Trong tất cả những định kiến của chúng ta về chính mình, định kiến căn bản nhất là “có một cái ngã”. Với sự thừa nhận mặc nhiên này, mỗi chúng ta đều cho bản ngã là quan trọng nhất, xem nó là trung tâm của toàn vũ trụ. Chúng ta cho là như vậy, mặc dầu ta có thể dễ dàng thấy rằng trong vô số thế giới, thế giới này chỉ là một, và trong vô số chúng sanh, ta cũng chỉ là một. Dù ta có thổi phồng cái ngã lên đến đâu đi chăng nữa thì nó cũng không đáng kể nếu đem so với cái bao la của không gian và thời gian. Quan niệm của ta về cái ngã rõ ràng là sai lầm. Tuy vậy chúng ta vẫn tận tụy cả đời để tìm cách thỏa mãn nó, coi đó là con đường đưa tới hạnh phúc. Ý tưởng sống theo một cách khác hơn có vẻ như không bình thường hoặc thậm chí là đáng sợ.
Of all our preconceptions about ourselves, the most basic is that there is a self. On this assumption we each give highest importance to the self, making it the center of our universe. We do this even though we can see without much difficulty that among all the countless worlds, this is only one; and among all the countless beings of our world, again this is only one. No matter how much we inflate the self, it still remains negligible when measured against the immensity of time and space. Our idea of the self is obviously mistaken. Nevertheless we dedicate our lives to seeking self- fulfillment, considering that to be the way to happiness. The thought of living in a different way seems unnatural or even threatening.
Nhưng bất cứ ai đã từng trải qua sự dằn vặt của tự ngã đều biết nó là nỗi đau khổ lớn lao đến mức nào. Chừng nào chúng ta còn đắm chìm trong những ham muốn và sợ hãi, những cá tính, chúng ta còn bị giam cầm trong ngục tù chật hẹp của ngã, tách biệt với thế giới, với cuộc sống. Thoát khỏi sự bám chấp bản ngã này thật sự là thoát khỏi ngục tù nô lệ, để ta có thể bước vào thế giới, cởi mở với cuộc sống, với tha nhân, và tìm thấy sự hài lòng thực sự. Điều cần thiết không phải là chối bỏ bản ngã hay đè nén bản ngã, mà là thoát khỏi cái quan điểm sai lầm của ta về bản ngã. Và phương thức dẫn đến sự giải thoát này là nhận thức được rằng cái mà chúng ta gọi là bản ngã đó thực sự rất phù du, là một hiện tượng liên tục thay đổi.
But anyone who has experienced the torture of self-consciousness knows what a great suffering it is. So long as we are preoccupied with our wants and fears, our identities, we are confined within the narrow prison of the self, cut off from the world, from life. Emerging from this self-obsession is truly a release from bondage, enabling us to step forth into the world, to be open to life, to others, to find real fulfillment. What is needed is not self-denial or self- repression, but liberation from our mistaken idea of self. And the way to this release is by realizing that what we call self is in fact ephemeral, a phenomenon in constant change.
Thiền Vipassana là một phương thức giúp ta đạt được tuệ giác này. Chừng nào bản thân ta còn chưa chứng nghiệm được bản chất giả tạm của tâm và thân, chừng đó ta còn bị giam hãm trong sự vị kỷ và vì vậy tất yếu phải chịu khổ đau. Nhưng một khi ảo tưởng về sự trường tồn bị phá vỡ thì ảo tưởng về “cái tôi” cũng tan biến, và sự đau khổ cũng mất đi. Đối với người hành thiền Vipassana, chìa khóa mở cửa giải thoát là anicca, sự chứng ngộ bản chất vô thường của bản ngã và thế giới.
Vipassana meditation is a way to gain this insight. So long as one has not personally experienced the transitory nature of body and mind, one is bound to remain trapped in egoism and therefore bound to suffer. But once the illusion of permanence is shattered, the illusion of “I” automatically disappears, and suffering fades away. For the Vipassana meditator, anicca, the realization of the ephemeral nature of the self and the world, is the key that opens the door to liberation.
Tầm quan trọng của sự hiểu biết về vô thường là một đề tài luôn luôn được nói đến trong giáo lý của Đức Phật, Ngài nói:
The importance of understanding impermanence is a theme that runs like a common strand through all the teaching of the Buddha. He said,
Thà một ngày trong đời
thấy thực tế của sinh diệt
còn hơn sống trăm năm
mà không hề biết.
Better a single day of life
seeing the reality of arising and passing away
than a hundred years of existence
remaining blind to it.1
Ngài so sánh sự ý thức về vô thường với lưỡi cày cắt xuyên gốc rạ khi người nông phu cày ruộng; với xà chính của nóc nhà cao hơn tất cả những xà ngang chống đỡ nó; với một nhà cai trị hùng mạnh nắm quyền ảnh hưởng các vua chư hầu; với mặt trăng có ánh sáng làm lu mờ các vì sao, với mặt trời đang mọc làm bóng tối tan đi. Những lời cuối cùng Ngài nói vào lúc cuối đời là: “Mọi saṅkhāra - các pháp được tạo tác - đều sẽ hủy hoại. Hãy chuyên cần thực hành để hiểu được sự thật này.”
He compared the awareness of impermanence to the farmer's plowshare, which cuts through all roots as he plows a field; to the topmost ridge of a roof, higher than all the beams that support it; to a mighty ruler holding sway over vassal princes; to the moon whose brightness dims the stars; to the rising sun dispelling all darkness from the sky.2 The last words that he spoke at the end of his life were, “All saṅkhāras—all created things—are subject to decay. Practise diligently to realize this truth.”3
Sự thật về vô thường không nên chỉ chấp nhận bằng tri thức, hoặc chỉ bằng cảm xúc hay sùng tín. Mỗi người trong chúng ta phải thể nghiệm thực tại vô thường ngay trong bản thân. Sự thấu hiểu trực tiếp về vô thường cùng với bản chất không thực của bản ngã và của khổ đau giúp ta có được tuệ giác thật sự, dẫn đến sự giải thoát. Đó là sự hiểu biết chân chánh.
The truth of anicca must not merely be accepted intellectually. It must not be accepted only out of emotion or devotion. Each of us must experience the reality of anicca within ourselves. The direct understanding of impermanence and, along with it, of the illusory nature of the ego and of suffering, constitutes true insight which leads to liberation. This is right understanding.
Hành giả kinh nghiệm được trí tuệ giải thoát này nhờ kết hợp tu tập giới (sila), định (samadhi) và tuệ (pannã). Trừ phi ta thực hiện cả ba sự tu tập này và bước từng bước trên con đường, ta không thể nào có được tuệ giác thật sự và thoát khỏi khổ đau. Nhưng ngay cả trước khi bắt đầu tu tập, ta cũng phải có một vài hiểu biết, có thể chỉ là một sự nhận biết qua tri thức về sự thật khổ đau. Không có sự hiểu biết đó, dù rất nông cạn, thì cái ý nghĩ tu tập để giải thoát chính mình khỏi khổ đau cũng không bao giờ khởi sinh trong tâm. Đức Phật nói: “Trước tiên phải có sự hiểu biết chân chánh.”
The meditator experiences this liberating wisdom as the culmination of the practice of sīla, samādhi, and paññā. Unless one undertakes the three trainings, unless one takes every step along the path, one cannot arrive at real insight and freedom from suffering. But even before beginning the practice one must have some wisdom, perhaps only an intellectual recognition of the truth of suffering. Without such understanding, no matter how superficial, the thought of working to free oneself from suffering would never arise in the mind. “Right understanding comes first,” the Buddha said.4
Bởi vậy, bước đầu của Bát Thánh Đạo là sự hiểu biết chân chánh (chánh kiến) và suy nghĩ chân chánh (chánh tư duy). Chúng ta phải thấy được vấn đề và quyết định đối phó với nó. Chỉ lúc đó ta mới có thể thực sự thực hành Pháp. Chúng ta bắt đầu thực hiện con đường bằng sự giữ giới, tuân theo những giới luật để điều chỉnh những hành động của chúng ta. Nhờ vào sự tập luyện định, chúng ta bắt đầu đối phó với tâm, phát triển samadhi (định) bằng sự ý thức về hơi thở. Nhờ vào sự quan sát cảm giác trên toàn cơ thể, chúng ta phát triển tuệ chứng nghiệm giúp tâm thoát khỏi định kiến.
Thus the first steps of the Noble Eightfold Path are in fact right understanding and right thought. We must see the problem and decide to deal with it. Only then is it possible to undertake the actual practice of Dhamma. We begin to implement the path with training in morality, following the precepts to regulate our actions. With the training of concentration we begin to deal with the mind, developing samādhi by awareness of respiration. And by observing sensations throughout the body, we develop experiential wisdom which frees the mind of conditioning.
Và bây giờ khi sự hiểu biết thật sự phát xuất từ kinh nghiệm của chính mình thì sự hiểu biết chân chánh (chánh kiến) lại trở thành bước đầu tiên trên con đường. Nhờ vào sự chứng ngộ bản chất luôn thay đổi của mình do hành thiền, hành giả giải phóng cho tâm khỏi thèm muốn, chán ghét, vô minh. Với một tâm thanh tịnh như vậy, không thể nào còn có ý nghĩ làm hại người khác. Thay vào đó, tư tưởng ta tràn đầy thiện chí và lòng bi mẫn với tất cả. Trong lời nói, hành động, cách sinh nhai, ta sống một cuộc sống trong sạch, thanh thản và an bình. Với sự an tĩnh do kết quả của giữ giới, phát triển định trở nên dễ dàng. Định càng sâu, trí tuệ càng phát triển. Do vậy, con đường là một đường xoắn ốc đi lên tới giải thoát. Giới, định, tuệ phải trợ giúp lẫn nhau như ba chân của một cái đỉnh. Cái đỉnh phải có đủ ba chân, và các chân phải cao bằng nhau, nếu không đỉnh không thể đứng vững. Cũng vậy, thiền giả phải thực hành cả giới, định, tuệ để phát triển đồng đều mọi mặt trên con đường. Đức Phật nói:
And now, when real understanding arises from one's own experience, again right understanding becomes the first step along the path. By realizing one's ever-changing nature through the practice of Vipassana, the meditator frees the mind of craving, aversion, and ignorance. With such a pure mind it is impossible to even think of harming others. Instead one's thoughts are filled only with good will and compassion toward all. In speech, action, and livelihood, one lives a blameless life, serene and peaceful. And with the tranquility resulting from the practice of morality, it becomes easier to develop concentration. And the stronger the concentration, the more penetrating one's wisdom will be. Thus the path is an ascending spiral leading to liberation. Each of the three trainings supports the others, like the three legs of a tripod. The legs must all be present and of equal length or the tripod cannot stand. Similarly, the meditator must practise sīla, samādhi, and paññā together to develop equally all facets of the path. The Buddha said,
Từ hiểu biết chân chánh dẫn đến suy nghĩ chân chánh;
từ suy nghĩ chân chánh dẫn đến lời nói chân chánh;
từ lời nói chân chánh dẫn tới hành động chân chánh;
từ hành động chân chánh dẫn đến nghề nghiệp chân chánh;
từ nghề nghiệp chân chánh dẫn đến nỗ lực chân chánh;
từ nỗ lực chân chánh dẫn đến ý thức chân chánh;
từ ý thức chân chánh dẫn đến định chân chánh;
từ định chân chánh dẫn đến sự hiểu biết chân chánh;
từ sự hiểu biết chân chánh dẫn đến giải thoát chân chánh.
From right understanding proceeds right thought;
from right thought proceeds right speech;
from right speech proceeds right action;
from right action proceeds right livelihood;
from right livelihood proceeds right effort;
from right effort proceeds right awareness;
from right awareness proceeds right concentration;
from right concentration proceeds right wisdom;
from right wisdom proceeds right liberation.5
Thiền Vipassana cũng có giá trị thực tế sâu xa ngay tại đây và ngay bây giờ. Trong đời sống hằng ngày, có biết bao nhiêu trường hợp xảy ra đe dọa sự quân bình của tâm. Những sự khó khăn bất ngờ xảy đến, rồi những người khác bất ngờ chống đối ta. Nói cho cùng, chỉ riêng việc học thiền Vipassana không bảo đảm rằng chúng ta sẽ không gặp thêm bất ổn nào nữa, cũng giống như việc học lái tàu không có nghĩa là ta sẽ luôn có được những chuyến đi suôn sẻ. Bão tố tất yếu là sẽ có; những bất ổn tất yếu là sẽ xảy ra. Cố né tránh vấn đề là vô ích và tự đánh bại mình. Thay vì vậy, tiến trình đúng đắn là hãy vận dụng những gì ta đã được huấn luyện để lái thuyền vượt qua bão tố.
Vipassana meditation also has profound practical value here and now. In daily life innumerable situations arise that threaten the equanimity of the mind. Unexpected difficulties occur; unexpectedly others oppose us. After all, simply learning Vipassana is not a guarantee that we shall have no further problems, any more than learning to pilot a ship means that one will have only smooth voyages. Storms are bound to come; problems are bound to arise. Trying to escape from them is futile and self-defeating. Instead, the proper course is to use whatever training one has to ride out the storm.
Để có thể làm được như vậy, trước hết chúng ta phải hiểu được bản chất thực sự của vấn đề. Vô minh khiến ta đổ lỗi cho sự kiện bên ngoài hay người khác, coi đó là nguyên nhân của khó khăn. Rồi ta dồn hết năng lực để thay đổi tình trạng bên ngoài. Nhưng thực hành Vipassana khiến ta hiểu được rằng chính ta chứ không ai khác chịu trách nhiệm về hạnh phúc hay bất hạnh của ta. Vấn đề nằm trong thói quen phản ứng mù quáng. Bởi vậy ta phải để ý tới trận bão nội tâm của những phản ứng bị điều kiện hóa trong tâm. Chỉ đơn giản giải quyết vấn đề bằng cách không phản ứng sẽ không hiệu nghiệm. Chừng nào mà sự điều kiện hóa [các phản ứng] vẫn còn trong vô thức, thì sớm muộn gì nó cũng sẽ trồi lên và chế ngự tâm, bất chấp những nỗ lực đảo ngược lại. Giải pháp thực sự duy nhất là học cách quan sát và tự thay đổi bản thân.
In order to do so, first we must understand the true nature of the problem. Ignorance leads us to blame the external event or person, to regard that as the source of the difficulty, and to direct all our energy toward changing the external situation. But practice of Vipassana will bring the realization that no one but ourselves is responsible for our happiness or unhappiness. The problem lies in the habit of blind reaction. Therefore we ought to give attention to the inner storm of conditioned reactions of the mind. Simply resolving not to react will not work. So long as conditioning remains in the unconscious, sooner or later it is bound to arise and overpower the mind, all resolutions to the contrary notwithstanding. The only real solution is to learn to observe and change ourselves.
Điều này quá dễ hiểu, nhưng việc thực hành khó hơn nhiều. Vấn đề luôn tồn tại là, làm thế nào ta quan sát được chính mình? Một phản ứng tiêu cực khởi sinh trong tâm - giận dữ, sợ hãi hay chán ghét. Trước khi ta kịp nhớ đến việc quan sát nó thì ta đã bị nó khống chế, và như vậy ta nói và hành động một cách tiêu cực [thay vì quan sát]. Sau đó, khi sự tổn hại đã xảy ra, ta nhận lỗi và hối hận, nhưng rồi lần sau ta cũng vẫn hành xử y hệt như vậy.
This much is easy enough to understand, but to implement it is more difficult. The question remains, how is one to observe oneself? A negative reaction has started in the mind—anger, fear, or hatred. Before one can remember to observe it, one is overwhelmed by it and speaks or acts negatively in turn. Later, after the damage is done, one recognizes the mistake and repents, but the next time repeats the same behavior.
Hãy giả sử rằng - nhận biết được một phản ứng giận dữ bắt đầu - ta thực sự cố gắng quan sát nó. Ngay khi ta vừa cố gắng thì người hay tình huống làm ta giận xuất hiện trong tâm. Những suy nghĩ này khiến sự tức giận càng gia tăng. Như vậy, việc quan sát cảm xúc tách rời khỏi nguyên nhân hay tình huống [gây ra cảm xúc] thường vượt quá khả năng của nhiều người.
Or, suppose that—realizing a reaction of anger has started—one actually tries to observe it. As soon as he tries, the person or situation one is angry at comes to mind. Dwelling on this intensifies the anger. Thus to observe emotion dissociated from any cause or circumstance is far beyond the ability of most.
Nhưng nhờ sự nghiên cứu thực tế tối hậu của tâm và thân, Đức Phật đã khám phá ra rằng, khi nào một phản ứng xuất hiện trong tâm thì có hai sự thay đổi xảy ra trên bình diện cơ thể. Thay đổi thứ nhất rất rõ ràng: hơi thở trở thành nặng nề hơn. Thay đổi thứ hai vi tế hơn: một phản ứng sinh hóa, một cảm giác, xảy ra trong thân. Với sự tu tập thích hợp, một người với trí thông minh trung bình có thể dễ dàng phát triển khả năng quan sát hơi thở và cảm giác. Phương pháp này cho phép ta dùng sự thay đổi của hơi thở và cảm giác như những dấu hiệu báo động cho ta biết có một phản ứng bất tịnh trước khi nó có thể phát triển thành một sức mạnh nguy hiểm. Và nếu ta tiếp tục quan sát hơi thở và cảm giác, ta dễ dàng thoát khỏi những bất tịnh.
But by investigating the ultimate reality of mind and matter, the Buddha discovered that whenever a reaction arises in the mind, two types of changes occur at the physical level. One of them is readily apparent: the breath becomes slightly rough. The other is more subtle in nature: a biochemical reaction, a sensation, takes place in the body. With proper training a person of average intelligence can easily develop the ability to observe respiration and sensation. This allows us to use changes in the breath and the sensations as warnings, to alert us to a negative reaction long before it can gather dangerous strength. And if we then continue observing respiration and sensation, we easily emerge from the negativity.
Dĩ nhiên thói quen phản ứng đã ăn sâu không thể loại bỏ hết ngay lập tức. Tuy nhiên, trong đời sống hằng ngày, trong khi ta kiện toàn việc hành thiền Vipassana, ta nhận thấy ít nhất trong một vài trường hợp thay vì phản ứng vô ý thức, ta chỉ quay lại quan sát chính mình. Dần dần thời gian quan sát tăng lên, và thời gian phản ứng càng giảm dần. Ngay cả khi ta phản ứng tiêu cực, thì thời gian và cường độ của phản ứng cũng giảm đi. Cuối cùng, ngay trong những trường hợp bị khiêu khích nhất, ta vẫn có thể quan sát hơi thở và cảm giác, và giữ được tâm quân bình và bình tĩnh.
Of course the habit of reaction is deeply ingrained and cannot be removed all at once. However, in daily life, as we perfect our practice of Vipassana meditation, we notice at least a few occasions when instead of reacting involuntarily, we simply observe ourselves. Gradually the moments of observation increase and the moments of reaction become infrequent. Even if we do react negatively, the period and intensity of the reaction diminish. Eventually, even in the most provocative situations, we are able to observe respiration and sensation and to remain balanced and calm.
Với sự quân bình này ở mức độ thâm sâu nhất của tâm, lần đầu tiên ta có thể hành động thực sự - và hành động thực sự thì luôn luôn tích cực và sáng tạo. Thay vì tự động phản ứng lại sự tiêu cực của người khác, ta có thể chọn lựa cách hành xử nào có ích lợi nhất. Khi đối diện với một người đang nóng giận đùng đùng, một người vô minh sẽ trở thành giận dữ, và kết quả là cãi nhau, gây buồn khổ cho cả hai. Nhưng nếu ta giữ được bình tĩnh và quân bình, ta có thể giúp người đó thoát khỏi nóng giận, và giải quyết vấn đề một cách xây dựng.
With this balance, this equanimity at the deepest level of the mind, one becomes capable for the first time of real action—and real action is always positive and creative. Instead of automatically responding in kind to the negativity of others, for example, we can select the response that is most beneficial. When confronted by someone burning with anger, an ignorant person himself becomes angry, and the result is a quarrel that causes unhappiness for both. But if we remain calm and balanced, we can help that person to emerge from anger and to deal constructively with the problem.
Quan sát cảm giác dạy ta biết khi nào ta bị [những cảm xúc] tiêu cực khống chế thì ta đau khổ. Bởi vậy, khi nào ta thấy người khác phản ứng tiêu cực, ta hiểu họ đang đau khổ. Với sự hiểu biết này, ta có thể cảm thấy thương cho họ, và có thể hành động để giúp họ thoát khỏi tình trạng khổ sở, không làm họ khổ thêm nữa. Ta được bình an và hạnh phúc và giúp người khác cũng được như vậy.
Observing our sensations teaches us that whenever we are overwhelmed by negativity, we suffer. Therefore, whenever we see others reacting negatively, we understand that they are suffering. With this understanding we can feel compassion for them and can act to help them free themselves of misery, not make them more miserable. We remain peaceful and happy and help others to be peaceful and happy.
Phát triển ý thức và sự bình tâm không biến ta thành vô tình, bất động như cây cỏ, để cho ngoại cảnh muốn làm gì ta thì làm. Ta cũng không trở nên thờ ơ, lãnh đạm với sự đau khổ của người khác khi mải mê theo đuổi sự bình an nội tâm. Pháp dạy ta có bổn phận đối với hạnh phúc của mình và của người. Ta làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp đỡ người khác, nhưng luôn giữ được sự bình tâm. Nhìn thấy một đứa trẻ đang chìm dần xuống cát lún, một kẻ khờ dại trở nên luống cuống, vội nhảy theo đứa trẻ, và chính hắn cũng bị lún sâu. Một người khôn ngoan giữ được bình tĩnh và quân bình, tìm một cành cây cho đứa trẻ nắm, và kéo nó ra chỗ an toàn. Nhảy theo người khác vào bãi cát lún thèm muốn và chán ghét sẽ chẳng giúp được ai. Ta phải kéo người khác trở về vùng đất vững chắc của tâm quân bình.
Developing awareness and equanimity does not make us impassive and inert like vegetables, allowing the world to do what it likes with us. Nor do we become indifferent to the suffering of others while remaining absorbed in the pursuit of inner peace. Dhamma teaches us to take responsibility for our own welfare as well as for the welfare of others. We perform whatever actions are needed to help others, but always keeping balance of mind. Seeing a child sinking in quicksand, a foolish person becomes upset, jumps in after the child, and himself is caught. A wise person, remaining calm and balanced, finds a branch with which he can reach the child and drag him to safety. Jumping after others into the quicksand of craving and aversion will not help anyone. We must bring others to the firm ground of mental balance.
Nhiều lúc trong đời ta phải hành động cứng rắn khi cần thiết. Chẳng hạn như ta dùng lời lẽ nhẹ nhàng, khiêm tốn để giải thích cho một người đang làm điều sai lầm, nhưng hắn vẫn tỉnh bơ trước lời khuyên bảo. Hắn không thể hiểu được gì ngoại trừ những lời nói nặng, và hành động quyết liệt. Bởi vậy, khi cần thì ta phải hành động cứng rắn. Tuy nhiên trước khi hành động, ta phải tự vấn xem tâm ta có quân bình hay không, ta có lòng từ bi với người lầm lỗi không. Nếu có thì hành động sẽ giúp ích. Nếu không, nó thật sự chẳng giúp ích cho ai cả. Nếu ta hành động với lòng từ bi thì ta không thể sai lầm.
Many times in life strong action is necessary. For example, we may have tried to explain in mild, polite language to someone that he is making a mistake, but the person ignores the advice, being unable to understand anything except firm words and actions. Therefore one takes whatever firm action is required. Before acting, however, we must examine ourselves to see whether the mind is balanced, and whether we have only love and compassion for the person who is misbehaving. If so, the action will be helpful; if not, it will not really help anyone. If we act from love and compassion we cannot go wrong.
Nếu thấy một kẻ mạnh hiếp đáp người yếu, ta có bổn phận phải chấm dứt hành động xấu xa này. Bất cứ một người hiểu biết nào cũng sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, họ cũng có thể làm vì thương hại nạn nhân, hay tức giận đối với kẻ hung bạo. Hành giả Vipassana có lòng từ bi với cả hai, hiểu rằng nạn nhân phải được bảo vệ và kẻ hung bạo [cần bị ngăn cản để] không làm hại chính mình vì hành động bất thiện.
When we see a strong person attacking a weaker one, we have a responsibility to try to stop this unwholesome action. Any reasonable person will try to do so, although probably out of pity for the victim and anger toward the aggressor. Vipassana meditators will have equal compassion for both, knowing that the victim must be protected from harm, and the aggressor from harming himself by his unwholesome actions.
Xem xét tâm mình trước khi có một hành động cứng rắn là cực kỳ quan trọng. Chỉ sau khi xảy ra rồi mới xem xét, đánh giá lại hành động là không được. Nếu chính ta không trải nghiệm được sự bình an và hòa hợp, ta không thể phát triển bình an và hòa hợp nơi bất kỳ người nào khác. Là người hành thiền Vipassana, ta học cách hành động không dính mắc, vừa có lòng từ bi vừa thản nhiên. Ta nỗ lực cho sự tốt lành của mọi người bằng cách tu tập để phát triển sự tỉnh giác và bình tâm. Nếu chúng ta không làm gì ngoài việc tránh không làm gia tăng sự căng thẳng của thế giới, thì đó là ta cũng đã làm được một việc tốt lành rồi. Nhưng sự thật chính cái yên lặng của hành động quân bình đã gây tiếng động lớn, vang dội ra xa, có ảnh hưởng tích cực đến nhiều người.
Examining one's mind before taking any strong action is extremely important; it is not sufficient merely to justify the action in retrospect. If we ourselves are not experiencing peace and harmony within, we cannot foster peace and harmony in anyone else. As Vipassana meditators we learn to practise committed detachment, to be both compassionate and dispassionate. We work for the good of all by working to develop awareness and equanimity. If we do nothing else but refrain from adding to the sum total of tensions in the world, we have performed a wholesome deed. But in truth the act of equanimity is loud by its very silence, with far- reaching reverberations that are bound to have a positive influence on many.
Nói cho cùng, tâm bất tịnh - của ta và người khác - là nguồn gốc của khổ đau trên thế gian. Khi tâm đã trở nên thanh tịnh, cuộc đời mở rộng vô hạn trước chúng ta, ta có thể vui hưởng và chia sẻ hạnh phúc đích thực với người khác.
After all, mental negativity—our own and others'—is the root cause of the sufferings of the world. When the mind has become pure, the infinite range of life opens before us, and we can enjoy and share with others real happiness.
Câu hỏi: Chúng tôi có thể nói cho người khác biết về phương pháp thiền này không?
QUESTION: May we tell others about the meditation?
Thiền sư S. N. Goenka: Dĩ nhiên là được. Pháp không có gì là bí mật cả. Bạn có thể nói với mọi người về những gì bạn học được ở đây. Nhưng hướng dẫn người khác thực hành lại là chuyện hoàn toàn khác, bạn không nên làm ở giai đoạn này. Hãy đợi tới khi bạn đã thực sự thấu hiểu kỹ thuật và được huấn luyện để hướng dẫn người khác. Nếu bạn nói với ai về pháp thiền này, và họ tỏ ý muốn thực hành, hãy khuyên họ đến tham dự một khóa thiền. Ít nhất kinh nghiệm đầu tiên về Vipassana phải được thực hiện trong một khóa thiền mười ngày, dưới sự hướng dẫn của một người thầy có đủ khả năng. Sau đó họ có thể tự tu tập.
S. N. GOENKA: Certainly. There is no secrecy in Dhamma. You may tell anyone about what you have done here. But guiding people to practise is something totally different, which should not be done at this stage. Wait until you are firmly established in the technique and trained to guide others. If someone whom you tell about Vipassana is interested in practising, it, advise that person to come to a course. At least the first experience of Vipassana must be in an organized ten-day course, under the guidance of a qualified teacher. After that one can practise on one's own.
Tôi tập yoga. Làm sao tôi có thể phối hợp nó với Vipassana?
I practise yoga. How can I integrate this with Vipassana?
Trong khóa học không được tập yoga vì như vậy sẽ làm phiền người khác, khiến họ bị phân tâm. Nhưng khi về nhà, bạn có thể tập cả yoga lẫn Vipassana - nghĩa là, những bài tập thể dục của yoga về các thế ngồi và kiểm soát hơi thở. Yoga rất có ích cho sức khỏe. Bạn có thể phối hợp nó với Vipassana. Chẳng hạn như bạn tập một thế ngồi rồi quan sát những cảm giác ở toàn thân. Như vậy sẽ ích lợi hơn là chỉ tập yoga đơn thuần. Nhưng kỹ thuật thiền yoga dùng những câu chú và quán tưởng thì hoàn toàn trái ngược với Vipassana. Đừng trộn lẫn chúng với kỹ thuật này.
Here at a course, yoga is not permitted because it will disturb others by drawing their attention. But after you return home, you may practise both Vipassana and yoga—that is, the physical exercises of yogic postures and breath control. Yoga is very beneficial for physical health. You may even combine it with Vipassana. For example, you assume a posture and then observe sensations throughout the body; this will give still greater benefit than the practice of yoga alone. But the yogic meditation techniques using mantra and visualization are totally opposed to Vipassana. Do not mix them with this technique.
Còn những cách thở khác nhau của yoga thì sao?
How about the different yogic breathing exercises?
Chúng hữu ích nếu được coi như những bài tập thể dục. Nhưng đừng pha trộn những kỹ thuật đó với ānāpāna. Trong ānāpāna, bạn phải quan sát hơi thở tự nhiên, nhưng không điều khiển nó. Hãy tập kiểm soát hơi thở như tập thể dục, và tập ānāpāna để thiền.
They are helpful as physical exercise, but do not mix these techniques with ānāpāna. In ānāpāna you must observe natural breath at it is, without controlling it. Practise breath control as a physical exercise, and practise ānāpāna for meditation.
Có phải tôi - tôi không muốn nói khối bọt bóng này - đang bám chấp vào sự giác ngộ không?
Am I—is not this bubble—becoming attached to enlightenment?
Nếu vậy thì bạn đang chạy ngược chiều với giác ngộ. Khi bạn còn bám chấp vào giác ngộ thì bạn chẳng bao giờ chứng nghiệm được nó. Chỉ đơn giản nhận hiểu giác ngộ là gì, rồi tiếp tục quan sát thực tại ở ngay lúc này và để giác ngộ tự đến. Nếu nó không đến, đừng bực bội. Nếu làm như vậy thì bạn không bám chấp vào giác ngộ, và giác ngộ chắc chắn sẽ đến.
If so, you are running in the opposite direction from it. You can never experience enlightenment so long as you have attachments. Simply understand what enlightenment is. Then keep on observing the reality of this moment, and let enlightenment come. If it does not come, don't be upset. You just do your job and leave the result to Dhamma. If you work in this way, you are not attached to enlightenment and it will certainly come.
Như vậy tôi hành thiền chỉ là làm công việc phải làm?
Then I meditate just to do my work?
Đúng vậy. Bổn phận của bạn là thanh lọc tâm. Nhận lấy trách nhiệm như thế, nhưng làm mà không bám chấp.
Yes. It is your responsibility to cleanse your own mind. Take it as a responsibility, but do it without attachment.
Không phải để đạt được một điều gì sao?
It's not to achieve anything?
Không. Cái gì đến tự nó sẽ đến. Hãy để nó đến tự nhiên.
No. Whatever comes will come by itself. Let it happen naturally.
Thiền sư cảm thấy thế nào về việc dạy Pháp cho trẻ em?
What is your feeling about teaching Dhamma to children?
Thời gian tốt nhất là trước khi đứa bé ra đời. Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ nên tập Vipassana, như vậy đứa bé cũng được hưởng, và khi sinh ra nó là một đứa trẻ của Pháp. Nhưng nếu bạn đã có con rồi, bạn vẫn có thể chia sẻ Pháp với chúng. Chẳng hạn, ở phần kết thúc của khóa thiền, bạn học kỹ thuật mettā-bhāvanā (thiền tâm từ), chia sẻ sự bình an và hòa hợp của bạn với người khác. Nếu con bạn còn quá nhỏ, bạn hãy hướng mettā (tâm từ) về chúng sau mỗi lần hành thiền, vào giờ đi ngủ của chúng. Làm như vậy, con bạn cũng được hưởng ích lợi của việc bạn thực hành Pháp. Và khi chúng lớn hơn, bạn hãy giảng cho chúng một chút về Pháp, theo cách chúng có thể hiểu và chấp nhận được. Nếu chúng có thể hiểu thêm, hãy dạy chúng tập ānāpāna (theo dõi hơi thở) trong vài phút. Đừng ép buộc chúng, dù là bằng cách nào. Hãy để chúng ngồi thiền cùng bạn, quan sát hơi thở trong vài phút rồi cho chúng đi chơi. Thiền sẽ như trò chơi đối với chúng; chúng sẽ thích ngồi thiền. Và điều quan trọng nhất là chính bạn phải sống một cuộc sống lành mạnh đúng Pháp. Bạn phải làm gương cho chúng. Trong gia đình, bạn phải tạo được một không khí an bình và hòa hợp, như vậy sẽ giúp chúng lớn lên thành người khỏe mạnh và hạnh phúc. Đây là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con bạn.
The best time for that is before birth. During pregnancy the mother should practise Vipassana, so that the child also receives it and is born a Dhamma child. But if you already have children, you can still share Dhamma with them. For example, as the conclusion of your practice of Vipassana you have learned the technique of mettā- bhāvanā, sharing your peace and harmony with others. If your children are very young, direct your mettā to them after every meditation and at their bedtime; in this way they also benefit from your practice of Dhamma. And when they are older, explain a little about Dhamma to them in a way that they can understand and accept. If they can understand a little more, then teach them to practise ānāpāna for a few minutes. Don't pressure the children in any way. Just let them sit with you, observe their breath for a few minutes, and then go and play. The meditation will be like play for them; they will enjoy doing it. And most important is that you must live a healthy Dhamma life yourself, you must set a good example for your children. In your home you must establish a peaceful and harmonious atmosphere which will help them grow into healthy and happy people. This is the best thing you can do for your children.
Cám ơn thiền sư rất nhiều về Pháp kỳ diệu này.
Thank you very much for the wonderful Dhamma.
Hãy cám ơn Pháp! Pháp thật vĩ đại! Tôi chỉ là một chiếc xe. Và bạn cũng nên cám ơn chính bạn. Bạn chịu khó học tập khó nhọc mới nắm vững được kỹ thuật. Một người thầy cứ nói đi nói lại mãi, nhưng nếu bạn không học thì bạn cũng chẳng gặt hái được gì. Hãy sống hạnh phúc và luyện tập nghiêm chỉnh, luyện tập cần mẫn!
Thank Dhamma! Dhamma is great. I am only a vehicle. And also thank yourself. You worked hard, so you grasped the technique. A teacher keeps talking, talking, but if you do not work, you don't get anything. Be happy, and work hard, work hard!
GIỜ ĐÃ ĐIỂM
The Striking of the Clock
Tôi cảm thấy rất may mắn được sinh ra ở Miến Điện, miền đất của Pháp, nơi kỹ thuật kỳ diệu này đã được bảo tồn nguyên vẹn qua bao nhiêu thế kỷ. Vào khoảng một trăm năm truớc, ông nội tôi đã từ Ấn Độ đến đây lập nghiệp, và do đó tôi được sinh ra trên đất nước này. Tôi cảm thấy rất may mắn được sinh ra trong một gia đình buôn bán, và từ nhỏ tôi đã bắt đầu làm việc để kiếm tiền. Hồi đó, tích lũy tiền bạc là mục tiêu chính của đời tôi. Tôi có may mắn là từ lúc còn trẻ tôi đã thành công trong việc kiếm được nhiều tiền. Nếu chính tôi không được sống cuộc sống của một người giàu có, thì tôi đã không có kinh nghiệm bản thân về sự trống rỗng của một đời sống như vậy. Và nếu tôi không có kinh nghiệm đó, thì trong thâm tâm, tôi vẫn còn ngộ nhận rằng chân hạnh phúc nằm trong sự giàu có. Khi con người trở nên giàu có, họ được trao cho những địa vị đặc biệt và cao cả trong xã hội. Họ thành những thành viên của các hội đoàn. Ngoài hai mươi tuổi tôi đã điên cuồng trong việc tạo dựng địa vị trong xã hội. Và dĩ nhiên, những căng thẳng trong đời đã khiến tôi mắc bệnh tâm thần, những cơn đau nửa đầu nghiêm trọng. Cứ mỗi nửa tháng tôi lại bị cơn bệnh hành hạ một lần mà không cách nào điều trị khỏi. [Về sau,] tôi cảm thấy rất may mắn là đã bị bệnh này.
I feel very fortunate that I was born in Burma, the land of Dhamma, where this wonderful technique was preserved through the centuries in its original form. About one hundred years ago my grandfather came from India and settled there, and so I was born in that country. And I feel very fortunate that I was born into a family of businessmen, and that from my teens I started working to gain money. Amassing money was my chief purpose in life. I am fortunate that from an early age I succeeded in earning a lot of money. If I had not myself known the life of riches, I would not have had the personal experience of the hollowness of such an existence. And had I not experienced this, some thought might always have lingered in a corner of my mind that true happiness lies in wealth. When people become rich, they are given special status and high positions in society. They become officers of many different organizations. From my early twenties I began this madness of seeking social prestige. And naturally all these tensions in my life gave rise to a psychosomatic disease, severe migraine headaches. Every fortnight I suffered an attack of this disease, for which there was no cure. I feel very fortunate that I developed this disease.
Ngay cả những bác sĩ giỏi nhất ở Miến Điện cũng không chữa trị được căn bệnh của tôi. Cách chữa trị duy nhất mà họ có thể đưa ra là chích thuốc phiện để làm giảm cơn đau. Cứ mỗi nửa tháng tôi phải chích thuốc phiện một lần, và sau đó phải chịu các tác dụng phụ của thuốc như nôn, mửa, thật khổ sở.
Even the best doctors in Burma could not cure my sickness. The only treatment that they had to offer was an injection of morphine to relieve an attack. Every fortnight I required an injection of morphine, and then I faced its after-effects: nausea, vomiting, misery.
Sau vài năm khổ sở như vậy, các bác sĩ bắt đầu cảnh báo tôi: “Bây giờ ông đang dùng thuốc phiện để giảm đau, nhưng nếu cứ tiếp tục như thế, không bao lâu nữa ông sẽ bị nghiện thuốc phiện và phải dùng thuốc mỗi ngày.” Tôi cảm thấy kinh hoàng trước cái viễn tượng đó. Đời sống như vậy sẽ khủng khiếp. Các bác sĩ khuyên: “Ông thường có những chuyến đi ngoại quốc vì chuyện làm ăn, hãy dành một chuyến để lo cho sức khỏe của mình. Chúng tôi không có cách gì trị được bệnh của ông, và chúng tôi biết là các bác sĩ ở những nước khác cũng vậy thôi. Nhưng có thể họ có một loại thuốc giảm đau nào đó khác hơn, như vậy ông thoát được nguy cơ phụ thuộc vào thuốc phiện.”
After a few years of this affliction the doctors began to warn me, “Now you are taking morphine to relieve the attacks of your disease, but if you continue, soon you will become addicted to morphine, and you will have to take it every day.” I was shocked at the prospect; life would be horrible. The doctors advised, “You often travel abroad on business; for once make a trip for the sake of your health. We have no cure for your disease, and neither, we know, have doctors in other countries. But perhaps they have some other pain-killer to relieve your attacks, which would free you from the danger of morphine dependence.”
Nghe theo lời khuyên của họ, tôi đã sang Thụy Sĩ, Đức, Anh, Mỹ và Nhật. Tôi được những vị bác sĩ giỏi nhất của các nước này chữa trị. Và rất may mắn là tất cả những vị ấy đều thất bại. Tôi trở về, bệnh tình nặng hơn trước khi đi.
Heeding their advice I travelled to Switzerland, Germany, England, America, and Japan. I was treated by the best doctors of these countries. And I am very fortunate that all of them failed. I returned home worse than when I had left.
Sau chuyến đi chữa bệnh thất bại trở về, một người bạn tốt đề nghị với tôi: “Tại sao không đến học thử một khóa thiền Vipassana mười ngày. Thiền sư U Ba Khin hướng dẫn những khóa thiền này. Ông là một bậc thánh, một quan chức chánh phủ, và là một người có gia đình như bạn. Theo tôi, căn bệnh của bạn thực sự thuộc về tinh thần, và theo như người ta nói thì kỹ thuật này giúp tinh thần hết căng thẳng. Có lẽ khi hành thiền bạn có thể tự chữa khỏi bệnh.” Đã thất bại ở mọi nơi khác, tôi quyết định ít nhất cũng phải đến gặp vị thiền sư này xem sao. Dầu sao thì tôi cũng không có gì để mất.
After my return from this unsuccessful trip, a kind friend came and suggested to me, “Why not try one of these ten-day courses in Vipassana meditation? They are conducted by U Ba Khin, a very saintly man, a government officer, a family man like yourself. To me it seems that the basis of your disease is actually mental, and here is a technique that is said to free the mind of tensions. Perhaps by practising it you can cure yourself of the disease.” Having failed everywhere else I decided at least to go to meet this teacher of meditation. After all, I had nothing to lose.
Tôi đến trung tâm thiền và nói chuyện với con người phi thường này. Không khí yên tĩnh và bình an của thiền viện cùng sự hiện diện đầy an lạc từ Ngài gây cho tôi một sự xúc động sâu xa, tôi nói: “Thưa Ngài, tôi muốn được theo một khóa học của Ngài. Ngài có vui lòng nhận tôi không?”
I went to his meditation centre and talked with this extraordinary man. Deeply impressed by the calm and peaceful atmosphere of the place and by his own peaceful presence, I said, “Sir, I want to join one of your courses. Will you please accept me?”
“Dĩ nhiên, kỹ thuật này dành cho tất cả mọi người. Ông cứ tự nhiên theo học một khóa.”
“Certainly, this technique is for one and all. You are welcome to join a course.”
Tôi nói tiếp: “Trong nhiều năm, tôi đã khổ sở vì một chứng bệnh không có cách chữa, chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Tôi hy vọng với kỹ thuật này, tôi có thể hết bệnh.”
I continued, “For a number of years I have suffered from an incurable disease, severe migraine headaches. I hope that by this technique I may be cured of the disease.”
Ngài bỗng nói: “Không, đừng đến với tôi. Có lẽ ông không tham dự khóa học được.” Tôi không thể hiểu được tôi đã làm gì phật ý Ngài, nhưng rồi Ngài đã từ bi giải thích: “Mục đích của Pháp không phải để chữa bệnh. Nếu đó là điều ông tìm kiếm thì tốt hơn ông nên đến bệnh viện. Mục đích của Pháp là chữa trị tất cả khổ đau trong cuộc đời. Chứng bệnh của ông thật ra chỉ là một phần nhỏ trong sự đau khổ của ông. Bệnh của ông sẽ hết, nhưng đó chỉ là tác dụng phụ trong tiến trình thanh lọc tâm. Nếu lấy tác dụng phụ làm mục tiêu chính thì ông đã làm giảm giá trị của Pháp. Ông hãy đến học không phải để chữa bệnh cho thân mà là để giải phóng tâm.”
“No,” he suddenly said, “don't come to me. You may not join a course.” I could not understand how I had offended him; but then with compassion he explained, “The purpose of Dhamma is not to cure physical diseases. If that is what you seek, you had better go to a hospital. The purpose of Dhamma is to cure all the miseries of life. This disease of yours is really a very minor part of your suffering. It will pass away, but only as a by-product in the process of mental purification. If you make the by-product your primary goal, then you devalue Dhamma. Come not for physical cures, but to liberate the mind.”
Ngài đã thuyết phục được tôi. Tôi nói: “Thưa Ngài, vâng, bây giờ tôi hiểu. Tôi sẽ đến chỉ để thanh lọc tâm. Dù bệnh tôi có khỏi hay không, tôi muốn trải nghiệm được sự bình an mà tôi thấy ở đây.” Sau khi hứa với Ngài, tôi trở về nhà.
He had convinced me. “Yes, sir,” I said, “now I understand. I shall come only for the purification of my mind. Whether or not my disease may be cured, I should like to experience the peace that I see here.” And giving him my promise, I returned home.
Nhưng tôi vẫn chần chừ không tham dự khóa thiền. Được sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo cực kỳ bảo thủ, từ nhỏ tôi đã học thuộc để tụng câu thơ: “Tốt hơn là chết trong đạo của mình, trong bản tánh của mình. Đừng bao giờ đổi sang đạo khác.” Tôi tự nhủ: “Coi chừng, Phật giáo là một đạo khác, và những người đó vô thần. Họ không tin vào Thượng Đế, vào sự hiện hữu của linh hồn!” (Làm như thể chỉ cần tin vào Thượng Đế, vào linh hồn thì sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề!) “Nếu tôi trở thành một kẻ vô thần thì tôi sẽ ra sao? Không, tốt hơn là tôi chết trong đạo của tôi. Tôi sẽ không bao giờ đến gần họ.”
But still I postponed joining a course. Being born in a staunch, conservative Hindu family, from my childhood I had learned to recite the verse, “Better to die in your own religion, your own dharma*; never go to another religion.” I said to myself, “Look, this is another religion, Buddhism. And these people are atheists, they don’t believe in God or in the existence of a soul!” (As if simply believing in God or in the soul will solve all our problems!) “If I become an atheist, then what will happen to me? Oh no, I had better die in my own religion, I will never go near them.”
Tôi ngần ngại như vậy trong mấy tháng trời. Nhưng rất may mắn, cuối cùng tôi quyết định thử kỹ thuật này xem sao. Tôi tham dự khóa thiền tiếp đó và trải qua mười ngày. Tôi cảm thấy may mắn là tôi đã cực kỳ lợi lạc. Bây giờ tôi có thể hiểu được bản tánh riêng của mỗi người, con đường riêng của mỗi người, và bản tánh của mọi người khác. Bản tánh của nhân loại là bản tánh riêng của mỗi người. Duy nhất chỉ có con người là có khả năng quan sát chính mình để thoát khỏi khổ đau. Không một sinh vật hạ đẳng nào có được khả năng này. Quan sát thực tại trong chính mình là bản tánh của con người. Nếu chúng ta không vận dụng được khả năng này, đó là ta sống cuộc sống của những sinh vật hạ đẳng, ta phí phạm cuộc sống của mình. Điều này chắc chắn là nguy hiểm.
For months I hesitated in this way. But I am very fortunate that at last I decided to give this technique a try, to see what would happen. I joined the next course and passed through the ten days. I am very fortunate that I benefited greatly. Now I could understand one’s own dharma, one’s own path, and the dharma of others. The dharma of human beings is one’s own dharma. Only a human being has the ability to observe himself in order to come out of suffering. No lower creature has this faculty. Observing the reality within oneself is the dharma of human beings. If we do not make use of this ability, then we live the life of lower beings, we waste our lives, which is certainly dangerous.
Tôi vẫn luôn tự xem mình là người rất sùng đạo. Dầu sao đi nữa, tôi cũng làm tất cả những bổn phận tôn giáo cần thiết, giữ giới và hiến tặng rất nhiều. Và thật sự nếu tôi không phải là một người sùng đạo, thì tại sao tôi lại được bầu làm lãnh đạo của quá nhiều tổ chức tôn giáo? Tôi nghĩ, chắc chắn tôi phải là một người sùng đạo. Nhưng cho dù tôi đã hiến tặng và từng phục vụ nhiều đến đâu cũng như tôi đã cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và hành động đến mức nào đi chăng nữa, thì khi tôi bắt đầu quan sát những ngõ ngách tối tăm trong tâm tôi, tôi vẫn tìm thấy trong đó đầy rắn rết, bò cạp độc địa... chính vì những điều này mà tôi đã chịu đựng quá nhiều đau khổ. Bây giờ, khi những phần bất tịnh dần dần bị diệt trừ, tôi bắt đầu được vui hưởng sự an bình thật sự. Tôi nhận thấy tôi quá sức may mắn khi nhận được kỹ thuật kỳ diệu này, Pháp bảo này.
I had always considered myself to be a very religious person. After all, I performed all the necessary religious duties, I followed the rules of morality, and I gave a lot to charity. And if I was not in fact a religious person, then why had I been made the head of so many religious organizations? Certainly, I thought, I must be very religious. But no matter how much charity or service I had given, no matter how careful I had been of my speech and actions, still when I started observing the dark chamber of the mind within, I found it to be full of snakes and scorpions and centipedes, because of which I had had to endure so much suffering. Now, as the impurities were gradually eradicated, I began to enjoy real peace. I realized how fortunate I was to receive this wonderful technique, the jewel of the Dhamma.
Trong mười bốn năm, tôi rất may mắn có thể thực hành kỹ thuật này ở Miến Điện dưới sự dìu dắt kỹ lưỡng của thầy tôi. Lẽ dĩ nhiên tôi vẫn làm đầy đủ bổn phận của một người chủ gia đình, nhưng đồng thời, mỗi sáng và chiều tôi đều hành thiền, và cuối tuần tôi đến trung tâm thiền của thầy tôi, và mỗi năm tôi dự khóa thiền mười ngày hay dài hơn.
For fourteen years I was very fortunate to be able to practise this technique in Burma under the close guidance of my teacher.Of course I fulfilled all my worldly responsibilities as a family man, and at the same time, every morning and evening, I continued meditating, every weekend I went to the center of my teacher, and every year I undertook a retreat of ten days or longer.
Đầu năm 1969 tôi sang Ấn Độ. Cha mẹ tôi đã về ở đó từ mấy năm trước, và mẹ tôi mắc một căn bệnh thuộc về thần kinh mà tôi biết có thể chữa được bằng cách thực hành thiền Vipassana. Nhưng không có ai ở Ấn Độ để chỉ cho bà. Kỹ thuật Vipassana đã mất đi từ lâu ở Ấn Độ, nơi phát sinh ra nó. Ngay cả cái tên cũng không còn được nhớ đến. Tôi biết ơn chính phủ Miến Điện đã cho phép tôi qua Ấn Độ. Thời đó, dân chúng thường không được xuất ngoại. Tôi biết ơn chính phủ Ấn Độ đã cho phép tôi nhập cảnh. Tháng 7, 1969 khóa học đầu tiên được tổ chức tại Bombay, trong đó có cha mẹ tôi và 12 người khác tham dự. May mắn là tôi có thể phục vụ cha mẹ tôi. Dạy Pháp cho họ, tôi đã trả được cái ơn sâu xa của họ đối với tôi.
In early 1969 I had to make a trip to India. My parents had gone there a few years earlier and my mother had developed a nervous disease which I knew could be cured by the practice of Vipassana. But there was no one in India who could teach her. The technique of Vipassana had long been lost in that country, the land of its origin. Even the name had been forgotten. I am grateful to the government of Burma for allowing me to go to India; in those days they did not commonly permit their citizens to travel abroad. I am grateful to the government of India for allowing me to come to their country. In July of 1969, the first course was held in Bombay, in which my parents and twelve others participated. I am fortunate that I was able to serve my parents. By teaching them Dhamma I was able to repay my deep debt of gratitude to them.
Sau khi hoàn thành mục đích của chuyến đi Ấn Độ này, tôi sẵn sàng trở về Miến Điện. Nhưng tôi thấy những người dự khóa học nài nỉ tôi mở một khóa nữa, rồi một khóa nữa. Họ muốn cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè họ được dự các khóa thiền. Vì vậy, khóa thứ hai được tổ chức, rồi đến khóa thứ ba, thứ tư... và cứ như vậy sự giảng dạy Pháp được lan rộng.
Having fulfilled my purpose in coming to India, I was ready to return home to Burma. But I found that those who had participated in the course started pressing me to give another, and another. They wanted courses for their fathers, mothers, wives, husbands, children, and friends. So then the second course was held, and the third, and the fourth, and in this way the teaching of Dhamma began to spread.
Năm 1971, trong khi dạy một khóa học ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), tôi nhận được điện tín từ Rangoon báo tin thầy tôi qua đời. Dĩ nhiên, tin này thực sửng sốt, hoàn toàn bất ngờ và chắc chắn rất đau buồn. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của Pháp mà thầy đã dạy, tôi giữ được sự bình tâm.
In 1971, while I was giving a course in Bodh Gaya, I received a cable from Rangoon announcing that my teacher had passed away. Of course the news was shocking, being completely unexpected, and certainly it was very saddening. But with the help of the Dhamma he had given me, my mind remained balanced.
Bây giờ tôi phải quyết định làm sao để trả ơn bậc thánh nhân này, Ngài Sayagyi U Ba Khin. Cha mẹ sinh ra tôi làm người, nhưng tôi vẫn còn chìm đắm trong cái vỏ vô minh. Chỉ với sự giúp đỡ của con người kỳ diệu này mà tôi đã có thể phá vỡ được cái vỏ, khám phá sự thật bằng cách quan sát nội tâm. Không những thế, trong suốt mười bốn năm, Ngài đã làm tôi vững mạnh, và giáo dục tôi trong Pháp. Làm sao tôi có thể trả ơn cho người cha tinh thần này? Con đường duy nhất mà tôi thấy là thực hành những gì Ngài đã dạy, sống cuộc sống của Pháp. Đây là con đường đúng đắn để vinh danh ngài. Và với tất cả sự tinh khiết của tâm, với tất cả lòng từ bi mà khả năng tôi có thể phát triển được, tôi quyết định cống hiến cuộc đời còn lại của tôi để phụng sự tha nhân, vì đó là điều mà Ngài muốn tôi làm.
Now I had to decide how to pay back my debt of gratitude to this saintly person, Sayagyi U Ba Khin. My parents had given me birth as a human being, but one still enclosed in the shell of ignorance. It was only with the help of this wonderful person that I was able to break the shell, to discover truth by observing the reality within. And not only that, but for fourteen years he had strengthened and nurtured me in Dhamma. How could I repay the debt of gratitude to my Dhamma father? The only way that I could see was to practise what he had taught, to live the life of Dhamma; this is the proper way to honor him. And with as much purity of mind, as much love and compassion as I could develop, I resolved to devote the rest of my life to serving others, since this is what he wished me to do.
Ngài thường nhắc đến niềm tin truyền thống ở Miến Điện là hai mươi lăm thế kỷ sau Đức Phật, Pháp sẽ trở về xứ sở đã sinh ra nó và từ đó lan truyền ra khắp thế giới. Ước vọng của Ngài là thực hiện lời tiên tri đó bằng cách sang Ấn Độ và dạy thiền Vipassana ở đó. Ngài thường nói: “Hai mươi lăm thế kỷ đã qua, giờ của Vipassana đã điểm!” Chẳng may, tình trạng chính trị vào những năm cuối đời Ngài không cho phép Ngài xuất ngoại. Khi tôi được phép đi Ấn Độ vào năm 1969, Ngài rất vui lòng và bảo tôi: “Goenka, không phải con đi, mà là ta đi!”
He often used to refer to the traditional belief in Burma that twenty five centuries after the time of the Buddha, the Dhamma would return to the country of its origin, from there to spread around the world. It was his wish to help this prediction come to pass by going to India and teaching Vipassana meditation there. “Twenty five centuries are over,” he used to say, “the clock of Vipassana has struck!” Unfortunately, political conditions in his later years did not allow him to travel abroad. When I received permission to go to India in 1969, he was deeply pleased and told me, “Goenka, you are not going; I am going!”
Lúc đầu tôi nghĩ rằng lời tiên tri này chỉ là một niềm tin trong giáo phái. Xét cho cùng, tại sao một chuyện đặc biệt lại xảy ra sau hai mươi lăm thế kỷ nếu như nó đã không thể xảy ra sớm hơn? Nhưng khi tới Ấn Độ, tôi ngạc nhiên thấy rằng, mặc dầu tôi không biết quá một trăm người ở cái quốc gia rộng lớn này, mà có hàng ngàn người đến dự các khóa học, từ mọi tầng lớp trong xã hội, mọi tôn giáo, mọi cộng đồng. Không chỉ riêng ở Ấn Độ mà còn cả nhiều ngàn người bắt đầu tìm đến từ nhiều quốc gia khác.
At first I thought that this prediction was merely a sectarian belief. After all, why should something special happen after twenty five centuries if it could not happen sooner? But when I came to India I was amazed to find that, although I did not know even one hundred people in that vast country, thousands started coming to courses, from every background, from every religion, from every community. Not only Indians, but thousands started coming from many different countries.
Tôi càng thấy rõ là không có gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Không ai ngẫu nhiên đến tham dự khóa thiền - có lẽ có người trong quá khứ đã làm một điều lành, và kết quả là bây giờ họ có cơ hội nhận lãnh hạt giống Pháp. Có những người khác đã nhận được hạt giống, và bây giờ họ tới để giúp nó tăng trưởng. Dù bạn đến để nhận hạt giống, hay để làm cho hạt giống bạn đã có nảy nở, bạn hãy tiếp tục tinh tấn trong Pháp, vì sự tốt lành, lợi ích và giải thoát của chính bạn, và bạn sẽ thấy rằng nó cũng bắt đầu giúp ích cho người khác nữa. Pháp lợi lạc cho tất cả mọi người.
It became clear that nothing happens without a cause. No one comes to a course accidentally. Some perhaps have performed a wholesome act in the past, as a result of which they now have the opportunity to receive the seed of Dhamma. Others have already received the seed, and now they have come to help it grow. Whether you have come to get the seed or to develop the seed that you already have, keep growing in Dhamma for your own good, for your own benefit, for your own liberation, and you will find how it starts helping others too. Dhamma is beneficial for one and all.
Nguyện cho những người đau khổ khắp mọi nơi tìm được con đường bình an này.
Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau, gông cùm, ngục tù nô lệ.
Nguyện cho tất cả mọi người đều gột sạch tâm ý khỏi mọi ô nhiễm, mọi bất tịnh.
May suffering people everywhere find this path of peace.
May they all be released from their misery, their shackles, their bondage.
May they free their minds of all defilements, all impurities.
Nguyện cho mọi chúng sinh khắp vũ trụ được hạnh phúc.
Nguyện cho mọi chúng sinh được bình an.
Nguyện cho mọi chúng sinh được giải thoát.
My all beings throughout the universe be happy.
May all beings be peaceful.
May all beings be liberated.