Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 14. Cách thức, thời gian và nơi chốn hành trì »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 14. Cách thức, thời gian và nơi chốn hành trì

Donate

(Lượt xem: 14.010)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

14. Cách thức, thời gian và nơi chốn hành trì

14. The how, when, and where of practice





Một tín tâm thanh tịnh và dũng mãnh phải được kiến lập qua từng giai đoạn.
Pure strong confidence . . . is something to be built up gradually.
Ngài Tai Situ Rinpoche Đời thứ 12
Đôi nét về cuộc đời Đại sư Tilopa (Tilopa: Some Glimpses of His Life)
Ken Holmes dịch sang Anh ngữ
- THE TWELFTH TAI SITU RINPOCHE, Tilopa: Some Glimpses of His Life, translated by Ken Holmes
Nhiều người thường hỏi tôi: “Tại sao có quá nhiều phương pháp hành trì, và phương pháp nào thích hợp cho tôi?”
One of the questions I’m often asked is “Why are there so many methods, and which is the right one for me?”
Nếu nhìn xung quanh, chắc chắn bạn sẽ thấy là không bao giờ có hai người hoàn toàn giống nhau về tính khí và khả năng. Có người rất giỏi về ngôn từ. Họ nhận hiểu thật dễ dàng những giáo pháp khẩu truyền và thoải mái trong việc giảng giải bằng lời nói với người khác. Một số người khác có năng khiếu dùng thị giác nhiều hơn. Họ nhận hiểu sự việc tốt nhất khi được trình bày bằng đồ hình, tranh ảnh. Một số khác nữa có một thính giác tinh nhạy hơn, và có những người có tị giác phát triển hơn. Có người có óc phân tích và những phương trình toán học rắc rối được họ diễn giải một cách dễ dàng. Người khác thì sẵn có “máu thi sĩ”, với năng khiếu tuyệt vời trong việc giải bày về thế giới cho chính mình và người khác qua những ẩn dụ, thí dụ.
If you look around, you can’t help but recognize that no two people are exactly the same in terms of their temperaments and capabilities. Some people are very good with words; they easily understand verbal instructions and are comfortable explaining things verbally to others. Other people are more “visual”; they understand things best when they’re explained with diagrams and pictures. Some people have a keener sense of hearing than others, while some have a better sense of smell. Some people are analytical and find it very easy to work out complicated mathematical formulas. Others are “poets at heart,” extremely adept at explaining the world to themselves and others through metaphors and analogies.
HÃY CHỌN ĐIỀU GÌ CÓ HIỆU QUẢ VỚI BẠN
CHOOSE WHAT WORKS FOR YOU
Lấy chánh niệm làm lính canh, và buông thư.
Post the watchman of mindfulness, and rest.
Ngài Gyalwa Yang Gonpa
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- GYALWA YANG GONPA, translated by Elizabeth M. Callahan
Những hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi những biện pháp xử trí khác nhau. Vì vậy, việc sẵn có được một số tùy chọn sẽ luôn là điều hữu ích. Nguyên tắc này có thể áp dụng gần như cho mọi khía cạnh trong cuộc đời. Chẳng hạn, trong các mối quan hệ công việc hay riêng tư, đôi khi việc dành thì giờ để soạn thảo, xem lại và truyền đạt các ý tưởng của bạn qua điện thư là tốt hơn, nhưng có những lúc khác thì việc gọi điện thoại hay một cuộc gặp mặt trực tiếp lại có thể hiệu quả hơn.
Different circumstances require different measures, so it’s always helpful to have a number of options at your disposal. This principle applies to virtually every aspect of life. For example, in business or personal relationships, it’s sometimes better to take the time to compose, revise, and communicate your ideas via e-mail, while at other times a phone call or even a face-to-face meeting would be more effective.
Tương tự, đối với thiền quán thì phương pháp thích hợp nhất tùy thuộc rất nhiều vào tình huống cụ thể cũng như vào tính khí và khả năng của bạn. Chẳng hạn, nếu phải đương đầu với những cảm xúc như sự buồn bã, giận dữ, sợ hãi thì việc dùng áp dụng pháp tu tonglen đôi khi có thể là phương pháp tốt nhất. Nhưng cũng có khi chỉ đơn giản là dùng chính cảm xúc ấy làm đối tượng quán niệm trong thiền shinay (thiền chỉ) lại hiệu nghiệm hơn. Thường thì cách tốt nhất để tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho bạn chính là thông qua sự thử nghiệm và sửa chữa sai lầm.
Similarly, in terms of meditation, the most appropriate technique depends as much on the particular situation as on your personal temperament and capabilities. When you’re dealing with emotions like sadness, anger, or fear, for example, sometimes tonglen practice might be the best approach. Sometimes simply using the emotion itself as a focus for basic shinay practice might work better. Often the only way to find the technique that works best for you is through trial and error.
Điểm chính yếu là nên chọn phương thức nào bạn thích nhất và tu tập theo phương thức ấy một thời gian. Nếu bạn là người thiên về “thị giác”, hãy chọn tập thiền quán sắc tướng khi bắt đầu tu tập định tâm. Nếu bạn là người nhạy cảm với các cảm giác của thân thể, hãy thử dùng phương thức quán chiếu luân chuyển khắp thân thể, hoặc chú tâm vào hơi thở. Nếu bạn là người thiên về khoa ăn nói, hãy thử thiền niệm thần chú. Bản thân phương pháp tự nó không quan trọng. Điều quan trọng là học cách an định tâm - sai khiến được nó thay vì để nó sai khiến bạn.
The main point is to choose whichever method appeals most to you and work with it for a while. If you’re more of a “visual” person, try working with form meditation as you begin to practice calming your mind. If you’re the type of person who is more alert to physical sensations, try working on scanning your body or focusing on your breath. If you’re a “verbal” type, try working with a mantra. The technique itself doesn’t matter. The important thing is to learn how to rest your mind - to work with it instead of being worked by it.
Tuy nhiên, vì tâm quá năng động nên rất dễ nhàm chán nếu chỉ dùng mỗi một phương thức. Sau một vài ngày, vài tuần hay vài tháng tu tập với một phương thức nhất định nào đó, bạn rất dễ phát sinh ý nghĩ: “Nữa! Lại phải ngồi thiền rồi!” Giả sử bạn bắt đầu bằng thiền quán sắc tướng. Lúc đầu, pháp tu tập này có vẻ rất hay ho, dễ chịu. Thế rồi một ngày, không biết vì sao bạn bỗng cảm thấy nhàm chán phương thức này. Bạn ghét luôn cả ý nghĩ thiền quán về sắc tướng. Không sao cả. Bạn không cần thiền quán niệm sắc tướng nữa. Bạn có thể thử một phương pháp khác, như thiền quán về âm thanh chẳng hạn.
Because the mind is so active, though, it’s easy to get bored with just one method. After a couple of days, weeks, or months of working with a particular practice, it’s easy to find yourself thinking, Oh no, I have to meditate again. Suppose, for example, you start off meditating on form. At first it seems very nice, very soothing. Then one day, for no reason at all, you’re just tired of it. You hate the whole idea of meditating on form. That’s fine. You don’t have to meditate on form anymore. You can try something else, like meditating on sound.
Trong một khoảng thời gian, phương pháp mới này có vẻ rất tươi mát và thật là lý thú. Có thể bạn sẽ tự nghĩ: “Ái chà! Ta chưa bao giờ cảm thấy sáng suốt như thế này!” Rồi sau một thời gian, bạn sẽ dần dần cảm thấy nhàm chán phương pháp mới được chọn này. Điều này cũng không sao. Nếu bạn nhàm chán thiền quán về âm thanh, bạn có thể thử một phương thức mới, như thiền quán về mùi hương, hay quan sát các niệm tưởng, hay đặt sự chú ý của mình vào hơi thở.
For a while, the new approach seems very fresh and really exciting. You might find yourself thinking, Wow, I never felt this clear before! Then, after a while, you might find yourself growing bored with the new technique you’ve adopted. That’s fine, too. If you become bored with meditating on sound, you can try something new, like meditating on smell, or watching your thoughts, or bringing your attention to your breath.
Bây giờ, hẳn bạn đã rõ vì sao đức Phật chỉ dạy rất nhiều phương thức thiền quán khác nhau. Ngay cả khi chưa có những phát minh như đài truyền hình, internet, máy truyền thanh, máy đọc MP3 và điện thoại, đức Phật đã biết tâm thức con người hiếu động như thế nào, và nó cần được giải trí tiêu khiển tới mức nào! Vì thế, Ngài đã dạy cho chúng ta rất nhiều phương thức để đối trị bản chất hiếu động của tâm.
Now does it become clear why the Buddha taught so many different approaches to meditation? Even before the invention of television, the Internet, radios, MP3 players, and telephones, he knew how restless the human mind was - and how desperate it was for distraction. So he gave us a lot of ways to work with the restless nature of the mind.
Bất kỳ bạn chọn phương thức nào, điều rất quan trọng là trong mỗi thời khóa thiền đều phải luân phiên thay đổi giữa sự chú tâm vào một đối tượng và hoàn toàn buông thư tâm trong thiền không đối tượng. Mục đích của đối tượng quán niệm là giúp ta đạt đến một mức độ định tâm nhất định đủ để ý thức được chính tâm thức mình trong khi nó đang nhận biết sự vật. Việc luân phiên định tâm trong thiền không đối tượng và thiền có đối tượng giúp bạn có cơ hội tiêu hóa, hấp thụ những gì vừa trải nghiệm. Khi xen kẽ hai lối hành trì, bất luận bạn đang ở trong tình trạng nào, đang đối phó với niệm tưởng và cảm xúc của chính mình hoặc với một con người, hay một hoàn cảnh tợ hồ như “bên ngoài”, bạn sẽ dần dần nhận biết được rằng bất kỳ điều gì đang diễn ra cũng đều có một mối tương quan mật thiết với chính sự tỉnh giác nhận biết của bạn.
Whatever method you choose, it’s very important during each session to alternate between focusing on an object and simply resting your mind in objectless meditation. The point of working with supports for meditation is to develop a degree of mental stability that allows you to be aware of your own mind as it perceives things. Resting your mind between objectless meditation and object-based meditation gives you a chance to assimilate whatever you have experienced. By alternating between these two states, no matter what situation you find yourself in - whether you’re dealing with your own thoughts and emotions or with a person or a situation that appears “out there” - you’ll gradually learn to recognize that whatever is going on is intimately connected with your own awareness.
NGẮN HẠN NHƯNG NHIỀU LẦN
SHORT PERIODS, MANY TIMES
Hãy tránh sự nỗ lực thái quá.
Be free from all striving.
Ngài TILOPA
Hằng hà Đại thủ ấn (Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ )
- TILOPA, Ganges Mahamudra, translated by Elizabeth M. Callahan
Thiết lập thời khóa tu tập là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để cắt đứt cuộc chuyện gẫu từ lâu đời giữa các nơ-ron vốn đã tạo ra cảm nhận [sai lầm] về một “cái ta” độc lập hay tự nó tồn tại cùng với những gì “không phải ta” cũng tồn tại do tự tính vốn có hay hoàn toàn độc lập. Khi bạn xác định thời biểu cho việc thiền tập, bạn sẽ phát triển một thói quen có lợi, không những sẽ làm suy yếu đi những mô thức thần kinh cũ, mà còn thành công và hiệu nghiệm trong việc cấu tạo những mô thức mới cho phép bạn ý thức được sự tham gia của chính tâm thức bạn trong việc nhận biết [đối tượng] theo cách như thế nào.
Establishing a formal practice is one of the most effective ways to cut through the long-established neuronal gossip that creates the perception of an independent or inherently existing “self” and independently or inherently existing “others.” When you set aside time for formal practice, you develop a constructive habit that not only weakens old neuronal patterns, but effectively succeeds in establishing new patterns that enable you to recognize the participation of your own mind in how you perceive.
Mặc dầu bạn có thể xếp thời khóa thiền tập vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng theo như tôi đã học thì thời điểm tốt nhất để thiền tập là sáng sớm, ngay khi vừa thức dậy sau một đêm ngon giấc, vì lúc ấy tâm ta rất tươi sáng và thư giãn, trước khi bắt đầu mọi công việc hằng ngày. Việc dành thời gian thiền tập trước khi rời nhà đi làm, hay trước khi làm bất cứ công việc cần thiết nào, sẽ tạo ảnh hưởng tốt đến trọn ngày, và còn củng cố ý chí tu tập trong suốt ngày hôm ấy.
Though you can practice formally at any time of day, I was taught that the best period to begin formal practice is first thing in the morning after a good night’s sleep, at which point the mind is most refreshed and relaxed, before getting involved with all the daily stuff. Taking the time to practice before you leave the house for work or to run whatever errands you have to do sets the tone for your entire day, and also reinforces your own commitment to practice throughout the day.
Tuy nhiên, đối với một số người, việc xếp thời khóa thiền tập vào đầu ngày là hoàn toàn không thể được, và nếu cố gắng sức để đưa việc thiền tập sáng sớm vào thời khóa biểu sẽ làm cho họ nghĩ rằng ngồi thiền là một khổ dịch! Nếu bạn thấy mình là người như thế, đừng ngại gì mà không chọn một lúc khác thuận lợi hơn, như giờ ăn trưa, sau bữa ăn chiều hay ngay trước khi đi ngủ chẳng hạn.
For some people, though, meditating formally at the beginning of the day simply isn’t possible, and trying to force a period of early-morning meditation into your schedule will tend to make you think of meditation as a chore. If you find that to be the case, by all means choose a more convenient time - perhaps at lunchtime, after dinner, or just before going to bed.
Không có những “quy luật” phải tuân theo trong việc thiền tập theo thời khóa. Nhưng có một chỉ dẫn rất thực tiễn mà cha tôi đã liên tục nhấn mạnh với tất cả đồ đệ của ngài theo cách rất dễ nhớ: “Ngắn hạn nhưng nhiều lần.”
There are no “rules” governing formal practice. But there is one very practical guideline, which my father emphasized again and again to all of his students in a way that would make it easy for us to remember: Short periods, many times.
Khi tôi mới bắt đầu giảng dạy, tôi thấy nhiều đệ tử lúc mới học thiền có khuynh hướng tự đặt cho mình những mục tiêu không thực tiễn. Họ nghĩ rằng, để tập thiền thì phải giữ tư thế hoàn hảo trong thời gian lâu nhất mà con người có thể chịu đựng được. Thế là họ ngồi đấy, tự giam mình trong thiền tập và tự áp chế mình phải đạt được trạng thái an tĩnh. Trong mấy giây đầu, phương pháp này dường như có hiệu quả: họ thực sự có đôi chút cảm giác an tĩnh. Nhưng tâm thức bao giờ cũng luôn vận động, không ngừng xử lý những tư tưởng mới, cảm thọ mới, cảm giác mới. Đó là việc của nó. Thiền tập là học cách vận dụng tâm thức trong trạng thái tự nhiên của nó, chứ không phải cố cưỡng bức tâm thức vào một kiểu khuôn khổ trói buộc cứng nhắc nào đó [mà cho là] của Phật giáo.
When I began teaching, I found that many students who were just starting out in meditation tended to set unrealistic goals for themselves. They felt that in order to meditate they had to sit in perfect meditation posture for as long as humanly possible. So they sat there, trying to “lock in” to meditation, trying to will themselves into a state of serenity. For a few seconds this approach seemed to work: They actually did feel some calmness. But the mind is always moving, always processing new ideas, new perceptions, and new sensations. That’s its job. Meditation is about learning to work with the mind as it is, not about trying to force it into some sort of Buddhist straitjacket.
Khi ngồi xuống tập thiền một mạch hàng giờ liền, chúng ta nghĩ là mình đang chuyên cần. Nhưng sự chuyên cần thực sự không có nghĩa là tự ép buộc mình vượt quá những giới hạn tự nhiên. Chuyên cần thực sự có nghĩa là chỉ nỗ lực hết sức mình, thay vì chú tâm đến kết quả của những gì mà bạn đang cố đạt được. Thế có nghĩa là tìm một con đường trung dung thoải mái giữa sự quá buông thả và quá căng thẳng.
We think we’re being diligent by sitting down to meditate for hours at a stretch. But real diligence doesn’t mean forcing yourself beyond your natural limits; it means simply trying to do your best, rather than focusing on the result of what you’re trying to accomplish. It means finding a comfortable middle ground between being too relaxed and too wound up.
Trong kinh văn còn có một câu chuyện khác về một nhạc công chơi đàn si-ta lỗi lạc, và cũng là một vị đệ tử được dẫn dắt bởi chính đức Phật. Đức Phật thấy người đệ tử này đặc biệt khó hóa độ, vì tâm ông hoặc quá căng hoặc quá lơi lỏng. Khi quá căng thẳng không những ông không ngồi thiền được, mà còn không bao giờ nhớ được những câu kinh rất đơn giản mà đức Phật đã dạy cho ông. Khi để cho tâm quá buông thả, ông bỏ luôn cả việc hành trì và ngủ gục.
The sutras record another story about an accomplished sitar player who was a direct student of the Buddha. The Buddha found this particular man especially difficult to teach because his mind was either too tight or too loose. When he was too tight, he would not only be unable to meditate, but also could never remember how to recite the simple prayers the Buddha had taught him. When he allowed his mind to become too loose, he would simply stop practicing altogether and fall asleep.
Cuối cùng đức Phật hỏi ông:
- Khi về nhà ông làm gì? Ông có chơi đàn không?
So the Buddha finally asked him, “What do you do when you go to your house? Do you play your musical instrument?”
Người đệ tử đáp:
- Thưa có, con có chơi đàn.
The student replied, “Yes, I do play.”
- Ông chơi đàn giỏi không? Đức Phật hỏi.
“Are you good at it?” the Buddha asked.
Người nhạc công đáp:
- Thưa, thật ra con là người chơi đàn giỏi nhất nước.
The player answered, “Yes, I am actually the best in this country.”
Đức Phật hỏi:
- Vậy ông chơi như thế nào? Khi chơi nhạc, ông lên dây đàn như thế nào? Ông có làm cho dây đàn quá căng hoặc quá chùng không?
“So how do you play?” the Buddha inquired. “When you are playing this music, how do you tune your instrument? Do you make the strings very tight or very loose?”
Vị đệ tử đáp:
- Thưa không. Nếu con lên dây quá căng, dây đàn sẽ phát ra âm thanh quá cao và sắc. Nếu không đủ độ căng thì dây đàn sẽ phát ra âm thanh quá trầm và đục. Thang âm chỉ đúng khi con đạt được điểm quân bình, nghĩa là không quá căng mà cũng không quá chùng.
“No,” the student replied. “If I tighten the strings too much, they make a sound like tink, tink, tink. If I don’t tighten them enough, they make a sound like blump, blump, blump. The chord is properly tuned when I reach a point that is in balance, neither too tight nor too loose.”
Đức Phật mỉm cười và cùng người nhạc sĩ trao đổi một cái nhìn thâm trầm. Cuối cùng ngài nói:
- Khi thiền tập, ông cũng phải làm y hệt như thế.
The Buddha smiled and exchanged a long look with the sitar player. Finally he said, “That’s exactly what you have to do with meditation.”
Câu chuyện này nói lên tầm quan trọng của việc tránh căng thẳng quá đáng khi mới bắt đầu thiền tập. Xét theo sự bận rộn trong thời biểu của hầu hết mọi người thời nay, việc dành ra dù chỉ 15 phút mỗi ngày lúc mới bắt đầu ngồi thiền theo thời khóa đã là một sự bó buộc lớn lao. Cho dù bạn có chia ra thành 3 lần thiền tập với mỗi lần 5 phút hay 5 lần thiền tập với mỗi lần 3 phút thì cũng không thay đổi gì.
This story illustrates the importance of avoiding undue tension when you first begin meditation practice. Given the busy schedules most people have nowadays, setting aside even fifteen minutes a day at the beginning for formal practice represents a substantial commitment. Whether you divide it up into three five-minute sessions or five three-minute sessions doesn’t matter.
Nhất là lúc ban sơ, điều vô cùng thiết yếu là bạn dành bất kỳ khoảng thời gian nào có thể được để thiền tập mà không cố gắng quá mức. Lời khuyên tốt nhất của tôi là hãy tiếp cận thiền tập theo cách như người ta tiếp cận thể thao. Tập thể thao 15 phút tốt hơn là không tập. Chỉ dành 15 phút cho việc ngồi thiền đã tốt hơn là không dành phút nào cho việc ấy. Một số người cử được tạ 10 cân, trong khi người khác có thể cử 50 cân không chút khó khăn. Đừng nhấc 50 cân khi bạn chỉ đủ sức nhấc 10 cân, nếu không bạn sẽ quá gắng sức và rất có thể phải bỏ ngang. Và cũng giống như việc tập thể thao, khi thực hành thiền quán bạn hãy nỗ lực hết sức mình. Đừng vượt quá những giới hạn của chính bạn. Thiền không phải để tranh giải. 15 phút thư thái ngồi thiền của bạn rồi ra có thể lợi ích hơn so với nhiều giờ đồng hồ của những người cố gắng quá sức trong việc ngồi thiền cho thật lâu hơn. Trong thực tế, nguyên tắc tốt nhất là nên ngồi thiền ít hơn so với thời gian bạn nghĩ là mình có thể ngồi được. Nếu bạn nghĩ mình có thể thiền 4 phút thì ngừng lại ở 3 phút. Nếu bạn nghĩ có thể thiền trong 5 phút, thì ngừng lại ở 4 phút. Thực hành thiền như thế, bạn sẽ thấy mình hăm hở muốn ngồi thiền trở lại. Thay vì nghĩ rằng bạn đã đạt chỉ tiêu, hãy giữ ý muốn làm hơn thế nữa.
Especially in the beginning, it’s absolutely essential to spend whatever time you can in practice, without undue strain. The best advice I can offer is to approach meditation practice the way some people approach going to the gym. It’s far better to spend fifteen minutes working out at the gym than not working out at all. Even the fifteen minutes you can dedicate to practice is better than spending no time at all. Some people can lift only ten pounds, while others can easily lift fifty. Don’t lift fifty if you can lift only ten; otherwise you’ll strain yourself and probably stop. And just as with working out at the gym, when you meditate, do the best you can. Don’t go beyond your personal limits. Meditation is not a competition. The fifteen minutes you spend lightly in meditation practice may in the end prove much more beneficial than the hours spent by people trying too hard by practicing for longer periods of time. In fact, the best rule is to spend less time meditating than you think you can. If you think you can practice for four minutes, stop at three; if you think you can practice for five minutes, stop at four. Practicing in this way, you’ll find yourself eager to begin again. Rather than thinking you’ve accomplished your goal, leave yourself wanting more.
Có một cách khác nữa để giúp cho buổi thiền tập ngắn của bạn trôi qua thậm chí là mau hơn nữa. Đó là dành một ít thời gian để phát tâm Bồ-đề, tức là tâm nguyện cầu đạt đến một trình độ giác ngộ nào đó vì lợi ích cho chúng sinh. Đừng lo là tâm nguyện đó có mãnh liệt hay không, chỉ riêng sự phát tâm là đủ rồi, và sau một thời gian tu tập, hẳn là bạn sẽ nhận ra rằng sự phát tâm ấy mang một ý nghĩa thực sự quan trọng và sâu sắc đối với chính mình.
Another way to make your short periods of formal practice go even faster is to spend a few moments generating bodhicitta, the desire to attain some degree of realization for the benefit of others. Don’t worry about whether the desire is especially strong; the motivation alone is sufficient, and after working at it for a while, you’ll probably begin to find that the desire has taken on a real significance, a deeply personal meaning.
Sau một lúc phát khởi khuynh hướng cởi mở chân thành ấy, hãy để tâm buông thư một lúc trong trạng thái thiền không đối tượng. Điều này rất quan trọng, bất luận bạn đã chọn phương pháp nào cho một buổi thiền tập nào đó.
After spending a few moments generating this openhearted attitude, allow your mind to rest for a few moments in objectless meditation. This is important no matter which method you choose to work with for a particular session.
Giữa thời gian buông thư tâm và phát tâm Bồ-đề, ít nhất một phút đã trôi qua. Bây giờ, bạn có hơn một phút rưỡi để vận dụng bất kỳ phương pháp nào bạn đã chọn, cho dù là chú tâm vào một hình ảnh, một mùi hương, hay một âm thanh; quan sát niệm tưởng và cảm xúc của mình; hoặc là thực hành một dạng thiền quán từ bi nào đó. Sau đó, hãy an trụ tâm trong trạng thái thiền không đối tượng khoảng chừng nửa phút.
Between resting your mind and generating bodhicitta, at least a minute has already passed. Now you have a good minute and a half to work with whatever practice you’ve chosen, whether it’s focusing on a visual object, a smell, or a sound; looking at your thoughts or feelings; or practicing some form of compassion meditation. Then just rest your mind in objectless shinay for half a minute or so.
Cuối buổi thiền tập, bạn còn khoảng 30 giây để hồi hướng công đức. Có một câu hỏi được đặt ra với tôi rất nhiều lần trong những buổi thuyết giảng chung cũng như những buổi tham vấn riêng của các đệ tử tôi, đó là: “Tại sao phải mất công kết thúc bằng việc hồi hướng công đức?”
And at the end of your practice, you’ve got about thirty seconds or so to do what in many Western languages has been translated as “dedicating the merit.” A question that comes up a lot, both in public teachings and in private interviews with my personal students, is “Why should we bother taking this final step of dedicating merit?”
Hồi hướng công đức vào lúc kết thúc mọi buổi thiền tập là nguyện rằng bất kỳ sức mạnh tâm lý hay cảm xúc nào mà bạn đạt được nhờ sự tu tập đều sẽ được truyền đến người khác. Không những đây là một pháp thực hành từ bi ngắn ngủi nhưng tuyệt vời, mà nó còn là một phương thức vô cùng tinh tế để làm tan rã sự phân biệt giữa “ta” và “người”. Việc hồi hướng công đức cần khoảng 30 giây, dầu bạn tụng bằng tiếng Tây Tạng hay bằng ngôn ngữ của mình. Câu tụng bằng Tạng ngữ được tạm dịch như sau:
Dedicating merit at the end of any practice is an aspiration that whatever psychological or emotional strength you’ve gained through practice be passed on to others - which is not only a wonderful short compassion practice but also an extremely subtle way of dissolving the distinction between “self and “others.” Dedication of merit takes about thirty seconds, whether you recite it in Tibetan or English. In English, a rough translation goes like this:
Nhờ vào năng lực tu tập,
Con nguyện cho tất cả chúng sinh,
Sau khi tích lũy sức mạnh và tuệ giác,
Thành tựu hai trạng thái trong sáng,
Vốn khởi sinh từ sức mạnh và tuệ giác.
By this power, may all beings,
Having accumulated strength and wisdom,
Achieve the two clear states
That arise from strength and wisdom.
Một số trường phái tư tưởng Tây Tạng - tôi thú nhận là không có một chứng minh khoa học nào cho điều này - cho rằng những sóng âm của tiếng tụng niệm lời nguyện này bằng Tạng ngữ đã vang vọng qua hằng bao nhiêu thế kỷ, nên nếu tụng câu này bằng Tạng ngữ thì năng lực sẽ được tăng cường nhờ sự nối kết với những sóng âm từ xa xưa. Vì nghĩ đến điều này nên tôi xin cống hiến một câu tụng theo âm tiếng Tây Tạng:
Some schools of thought - for which, I admit, there is no scientific proof - hold that since the actual sound waves of the prayer as recited in Tibetan have been reverberating through the centuries, saying the prayer in the original language may enhance its power by connecting the recitation with those ancient reverberations. With that in mind, I offer you a rough transliteration:
Gewa di yee eke wo kun
Sonam ye shay tsok dsok nay
Sonam ye shay lay jung wa
Tampa ku nyee top par shok
Gewa di yee eke wo kun
Sonam ye shay tsok dsok nay
Sonam ye shay lay jung wa
Tampa ku nyee top par shok.
Dầu bạn chọn kết thúc buổi thiền tập của mình bằng cách tụng câu này trong tiếng Tây Tạng theo nghi thức hay với bản dịch ít trang trọng hơn của nó, vẫn có một lý do thực tiễn để kết thúc bằng câu tụng hồi hướng công đức. Công đức, tiếng Tạng là “sonam”, có nghĩa là “sức mạnh tinh thần”, hay “khả năng phát huy sức mạnh tinh thần”. Khi chúng ta làm điều gì tốt, chúng ta tự nhiên có khuynh hướng nghĩ rằng: “Tôi là người tốt quá chừng! Tôi vừa mới ngồi thiền. Tôi vừa phát nguyện cho tất cả chúng sinh ở mọi nơi đều được hạnh phúc chân thật và thoát khỏi khổ đau. Tôi sẽ được gì khi làm việc này? Cuộc đời của tôi sẽ thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn như thế nào? Tác dụng của việc này đối với tôi là gì?”
Whether you choose to end your practice using the formal Tibetan or the less-formal English, there’s a very practical reason for completing your practice by dedicating sonam - a Tibetan term that means “mental strength” or “the ability to develop mental strength.” When we do something nice, our natural tendency is to think, What a good person I am! I’ve just meditated. I’ve just made an aspiration for all beings everywhere to experience real happiness and to be free from suffering. What am I going to get out of this? How is my life going to change for the better? What’s this going to do for me?
Có lẽ những câu trên đây không hoàn toàn chính xác như những gì bạn nghĩ, nhưng rất có thể là bạn đã nghĩ những điều tương tự, đại loại như vậy.
These might not be the exact words passing through your mind, but something similar probably does.
Và thực sự là bạn đã làm một việc tốt.
And, really, you have done something good.
Điều bất ổn duy nhất là, khi tự khen thưởng mình, bạn nhấn mạnh sự khác biệt giữa bạn và người khác. Những tư tưởng như “tôi vừa làm một việc thiện”, “tôi là một người tốt quá chừng” hay “cuộc đời tôi sẽ thay đổi”... sẽ tăng cường một cách vi tế ý nghĩ về bạn như là một thực thể cách biệt với chúng sinh khác, và ý nghĩ này, đến lượt nó, sẽ làm xói mòn lòng từ bi, cảm giác tự tin và an toàn đã có thể sinh khởi nhờ sự tu tập của bạn.
The only problem is that congratulating yourself in this way tends to emphasize a sense of difference between yourself and others. Thoughts like “I’ve done something good,” “What a good person I am,” or “My life is going to change” subtly reinforce the idea of yourself as separate from other beings - which, in turn, undermines whatever sense of compassion, confidence, and safety your practice may have generated.
Bằng vào việc hồi hướng công đức tu tập - hay nói cách khác là sự chủ tâm khởi lên ý nguyện rằng, cho dù có ý thức được hay không thì mỗi người chúng ta đều có cùng một khát vọng an bình và mãn nguyện giống như tất cả chúng sinh hữu tình - bạn sẽ làm rã tan một cách rất vi tế tập quán nhận thức về bất kỳ sự khác biệt nào giữa tự thân chúng ta và người khác vốn được tạo thành bởi các nơ-ron.
By dedicating the merit of your practice - in other words, by deliberately generating the thought that, consciously or unconsciously, everyone shares the desire for peace and contentment among all sentient beings - you very subtly dissolve the neuronal habit of perceiving any sort of difference between ourselves and others.
THIỀN TẬP KHÔNG THEO THỜI KHÓA
INFORMAL PRACTICE
Trong lúc làm việc, hãy nhớ nhận biết bản chất tinh túy của tâm.
In the middle of working, remember to recognize the essence of the mind.
Ngài Tulku Urgyen Rinpoche
Như thị - Quyển 1 (As It Is, Volume 1)
Erik Pema Kunsang dịch sang Anh ngữ
- TULKU URGYEN RINPOCHE, As It Is, Volume 1, translated by Erik Pema Kunsang
Đôi khi ta không thể sắp xếp được thì giờ để ngồi thiền theo thời khóa mỗi ngày. Có thể bạn phải làm việc từ giờ này sang giờ khác để chuẩn bị một buổi họp vô cùng thiết yếu trong công ty, hay là bạn phải tham gia một sự kiện quan trọng, như một lễ cưới hay tiệc sinh nhật. Có khi bạn đã hứa làm một chuyện gì đó với các con, với người bạn đời hay với bạn bè. Có khi bạn cảm thấy mệt mỏi với tất cả những gì phải làm trong tuần nên chỉ muốn suốt ngày nằm trên giường hoặc xem TV thôi.
Sometimes it’s just impossible to make time for formal practice every day. You might have to spend hours preparing for a crucial business meeting, or perhaps you might have to attend an important event, like a wedding or a birthday party. Sometimes you’ve promised to do something special with your children, your partner, or your spouse. Sometimes you’re just so tired from everything you had to do during the week you just want to spend the day in bed or watching TV.
Việc bỏ qua một, hai ngày thiền tập theo thời khóa đã định có biến bạn thành một người xấu không? Không. Điều này có làm đảo ngược bất kỳ thay đổi nào bạn đã đạt được khi thiền tập theo thời khóa trước đó? Không. Liệu việc bỏ qua một, hai (hay ba) ngày thiền tập theo thời khóa có nghĩa là bạn phải bắt đầu lại từ đầu sự tu tập với tâm bất thuần? Cũng không.
Will skipping a day or two of formal practice make you a bad person? No. Will it reverse whatever changes you’ve made when you had the time to devote to formal practice? No. Will skipping a day or two (or three) of formal practice mean you have to start all over again working with an untamed mind? No.
Việc thiền tập theo thời khóa là rất tuyệt, vì 5, 10 hay 15 phút ngồi thiền mỗi ngày sẽ tạo điều kiện làm thay đổi cách nhìn của bạn. Nhưng hầu hết những đệ tử đầu tiên của đức Phật đều là những người làm ruộng, chăn cừu hay dân du mục. Trong lúc làm việc ruộng vườn hay chăm sóc gia súc và công việc gia đình, họ không có nhiều thì giờ để ngồi chỉnh tề, hai chân tréo lại, hai tay duỗi thẳng và mắt nhìn đúng hướng, dầu chỉ trong năm phút để thiền tập theo thời khóa. Thế nào cũng có tiếng gia súc kêu đâu đó, hay một đứa trẻ khóc, nếu không thì cũng là ai đó chạy xồng xộc vào lều để báo tin về một cơn mưa bất ngờ sắp đến sẽ làm hư hỏng lúa bắp [đang phơi]...
Formal practice is great, because sitting for five, ten, or fifteen minutes a day creates an opportunity to begin changing your perspective. But most of the Buddha’s early students were farmers, shepherds, and nomads. Between taking care of their crops or animals and looking after their families, they didn’t have a lot of time to sit down nicely with their legs crossed, their arms straight, and their eyes correctly focused for even five minutes of formal practice. There was always a sheep bleating somewhere, or a baby crying, or someone rushing into their tent or hovel to say that a sudden rain was about to ruin their crops.
Đức Phật hiểu rõ những khó khăn ấy. Dầu người ta hay kể những câu chuyện truyền kỳ về sự đản sanh và thuở thiếu thời của ngài, miêu tả ngài như con trai của một bậc đế vương sang giàu và lớn lên trong cung vàng điện ngọc, nhưng thân thế ngài thật ra khiêm tốn hơn nhiều. Cha ngài chỉ là một trong nhiều vị thủ lĩnh của 16 bộ tộc cộng hòa, phải không ngừng tranh đấu để khỏi bị thôn tính bởi đế quốc Ấn Độ hùng cường. Mẹ ngài qua đời sau khi sinh ngài; cha ngài bắt ngài phải lấy vợ và sinh con thừa tự khi ngài chỉ là một thiếu niên. Ngài mất quyền thừa kế khi bỏ nhà ra đi để theo đuổi một cuộc sống có thể có ý nghĩa sâu sắc hơn là những kế hoạch chính trị hay quân sự.
The Buddha understood these problems. Although the fanciful stories about his birth and upbringing describe him as the son of a wealthy king who raised him in a fabulous pleasure palace, his origins were actually a lot more humble. His father was only one of several chieftains of the sixteen republics battling to resist being swallowed up by the powerful Indian monarchy. His mother died giving birth to him; his father forced him to marry and produce an heir when he was just a teenager. He was disinherited when he ran away from home to pursue a life that might have a deeper meaning than political and military scheming.
Vì vậy, khi nói về đức Phật, chúng ta nói về một người đã hiểu rằng cuộc đời không luôn mang đến cơ hội hay sự nhàn rỗi để thiền theo thời khóa. Một trong những món quà lớn nhất mà ngài đã ban tặng nhân loại là dạy rằng: Chúng ta có thể thiền tập mọi lúc, mọi nơi. Thật ra, đưa thiền vào cuộc sống hằng ngày là một trong những mục đích chính của việc tu tập Phật pháp. Bất kỳ hoạt động nào trong ngày cũng có thể được dùng như một cơ hội để thiền quán. Bạn có thể quan sát niệm tưởng của mình trong suốt cả ngày khi đang làm việc và thỉnh thoảng chú tâm vào những kinh nghiệm như mùi hương, vị nếm, hình sắc hay âm thanh, hay chỉ đơn giản an trụ tâm một vài giây trên kinh nghiệm tuyệt vời là ý thức những gì đang đi ngang qua tâm bạn.
So, when we talk about the Buddha, we’re talking about a man who understood that life doesn’t always afford the opportunity or leisure to practice formally. One of his greatest gifts to humanity was the lesson that it’s possible to meditate anytime, anywhere. In fact, bringing meditation into your daily life is one of the main objectives of Buddhist practice. Any daily activity can be used as an opportunity for meditation. You can watch your thoughts as you go through your day, rest your attention momentarily on experiences like taste, smell, form, or sound, or simply rest for a few seconds on the marvelous experience of simply being aware of the experiences going on in your mind.
Tuy nhiên, khi thiền tập không theo thời khóa, điều quan trọng là phải đặt ra cho chính mình một mục tiêu - chẳng hạn như 25 lần thiền tập trong một ngày, mỗi lần không kéo dài quá một hay hai phút. Ghi nhớ số lần hành trì trong ngày cũng rất lợi ích. Các tu sĩ và dân du mục ở các nước chậm phát triển thường dùng xâu chuỗi để tính. Nhưng ở phương Tây người ta có rất nhiều phương thức: dùng máy tính bỏ túi, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA) và ngay cả những chiếc máy đếm nhỏ dùng trong các cửa hàng thực phẩm. Bạn cũng có thể theo dõi số lần hành trì đơn giản bằng cách ghi vào một cuốn sổ tay. Mục đích chính ở đây là đếm hết số lần hành trì không theo thời khóa để bạn có thể so sánh với mục tiêu đã đề ra. Chẳng hạn như khi bạn đang thiền tập không đối tượng, hãy đếm một. Rồi khi bạn thất niệm và bắt đầu trở lại, hãy đếm hai...
When practicing informally, though, it’s important to set some sort of goal for yourself - for example, twenty-five informal meditation sessions lasting no more than a minute or two throughout the day. It’s also helpful to keep track of your sessions. Monks and nomads in the Third World often keep track using prayer beads. But people in the West have a much wider range of options - including portable calculators, PDAs, and even those little counting machines people use in grocery stores. You can also keep track of your sessions simply by writing them down on a notepad. The main thing is to count every informal meditation practice so you can track it against your goal. For example, if you’re using objectless meditation, count it as one. Then you lose it, try again, and count it as two.
Một trong những lợi ích lớn lao của việc tổ chức thiền tập theo cách này là sự thuận tiện và linh hoạt. Bạn có thể hành trì bất cứ ở đâu - trên bãi biển, trong rạp hát, sở làm, tiệm ăn, trên xe buýt hay xe điện ngầm, hay trong lớp học - miễn là bạn luôn nhớ rằng, ý định thiền tập của bạn chính là thiền. Bất luận là bạn đánh giá như thế nào về sự tu tập của mình, điểm chính yếu là luôn nhận biết về những lần bạn có ý định thực tập. Khi phải chống chọi với sự miễn cưỡng không muốn ngồi thiền, hãy nhớ đến câu chuyện về con bò già vừa đi vừa tiểu tiện suốt trong ngày. Nghĩ như thế cũng đủ làm cho bạn mỉm cười và nhớ lại rằng, việc tập thiền cũng dễ dàng và cần thiết giống như là tiểu tiện.
One of the great benefits of organizing your meditation practice in this way is that it’s convenient and portable. You can practice anywhere - on the beach, at the movies, on the job, in a restaurant, on the bus or subway, or at school - as long as you remember that your intention to meditate is meditation. No matter what your opinion might be about how well you’ve meditated, the point is to keep track of your intentions to meditate. When you come up against resistance, just remember the story about how the old cow pees while walking along throughout the day. That should be enough to bring a smile to your face and remind you that practicing is as easy, and as necessary, as relieving yourself.
Một khi bạn đã thấy thoải mái với mỗi ngày 25 lần thiền tập ngắn ngủi không theo thời khóa, bạn có thể đưa mục tiêu lên đến 50 lần, rồi dần dần đến 100 lần. Điểm chính yếu là lập ra một kế hoạch, nếu không bạn sẽ hoàn toàn quên hẳn việc thiền tập. Những giây phút trong ngày bạn dành ra cho mình để buông thư hay chú tâm sẽ giúp cho bạn ổn định tâm, để cuối cùng khi bạn có được cơ hội thiền tập theo thời khóa, bạn sẽ không cảm thấy như ngồi xuống dùng cơm với một người xa lạ. Bạn sẽ thấy những niệm tưởng, cảm giác và nhận thức của mình quen thuộc hơn nhiều, như những người bạn thân mà bạn có thể ngồi chơi và trò chuyện chân thành.
Once you’re comfortable with twenty-five short sessions a day, you can push your goal up to fifty informal sessions, then gradually up to a hundred. The main thing is to make a plan. If you don’t, you’ll forget about practice altogether. Those few seconds or minutes out of each day during which you allow yourself to rest or focus help you to stabilize your mind, so that when you finally do get a chance to practice formally, it won’t be like sitting down to dinner with a stranger. You’ll find your thoughts, feelings, and perceptions much more familiar, like old friends you can sit down with and talk to honestly.
Còn có một vài điểm lợi ích khác trong việc tu tập không theo thời khóa. Trước hết, khi bạn hòa nhập việc tu tập với đời sống hằng ngày, bạn sẽ tránh được việc rơi vào trường hợp khi ngồi thiền trong thời khóa thì rất an tĩnh nhưng khi đi làm ở văn phòng thì trở nên căng thẳng hay giận dữ. Thứ hai, và điểm này có thể quan trọng hơn, là khi thiền tập không theo thời khóa trong đời sống hằng ngày, bạn sẽ dần dần trừ bỏ được quan niệm sai lầm rất phổ biến là phải có một nơi tuyệt đối yên tĩnh mới thiền tập được.
There are a couple of other benefits to informal practice. First, when you integrate practice into your daily life, you avoid the trap of being calm and peaceful during formal meditation and then turning around and being tense and angry at the office. Second, and perhaps more important, practicing informally in daily life gradually eradicates the all-too-common misconception that you have to be someplace absolutely quiet in order to meditate.
Xưa nay chưa ai tìm được một nơi như thế cả. Ở đâu cũng có sự xáo động. Dầu cho bạn có trèo lên tận đỉnh núi, ban đầu bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm trong sự im lặng tương đối trên ấy so với với những ồn ào của thành phố hay trong công sở. Nhưng khi tâm bạn lắng xuống, chắc chắn bạn sẽ bắt đầu nghe được những tiếng động nhỏ như tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây, tiếng chim muông hay những con thú nhỏ sột soạt đâu đó, hay tiếng nước róc rách giữa các hốc đá, và sự yên lặng tuyệt đối mà bạn tìm kiếm bỗng nhiên bị gián đoạn.
No one in history has ever found such a place. Distractions are everywhere. Even if you climb to the top of a mountain, at first you may feel some relief in the relative silence there compared to the sounds of the city or the office. But as your mind settles, you’ll undoubtedly begin to hear small sounds, like crickets chirping, the wind rustling through leaves, birds or small animals poking around, or water dripping through rocks - and suddenly the great silence you were seeking is interrupted.
Thậm chí nếu bạn cố ngồi thiền trong nhà, cửa đóng then cài, chắc chắn cũng sẽ có những điều khiến bạn phân tâm: cảm giác ngứa ngáy, đau lưng, muốn nuốt nước bọt, tiếng nhỏ giọt từ vòi nước, tiếng đồng hồ tíc tắc, hay tiếng chân ai đi ở tầng trên. Dù bạn đi đâu đi chăng nữa, cũng luôn có sự xáo động. Lợi ích lớn nhất của việc thiền tập không theo thời khóa nằm ở chỗ là, bạn sẽ học được cách đối phó với những xáo động ấy, bất kể chúng đến dưới hình thức nào và khó chịu đến đâu.
Even if you try meditating indoors, closing all the windows and doors, you’re bound to be distracted by something - itching, back pain, the need to swallow, the sound of water dripping from a faucet, a clock ticking, or the noise of someone walking on the floor above. No matter where you go, you’ll always find distractions. The greatest benefit of informal practice lies in learning how to deal with these distractions, no matter what form they take and no matter how irritating they are.
MỌI LÚC, MỌI NƠI
ANYTIME, ANYWHERE
Hãy kết hợp tất cả những gì bạn gặp với thiền tập.
Join whatever you meet with meditation.
Jamgon Kongtrul
Giác tỉnh đại đạo (The Great Path of Awakening)
Ken McLeod dịch sang Anh ngữ
- JAMGON KONGTRUL, The Great Path of Awakening, translated by Ken McLeod
Với những suy nghĩ như trên, hãy xem xét một vài phương cách giúp bạn thiền tập trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí vận dụng những gì thông thường có vẻ như xáo động thành những trợ duyên cho việc an trụ tâm. Trong các bản văn xưa gọi đó là: “sống bình thường là đạo”.
With this in mind, let’s take a look at some of the ways you can practice during daily life, and even use what might ordinarily seem to be distractions as supports for resting your mind. The old texts call this “taking your life as the path.”
Chỉ đơn giản bước đi trên đường phố cũng có thể là một cơ hội tuyệt vời để phát triển chánh niệm. Đã bao lần bạn thấy mình bắt đầu một việc gì đó, như hướng đến tiệm thực phẩm hoặc đi bộ đến nhà hàng dùng cơm trưa, và rồi thấy mình đến nơi mà không biết mình đã đi đến như thế nào? Đó là một thí dụ điển hình của việc thả lỏng cho “con khỉ điên” chạy lung tung, bày đặt đủ trò xáo trộn, không những không cho bạn thể nghiệm sự trọn vẹn của giây phút hiện tại, mà còn cướp đi của bạn cơ hội chú tâm và thực tập chánh niệm. Cơ hội tu tập ở đây là hãy quyết định tỉnh giác hướng sự chú tâm của mình đến sự vật chung quanh. Hãy nhìn tòa nhà mà bạn đi ngang, nhìn những người khác đi trên lề, dòng xe cộ trên đường và hàng cây dọc con đường bạn đi. Khi bạn chú tâm vào những gì bạn nhìn thấy, con khỉ điên sẽ thuần lại. Tâm bạn trở nên bớt xáo động, và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy an tĩnh.
Simply walking down the street can be a great opportunity to develop mindfulness. How often do you find yourself setting out on a particular task, like heading out to the grocery store or walking to a restaurant for lunch, and find yourself at your destination without even realizing how you got there? This is a classic example of allowing the crazy monkey to run riot, spinning out all sorts of distractions that not only keep you from experiencing the fullness of the present moment, but also rob you of the chance to focus and train your awareness. The opportunity here is to decide consciously to bring your attention to your surroundings. Look at the buildings you pass, at other people on the sidewalk, at the traffic in the streets, at the trees that may be planted along your route. When you pay attention to what you see, the crazy monkey settles down. Your mind becomes less agitated, and you begin to develop a sense of calmness.
Bạn cũng có thể chú tâm đến cảm thọ của thân thể khi đang đi, đến cảm giác của đôi chân đang bước, của bàn chân chạm mặt đất, của nhịp thở và nhịp tim đập. Phương thức này cũng hiệu quả ngay cả khi bạn đang vội, và thực sự là một phương pháp tuyệt vời để đối trị với sự nôn nao nóng nảy thường đi kèm với sự hối hả gấp gáp. Bạn có thể bước nhanh mà vẫn chú ý đến cảm giác của thân thể hoặc đến những con người, nơi chốn hay sự vật trên đường bạn đi qua. Chỉ cần tự nghĩ rằng: “Bây giờ tôi đang đi trên đường… bây giờ tôi thấy một tòa nhà… một người mặc áo thun và quần jeans… Bây giờ bàn chân trái tôi đang chạm đất… Bây giờ bàn chân phải tôi đang chạm đất…”
You can also bring your attention to the physical sensation of walking, to the feeling of your legs moving, your feet touching the ground, the rhythm of your breathing or your heartbeat. This works even if you’re in a rush, and is actually a great method of combating the anxiety that generally accompanies trying to get somewhere in a hurry. You can still walk quickly while bringing your attention to either your physical sensations or the people, places, or things you pass along your way. Just allow yourself to think, Now I’m walking down the street... Now I’m seeing a building... Now I’m seeing a person in a T-shirt and jeans... Now my left foot is touching the ground... Now my right foot is touching the ground...
Khi bạn hướng sự tỉnh giác nhận biết vào mọi hoạt động của mình, những xáo động và âu lo sẽ giảm dần và tâm bạn trở nên an bình, thư giãn hơn. Và khi bạn thực sự đến nơi rồi, bạn sẽ ở trong một tâm trạng thư thái, cởi mở hơn để giải quyết phần tiếp theo của những việc phải làm.
When you bring conscious awareness to your activity, distractions and anxieties will gradually fade and your mind will become more peaceful and relaxed. And when you do arrive at your destination, you’ll be in a much more comfortable and open position to deal with the next stage of your journey.
Bạn cũng có thể thực tập giống như thế trong lúc lái xe, hay trong những công việc hằng ngày lúc ở nhà hay trong công sở, đơn giản chỉ bằng cách hướng sự chú ý đến những đối tượng trong tầm mắt, hoặc dùng âm thanh để quán chiếu. Ngay cả những việc đơn giản như nấu bếp hay ăn cơm cũng là những cơ hội để tu tập. Khi đang thái rau chẳng hạn, bạn có thể hướng sự chú tâm đến hình dạng hay màu sắc của mỗi đoạn rau được thái ra, hay đến tiếng nước sôi trong nồi canh. Khi ăn, hãy để ý đến hương vị của thức ăn. Để thay đổi, bạn cũng có thể thực tập thiền không đối tượng trong bất kỳ tình huống nào, và để cho tâm thức buông thư một cách đơn giản và rộng mở khi làm bất cứ việc gì, không tham cầu mà cũng không khó chịu.
You can bring the same sort of attention to driving or to day-to-day experiences in your home or your workplace, simply by bringing your attention to various objects in your visual field, or using sounds as supports. Even simple tasks like cooking and eating provide opportunities for practice. While chopping vegetables, for example, you can bring your attention to the shape or color of each piece as you chop it, or to the sounds of soup or sauce bubbling. While eating, bring your attention to the smells and tastes you experience. Alternatively, you can practice objectless meditation in any of these situations, allowing your mind to rest simply and openly as you go about any activity, without attachment or aversion.
Thậm chí trong giấc ngủ hay giấc mơ bạn cũng có thể thực hành thiền được. Khi bắt đầu ngủ, bạn có thể hoặc an trụ tâm trong trạng thái thiền không đối tượng, hoặc nhẹ nhàng chú ý đến cảm giác buồn ngủ. Bạn cũng có thể biến giấc mơ thành kinh nghiệm thiền quán bằng cách thầm lặp đi lặp lại lúc sắp ngủ: “Tôi sẽ nhận biết những giấc mơ của tôi... Tôi sẽ nhận biết những giấc mơ của tôi... Tôi sẽ nhận biết những giấc mơ của tôi...”
You can even meditate while sleeping or dreaming. As you fall asleep, you can either rest your mind in objectless meditation or gently rest your attention on the feeling of sleepiness. Alternatively, you can create an opportunity to turn your dreams into meditation experiences by reciting silently to yourself several times as you fall asleep, I will recognize my dreams, I will recognize my dreams, I will recognize my dreams.
KẾT LUẬN
IN CONCLUSION
Khi bạn bắt đầu cảm thấy hoàn toàn cô độc, đó là khi bạn bắt đầu tự cứu được mình, tự tạo ra sự an vui tự tại.
When you begin to feel completely desolate, you begin to help yourself, you make yourself at home.
Chogyam Trungpa
Trò chơi huyễn tưởng (Illusion’s Game)
- CHOGYAM TRUNGPA, Illusion’s Game
Thiền tập không phải là một sự tu tập có cùng khuôn thước thích hợp cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân biểu hiện một sự kết hợp độc đáo về tính khí, nền tảng giáo dưỡng và khả năng. Đức Phật đã nhận biết điều này nên truyền dạy rất nhiều phương pháp khác nhau để giúp chúng sinh thuộc mọi tầng lớp và trong mọi hoàn cảnh đều có thể nhận biết bản thể của tâm thức mình và sự giải thoát chân thật lìa khỏi ba độc: tham, sân, si. Một số trong những phương pháp này có thể có vẻ như rất đời thường, nhưng thật ra chúng biểu thị tinh túy của sự tu tập Phật pháp.
Meditation isn’t a one-size-fits-all practice. Every individual represents a unique combination of temperament, background, and abilities. Recognizing this, the Buddha taught a variety of methods to help people in all walks of life and in any situation recognize the nature of their minds and true freedom from the mental poisons of ignorance, attachment, and aversion. Mundane as some of these methods may appear, they actually represent the heart of Buddhist practice.
Cốt lõi giáo pháp của đức Phật là, trong khi sự tu tập hành trì theo thời khóa có thể giúp chúng ta phát triển sự trực nghiệm về tánh Không, trí tuệ và từ bi, nhưng những kinh nghiệm như thế lại chẳng có ý nghĩa gì nếu như ta không thể vận dụng chúng vào mọi khía cạnh của cuộc sống hằng ngày. Bởi vì chính trong khi đối diện với những thách thức của cuộc sống hằng ngày mà ta mới có thể thực sự đo lường được mức phát triển sự trầm tĩnh, tuệ giác và tâm từ bi của mình.
The essence of the Buddha’s teachings was that while formal practice can help us to develop direct experience of emptiness, wisdom, and compassion, such experiences are meaningless unless we can bring them to bear on every aspect of our daily lives. For it’s in facing the challenges of daily life that we can really measure our development of calmness, insight, and compassion.
Tuy vậy, đức Phật khuyến khích chúng ta hãy tự mình thử nghiệm các giáo pháp. Trong một quyển kinh, Ngài đã thúc giục các đệ tử hãy thử nghiệm những giáo pháp của Ngài qua việc hạ thủ công phu thay vì chấp nhận chỉ hoàn toàn qua những giá trị bề ngoài:
Even so, the Buddha invited us to try the practices for ourselves. In one of the sutras, he urged his students to test his teachings through practice, rather than accepting them simply at face value:
“Như người ta phải nung, cắt và mài đập để thử vàng,
Cũng thế, một tỳ-kheo có trí tuệ sẽ khảo sát giáo pháp của ta.
Hãy khảo sát kỹ càng giáo pháp của ta,
Đừng chấp nhận chỉ bằng vào lòng tin.”
As you would burn, cut, and rub gold,
Likewise, the wise monk examines my teachings.
Examine my teachings well,
But don’t take them on faith.
Cũng trên tinh thần đó, tôi đề nghị quý vị hãy tự mình thử nghiệm giáo pháp xem có hiệu quả đối với mình hay không. Một vài pháp tu có thể là hữu ích với quý vị, nhưng một số khác có thể không hiệu quả. Một số trong quý vị có thể sẽ tức thời cảm thấy thích thú đối với một hay một vài phương thức, trong khi những phương thức khác đòi hỏi phải hành trì nhiều hơn một chút. Thậm chí một số người trong quý vị có thể thấy rằng việc thực hành thiền quán không đem lại chút lợi ích nào cho mình cả. Điều này cũng không sao cả. Điều quan trọng nhất là phải tìm thấy và hành trì theo một pháp tu nào có thể làm sinh khởi một cảm giác an tịnh, trong sáng, tự tin và an bình. Nếu làm được như thế, bạn sẽ làm lợi ích không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả mọi người quanh bạn nữa. Và đó cũng là mục đích của tất cả những thực hành khoa học cũng như tâm linh, phải không? Đó là tạo ra một thế giới an toàn hơn, hài hòa hơn, một thế giới tốt đẹp, không những cho chính mình mà còn cho những thế hệ mai sau.
In the same spirit, I ask you to try the teachings for yourselves to see if they work for you. Some of the practices may help you; some may not. Some of you may find a certain affinity with one or more techniques right away, while other methods require a bit more practice. Some of you may even find that meditation practice does not benefit you at all. That’s okay, too. The most important thing is to find and work with a practice that produces a sense of calmness, clarity, confidence, and peace. If you can do that, you will benefit not only yourselves, but also everyone around you; and that is the goal of every scientific or spiritual practice, isn’t it? To create a safer, more harmonious, and gentle world, not only for ourselves, but for generations to come.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Các tông phái đạo Phật


Kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.1.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...