Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 7: Rèn luyện trí tuệ »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 7: Rèn luyện trí tuệ

Donate

(Lượt xem: 8.323)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 7: Rèn luyện trí tuệ

Chapter 7. THE TRAINING OF WISDOM





Cả giới (sila) và định (samadhi) đều không phải là nét đặc thù trong giáo huấn của Đức Phật. Cả hai đã được biết đến và được tu tập từ trước khi Ngài giác ngộ. Thực ra, trên con đường đi tìm giải thoát, Ngài đã được dạy về samadhi do hai bậc thầy mà Ngài theo học. Những lời chỉ dẫn của Ngài về phương pháp này không khác gì của những bậc thầy các tôn giáo truyền thống. Tất cả mọi tôn giáo đều nhấn mạnh vào sự cần thiết của hành vi đạo đức, và họ còn cho thấy những trạng thái sung sướng, ngây ngất, hoặc là đạt được bằng sự cầu nguyện, hoặc thực hành những nghi thức tôn giáo, hoặc bằng nhịn ăn, khổ hạnh, hay bằng các phương pháp thiền khác nhau. Mục đích của những cách thực hành này chỉ đơn thuần là để đạt được một trạng thái nhập định sâu. Đây là những trải nghiệm “cực lạc” của những sự huyền bí tín ngưỡng.
Neither sīla nor samādhi is unique to the teaching of the Buddha. Both were well known and practised before his enlightenment; in fact, while searching for the way to liberation, the future Buddha was trained in samādhi by two teachers with whom he studied. In prescribing these trainings the Buddha did not differ from the teachers of conventional religion. All religions insist on the necessity of moral behavior, and they also offer the possibility of attaining states of bliss, whether by prayer, by rituals, by fasting and other austerities, or by various forms of meditation. The goal of such practices is simply a state of deep mental absorption. This is the “ecstasy” experienced by religious mystics.
Trạng thái định này, tuy chưa đạt tới mức xuất thần, nhưng cũng rất hữu ích. Nó làm cho tâm yên tĩnh bằng cách đánh lạc sự chú tâm khỏi tình trạng mà ta sẽ phản ứng bằng thèm muốn và chán ghét. Một hình thức thô sơ của samadhi là đếm chầm chậm từ một đến mười để tránh cơn giận bùng nổ. Những hình thức khác có lẽ còn rõ rệt hơn, như lặp đi lặp lại một chữ, hay một câu chú, hay chú tâm vào đối tượng của mắt. Tất cả mọi cách đều rất hữu hiệu: Khi sự chú tâm chuyển sang một đối tượng khác, tâm có vẻ trở nên bình tĩnh và bình an.
Such concentration, even if not developed to the level of the trance states, is very helpful. It calms the mind by diverting attention from the situations in which one would otherwise react with craving and aversion. Counting slowly to ten to prevent an outburst of anger is a rudimentary form of samādhi. Other, perhaps more obvious, forms are repetition of a word or mantra, or concentration on a visual object. They all work: when the attention is diverted to a different object, the mind appears to become calm and peaceful.
Tuy nhiên, sự bình tĩnh đạt được bằng cách này không phải là sự giải thoát thực sự. Chắc chắn sự thực hành định đem lại những kết quả tốt đẹp, nhưng nó chỉ tốt ở tầng lớp ý thức của tâm mà thôi. Gần hai mươi lăm thế kỷ trước khi có sự khám phá của khoa tâm lý học hiện đại, Đức Phật đã nhận thức được sự hiện hữu của tâm vô thức mà Ngài gọi là anusaya. Ngài thấy rằng đánh lạc hướng sự chú tâm là một cách đối phó hữu hiệu với thèm muốn và chán ghét ở mức độ ý thức, nhưng thực sự không loại hẳn được chúng. Trái lại chúng bị đẩy sâu vào vô thức, nơi chúng ngủ yên, nhưng vẫn nguy hiểm như bao giờ. Ở bề mặt của tâm, có thể có một lớp bình yên và hòa hợp, nhưng ở dưới sâu là một hỏa diệm sơn đang ngủ yên, chứa đầy những bất tịnh bị dồn nén, không sớm hay muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội. Đức Phật nói:
The calm achieved in this way, however, is not real liberation. Certainly the practice of concentration confers great benefits, but it works only at the conscious level of the mind. Nearly twenty-five centuries before the invention of modern psychology, the Buddha realized the existence of the unconscious mind, which he called the anusaya. Diverting the attention, he found, is a way to deal effectively with craving and aversion at the conscious level, but it does not actually eliminate them. Instead it pushes them deep into the unconscious, where they remain as dangerous as ever even though dormant. At the surface level of the mind there may be a layer of peace and harmony, but in the depths is a sleeping volcano of suppressed negativity which sooner or later will erupt violently. The Buddha said,
“Nếu một cây bị gãy đổ, nhưng rễ vẫn mọc vững trong đất, không bị đụng chạm thì mầm non vẫn mọc lên.
If the roots remain untouched and firm in the ground, a felled tree still puts forth new shoots.
“Nếu gốc rễ của thói quen cố hữu của thèm muốn và chán ghét chưa được bứng nhổ, thì khổ đau vẫn không ngừng tái diễn.”
If the underlying habit of craving and aversion is not uprooted, suffering arises anew over and over again.1
Chừng nào các điều kiện (nghiệp) còn ở trong vô thức, thì những mầm mống khổ đau chỉ chờ cơ hội là lập tức trồi lên, tạo ra khổ. Vì lý do này, ngay sau khi đạt được trạng thái cao nhất có thể đạt được do định, vị Bồ Tát sắp thành Phật vẫn không hài lòng rằng Ngài đã được giải thoát. Ngài quyết định phải tiếp tục tìm kiếm con đường thoát khỏi khổ đau và đưa tới hạnh phúc.
So long as conditioning remains in the unconscious mind, it will put forth fresh shoots at the first opportunity, causing suffering. For this reason even after reaching the highest states attainable by the practice of concentration, the future Buddha was not satisfied that he had achieved liberation. He decided that he must continue his search for the way out of suffering and the path to happiness.
Ngài thấy có hai sự lựa chọn. Con đường thứ nhất là tự mình buông thả, tìm kiếm để thỏa mãn mọi dục vọng không một chút kiềm chế. Đây là con đường thế tục mà hầu hết mọi người đều theo dù họ có ý thức được hay không. Nhưng Ngài đã thấy rõ con đường này không thể dẫn đến hạnh phúc. Trên thế gian này, không ai có thể lúc nào cũng muốn gì được nấy, mọi sự xảy ra theo ý mình, không gặp những điều bất như ý. Những người theo con đường này đương nhiên bị khổ khi không đạt được những gì họ mong muốn; có nghĩa là họ khổ vì thất vọng và bất như ý. Nhưng họ khổ không kém khi đạt được điều mong ước: họ khổ vì sợ điều đạt được sẽ mất đi, và những lúc sung sướng cũng sẽ không được lâu dài, và sự thật là vậy. Khi tìm kiếm, khi đạt được, và khi mất mát điều mong ước, những người ấy sẽ luôn luôn bị dao động. Ngài đã từng trải qua những kinh nghiệm đó trước khi Ngài từ bỏ cuộc sống trần tục để trở thành một người tu hành. Vì vậy Ngài đã biết con đường đó không thể là con đường dẫn tới bình an.
He saw two choices. The first is the path of self-indulgence, of giving oneself free license to seek the satisfaction of all one's desires. This is the worldly path which most people follow, whether they realize it or not. But he saw clearly that it cannot lead to happiness. There is no one in the universe whose desires are always fulfilled, in whose life everything that is wished for happens and nothing happens that is not wished. People who follow this path inevitably suffer when they fail to achieve their desires; that is, they suffer disappointment and dissatisfaction. But they suffer equally when they attain their desires: they suffer from the fear that the desired object will vanish, that the moment of gratification will prove transitory, as in fact it must. In seeking, in attaining, and in missing their desires, such people always remain agitated. The future Buddha had experienced this path himself before leaving worldly life to become a recluse, and therefore he knew that it cannot be the way to peace.
Con đường thứ hai là con đường tự kiềm chế, cố tình tránh thỏa mãn mọi mong muốn. Ở Ấn Độ 2.500 năm về trước, con đường tự chối từ đã đi đến độ cực đoan, tránh hết mọi kinh nghiệm khoan khoái, và còn tự hành hạ bằng những kinh nghiệm khó chịu.
The alternative is the path of self-restraint, of deliberately refraining from satisfying one's desires. In India 2500 years ago, this path of self-denial was taken to the extreme of avoiding all pleasurable experiences and inflicting on oneself unpleasurable ones.
Lý do giải thích sự tự trừng phạt là nó sẽ chữa được thói quen của thèm muốn và chán ghét, và nhờ vậy thanh lọc được tâm. Sự thực hành khổ hạnh là một hiện tượng tôn giáo có khắp thế giới. vị Bồ Tát sắp thành Phật đã theo con đường này trong những năm Ngài sống đời tu sĩ không nhà. Ngài đã thử nhiều lối tu khổ hạnh đến độ thân Ngài chỉ còn da bọc xương, nhưng Ngài vẫn không thấy mình được giải thoát. Hành hạ thể xác không thanh lọc được tâm.
The rationale for this self-punishment was that it would cure the habit of craving and aversion and thereby purify the mind. The practice of such austerities is a phenomenon of religious life throughout the world. The future Buddha had experienced this path as well in the years following his adoption of the homeless life. He had tried different ascetic practices to the point that his body was reduced to skin and bones, but still he found that he was not liberated. Punishing the body does not purify the mind.
Tự kiềm chế không cần phải thực hành đến mức thái quá. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một cách vừa phải bằng cách tránh những thèm muốn đưa tới những hành động bất thiện. Sự tự chế này tốt hơn là sự phóng túng, vì ít nhất chúng ta cũng tránh được những hành động vô luân. Nhưng nếu ta đè nén để tự kiềm chế thì tinh thần ta sẽ căng thẳng đến độ nguy hiểm. Tất cả những dục vọng bị đè nén sẽ tích tụ như nước lũ sau bờ đê của sự tự chối bỏ. Một ngày nào đó đê sẽ vỡ và tạo ra một trận lụt khốc liệt.
Self-restraint need not to be carried to such an extreme, however. One may practise it in more moderate form by abstaining from gratifying those desires that would involve unwholesome actions. This kind of self-control seems far preferable to self-indulgence since in practising it, one would at least avoid immoral actions. But if self-restraint is achieved only by self-repression, it will increase the mental tensions to a dangerous degree. All the suppressed desires will accumulate like floodwater behind the dam of self- denial. One day the dam is bound to break and release a destructive flood.
Chừng nào điều kiện (nghiệp) còn tồn tại trong tâm thì chúng ta không thể hết khổ, hay được bình an. Cho dù giới luật (sila) là hữu ích nhưng lý trí không thể duy trì nó được. Phát triển samadhi có thể giúp được phần nào, nhưng nó không tác động ở mức độ thâm sâu của tâm, nơi cội nguồn của mọi vấn đề, gốc rễ của những bất tịnh. Chừng nào những gốc rễ đó còn vùi sâu trong vô thức, thì chúng ta không thể có hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu, không có sự giải thoát.
So long as conditioning remains in the mind, we cannot be secure or at peace. Sīla, beneficial though it is, cannot be maintained by sheer force of will. Developing samādhi will help, but this is only a partial solution that will not work at the depths of the mind where the roots of the problem lie, the roots of the impurities. So long as these roots remain buried in the unconscious, there can be no real, lasting happiness, no liberation.
Nhưng nếu những gốc rễ của điều kiện (nghiệp) bị loại trừ khỏi tâm, thì mối nguy hiểm của sự buông thả trong những hành động bất thiện không còn nữa, và cũng không cần thiết phải tự đè nén, vì động lực để thực hành những hành vi bất thiện sẽ mất đi. Chúng ta có thể sống một cuộc đời bình an vì tâm ta không còn căng thẳng do sự tìm kiếm hay chối bỏ.
But if the roots of conditioning themselves can be removed from the mind, then there will be no danger of indulgence in unwholesome actions, no necessity for self-repression, because the very impulse for performing unwholesome action will be gone, Freed of the tensions either of seeking or denying, one can live at peace.
Để bứng nhổ những gốc rễ đó, chúng ta cần một phương pháp để có thể thâm nhập vào tầng lớp sâu thẳm của tâm để đối phó với những bất tịnh nơi chúng phát sinh. Phương pháp này Đức Phật đã tìm ra: rèn luyện trí tuệ, hay là paññā đã đưa Ngài đến giác ngộ. Phương pháp này còn được gọi là vipassanā-bhāvanā, sự phát triển tuệ giác vào bản tánh của chúng ta, nhờ đó ta có thể nhận biết và loại trừ nguyên nhân của khổ đau. Đây là những gì Đức Phật đã tìm ra, đã thực hành cho sự giải thoát của ngài, và đã dạy cho người khác suốt cuộc đời Ngài. Đây là yếu tố duy nhất trong giáo huấn của Ngài mà Ngài cho là quan trọng nhất. Ngài thường nhắc đi nhắc lại:
To remove the roots a method is required with which we can penetrate to the depths of the mind in order to deal with the impurities where they begin. This method is what the Buddha found: the training of wisdom, or paññā, which led him to enlightenment. It is also called vipassanā-bhāvanā, the development of insight into one's own nature, insight by means of which one may recognize and eliminate the causes of suffering. This was the discovery of the Buddha—what he practised for his own liberation, and what he taught others throughout his life. This is the unique element in his teachings, to which he gave the highest importance. He repeatedly said,
“Định sẽ có kết quả và ích lợi nếu nó được giới hỗ trợ. Trí tuệ sẽ có kết quả và ích lợi nếu nó được định hỗ trợ. Tâm sẽ sạch hết bất tịnh nếu được trí tuệ hỗ trợ.”
“If it is supported by morality, concentration is very fruitful, very beneficial. If it is supported by concentration, wisdom is very fruitful, very beneficial. If it is supported by wisdom, the mind becomes freed of all defilements.”2
Tự thân các phần giới (sila) và định (samadhi) tuy rất có giá trị, nhưng mục đích chính của chúng là dẫn tới tuệ. Chỉ có phát triển trí tuệ (panna) chúng ta mới thật sự tìm thấy trung đạo giữa hai cực đoan buông thả và đè nén. Giữ giới, chúng ta tránh được những hành động gây nên những hình thức thô thiển nhất của tâm dao động. Bằng cách định tâm, chúng ta làm tâm an tĩnh thêm, đồng thời uốn nắn nó thành một công cụ hữu hiệu trong công việc tự khảo sát. Nhưng chỉ nhờ phát triển trí tuệ chúng ta mới có thể xuyên thấu vào sự thật nội tâm và giải thoát ta khỏi vô minh và bám chấp.
In themselves, morality and concentration, sīla and samādhi, are valuable, but their real purpose is to lead to wisdom. It is only in developing paññā that we find a true middle path between the extremes of self-indulgence and self-repression. By practising morality, we avoid actions that cause the grossest forms of mental agitation. By concentrating the mind, we further calm it and at the same time shape it into an effective tool with which to undertake the work of self-examination. But it is only by developing wisdom that we can penetrate into the reality within and free ourselves of all ignorance and attachments.
Hai phần của Bát Thánh Đạo thuộc về sự luyện tập trí tuệ là suy nghĩ chân chánh (chánh tư tuy) và hiểu biết chân chánh (chánh kiến).
Two parts of the Noble Eightfold Path are included within the training of wisdom: right thought and right understanding.
Suy nghĩ chân chánh (chánh tư duy)
Right Thought
Truớc khi bắt đầu vipassanā-bhāvanā, tất cả những ý nghĩ không nhất thiết phải ngưng lại trong khi hành thiền. Những tư tưởng vẫn có thể còn tồn tại, nhưng nếu sự ý thức được duy trì từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác thì cũng đủ để chúng ta bắt đầu.
It is not necessary for all thoughts to cease in meditation before one begins vipassanā-bhāvanā. Thoughts may still persist, but if awareness is sustained from moment to moment, that is sufficient to start the work.
Ý nghĩ tuy có thể vẫn còn, nhưng tính chất của lối suy nghĩ đã thay đổi. Chán ghét và thèm muốn đã được lắng dịu nhờ vào sự ý thức về hơi thở. Tâm đã trở nên yên tĩnh, ít nhất là ở mức độ ý thức, và bắt đầu nghĩ về Dhamma, về con đường thoát khỏi khổ đau. Những khó khăn nảy sinh khi ta bắt đầu ý thức về hơi thở bây giờ đã qua đi, hay ít nhất cũng đã bị chế ngự một phần nào. Chúng ta sửa soạn cho bước kế tiếp là sự hiểu biết chân chánh.
Thoughts may remain, but the nature of the thought pattern changes. Aversion and craving have been calmed down by awareness of breathing. The mind has become tranquil at least at the conscious level, and has begun to think about Dhamma, about the way to emerge from suffering. The difficulties that arose on initiating awareness of respiration have now passed or at least have been overcome to some extent. One is prepared for the next step, right understanding.
Sự hiểu biết chân chánh (Chánh kiến)
Right Understanding
Sự hiểu biết chân chánh mới thực sự là trí tuệ. Nghĩ về sự thật không đủ. Chúng ta phải tự mình chứng nghiệm sự thật, chúng ta phải nhìn sự việc như chúng thực sự là, chứ không phải trông có vẻ như vậy. Sự thật hiển nhiên là một thực tế, tuy nhiên ta cần phải vào sâu bên trong để thể nghiệm thực tế tối hậu của chúng ta và diệt trừ khổ đau.
It is right understanding that is real wisdom. Thinking about truth is not enough. We must realize truth ourselves, we must see things as they really are, not just as they appear to be. Apparent truth is a reality, but one that we must penetrate in order to experience the ultimate reality of ourselves and eliminate suffering.
Có ba loại trí tuệ: trí tuệ thụ nhận (suta-mayā paññā), trí tuệ do lý trí (cintā-mayā paññā), và trí tuệ chứng tri (bhāvanā-mayā paññā).
There are three kinds of wisdom: received wisdom (suta-mayā paññā), intellectual wisdom (cintā-mayā paññā), and experiential wisdom (bhāvanā-mayā paññā).
Nghĩa đen của suta-mayā paññā là “trí tuệ nghe được” - trí tuệ do học ở người khác mà có, thí dụ như bằng cách đọc sách, hay nghe giảng Pháp. Đây là trí tuệ của người khác mà ta quyết định nhận nó làm của mình. Sự chấp nhận này có thể là do vô minh. Thí dụ người ta lớn lên trong một cộng đồng với một lý tưởng, một hệ thống tín ngưỡng, hay tôn giáo nào đó, và có thể chấp nhận mà không hề thắc mắc về chúng. Sự chấp nhận có thể do lòng tham. Những người lãnh đạo của cộng đồng có thể nói rằng, nếu chấp nhận lý tưởng đã có sẵn, một tín ngưỡng cổ truyền, sẽ bảo đảm một tương lai tốt đẹp. Có lẽ họ đã nói rằng tất cả những người nào tin tưởng sẽ được lên thiên đàng sau khi chết. Lẽ dĩ nhiên cái hạnh phúc có được ở thiên đàng thì quá hấp dẫn, nên mọi người đã chẳng ngại ngùng gì mà không chấp nhận. Người ta chấp nhận cũng có thể vì sợ hãi. Các nhà lãnh đạo có thể thấy dân chúng có nghi vấn về ý thức hệ của cộng đồng, nên họ đã cảnh cáo dân chúng phải tuân theo những điều tin tưởng chung của cộng đồng, đe dọa là nếu không tuân theo họ sẽ bị trừng phạt một cách khủng khiếp trong tương lai, và có lẽ đã tuyên bố, những kẻ không tin tưởng sẽ phải xuống địa ngục sau khi chết. Dĩ nhiên, dân chúng không muốn xuống địa ngục, nên họ đành gạt qua một bên những mối nghi ngờ và chấp nhận những tín điều của cộng đồng.
The literal meaning of the phrase suta-mayā paññā is “heard wisdom”—wisdom learned from others, by reading books or listening to sermons or lectures, for example. This is another person's wisdom which one decides to adopt as one's own. The acceptance may be out of ignorance. For example, people who have grown up in a community with a certain ideology, a system of beliefs, religious or otherwise, may accept without questioning the ideology of the community. Or the acceptance may be out of craving. Leaders of the community may declare that accepting the established ideology, the traditional beliefs, will guarantee a wonderful future; perhaps they claim that all believers will attain heaven after death. Naturally the bliss of heaven is very attractive, and so willingly one accepts. Or the acceptance may be out of fear. Leaders may see that people have doubts and questions about the ideology of the community, so they warn them to conform to the commonly held beliefs, threatening them with terrible punishment in the future if they do not conform, perhaps claiming that all unbelievers will go to hell after death. Naturally, people do not want to go to hell, so they swallow their doubts and adopt the beliefs of the community.
Trí tuệ thụ nhận, dù là chấp nhận do lòng tin mù quáng, do thèm muốn, hay do sợ hãi đều không phải là trí tuệ của chính mình, không phải do chính mình thể nghiệm, mà là một thứ trí tuệ vay mượn.
Whether it is accepted out of blind faith, out of craving, or out of fear, received wisdom is not one's own wisdom, not something experienced for oneself. It is borrowed wisdom.
Loại trí tuệ thứ hai là sự hiểu biết trí thức (lý trí). Sau khi học hay nghe một giáo lý, ta xem xét và khảo sát xem nó có hợp lý, ích lợi, hay thực tiễn không. Nếu ta thấy thỏa mãn ở mức độ trí thức, thì ta chấp nhận nó là thật. Tuy nhiên đây không phải là tuệ giác, tuệ chứng của chính mình, mà chỉ là một thứ trí tuệ do lý trí.
The second type of wisdom is intellectual understanding. After reading or hearing a certain teaching, one considers it and examines whether it is really rational, beneficial, and practical. And if it is satisfying at the intellectual level, one accepts it as true. Still this is not one's own insight, but only an intellectualization of the wisdom one has heard.
Loại thứ ba là loại trí tuệ do chính ta thể nghiệm, do sự chứng nghiệm cá nhân. Đây là loại trí tuệ mà ta sẽ sống với, trí tuệ thật sự sẽ mang đến sự thay đổi trong đời ta bằng sự thay đổi bản tánh của tâm.
The third type of wisdom is that which arises out of one's own experience, out of personal realization of truth. This is the wisdom that one lives, real wisdom that will bring about a change in one's life by changing the very nature of the mind.
Trong thế giới vật chất, tuệ chứng có thể không luôn luôn cần thiết hay thích hợp. Chỉ cần chấp nhận lời của người khác cho biết lửa là nguy hiểm, hay xác nhận sự kiện bằng suy luận. Chỉ có điên rồ mới nhất định lao mình vào lửa, rồi mới chấp nhận nó làm phỏng. Tuy nhiên, trong Dhamma, trí tuệ do trải nghiệm là thiết yếu, vì có như vậy chúng ta mới thoát khỏi điều kiện (nghiệp).
In worldly matters, experiential wisdom may not always be necessary or advisable. It is sufficient to accept the warnings of others that fire is dangerous, or to confirm the fact by deductive reasoning. It is foolhardy to insist on plunging oneself into fire before accepting that it burns. In Dhamma, however, the wisdom that comes of experience is essential, since only this enables us to become free from conditioning.
Trí tuệ có được nhờ nghe từ người khác và trí tuệ nhờ sự nghiên cứu trí thức sẽ có ích lợi nếu chúng gây hứng khởi và hướng dẫn chúng ta tiến tới loại trí tuệ thứ ba, trí tuệ thực chứng. Nhưng nếu chúng ta đơn giản chấp nhận trí tuệ thụ nhận mà không hề có nghi vấn, thì nó sẽ trở thành một sự ràng buộc, một chướng ngại của sự đạt đến tuệ chứng. Cũng vậy, nếu chúng ta chỉ suy tưởng về sự thật, xem xét và hiểu nó một cách trí thức, nhưng không có một cố gắng nào để thể nghiệm nó trực tiếp thì sự hiểu biết tri thức sẽ trở thành sự trói buộc thay vì giúp ta trong sự giải thoát.
Wisdom acquired through listening to others and wisdom acquired through intellectual investigation are helpful if they inspire and guide us to advance to the third type of paññā, experiential wisdom. But if we remain satisfied simply to accept received wisdom without questioning, it becomes a form of bondage, a barrier to the attainment of experiential understanding. By the same token, if we remain content merely to contemplate truth, to investigate and understand it intellectually, but make no effort to experience it directly, then all our intellectual understanding becomes a bondage instead of an aid to liberation.
Mỗi người chúng ta phải trực tiếp chứng nghiệm sự thật bằng cách thực hành bhāvanā; chỉ có kinh nghiệm sống này mới giải thoát được tâm. Trải nghiệm sự thật của người khác không thể giải thoát được ta. Ngay cả sự giác ngộ của Đức Phật cũng chỉ có thể giải thoát cho một người, đó là Sidhattha Gotama. Sự chứng ngộ của một người có thể gợi hứng cho người khác, hướng dẫn người khác đi theo, nhưng rút cuộc mỗi người chúng ta phải tự mình làm lấy. Đức Phật nói:
Each one of us must live truth by direct experience, by the practice of bhāvanā, only this living experience will liberate the mind. No one else's realization of truth will liberate us. Even the enlightenment of the Buddha could liberate only one person, Siddhattha Gotama. At most, someone else's realization can act as an inspiration for others, offering guidelines for them to follow, but ultimately we each must do the work ourselves. As the Buddha said,
Quý vị phải tự mình tu tập;
những người đã tới đích chỉ có thể chỉ đường mà thôi.
You have to do your own work;
those who have reached the goal will only show the way.3
Sự thật có thể được sống, được chứng nghiệm trực tiếp chỉ trong chính ta mà thôi. Bất cứ cái gì bên ngoài thì luôn luôn xa vời chúng ta. Chỉ trong bản thân, chúng ta mới có thể chứng nghiệm trực tiếp và sống động về sự thật.
Truth can be lived, can be experienced directly, only within oneself. Whatever is outside is always at a distance from us. Only within can we have actual, direct, living experience of reality.
Trong ba loại trí tuệ, hai loại đầu không phải đặc biệt riêng trong giáo huấn của Đức Phật. Cả hai đều đã hiện hữu ở Ấn Độ trước Ngài, và ngay cả trong thời Ngài, đã có người tự nhận giảng dạy những gì Phật dạy. Sự đóng góp độc đáo của Đức Phật cho thế giới là con đường tự mỗi cá nhân chứng nghiệm sự thật và nhờ đó phát triển bhāvanā-mayā paññā (tuệ giác). Cách đạt được sự trực nghiệm sự thật này là kỹ thuật vipassanā-bhāvanā.
Of the three types of wisdom, the first two are not peculiar to the teaching of the Buddha. Both existed in India before him, and even in his own time there were those who claimed to teach whatever he taught.4 The unique contribution of the Buddha to the world was a way to realize truth personally and thus to develop experiential wisdom, bhāvanā-mayā paññā. This way to achieve direct realization of truth is the technique of vipassanā-bhāvanā.
Vipassanā-bhāvanā
Vipassanā-bhāvanā
Vipassana thường được mô tả như một tia chớp của tuệ giác, một sự trực giác đột nhiên được sự thật. Sự mô tả đúng, nhưng thật ra có một phương pháp tuần tự mà những người hành thiền có thể dùng để tiến tới giai đoạn đạt được trực giác đó. Phương pháp đó là Vipassanā-bhāvanā, sự phát triển tuệ giác, thường gọi là thiền Vipassana.
Vipassanā is often described as being a flash of insight, a sudden intuition of truth. The description is correct, but in fact there is a step-by-step method which meditators can use to advance to the point that they are capable of such intuition. This method is Vipassanā-bhāvanā, the development of insight, commonly called Vipassana meditation.
Passana có nghĩa là “nhìn”, cái nhìn thông thường với đôi mắt mở. Vipassana có nghĩa là một kiểu nhìn đặc biệt: quan sát sự thật chính trong bản thân. Để đạt được điều này, ta lấy cảm giác trên cơ thể của mình làm đối tượng. Kỹ thuật là sự quan sát một cách hệ thống và khách quan các cảm giác trong bản thân. Sự quan sát này sẽ phô bày toàn thể thực tại của thân và tâm.
The word passanā means “seeing,” the ordinary sort of vision that we have with open eyes. Vipassanā means a special kind of vision: observation of the reality within oneself. This is achieved by taking as the object of attention one's own physical sensations. The technique is the systematic and dispassionate observation of sensations within oneself. This observation unfolds the entire reality of mind and body.
Tại sao lại dùng cảm giác? Thứ nhất, vì nhờ cảm giác mà chúng ta thể nghiệm trực tiếp thực tế. Một sự vật không hiện hữu đối với ta nếu nó không xúc chạm với năm giác quan hay với tâm. Đó là những cửa ngõ mà qua đó, chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài, là căn bản của mọi kinh nghiệm. Khi nào một cái gì xúc chạm với sáu giác quan, thì cảm giác nảy sinh. Đức Phật mô tả tiến trình đó như sau:
Why sensation? First because it is by sensations that we experience reality directly. Unless something comes into contact with the five physical senses or the mind, it does not exist for us. These are the gates through which we encounter the world, the bases for all experience. And whenever anything comes into contact with the six sensory bases, a sensation occurs. The Buddha described the process as follows:
“Nếu một người lấy hai cái que cọ sát vào nhau, vì sự cọ sát tạo ra sức nóng nên phát ra tia lửa. Cũng vậy, kết quả của sự tiếp xúc là thích thú, thì một cảm giác dễ chịu nảy sinh, nếu là khó chịu, thì một cảm giác khó chịu nảy sinh; nếu là trung tính, thì một cảm giác trung tính nảy sinh.”
“If someone takes two sticks and rubs one against the other, then from the friction heat is generated, a spark is produced. In the same way, as the result of a contact to be experienced as pleasant, a pleasant sensation arises. As the result of a contact to be experienced as unpleasant, an unpleasant sensation arises. As the result of a contact to be experienced as neutral, a neutral sensation arises.”5
Sự tiếp xúc giữa tâm hay thân với một đối tượng tạo ra cảm giác. Như vậy, cảm giác là mối liên lạc qua đó chúng ta kinh nghiệm thế giới với tất cả các hiện tượng, thân và tâm. Để phát triển trí tuệ thực chứng, chúng ta phải ý thức được những gì ta thực sự trải nghiệm; tức là ta phải phát triển ý thức về cảm giác.
The contact of an object with mind or body produces a spark of sensation. Thus sensation is the link through which we experience the world with all its phenomena, physical and mental. In order to develop experiential wisdom, we must become aware of what we actually experience; that is, we must develop awareness of sensations.
Hơn nữa, cảm giác liên quan mật thiết với tâm, và cũng như hơi thở, chúng phản ánh trạng thái hiện tại của tâm. Khi những sản phẩm của tâm - tư tưởng, ý nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc, ký ức, hy vọng, sợ hãi - tiếp xúc với tâm, cảm giác nảy sinh. Mỗi ý nghĩ, mỗi cảm xúc, mỗi ý định đều có một cảm giác tương ứng kèm theo trong cơ thể. Bởi vậy khi quan sát cảm giác là ta đã gián tiếp quan sát tâm.
Further, physical sensations are closely related to the mind, and like the breath they offer a reflection of the present mental state. When mental objects—thoughts, ideas, imaginations, emotions, memories, hopes, fears—come into contact with the mind, sensations arise. Every thought, every emotion, every mental action is accompanied by a corresponding sensation within the body. Therefore by observing the physical sensations, we also observe the mind.
Tìm hiểu sự thật ở mức độ thâm sâu không thể thiếu cảm giác. Bất cứ những gì ta gặp trong đời đều tạo nên một cảm giác trong cơ thể. Cảm giác là chỗ giao lộ nơi tâm và thân gặp nhau. Mặc dầu bản chất của cảm giác thuộc về thể xác, nhưng nó cũng là một trong bốn tiến trình của tâm. (Xem Chương 2) Cảm giác nảy sinh trong cơ thể và được tâm nhận biết. Cảm giác không thể có trong xác chết hay trong những vật vô tri giác, vì không có sự hiện diện của tâm. Nếu chúng ta không biết đến kinh nghiệm này, thì sự khảo sát của chúng ta về thực tại vẫn chưa hoàn chỉnh và chỉ dừng ở bề mặt. Cũng giống như nhổ cỏ trong vườn, chúng ta phải biết có những rễ ẩn sâu, và phận sự trọng yếu của nó. Tương tự như thế, ta phải ý thức được những cảm giác thường là ẩn giấu khiến ta không biết đến, nếu ta muốn hiểu bản tánh của mình và ứng phó thích hợp với nó.
Sensation is indispensable in order to explore truth to the depths. Whatever we encounter in the world will evoke a sensation within the body. Sensation is the crossroads where mind and body meet. Although physical in nature, it is also one of the four mental processes (see Chapter Two). It arises within the body and is felt by the mind. In a dead body or inanimate matter, there can be no sensation, because mind is not present. If we are unaware of this experience, our investigation of reality remains incomplete and superficial. Just as to rid a garden of weeds one must be aware of the hidden roots and their vital function, similarly we must be aware of sensations, most of which usually remain hidden to us, if we are to understand our nature and deal with it properly.
Cảm giác phát sinh bất cứ lúc nào ở mọi nơi trong cơ thể. Mỗi sự tiếp xúc về thể xác hay tinh thần đều tạo ra một cảm giác. Mỗi phản ứng sinh hóa đều sinh ra cảm giác. Trong cuộc sống hằng ngày, tâm thức thiếu sự tập trung cần thiết để ý thức được tất cả, trừ những cảm giác mạnh nhất. Nhưng một khi tâm được bén nhạy do thực hành ānāpāna-sati (ý thức về hơi thở) và do đó phát triển khả năng ý thức, chúng ta có thể trải nghiệm thực tế của những cảm giác bên trong.
Sensations occur at all times throughout the body. Every contact, mental or physical, produces a sensation. Every biochemical reaction gives rise to sensation. In ordinary life, the conscious mind lacks the focus necessary to be aware of all but the most intense of them, but once we have sharpened the mind by the practice of ānāpāna-sati and thus developed the faculty of awareness, we become capable of experiencing consciously the reality of every sensation within.
Trong sự thực hành ý thức về hơi thở, chúng ta quan sát hơi thở tự nhiên chứ không kiểm soát hay điều khiển nó. Cũng vậy, khi thực hành vipassanā-bhāvanā (thiền Vipassana), chúng ta chỉ quan sát cảm giác của thân. Chúng ta di chuyển sự chú ý một cách có hệ thống khắp cơ thể, từ đầu đến chân và từ chân lên đầu, từ tay này sang tay kia, từ chân này sang chân kia, và trong khi làm như vậy, chúng ta không tìm kiếm một cảm giác đặc biệt nào, hay tránh né một loại cảm giác nào. Chúng ta chỉ quan sát một cách khách quan, ý thức về những cảm giác tự thể hiện trong toàn thân. Cảm giác có thể là nóng, lạnh, nặng nề, nhẹ nhàng, ngứa ngáy, dao động, co thắt, giãn nở, đè ép, đau đớn, tê tê, rung động... hay bất cứ gì khác. Hành giả không tìm kiếm một cảm giác khác thường nào, mà chỉ quan sát những cảm giác bình thường của cơ thể khi chúng nảy sinh một cách tự nhiên.
In the practice of awareness of respiration the effort is to observe natural breathing, without controlling or regulating it. Similarly, in the practice of vipassanā-bhāvanā, we simply observe bodily sensations. We move attention systematically throughout the physical structure from head to feet and feet to head, from one extremity to the other. But while doing so we do not search for a particular type of sensation, nor try to avoid sensations of another type. The effort is only to observe objectively, to be aware of whatever sensations manifest themselves throughout the body. They may be of any type: heat, cold, heaviness, lightness, itching, throbbing, contraction, expansion, pressure, pain, tingling, pulsation, vibration, or anything else. The meditator does not search for anything extraordinary but tries merely to observe ordinary physical sensations as they naturally occur.
Chúng ta cũng không cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của cảm giác. Cảm giác có thể sinh ra do thời tiết, do tư thế ngồi, do những bệnh cũ hay đau yếu trong cơ thể, hay do thức ăn đã ăn. Nguyên nhân không quan trọng và ta không cần quan tâm đến. Điều quan trọng là ta ý thức về cảm giác xảy ra vào lúc này, tại phần cơ thể mà ta đang chú tâm tới.
Nor is any effort made to discover the cause of a sensation. It may arise from atmospheric conditions, because of the posture in which one sits, because of the effects of an old disease or weakness in the body, or even because of the food one has eaten. The reason is unimportant and beyond one's concern. The important thing is to be aware of the sensation that occurs at this moment in the part of the body where the attention is focused.
Khi mới bắt đầu thực hành, chúng ta có thể chỉ nhận thấy cảm giác ở một vài phần trong cơ thể mà không thấy ở những phần khác. Khả năng ý thức của chúng ta chưa hoàn toàn phát triển nên ta chỉ thấy những cảm giác mạnh mà không ý thức được những cảm giác vi tế. Tuy nhiên, chúng ta cứ tiếp tục chú ý đến từng phần của cơ thể một cách có hệ thống, không để sự chú ý bị lôi kéo bởi những cảm giác nổi bật. Khi tập định tâm, chúng ta phát triển khả năng chú tâm vào một đối tượng chọn lựa. Bây giờ dùng khả năng đó di chuyển sự ý thức đến tất cả mọi phần của cơ thể theo một thứ tự tiệm tiến, không nhảy qua những phần cảm giác không được rõ ràng để đến những phần mà cảm giác rõ rệt hơn, cũng không ngừng lâu ở vài cảm giác, hay tránh né những cảm giác khác. Như vậy chúng ta có thể dần dần đạt tới mức độ có thể kinh nghiệm cảm giác trên mọi phần của cơ thể.
When we first begin this practice, we may be able to perceive sensations in some parts of the body and not in others. The faculty of awareness is not yet fully developed, so we only experience the intense sensations and not the finer, subtler ones. However, we continue giving attention to every part of the body in turn, moving the focus of awareness in systematic order, without allowing the attention to be drawn unduly by the more prominent sensations. Having practised the training of concentration, we have developed the ability to fix the attention on an object of conscious choosing. Now we use this ability to move awareness to every part of the body in an orderly progression, neither jumping past a part where sensation is unclear to another part where it is prominent, nor lingering over some sensations, nor trying to avoid others. In this way, we gradually reach the point where we can experience sensations in every part of the body.
Khi chúng ta bắt đầu tập ý thức về hơi thở, hơi thở thường nặng nề và không đều. Rồi nó dần dần lắng dịu và trở nên càng lúc càng nhẹ nhàng hơn, mảnh mai hơn, vi tế hơn. Cũng vậy, khi mới bắt đầu thực hành vipassanā-bhāvanā (thiền Vipassna), chúng ta thường kinh nghiệm những cảm giác thô thiển, mãnh liệt, khó chịu, và hình như kéo dài rất lâu. Đồng thời, những cảm xúc mạnh, những tư tưởng đã quên từ lâu và những ký ức có thể nổi lên mang theo những bực dọc về tinh thần hay thể xác, ngay cả đau đớn nữa. Những chướng ngại về thèm muốn, chán ghét, lười biếng, dao động và nghi ngờ làm trở ngại bước tiến của chúng ta trong khi tập ý thức về hơi thở, nay lại xuất hiện và gia tăng sức mạnh khiến chúng ta không thể nào duy trì được ý thức về cảm giác. Đối diện với tình trạng này, chúng ta không có cách nào hơn là trở lại với sự ý thức về hơi thở để một lần nữa làm cho tâm được an tĩnh và sắc bén trở lại.
When one begins the practice of awareness of respiration, the breathing often will be rather heavy and irregular. Then it gradually calms and becomes progressively lighter, finer, subtler. Similarly, when beginning the practice of vipassanā-bhāvanā, one often experiences gross, intense, unpleasant sensations that seem to last for a long time. At the same time, strong emotions or long-forgotten thoughts and memories may arise, bringing with them mental or physical discomfort, even pain. The hindrances of craving, aversion, sluggishness, agitation, and doubt which impeded one's progress during the practice of awareness of breathing may now reappear and gain such strength that it is altogether impossible to maintain the awareness of sensation. Faced with this situation one has no alternative but to revert to the practice of awareness of respiration in order once again to calm and sharpen the mind.
Một cách kiên nhẫn, không hề cảm thấy thất bại, người hành thiền chúng ta nỗ lực để tái lập sự chú tâm, hiểu rõ rằng tất cả những sự khó khăn này thật ra là kết quả của sự thành công ban đầu. Vài điều kiện (nghiệp) chôn sâu nay bị lay động và bắt đầu xuất hiện ở tầng lớp ý thức. Dần dần với sự cố gắng liên tục nhưng không căng thẳng, tâm ta lấy lại được sự yên tĩnh và tập trung. Những tư tưởng và cảm xúc mạnh qua đi, và chúng ta có thể trở lại với sự ý thức về cảm giác. Với sự tập luyện liên tục, những cảm giác mạnh có khuynh hướng tan rã thành những cảm giác đồng đều hơn và vi tế hơn, và cuối cùng chỉ còn là những rung động, nảy sinh và diệt đi rất nhanh.
Patiently, without any feeling of defeat, as meditators we work to re-establish concentration, understanding that all these difficulties are actually the results of our initial success. Some deeply buried conditioning has been stirred up and has started to appear at the conscious level. Gradually, with sustained effort but without any tension, the mind regains tranquility and one-pointedness. The strong thoughts or emotions pass away, and one can return to the awareness of sensations. And with repeated, continuous practice, the intense sensations tend to dissolve into more uniform, subtler ones and finally into mere vibrations, arising and falling with great rapidity.
Những cảm giác dù là dễ chịu hay khó chịu, mạnh mẽ hay tinh tế, đồng đều hay khác nhau đều không liên quan đến việc hành thiền. Công việc của chúng ta là chỉ quan sát một cách khách quan. Mặc cho những bực dọc của những cảm giác khó chịu, hay những lôi cuốn của những cảm giác dễ chịu, ta vẫn tiếp tục tập luyện, không được xao lãng hay dính mắc vào bất cứ một cảm giác nào; công việc của chúng ta chỉ là quan sát bản thân hoàn toàn khách quan như một nhà khoa học quan sát trong phòng thí nghiệm.
But whether the sensations are pleasant or unpleasant, intense or subtle, uniform or varied is irrelevant in meditation. The task is simply to observe objectively. Whatever the discomforts of the unpleasant sensations, whatever the attractions of the pleasant ones, we do not stop our work, do not allow ourselves to become distracted or caught up in any sensation; our job is merely to observe ourselves with the same detachment as a scientist observing in a laboratory.
Vô thường, vô ngã và khổ
Impermanence, Egolessness, and Suffering
Khi chúng ta bền chí hành thiền thì chúng ta nhận ra một điều căn bản: cảm giác của chúng ta luôn luôn thay đổi. Mỗi khoảnh khắc, trong mọi phần của cơ thể, một cảm giác nảy sinh, và mỗi cảm giác là một dấu hiệu của sự thay đổi. Mỗi khoảnh khắc, sự thay đổi xảy ra trong mọi phần của cơ thể, qua những phản ứng điện từ và sinh hóa. Mỗi khoảnh khắc, những tiến trình tâm lý thay đổi thậm chí còn nhanh hơn nữa và thể hiện trong những thay đổi của cơ thể.
As we persevere in meditation, we soon realize one basic fact: our sensations are constantly changing. Every moment, in every part of the body, a sensation arises, and every sensation is an indication of a change. Every moment changes occur in every part of the body, electromagnetic and biochemical reactions. Every moment, even more rapidly, the mental processes change and are manifested in physical changes.
Đây là thực tại của tâm và thân: thay đổi và vô thường - anicca. Từng khoảnh khắc những hạt hạ nguyên tử cấu tạo ra cơ thể đều sinh và diệt. Mỗi khoảnh khắc, những hoạt động của tâm theo nhau sinh và diệt liên tiếp. Tất cả mọi thứ, từ tâm đến thân trong chúng ta đều thay đổi từng giây, từng phút chẳng khác gì thế giới bên ngoài. Trước kia, chúng ta có thể biết điều này là đúng, chúng ta có thể hiểu bằng tri thức. Nhưng giờ đây, do thực tập vipassanā-bhāvanā, chúng ta trực tiếp chứng nghiệm thực tế vô thường ngay trong phạm vi cơ thể. Kinh nghiệm trực tiếp về cảm giác liên tục thay đổi này chứng tỏ cho ta thấy bản tánh vô thường của chúng ta.
This is the reality of mind and matter: It is changing and impermanent—anicca. Every moment the subatomic particles of which the body is composed arise and pass away. Every moment the mental functions appear and disappear, one after another. Everything inside oneself, physical and mental, just as in the world outside, is changing every moment. Previously, we may have known that this was true; we may have understood it intellectually. Now, however, by the practice of vipassanā-bhāvanā, we experience the reality of impermanence directly within the framework of the body. The direct experience of the transitory sensations proves to us our ephemeral nature.
Mỗi vi tử của cơ thể, mỗi tiến trình của tâm đều ở trạng thái biến chuyển liên tục. Không một cái gì có thể tồn tại quá một khoảnh khắc, không một cái gì chắc chắn để ta có thể bám víu vào, không một cái gì ta có thể gọi là “cái tôi” hay “cái của tôi”. “Cái tôi” này thật ra chỉ là sự kết hợp của những tiến trình luôn luôn thay đổi.
Every particle of the body, every process of the mind is in a state of constant flux. There is nothing that remains beyond a single moment, no hard core to which one can cling, nothing that one can call “I” or “mine.” This “I” is really just a combination of processes that are always changing.
Như vậy hành giả được hiểu thêm một thực tế căn bản khác: anattā (vô ngã) - Không có “cái tôi” thật sự, không có cái ngã trường tồn, cái tự ngã. Cái tự ngã mà chúng ta tận tụy với nó chỉ là một ảo tưởng tạo nên bởi sự kết hợp của các tiến trình tâm và thân, những tiến trình biến chuyển không ngừng. Khảo sát đến phần thâm sâu nhất của thân và tâm, ta thấy rằng không có một phần cốt lõi, trọng tâm nào có thể bất biến, độc lập khỏi những tiến trình, không có gì thoát khỏi luật vô thường. Chỉ có một hiện tượng vô ngã, biến chuyển ngoài sự kiểm soát của ta.
Thus the meditator comes to understand another basic reality: anattā—there is no real “I,” no permanent self or ego. The ego to which one is so devoted is an illusion created by the combination of mental and physical processes, processes in constant flux. Having explored body and mind to the deepest level, one sees that there is no immutable core, no essence that remains independent of the processes, nothing that is exempt from the law of impermanence. There is only an impersonal phenomenon, changing beyond one's control.
Rồi một thực tế khác trở nên rõ ràng. Bất cứ cố gắng nào để bám víu vào một cái gì, và nói rằng “Đây là tôi, đây là của tôi”, đều đưa tới đau khổ không thể tránh được, vì sớm hay muộn cái mà ta bám víu vào, hay “cái tôi” này rồi cũng mất đi. Bám víu vào cái gì là vô thường, nhất thời, hư ảo, hay ngoài vòng kiểm soát của chúng ta là khổ, dukkha. Chúng ta hiểu tất cả những điều này không phải vì ai bảo chúng ta như thế, mà vì chúng ta đã thể nghiệm ngay trong bản thân, do sự quan sát các cảm giác trong cơ thể ta.
Then another reality becomes clear. Any effort to hold on to something, saying “This is I, this is me, this is mine” is bound to make one unhappy, because sooner or later this something to which one clings passes away, or else this “I” passes away. Attachment to what is impermanent, transitory, illusory, and beyond one's control is suffering, dukkha. We understand all this not because someone tells us it is so, but because we experience it within, by observing sensations within the body.
Bình tâm
Equanimity
Vậy làm sao để chúng ta được hạnh phúc? Làm sao chúng ta sống mà không bị khổ? Chỉ cần quan sát mà không có phản ứng: thay vì cố gắng giữ một kinh nghiệm này và tránh né một kinh nghiệm khác, kéo thứ này lại gần, đẩy thứ kia ra xa, chúng ta chỉ khách quan quan sát mỗi hiện tượng với sự bình tâm, với một tâm quân bình.
Then how is one not to make oneself unhappy? How is one to live without suffering? By simply observing without reacting: Instead of trying to keep one experience and to avoid another, to pull this close, to push that away, one simply examines every phenomenon objectively, with equanimity, with a balanced mind.
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng chúng ta phải làm sao khi chúng ta định ngồi thiền một giờ mà chỉ mới ngồi được mười phút thì đầu gối đã đau? Chúng ta lập tức bắt đầu ghét cái đau, muốn hết đau. Nhưng cái đau đâu có hết; và ta càng ghét thì nó càng đau hơn. Cái đau thể xác trở thành cái đau tinh thần, tạo nên một nỗi khổ lớn lao.
This sounds simple enough, but what are we to do when we sit to meditate for an hour, and after ten minutes feel a pain in the knee? At once we start hating the pain, wanting the pain to go away. But it does not go away; instead, the more we hate it the stronger it becomes. The physical pain becomes a mental pain, causing great anguish.
Nếu chúng ta có thể học cách quan sát cái đau thể xác dù chỉ trong chốc lát, nếu chúng ta có thể tạm thời thoát khỏi cái ảo tưởng đây là cái đau của ta, là chúng ta thấy đau, nếu chúng ta khách quan quan sát cảm giác như một vị y sĩ khám xét cái đau của bệnh nhân, thì chúng ta sẽ thấy cái đau tự nó biến đổi. Nó không tồn tại mãi mãi. Nó thay đổi từng khoảnh khắc, mất đi, trở lại, rồi lại thay đổi.
If we can learn for one moment just to observe the physical pain; if even temporarily we can emerge from the illusion that it is our pain, that we feel pain; if we can examine the sensation objectively like a doctor examining someone else's pain, then we see that the pain itself is changing. It does not remain forever; every moment it changes, passes away, starts again, changes again.
Khi chúng ta hiểu được điều này bằng kinh nghiệm bản thân, chúng ta thấy rằng cái đau không thể nào áp đảo hay khống chế chúng ta nữa. Có thể cái đau sẽ mất đi một cách nhanh chóng, hay có thể không, nhưng cũng chẳng quan trọng. Chúng ta không còn khổ vì đau nữa vì chúng ta đã có thể quan sát nó mà không dính mắc.
When we understand this by personal experience, we find that the pain can no longer overwhelm and control us. Perhaps it goes away quickly, perhaps not, but it does not matter. We do not suffer from the pain any more because we can observe it with detachment.
Con đường giải thoát
The Way to Liberation
Bằng cách phát triển ý thức và sự bình tâm, chúng ta có thể thoát khổ. Khổ đau bắt đầu từ vô minh về thực tại của chính mình. Trong sự tối tăm của vô minh, tâm phản ứng với mọi cảm giác bằng thích, không thích, thèm muốn và chán ghét. Mọi phản ứng như vậy tạo ra khổ đau ngay bây giờ, và bắt đầu một chuỗi biến cố gây khổ đau trong tương lai.
By developing awareness and equanimity, one can liberate oneself from suffering. Suffering begins because of ignorance of one's own reality. In the darkness of this ignorance, the mind reacts to every sensation with liking and disliking, craving and aversion. Every such reaction creates suffering now and sets in motion a chain of events that will bring nothing but suffering in the future.
Làm sao có thể bẻ gãy chuỗi nhân quả này? Bằng cách nào đó, do hành xử vô minh trong quá khứ mà sự sống đã khởi đầu, dòng luân lưu của tâm và thân khởi đầu. Như vậy, chúng ta phải tự tử sao? Dĩ nhiên là không, làm như vậy chẳng giải quyết được vấn đề. Khi ta tự tử, tâm ta đầy đau khổ, sân hận. Cái gì xảy ra sau đó cũng sẽ đầy đau khổ. Một hành động như vậy không thể đưa tới hạnh phúc.
How can this chain of cause and effect be broken? Somehow, because of past actions taken in ignorance, life has begun, the flow of mind and matter has started. Should one then commit suicide? No, that will not solve the problem. At the moment of killing oneself the mind is full of misery, full of aversion. Whatever comes next will also be full of misery. Such an action cannot lead to happiness.
Sự sống đã bắt đầu và ta không thể trốn tránh nó được. Vậy ta phải hủy hoại sáu giác quan sao? Ta có thể móc mắt, cắt lưỡi, hủy hoại tai, mũi, nhưng làm sao ta có thể hủy hoại thân? Như vậy lại là tự tử, cũng vô ích thôi.
Life has started, and one cannot escape from it. Then should one destroy the six bases of sensory experience? One could pluck out the eyes, cut out the tongue, destroy the nose and ears. But how could one destroy the body? How could one destroy the mind? Again it would be suicide, which is useless.
Vậy ta phải hủy hoại những đối tượng của sáu giác quan như âm thanh, cảnh tượng v.v...? Điều này cũng không thể được. Vũ trụ có hằng hà sa số đối tượng, chúng ta không bao giờ có thể hủy diệt hết được. Một khi giác quan hiện hữu, chúng ta không thể ngăn chúng tiếp xúc với những đối tượng tương ứng. Và ngay khi có sự tiếp xúc thì nhất định phải có cảm giác.
Should one destroy the objects of each of the six bases, all the sights and sounds, and so on? This is not possible. The universe is full of countless objects; one could never destroy them all. Once the six sensory bases exist, it is impossible to prevent their contact with their respective objects. And as soon as contact occurs, there is bound to be a sensation.
Nhưng đây chính là điểm mà vòng chuỗi [duyên sinh] có thể bị cắt đứt. Mắt xích chủ yếu nằm ở cảm giác. Mỗi cảm giác đều làm khởi sinh sự thích hay không thích. Những phản ứng nhất thời, không ý thức của thích hoặc không thích lập tức được gia tăng thành sự thèm muốn, chán ghét, bám chấp, tạo ra đau khổ ở hiện tại và tương lai. Điều này trở thành một thói quen mù quáng mà ta cứ tiếp tục lặp lại một cách máy móc.
But this is the point at which the chain can be broken. The crucial link occurs at the point of sensation. Every sensation gives rise to liking or disliking. These momentary, unconscious reactions of liking and disliking are immediately multiplied and intensified into great craving and aversion, into attachment, producing misery now and in the future. This becomes a blind habit which one repeats mechanically.
Tuy vậy, nhờ thực hành vipassanā-bhāvanā mà chúng ta phát triển ý thức về mỗi cảm giác. Và chúng ta phát triển sự bình tâm: chúng ta không phản ứng. Chúng ta quan sát cảm giác một cách vô tư, không thích hay ghét bỏ, không thèm muốn, không chán ghét, không bám chấp. Mỗi cảm giác thay vì gây ra những phản ứng mới, thì bây giờ không tạo ra gì ngoài trí tuệ, paññā, tuệ giác: “Đây là vô thường, phải thay đổi, khởi sinh để rồi diệt mất.”
By the practice of vipassanā-bhāvanā, however, we develop awareness of every sensation. And we develop equanimity: We do not react. We examine the sensation dispassionately, without liking or disliking it, without craving, aversion, or attachment. Instead of giving rise to fresh reactions, every sensation now gives rise to nothing but wisdom, paññā, insight: “This is impermanent, bound to change, arising to pass away.”
Chuỗi [duyên sinh] đã bị cắt đứt, đau khổ đã bị chặn đứng. Không có phản ứng mới của thèm muốn, chán ghét và vì vậy không có nguyên nhân để gây ra khổ đau. Nguyên nhân của khổ là nghiệp (kamma), hành vi của ý, là phản ứng mù quáng của thèm muốn, chán ghét, saṅkhāra (tạo nghiệp). Khi ý thức về cảm giác, nhưng vẫn duy trì được sự bình tâm, thì sẽ không có phản ứng (tạo nghiệp), không có nguyên nhân sẽ gây ra khổ. Chúng ta đã ngừng gây khổ cho chính mình.
The chain has been broken, suffering has been stopped. There is no fresh reaction of craving or aversion, and therefore no cause from which sufferings can arise. The cause of suffering is the kamma, the mental deed, that is, the blind reaction of craving and aversion, the saṅkhāra. When the mind is aware of sensation but maintains equanimity, there is no such reaction, no cause that will produce suffering. We have stopped making suffering for ourselves.
Đức Phật nói:
The Buddha said,
Tất cả saṅkhāra đều vô thường.
Khi nhận thức điều này bằng tuệ giác.
thì ta không còn khổ,
đây là con đường thanh lọc.
All saṅkhāras are impermanent.
When you perceive this with true insight,
then you become detached from suffering;
this is the path of purification.6
Ở đây danh từ saṅkhāra có một nghĩa rất rộng. Một phản ứng mù quáng của tâm gọi là saṅkhāra (tạo nghiệp), nhưng kết quả của hành động đó cũng là saṅkhāra (hành nghiệp); nhân nào quả đó. Tất cả những gì ta gặp ở đời, cuối cùng đều là kết quả những hành động của tâm. Bởi vậy, trong nghĩa rộng rãi nhất, thì saṅkhāra có nghĩa là bất cứ cái gì ở trong thế gian có điều kiện này, bất cứ cái gì được cấu tạo, được tạo thành. Do đó, “Mọi thứ được tạo ra đều vô thường”, dù là tinh thần hay vật chất, mọi thứ ở trong vũ trụ này. Khi chúng ta quan sát sự thật này bằng tuệ chứng do thực hành vipassanā-bhāvanā mà có, thì đau khổ biến mất vì chúng ta đã tránh khỏi nguyên nhân tạo ra khổ, nghĩa là chúng ta đã dứt bỏ tập quán thèm muốn, chán ghét. Đây là con đường giải thoát.
Here the word saṅkhāra has a very wide meaning. A blind reaction of the mind is called saṅkhāra, but the result of that action, its fruit, is also known as saṅkhāra; like seed, like fruit. Everything that we encounter in life is ultimately the result of our own mental actions. Therefore in the widest sense, saṅkhāra means anything in this conditioned world, whatever has been created, formed, composed. Hence, “All created things are impermanent,” whether mental or physical, everything in the universe. When one observes this truth with experiential wisdom through the practice of vipassanā-bhāvanā, then suffering disappears, because one turns away from the causes of suffering; that is, one gives up the habit of craving and aversion. This is the path of liberation.
Toàn thể nỗ lực là học cách không phản ứng, học cách để không tạo nên những saṅkhāra (hành nghiệp) mới. Khi một cảm giác xuất hiện, thích hay không thích bắt đầu. Trong khoảnh khắc chớp nhoáng này, nếu chúng ta không ý thức được, nó sẽ lặp đi lặp lại, gia tăng cường độ đến mức thèm muốn, chán ghét, trở nên một cảm xúc mạnh hơn, và cuối cùng là chế ngự tâm ý thức. Chúng ta bị kẹt trong cảm xúc, và tất cả những sự suy xét tốt đẹp của ta bị gạt sang một bên. Kết quả là ta thấy mình có những hành vi bất thiện bằng việc làm và lời nói, hại mình và hại người. Chúng ta tạo khổ đau cho bản thân, đau khổ bây giờ và tương lai, chỉ vì một khoảnh khắc phản ứng mù quáng.
The entire effort is to learn how not to react, how not to produce a new saṅkhāra. A sensation appears, and liking or disliking begins. This fleeting moment, if we are unaware of it, is repeated and intensified into craving and aversion, becoming a strong emotion that eventually overpowers the conscious mind. We become caught up in the emotion, and all our better judgment is swept aside. The result is that we find ourselves engaged in unwholesome speech and action, harming ourselves and others. We create misery for ourselves, suffering now and in the future, because of one moment of blind reaction.
Nhưng nếu chúng ta ý thức ở điểm mà tiến trình của phản ứng bắt đầu - nghĩa là, nếu chúng ta ý thức về cảm giác - chúng ta có thể chọn lựa không cho phép bất cứ một phản ứng nào xảy ra hay gia tăng cường độ. Chúng ta quan sát cảm giác mà không phản ứng, không ưa thích cũng không ghét bỏ. Cảm giác không có cơ hội để phát triển thành thèm muốn hay chán ghét, hay thành một cảm xúc mãnh liệt có thể áp đảo chúng ta; nó chỉ khởi lên rồi mất đi. Tâm ta giữ được quân bình và bình an. Chúng ta được hạnh phúc trong hiện tại và có thể biết trước được hạnh phúc trong tương lai, vì chúng ta không phản ứng.
But if we are aware at the point where the process of reaction begins—that is, if we are aware of the sensation—we can choose not to allow any reaction to occur or to intensify. We observe the sensation without reacting, neither liking nor disliking it. It has no chance to develop into craving or aversion, into powerful emotion that can overwhelm us; it simply arises and passes away. The mind remains balanced, peaceful. We are happy now, and we can anticipate happiness in the future, because we have not reacted.
Khả năng không phản ứng này rất có giá trị. Khi chúng ta ý thức về cảm giác trong cơ thể, và đồng thời giữ được sự bình tâm, thì trong những lúc đó tâm ta được tự do. Có lẽ lúc đầu chỉ được vài khoảnh khắc trong lúc hành thiền, rồi tâm lại ngụp lặn trong thói quen cố hữu của phản ứng với cảm giác, trong vòng lẩn quẩn của thèm muốn, chán ghét và khổ. Nhưng với sự thực tập liên tục, những khoảnh khắc ngắn ngủi đó sẽ thành vài giây, vài phút, cho đến cuối cùng ta bỏ được thói quen phản ứng, và tâm ta luôn được bình an. Đây là cách làm sao để chặn đứng đau khổ. Đây là cách để chúng ta có thể ngưng gây khổ cho mình.
This ability not to react is very valuable. When we are aware of the sensations within the body, and at the same time maintain equanimity, in those moments the mind is free. Perhaps at first these may be only a few moments in a meditation period, and the rest of the time the mind remains submerged in the old habit of reaction to sensations, the old round of craving, aversion, and misery. But with repeated practice those few brief moments will become seconds, will become minutes, until finally the old habit of reaction is broken, and the mind remains continuously at peace. This is how suffering can be stopped. This is how we can cease producing misery for ourselves.

Vấn đáp
Questions and Answers
Câu hỏi: Tại sao chúng ta phải di chuyển sự chú ý đi khắp cơ thể theo một thứ tự nào đó?
QUESTION: Why must we move our attention through the body in a certain order?
Thiền sư S. N. Goenka: Vì bạn đang tập thăm dò toàn bộ thực tế của tâm và thân. Muốn làm như vậy, bạn phải phát triển khả năng cảm nhận được những gì đang xảy ra ở tất cả mọi phần của cơ thể, không phần nào bị bỏ sót. Và bạn cũng phải phát triển khả năng quan sát tất cả lãnh vực của cảm giác. Đức Phật đã diễn tả cách thực hành như thế này: “Khắp mọi nơi trong phạm vi cơ thể chúng ta cảm nhận cảm giác, nơi nào có sự sống trong cơ thể.” Nếu bạn đưa sự chú ý một cách ngẫu nhiên từ phần này đến phần khác, từ cảm giác này đến cảm giác khác, lẽ dĩ nhiên sự chú ý sẽ luôn luôn bị lôi cuốn đến những nơi có cảm giác mạnh hơn. Bạn sẽ bỏ sót vài phần khác của cơ thể, và sẽ không học được cách quan sát những cảm giác tinh tế hơn. Sự quan sát của bạn sẽ có tính cách thiên vị, thiếu sót và hời hợt. Bởi vậy điều thiết yếu là lúc nào cũng di chuyển sự chú tâm theo thứ tự.
S. N. GOENKA: Because you are working to explore the entire reality of mind and matter. To do this you must develop the ability to feel what is happening in every part of the body; no part should remain blank. And you must also develop the ability to observe the entire range of sensations. This is how the Buddha described the practice: “Everywhere within the limits of the body one experiences sensation, wherever there is life within the body.”7 If you allow the attention to move at random from one part to another, one sensation to another, naturally it will always be attracted to the areas in which there are stronger sensations. You will neglect certain parts of the body, and you will not learn how to observe subtler sensations. Your observation will remain partial, incomplete, superficial. Therefore it is essential always to move the attention in order.
Làm sao chúng ta biết được những cảm giác đang có không phải là do chúng ta tự [ám thị] tạo ra?
How do we know that we are not creating sensations?
Bạn có thể thử nghiệm với chính mình. Nếu bạn nghi ngờ không biết cảm giác bạn đang cảm nhận có thật hay không, bạn có thể tự ra cho mình hai hay ba mệnh lệnh, tự kỷ ám thị. Nếu bạn thấy cảm giác đó thay đổi theo mệnh lệnh của bạn, thì bạn biết những cảm giác đó là không thật. Trong trường hợp đó, bạn phải từ bỏ toàn bộ kinh nghiệm và quay lại quan sát hơi thở một thời gian. Nhưng nếu bạn thấy rằng mình không thể kiểm soát các cảm giác, chúng không biến đổi theo ý muốn của bạn, thì bạn phải gạt hết mọi nghi ngờ và chấp nhận kinh nghiệm đó là thật.
You can give yourself a test. If you are doubtful whether the sensations you feel are real, you can give yourself two or three commands, auto-suggestions. If you find that the sensations change according to your commands, then you know that they are not real. In that case you must throw away the entire experience and start again, observing respiration for some time. But if you find that you cannot control the sensations, that they do not change according to your will, then you must throw away the doubt and accept that the experience is real.
Nếu những cảm giác đó có thật, tại sao ta không cảm nhận được chúng trong cuộc sống thường ngày?
If these sensations are real, why don't we feel them in ordinary life?
Bạn thực sự có cảm nhận ở tầng lớp vô thức. Tâm ý thức không hay biết điều đó, nhưng tâm vô thức cảm nhận được những cảm giác đó từng giây, từng phút trong cơ thể, và phản ứng với chúng. Tiến trình này xảy ra hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Nhờ vào hành thiền Vipassana, bạn phá vỡ được ranh giới giữa ý thức và vô thức. Bạn ý thức được tất cả những gì xảy ra trong cơ cấu tâm - thân, tất cả những gì bạn cảm nghiệm được.
You do, at the unconscious level. The conscious mind is unaware, but every moment the unconscious mind feels sensations in the body and reacts to them. This process happens twenty-four hours a day. But by practising Vipassana, you break the barrier between conscious and unconscious. You become aware of everything that happens within the mental-physical structure, of everything that you experience.
Cố tình để mình cảm nhận cái đau đớn thể xác - điều này có vẻ như bệnh hoạn?
Deliberately allowing ourselves to feel physical pain—this sounds like masochism.
Đúng thế nếu bạn được yêu cầu chỉ cảm nghiệm cái đau. Nhưng ở đây bạn được yêu cầu quan sát cái đau một cách khách quan. Khi bạn quan sát mà không phản ứng, thì tự động tâm bạn bắt đầu vượt khỏi thực tại bề ngoài của cái đau để vào tới được bản chất tinh tế của nó, đó chẳng qua là những rung động sinh diệt trong từng giây phút. Và khi bạn đã kinh nghiệm cái thực tại tinh tế đó thì cái đau không thể làm chủ được bạn nữa. Bạn là chủ nhân của chính bạn, và bạn đã thoát khỏi đau đớn.
It would be if you were asked just to experience pain. But instead you are asked to observe pain objectively. When you observe without reacting, automatically the mind starts to penetrate beyond the apparent reality of the pain to its subtle nature, which is nothing but vibrations arising and passing away every moment. And when you experience that subtle reality, the pain cannot master you. You are the master of yourself, you are free of the pain.
Nhưng chắc chắn đau đớn có thể là dấu hiệu cho biết máu đã bị ngăn không đến được một phần nào đó của cơ thể. Làm ngơ trước dấu hiệu đó có phải là khôn ngoan hay không?
But surely the pain can be that the blood supply has been cut off in a part of the body. Is it wise to ignore that signal?
Chúng tôi thấy rằng sự thực tập này không gây hại gì cả. Nếu có hại, chúng tôi đã không đề xuất với mọi người. Hàng ngàn người đã thực tập kỹ thuật này. Nhưng tôi chưa từng thấy một trường hợp nào người hành thiền thực tập đúng đắn bị tổn thương. Kinh nghiệm chung cho thấy cơ thể trở nên mềm mại và dẻo dai hơn. Cơn đau sẽ qua đi khi bạn học cách đối diện nó với sự bình tâm.
Well, we have found that this exercise does not cause harm; if it did, we would not recommend it. Thousands of people have practised this technique. I do not know of a single case where someone who was practising properly injured himself. The common experience is that the body becomes more supple and flexible. The pain goes away when you learn to face it with a balanced mind.
Có thể thực tập Vipassana bằng cách quan sát cửa ngõ của bất cứ giác quan nào hay không, thí dụ như quan sát sự tiếp xúc của mắt với vật nhìn thấy, tai với âm thanh?
Isn't it possible to practise Vipassana by observing at any of the six sense doors, for example, by observing the contact of the eye with vision and the ear with sound?
Tất nhiên là được. Nhưng sự quan sát này phải có ý thức về cảm giác. Mỗi khi có sự tiếp xúc xảy ra tại cửa ngõ của bất cứ giác quan nào - như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm - một cảm giác được nảy sinh. Nếu bạn không ý thức được nó thì bạn đã bỏ sót điểm mà từ đó sự phản ứng bắt đầu. Trong trường hợp của phần lớn các giác quan, sự tiếp xúc chỉ có thể có từng lúc. Chẳng hạn như tai có lúc nghe âm thanh, có lúc không. Tuy nhiên ở mức độ thâm sâu nhất, có sự tiếp xúc với tâm và thân từng giây, từng phút khiến cảm giác nảy sinh liên tục. Vì lý do này, quan sát cảm giác là cách dễ đạt đến và sinh động nhất để kinh nghiệm về thực tại vô thường. Bạn phải làm chủ được điều này trước khi nỗ lực quan sát ở các giác quan khác.
Certainly. But still that observation must involve awareness of sensation. Whenever a contact occurs at any of the six sense bases— eye, ear, nose, tongue, body, mind—a sensation is produced. If you remain unaware of it, you miss the point where reaction begins. In the case of most of the senses, contact may be only intermittent. At times your ears may hear a sound, at times not. However, at the deepest level there is a contact of mind and matter at every moment, continually giving rise to sensations. For this reason, observing sensations is the most accessible and vivid way to experience the fact of impermanence. You should master this before attempting to observe at the other sense doors.
Nếu chúng ta chỉ chấp nhận và quan sát mọi sự như nó xảy ra thì làm sao để tiến bộ?
If we should just accept and observe everything as it comes, how does progress come about?
Sự tiến bộ được đo lường bằng sự phát triển sự bình tâm của bạn. Bạn không có sự lựa chọn nào ngoài sự bình tâm, bởi vì bạn không thể thay đổi cảm giác, hay tạo ra cảm giác. Cái gì đến sẽ đến. Cảm giác có thể dễ chịu hay khó chịu, có thể thuộc loại này hay loại khác, nhưng bạn phải giữ được bình tâm thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ trên con đường. Bạn đang phá vỡ thói quen phản ứng của tâm.
Progress is measured according to whether you develop equanimity. You have no other real choice but equanimity, because you cannot change sensations, you cannot create sensations. Whatever comes, comes. It may be pleasant or unpleasant, of this type or that, but if you maintain equanimity, you are certainly progressing on the path. You are breaking the old mental habit of reaction.
Đó là trong khi hành thiền, nhưng làm sao để áp dụng vào cuộc sống?
That is in meditation, but how do you relate that to life?
Khi gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày, hãy bỏ ra vài phút để quan sát cảm giác của bạn với sự bình tâm. Khi tâm bình tĩnh và quân bình, thì bất cứ quyết định nào của bạn cũng đều tốt. Khi tâm không được quân bình, thì bất cứ quyết định nào của bạn cũng đều là phản ứng. Bạn phải học cách thay đổi lề lối sống từ phản ứng tiêu cực sang hành động tích cực.
When a problem arises in daily life, take a few moments to observe your sensations with a balanced mind. When the mind is calm and balanced, whatever decision you make will be a good one. When the mind is unbalanced, any decision you make will be a reaction. You must learn to change the pattern of life from negative reaction to positive action.
Vậy nếu ta không tức giận hay chỉ trích, và ta thấy có cách khác có thể làm tốt đẹp hơn thì ta cứ việc làm?
So if you are not angry or critical, but you see that something could be done differently, in a better way, then you go ahead and express yourself?
Phải, bạn phải hành động. Đời là để hành động. Bạn không được thụ động. Nhưng hành động phải được thực hiện với một tâm quân bình.
Yes. You must act. Life is for action; you should not become inactive. But the action should be performed with a balanced mind.
Hôm nay khi tôi đang thực hành để cảm nhận cảm giác ở phần cơ thể không có cảm giác, và khi cảm giác xuất hiện, tâm tôi mừng quýnh như đá được quả bóng vào gôn. Và tôi nghe tâm tôi hét lên “Tốt!” Rồi tôi nghĩ “Ồ, không được, tôi không muốn phản ứng như vậy.” Nhưng tôi lại tự hỏi khi quay lại với cuộc sống làm sao tôi không phản ứng cho được khi tôi đi xem những trận đá bóng?
Today I was working to feel sensation in a part of the body that was dull, and as the sensation came up my mind gave me a kick; it felt just like hitting a home run. And I heard myself mentally yell “Good!” And then I thought, “Oh no, I don't want to react like that.” But I wonder, back in the world, how can I go to a baseball game or a football game and not react?
Bạn sẽ hành động. Ngay cả trong những trận đá bóng bạn cũng sẽ hành động chứ không phản ứng, và bạn sẽ thấy là bạn thật sự thích thú. Một sự vui thú kèm theo một phản ứng căng thẳng thì chẳng phải là một sự vui thú thật sự. Khi phản ứng chấm dứt, thì sự căng thẳng cũng bị tiêu tan, và bạn có thể thực sự hưởng thụ cuộc sống.
You will act! Even in a football game you will act, not react, and you will find that you are really enjoying it. A pleasure accompanied by the tension of reaction is no real pleasure. When the reaction stops, the tension disappears, and you can really start to enjoy life.
Vậy tôi có thể nhảy cẫng lên và hò hét?
So I can jump up and down and yell hooray?
Được chứ, bạn nhảy lên với tâm quân bình.
Yes, with equanimity. You jump with equanimity.
Tôi phải làm sao nếu đội bóng của tôi bị thua?
What do I do if my team loses?
Lúc đó bạn mỉm cười và nói “Hãy vui vẻ !” Hãy vui vẻ trong mọi tình huống!
Then you smile and say “Be happy!” Be happy in every situation!
Theo tôi hiểu thì đấy là điều cốt yếu?
This seems to me the basic point.
Phải!
Yes!
Hai chiếc nhẫn

The Two Rings
Một ông già giàu có chết đi để lại hai con trai. Trong một thời gian, hai người con tiếp tục sống chung dưới một mái nhà theo truyền thống Ấn Độ. Rồi họ bắt đầu cãi nhau và quyết định tách ra sống riêng, chia đều của cải. Nhưng sau đó họ tìm thấy một chiếc hộp nhỏ mà cha họ đã cất giấu cẩn thận. Họ mở ra và thấy hai chiếc nhẫn bên trong: Một chiếc nhẫn nạm kim cương quí giá và một chiếc bằng bạc chỉ đáng giá vài ba đồng.
A rich old man died leaving two sons. For some time the two continued living together in the traditional Indian way, in a single joint household, a joint family. Then they quarrelled and decided to separate, dividing all the property between them. Everything was divided fifty-fifty, and thus they settled their affairs. But after the settlement had been made, a small packet was discovered which had been carefully hidden by their father. They opened the packet and found two rings inside, one set with a valuable diamond, and the other an ordinary silver ring worth only a few rupees.
Thấy chiếc nhẫn kim cương, người anh nổi lòng tham nên nói với em: “Theo anh, chiếc nhẫn này không phải do cha mua mà là của gia bảo truyền lại từ tổ tiên, vì vậy cha mới cất riêng nó ra; và vì nó đã được lưu truyền từ nhiều đời trong gia đình, nó phải được tiếp tục lưu giữ cho thế hệ tương lai. Do đó anh giữ nó vì anh là con trưởng, em nên lấy chiếc nhẫn bạc.”
Seeing the diamond, the elder brother developed greed in his mind, and he started explaining to the younger one, “To me it appears that this ring is not the earning of our father, but rather an heirloom from his forefathers. That is why he kept it separate from his other possessions. And since it has been kept for generations in our family, it should remain for future generations. Therefore I, being elder, shall keep it. You had better take the silver ring.”
Người em mỉm cười và nói: “Được, anh hãy vui với chiếc nhẫn kim cương, còn em sẽ vui với chiếc nhẫn bạc.” Hai người đeo nhẫn vào tay rồi đường ai nấy đi.
The younger brother smiled and said, “All right, be happy with the diamond ring, I'll be happy with the silver one.” Both of them placed their rings on their fingers and went their ways.
Người em tự nghĩ: “Cái nhẫn kim cương quí giá cha giữ lại là điều dễ hiểu, nhưng tại sao cha lại giữ chiếc nhẫn bạc tầm thường này?” Anh ta quan sát chiếc nhẫn kỹ lưỡng và thấy một hàng chữ khắc trên đó: “Điều này cũng sẽ thay đổi!” Ồ, đây là câu thần chú của cha ta: “Điều này cũng sẽ thay đổi!” Anh đeo lại chiếc nhẫn vào ngón tay.
The younger brother thought to himself. “It is easily understandable that my father kept the diamond ring; it is so valuable. But why did be keep this ordinary silver ring?” He examined the ring closely and found some words engraved on it: “This will also change.” “Oh, this is the mantra of my father: ‘This will also change!' ” He replaced the ring on his finger.
Cả hai anh em đều phải đương đầu với những thăng trầm của cuộc đời. Khi mùa xuân tới, người anh cảm thấy phấn khởi đến tột độ, nên tâm mất đi sự quân bình. Khi mùa thu và mùa đông tới, anh lại xuống tinh thần, và như thế tâm cũng mất quân bình. Tâm anh căng thẳng, và huyết áp lên cao. Ban đêm không ngủ được, anh bắt đầu dùng thuốc ngủ, thuốc an thần và những thứ thuốc mạnh hơn nữa. Sau cùng anh tới giai đoạn phải chữa chạy bằng cách chạy điện.
Both brothers faced all the ups and downs of life. When spring came, the elder brother became highly elated, losing the balance of his mind. When autumn or winter came, he fell into deep depression, again losing his mental balance. He became tense, developing hypertension. Unable to sleep at night, he started using sleeping pills, tranquilizers, stronger drugs. Finally, he reached the stage where he required electric shock treatments.
Đó là người anh với chiếc nhẫn kim cương.
This was the brother with the diamond ring.
Về phần người em với chiếc nhẫn bạc, khi mùa xuân tới anh ta vui hưởng và không trốn chạy. Anh ta vui thích, nhưng nhìn vào chiếc nhẫn và nhớ: “Điều này cũng sẽ thay đổi.” Và khi thời tiết thay đổi, anh có thể mỉm cười và nói: “À, ta đã biết là sẽ thay đổi, và rồi đã thay đổi, thế thì có sao đâu!” Khi mùa thu và mùa đông tới, anh lại nhìn vào chiếc nhẫn và nhớ: “Điều này cũng sẽ thay đổi.” Anh ta không khóc lóc vì biết rằng điều này sẽ thay đổi. Và đúng vậy, thời tiết thay đổi và qua đi. Đối với tất cả những thăng trầm của cuộc đời, anh biết rằng chẳng có gì vĩnh cửu, tất cả đều đến để rồi qua đi. Tâm anh không mất quân bình, và anh sống một cuộc sống an bình, hạnh phúc.
As for the younger brother with the silver ring, when spring came, he enjoyed it; he didn't try to run away from it. He enjoyed it, but looked at his ring and remembered, “This will also change.” And when it changed, he could smile and say, “Well, I knew it was going to change. It has changed, so what!” When autumn or winter came, again he looked at his ring and remembered, “This will also change.” He didn't start crying, knowing that this would also change. And yes, it also changed, it passed away. Of all the ups and downs, all the vicissitudes of life, he knew that nothing is eternal, that everything comes just to pass away. He did not lose the balance of his mind and he lived a peaceful, happy life.
Đó là người em với chiếc nhẫn bạc.
This was the brother with the silver ring.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Hoa nhẫn nhục


Phúc trình A/5630


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.141.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...