceful and happy. The change has to begin with each individual. If the jungle is withered and you want to restore it to life, you must water each tree of that jungle. If you want world peace, you ought to learn how to be peaceful yourself. Only then can you bring peace to the world.
Tôi có thể hiểu việc thiền sẽ giúp cho những người không thích ứng được với hoàn cảnh, những người khổ sở, nhưng đối với những người đã hài lòng với cuộc đời, đã có hạnh phúc rồi thì sao?
I can understand how meditation will help maladjusted, unhappy people, but how about someone who feels satisfied with his life, who is already happy?
Người nào hài lòng với những khoái lạc nông cạn của cuộc đời thì người đó không biết về những bất ổn tiềm ẩn trong tâm. Người đó sống dưới cái ảo tưởng mình là một người hạnh phúc, nhưng sự vui sướng không bền vững và những căng thẳng trong vô thức ngày càng gia tăng, và không sớm thì muộn cũng xuất hiện ở tầng lớp ý thức của tâm. Khi chúng xuất hiện, người được gọi là hạnh phúc đó sẽ trở nên khổ sở. Vậy tại sao không bắt đầu ngay từ ngay bây giờ và ngay tại đây để làm thay đổi tình trạng ấy.
Someone who remains satisfied with the superficial pleasures of life is ignorant of the agitation deep within the mind. He is under the illusion that he is a happy person, but his pleasures are not lasting, and the tensions generated in the unconscious keep increasing, to appear sooner or later at the conscious level of the mind. When they do, this so-called happy person becomes miserable. So why not start working here and now to avert that situation?
Thầy dạy Mahāyāna (Đại thừa) hay Hīnayāna (Tiểu thừa)?
Is your teaching Mahāyāna or Hīnayāna?
Không thừa nào cả. Chữ “thừa” (yāna) có nghĩa là cỗ xe đưa bạn đến đích, nhưng ngày nay nó đã bị hiểu lầm thành ý nghĩa tông phái. Đức Phật không bao giờ dạy cái gì có tính tông phái. Ngài dạy Dhamma và Dhamma thì phổ quát. Tính chất phổ quát này đã hấp dẫn tôi tới với giáo lý của Đức Phật, và đã giúp tôi. Và do vậy tôi hiến dâng Dhamma phổ quát này cho mọi người với tất cả lòng từ ái của tôi. Đối với tôi, Dhamma không phải là Mahāyāna hay Hīnayāna hay bất cứ tông phái nào.
Neither. The word yāna actually means a vehicle that will carry you to the final goal, but today it is mistakenly given a sectarian connotation. The Buddha never taught anything sectarian. He taught Dhamma, which is universal. This universality is what attracted me to the teachings of the Buddha, which gave me benefit, and therefore this universal Dhamma is what I offer to one and all, with all my love and compassion. For me, Dhamma is neither Mahāyāna, nor Hīnayāna, nor any sect.
ĐỨC PHẬT VÀ NHÀ KHOA HỌC
The Buddha and the Scientist
Thực tế vật lý thay đổi không ngừng từng giây từng phút. Đây là điều mà Đức Phật đã thực chứng được khi ngài tự quan sát bản thân. Với một định lực thâm sâu, Ngài thâm nhập vào bản chất của mình và thấy rằng thân được cấu tạo bởi những vi tử luôn luôn sinh và diệt. Ngài nói, chỉ trong một cái búng tay, hay một nháy mắt, những vi tử này đã sinh diệt hàng tỷ lần.
The physical reality is changing constantly every moment. This is what the Buddha realized by examining himself. With his strongly concentrated mind, he penetrated deeply into his own nature and found that the entire material structure is composed of minute subatomic particles which are continuously arising and vanishing. In the snapping of a finger or the blinking of an eye, he said, each one of these particles arises and passes away many tril- lions of times.
Bất cứ người nào quan sát thực tế bề ngoài của thân thể có vẻ chắc đặc và trường cửu đều nghĩ rằng điều đó không thể tin được. Tôi thường cho rằng từ ngữ “hàng tỷ lần” chỉ là một lối diễn tả đặc biệt chứ không dùng để chỉ nghĩa thật của nó; nhưng khoa học hiện đại đã xác nhận điều này.
“Unbelievable,” anyone will think who observes only the ap- parent reality of the body, which seems so solid, so permanent. I used to suppose that the phrase “many trillions of times” might be an idiomatic expression not to be taken literally. However, modern science has confirmed this statement.
Vài năm trước đây, một nhà khoa học Hoa Kỳ đã được giải thưởng Nobel về vật lý. Từ lâu ông đã nghiên cứu và làm thí nghiệm về những vi tử, đơn vị của vũ trụ vật lý. Được biết rằng những vi tử này liên tục sinh và diệt rất nhanh. Nhà khoa học này quyết định chế tạo một dụng cụ để có thể đếm số lần các vi tử sinh và diệt trong một giây đồng hồ. Ông rất có lý khi gọi dụng cụ này là “phòng bọt bóng” và ông tìm ra rằng các vi tử sinh và diệt 10 lũy thừa 22 lần trong một giây.
Several years ago, an American scientist received the Nobel Prize in physics. For a long time he had studied and conducted ex- periments to learn about the subatomic particles of which the physical universe is composed. It was already known that these particles arise and pass away with great rapidity, over and over again. Now this scientist decided to develop an instrument that would be able to count how many times a particle arises and passes away in one second. He very rightly called the instrument that he invented a bubble chamber, and he found that in one second a sub- atomic particle arises and vanishes 1022 times.
Sự thật mà nhà khoa học này khám phá ra cũng giống như những gì Đức Phật đã thấy, nhưng sự khác biệt giữa hai người thật bao la! Một đệ tử người Mỹ đã theo tôi học thiền ở Ấn Độ trở về nước và đến thăm nhà khoa học này. Anh ấy kể với tôi rằng mặc dầu nhà khoa học này đã khám phá ra thực tế như vậy, ông vẫn chỉ là một người bình thường với tất cả những đau khổ mà người bình thường có. Ông chưa thoát khỏi đau khổ.
The truth that this scientist discovered is the same as that which the Buddha found, but what a great difference between them! Some of my American students who had taken courses in India later re- turned to their country, and they visited this scientist. They reported to me that despite the fact that he has discovered this reality, he is still an ordinary person with the usual stock of misery that all ordinary people have! He is not totally liberated from suffering.
Không, nhà khoa học này chưa trở thành một người giác ngộ, chưa thoát khỏi đau khổ vì ông đã không trực tiếp thể nghiệm được sự thật. Những gì ông học hỏi được chỉ là sự hiểu biết tri thức. Ông tin vào sự thật này vì ông tin tưởng vào dụng cụ mà ông đã phát minh ra, nhưng ông đã không tự mình trải nghiệm.
No, that scientist has not become an enlightened person, not been freed from all suffering, because he has not experienced truth directly. What he has learned is still only intellectual wisdom. He believes this truth because he has faith in the instrument which he has invented, but he has not experienced the truth himself.
Tôi chẳng có gì chống đối nhà khoa học này cũng như nền khoa học hiện đại. Tuy nhiên, ta không nên chỉ là nhà khoa học của thế giới bên ngoài. Cũng như Đức Phật, chúng ta cũng nên là nhà khoa học của thế giới bên trong để có thể trực tiếp thể nghiệm sự thật. Sự chứng nghiệm sự thật của cá nhân sẽ tự động thay đổi tập quán của tâm, do đó ta bắt đầu sống theo sự thật. Mỗi hành động đều hướng về lợi ích cho chính mình và cho người khác. Nếu kinh nghiệm nội tại này bị thiếu sót, khoa học có thể bị sử dụng sai lầm đưa tới sự hủy diệt. Nhưng nếu chúng ta trở thành những nhà khoa học của thực tế bên trong, chúng ta sẽ sử dụng khoa học một cách đúng đắn để tạo dựng hạnh phúc cho mọi người.
I have nothing against this man nor against modern science. However, one must not be a scientist only of the world outside. Like the Buddha, one should also be a scientist of the world within, in order to experience truth directly. Personal realization of truth will automatically change the habit pattern of the mind so that one starts to live according to the truth. Every action becomes directed towards one's own good and the good of others. If this inner experi- ence is missing, science is liable to be misused for destructive ends. But if we become scientists of the reality within, we shall make proper use of science for the happiness of all.