Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 17. Sinh vật học của hạnh phúc »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 17. Sinh vật học của hạnh phúc

Donate

(Lượt xem: 12.510)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

17. Sinh vật học của hạnh phúc

17. The biology of happiness





Hãy tin sâu nhân quả từ tận đáy lòng.
Arouse confidence in the principle of cause and effect from the depths of your heart.
Ngài Patrul Rinpoche
Lời vàng của Thầy tôi (The Words of My Perfect Teacher)
Nhóm phiên dịch Padmakara dịch sang Anh ngữ
- PATRUL RINPOCHE, The Words of My Perfect Teacher, translated by the Padmakara Translation Group
Một thử nghiệm khoa học thực sự thành công đem lại bao nhiêu câu trả lời thì cũng sẽ khơi dậy bấy nhiêu nghi vấn. Và một trong những nghi vấn lớn được đặt ra trong cuộc khảo sát các vị thiền sư lão luyện là: Liệu khả năng điều khiển tâm thức của các ngài có phải là hệ quả của những yếu tố như cấu trúc di truyền tương đồng, có cùng một nền tảng văn hóa và môi trường; hay do những phương pháp tu tập giống nhau? Nói cách khác, liệu một người bình thường, không tu tập từ thơ ấu trong môi trường đặc biệt như một tu viện Phật giáo Tây Tạng, có thể đạt được lợi ích từ việc tu tập bất kỳ pháp môn thiền nào đó của Phật giáo hay không?
A really good scientific experiment produces as many questions as it does answers. And one of the big questions generated by the study of trained meditators has been whether their ability to direct their minds results from factors like similar genetic makeup, shared cultural and environmental backgrounds, or similarities in the way they were trained. In other words, can ordinary people, who weren’t taught from childhood in the specialized environment of a Tibetan Buddhist monastery, benefit from practicing any of the techniques of Buddhist meditation?
Vì những nghiên cứu lâm sàng mà đối tượng là những thiền sư Phật giáo còn rất mới mẻ, có lẽ phải còn lâu lắm ta mới có thể trả lời những câu hỏi này một cách xác quyết. Tuy nhiên, ta có thể nói rằng đức Phật đã giáo hóa cho hàng trăm, có lẽ đến hàng ngàn người bình thường - những nông dân, người chăn bò, vua chúa, thương nhân, lính tráng, người ăn mày và cả những tội phạm - biết cách điều khiển tâm thức họ, nhằm tạo ra những thay đổi vi tế trong chức năng sinh lý, nhờ thế họ có thể siêu việt điều kiện sinh vật học và môi trường để đạt đến một trạng thái hạnh phúc lâu dài. Nếu những điều Ngài dạy không hiệu quả thì sẽ không ai biết đến tên Ngài, sẽ không có truyền thống nào mang tên là Phật giáo và bạn cũng sẽ không cầm quyển sách này trên tay.
Because the clinical research involving Buddhist meditation masters is still in its infancy, it may be a long time before we can answer such questions with real assurance. It can be said, however, that the Buddha taught hundreds, probably thousands, of ordinary people - farmers, shepherds, kings, businessmen, soldiers, beggars, and even common criminals - how to direct their minds in ways that would create the kinds of subtle changes in their physiology that would allow them to override their biological and environmental conditioning and achieve a lasting state of happiness. If what he’d taught hadn’t been effective, no one would know his name, there would be no tradition known as Buddhism, and you wouldn’t be holding this book in your hands.
THỪA NHẬN TIỀM NĂNG CỦA MÌNH
ACCEPTING YOUR POTENTIAL
Những gì là nhân duyên trói buộc thì đó cũng chính là con đường giải thoát của ta.
Whatever is the cause that hinds is the path that liberates.
Ngài Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải (Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Bạn không cần phải là một người đặc biệt dễ thương từ trước mới có thể bắt đầu “việc nội bộ” là sống hạnh phúc. Một trong những vị đạo sư Phật giáo Tây Tạng vĩ đại nhất qua mọi thời đại từng là một kẻ sát nhân. Hiện nay người ta tôn ngài lên bậc thánh, và tranh ảnh luôn luôn vẽ ngài với một bàn tay khum lại phía sau vành tai để lắng nghe những lời nguyện cầu của người đời.
You don’t need to have been a particularly nice person to be able to start the “inside job” of being happy. One of the greatest Tibetan Buddhist masters of all time was a murderer. Now he’s considered a saint, and paintings of him always show him with a hand cupped to his ear, listening to the prayers of ordinary people.
Tên ngài là Milarepa. Ngài là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có và sinh vào khoảng thế kỷ 10. Khi cha ngài đột ngột qua đời, ông bác ngài chiếm đoạt hết gia tài và bắt mẹ con ngài phải sống cảnh bần hàn, một sự thay đổi mà cả hai mẹ con đều không cam tâm. Không một người nào trong họ hàng lên tiếng bênh vực hai mẹ con. Vào thời ấy, số phận mẹ góa con côi là phải chấp nhận quyết định của những người đàn ông trong gia đình, thế thôi.
His name was Milarepa. The only child of a wealthy couple, he was born sometime in the tenth century C.E. When his father died unexpectedly, his uncle took control of the family’s wealth and forced Milarepa and his mother to live in poverty, a change in circumstance that wasn’t accepted very enthusiastically by either of them. None of their other relatives spoke up for them; it was simply the fate of widows and children of that time to accept the decisions made by the men of the family.
Chuyện xảy ra sau đó là, khi Milarepa lớn lên, mẹ ngài gửi ngài đến một thầy phù thủy để học một phép trù ếm nào đó nhằm trả thù những người họ hàng. Khích động bởi lòng căm hờn và ý muốn làm vui lòng mẹ, ngài Milarepa trở nên tinh thông tà thuật, và trong ngày đám cưới của người anh họ, ngài đã dùng một phép trù ếm làm sập nhà người bác, giết chết một lúc 35 người trong dòng họ của mình.
As the story goes, when Milarepa came of age, his mother sent him to study with a sorcerer, so that he could learn some dark spell to take revenge on his relatives. Fueled both by his anger and by a desire to please his mother, Milarepa mastered the art of dark magic, and on the day of his cousin’s wedding he cast a spell that caused his uncle’s house to collapse, killing thirty-five of his family members in one blow.
Có thể vẫn còn phải tranh cãi về việc liệu ngài Milarepa có thực sự dùng tà thuật hay đã dùng một cách nào khác để giết những người trong dòng tộc của mình. Nhưng sự thật là ngài đã giết những người trong họ, và sau đó bị chìm ngập trong mặc cảm tội lỗi và sự hối hận triền miên. Nếu như chỉ một lời nói dối với ai đó có thể làm bạn phải mất ngủ cả đêm, thì hãy tưởng tượng xem việc giết chết 35 người trong gia tộc mình sẽ làm cho bạn có cảm giác như thế nào.
Whether Milarepa actually used magic or some other means to kill his family can be debated. The fact remains that he killed his relatives and was afterward filled with a terrible feeling of guilt and remorse. If telling a single lie to one person can keep you awake at night, imagine how murdering thirty-five members of your own family would make you feel.
Để chuộc lại lỗi lầm, ngài Milarepa đã bỏ nhà ra đi và nguyện hiến trọn cuộc đời để chăm sóc người khác. Ngài đến miền nam Tây Tạng để tu học dưới sự hướng dẫn của ngài Marpa, người đã ba lần đi Ấn Độ để thu thập những tinh hoa Phật pháp đem về Tây Tạng. Trên nhiều bình diện, ngài Marpa là một người bình thường, một “cư sĩ” theo cách gọi trong Phật giáo, nghĩa là ngài có vợ con, làm chủ một nông trại và bận rộn với những công việc hằng ngày cũng như chuyện gia đình. Nhưng ngài cũng là một người tin sâu Phật pháp, và lòng tin này giúp ngài trở nên can đảm phi thường. Việc đi bộ từ Tây Tạng băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn để đến Ấn Độ không phải là việc dễ dàng và hầu hết những ai cố làm việc đó đều phải bỏ xác trong cuộc hành trình. Thời điểm thực hiện các chuyến đi của ngài cũng thật phi thường, vì sau chuyến đi cuối cùng của ngài không bao lâu thì Ấn Độ bị đánh bại bởi các đạo quân xâm lăng và tất cả thư viện Phật giáo cũng như các tu viện, chùa chiền đều bị hủy hoại, đồng thời hầu hết chư tăng và các bậc thầy truyền thừa Phật pháp đều bị sát hại.
To atone for his crime, Milarepa left his home to devote his life to the welfare of others. He traveled to southern Tibet to study under a man named Marpa, who’d made three separate trips to India to collect the essence of the Buddha’s teachings in order to bring it back to Tibet. In most respects, Marpa was an ordinary person - a “house-holder” in Buddhist terms, which meant that he had a wife and children, owned a farm, and was occupied by the daily concerns of running his business and coping with his family. But he was also devoted to the Dharma, and his devotion gave him great courage. Walking across the Himalayas from Tibet to India isn’t an easy task, and most people who try it die in the attempt. His timing was extraordinary, though, because not long after his final journey, India was conquered by invaders and all the Buddhist libraries and monasteries were destroyed, while most of the monks and teachers who’d perpetuated the Buddha’s training were killed.
Ngài Marpa đã trao truyền tất cả những hiểu biết mà ngài đem từ Ấn Độ về cho người con trai trưởng là Dharma Dode. Nhưng Dharma Dode đã ngã ngựa mà chết, và ngay lúc còn đang thương tiếc đứa con mới mất, ngài đã lo tìm một người kế thừa để truyền lại những giáo pháp mà ngài đã nhận được từ Ấn Độ. Vừa nhìn qua ngài Milarepa khi mới gặp, ngài đã thấy ngay ở vị này những phẩm chất cần thiết không những để thông hiểu mọi chi tiết của Phật pháp, mà còn để nắm được những tinh yếu của giáo pháp này và truyền lại cho thế hệ sau. Tại sao? Vì cõi lòng ngài Milarepa đã tan nát bởi chính những gì ngài đã làm, và nỗi ân hận của ngài quá lớn đến nỗi ngài sẵn sàng làm bất cứ việc gì để chuộc tội.
Marpa had passed all the knowledge he’d brought back from India to his eldest son, Dharma Dode. But Dharma Dode was killed in a riding accident, and even as he was recovering from his loss, Marpa sought an heir to the teachings he’d received in India. He took one look at Milarepa and saw in him a man who had what it took not only to master the details of the teachings, but also to grasp the very essence of them and pass it on to the next generation. Why? Because Milarepa’s heart was completely broken over what he’d done, and the depth of his remorse was so great that he was willing to go to any lengths to make amends.
Chỉ qua kinh nghiệm thôi mà ngài Milarepa đã nhận biết một trong những giáo pháp cơ bản nhất của đức Phật: Tất cả những gì bạn suy nghĩ, nói ra hay thực hiện đều sẽ phản ánh trong bạn như là kinh nghiệm của chính bạn. Nếu bạn gây đau khổ cho ai đó, bạn cũng sẽ đau khổ gấp 10 lần tệ hại hơn. Nếu bạn giúp đem lại hạnh phúc và an lạc cho người khác, bạn cũng sẽ được hạnh phúc hơn gấp 10 lần. Nếu chính tâm bạn an bình, những người quanh bạn cũng sẽ cảm thấy một sự an bình tương tự.
Through experience alone Milarepa had come to recognize one of the most basic of the Buddha’s teachings: Everything you think, everything you say, and everything you do is reflected back to you as your own experience. If you cause someone pain, you experience pain ten times worse. If you promote others’ happiness and well-being, you experience the same happiness ten times over. If your own mind is calm, then the people around you will experience a similar degree of calmness.
Nhân loại đã hiểu biết được điều này từ lâu, và nó được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ngay cả nguyên lý bất định nổi tiếng của Heisenberg cũng thừa nhận là có một tương quan mật thiết giữa kinh nghiệm nội tâm và những biểu hiện của cơ thể. Nhưng sự phát triển thực sự thú vị của thời đại chúng ta là các các kỹ thuật hiện đại đã bắt đầu cho phép các nhà nghiên cứu có thể chứng minh sự hiện hành của nguyên lý ấy. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã bắt đầu cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh rằng việc học biết cách làm an định tâm thức và phát triển một khuynh hướng từ mẫn sẽ đem lại cho chính mình niềm vui ở những mức độ cao hơn, cũng như có thể thực sự chuyển hóa cấu trúc và chức năng của não bộ theo hướng đảm bảo duy trì hạnh phúc được dài lâu.
This understanding has been around for a long time, and has been expressed in different ways by different cultures. Even Heisenberg’s famous uncertainty principle acknowledges an intimate connection between inner experience and physical manifestation. The really exciting development for our time is that modern technology has begun to enable researchers to demonstrate the principle in action. Today’s researchers are starting to provide objective evidence that learning to calm the mind and developing a more compassionate attitude produces higher levels of personal pleasure, and can actually change the structure and function of the brain in ways that ensure that happiness remains constant over time.
Để kiểm tra hiệu quả của việc thực hành thiền quán Phật giáo ở những người bình thường, Richard Davidson và các đồng nghiệp của ông đã thiết kế một cuộc nghiên cứu với sự tham gia của các nhân viên một công ty ở miền Trung Tây (Midwestern). Mục đích của ông là xác định xem những kỹ năng thiền tập có thể giúp hóa giải những ảnh hưởng về mặt tinh thần và thể chất của sự căng thẳng trong công việc hay không. Ông mời các nhân viên của công ty đăng ký tham dự một khóa thiền tập, và sau khi thực hành những kiểm tra sơ bộ như thử máu và đo điện não đồ (EEG), ông phân chia ngẫu nhiên những người tham gia thành 2 nhóm: một nhóm sẽ được thực hành thiền tập ngay, và một nhóm đối chứng sẽ được thực hành thiền tập sau khi các ảnh hưởng trên nhóm thứ nhất được khảo sát cặn kẽ.
In order to test the effects of Buddhist meditation practice on ordinary individuals, Richard Davidson and his colleagues designed a study involving employees at a Midwestern corporation.’ His goal was to determine whether the techniques could help offset the psychological and physical effects of workplace stress. He invited employees at the corporation to sign up for a course in meditation, and after performing some initial blood work and EEG tests, randomly divided the participants into two groups: one that would immediately be trained and a control group that would receive the training after the effects on the first group had been thoroughly studied.
Khóa dạy thiền kéo dài mười tuần, do Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn đảm nhận. Ông là Giáo sư y khoa ở Đại học Massachussets và là người sáng lập Stress Reduction Clinic (Dưỡng đường Giảm căng thẳng) ở Memorial Medical Center (Trung tâm Y khoa Memorial) thuộc Đại học Massachussets.
The training in meditation was given over a period of ten weeks by Dr. Jon Kabat-Zinn, professor of medicine at the University of Massachusetts and founder of the Stress Reduction Clinic at the University of Massachusetts Memorial Medical Center.
Giáo sư Davidson và cộng sự tiếp tục theo dõi các đối tượng nghiên cứu qua nhiều tháng sau khi họ đã hoàn tất khóa học thiền, và phát hiện rằng trong vòng 3 hay 4 tháng sau khóa học, các điện não đồ EEG bắt đầu cho thấy một sự tăng dần đáng kể các hoạt động điện não trong vùng thùy trước trán bên trái, là vùng não liên quan đến những cảm xúc tốt đẹp. Cũng trong giai đoạn ba hay bốn tháng ấy, tự thân các đối tượng của cuộc nghiên cứu cũng bắt đầu báo cáo kinh nghiệm của mình: giảm bớt căng thẳng, được an tĩnh hơn và một cảm giác sảng khoái phổ quát hơn.
Continuing to evaluate the subjects of the study for several months after they’d completed their meditation training, Davidson and his team found that within three or four months after the training ended, EEG tests began to show a gradual and significant increase in electrical activity in the left prefrontal lobe area, the region of the brain associated with positive emotions. During the same three- or four-month period, the subjects of the study themselves began reporting experiences of reduced stress, greater calmness, and a more general sense of well-being.
Nhưng có một kết quả thậm chí còn thú vị hơn nữa sắp được phát hiện.
But an even more interesting result was about to be discovered.
TÂM VUI, THÂN KHOẺ
HAPPY MIND, HEALTHY BODY
Những phẩm chất đặc biệt của thân, khẩu và ý cho chúng ta năng lực độc đáo để thành tựu thiện nghiệp.
A human being’s exceptional physical, verbal, and mental endowment provides the unique ability to pursue a constructive course of action.
Jamgon Kongtrul
Liễu nghĩa cự (The Torch of Certainty)
Judith Hanson dịch sang Anh ngữ
- JAMGON KONGTRUL, The Torch of Certainty, translated by Judith Hanson
Giữa Phật giáo và các nhà khoa học hiện đại rất hiếm có bất đồng về tác động của trạng thái tâm thức đối với cơ thể. Lấy một thí dụ thông thường, nếu bạn cãi cọ với ai đó trong ngày hay nhận một thư báo sẽ bị cắt điện vì chưa thanh toán hóa đơn tiền điện, chắc hẳn đêm đó bạn sẽ không thể nào ngủ ngon giấc. Hoặc khi bạn sắp phải thuyết trình về công việc hay báo cáo với sếp về một bất ổn trong công việc bạn phụ trách, có thể là bạn sẽ căng thẳng cơ bắp, cảm thấy cồn cào trong ruột hoặc bỗng nhiên đau đầu như búa bổ.
There’s been very little disagreement between Buddhists and modern scientists that a person’s state of mind has some effect on the body. To use an everyday example, if you’ve had a fight with someone during the day or received a notice in the mail that your electricity is about to be shut off because you haven’t paid your bill, chances are you won’t be able to sleep well when you go to bed. Or if you’re about to make a business presentation or talk to your boss about a problem you’re having, your muscles might tense up, you might feel sick to your stomach, or you might suddenly develop a pounding headache.
Cho tới gần đây, không có nhiều bằng chứng khoa học xác nhận mối liên quan giữa trạng thái tâm thức và thể trạng của một người. Cuộc nghiên cứu của Richard Davidson với các nhân viên công ty ở miền Trung Tây (Midwestern) đã được thiết kế cẩn thận sao cho khóa thiền tập kết thúc vào cùng thời điểm với chương trình tiêm chủng ngừa bệnh cảm cúm hằng năm mà công ty ấy tổ chức cho nhân viên. Sau khi thử máu lại những đối tượng đã tham gia vào cuộc nghiên cứu, Richard Davidson đã thấy rằng những người được dự khóa tập thiền có một mức độ miễn dịch đối với bệnh cảm cúm cao hơn những người khác. Nói cách khác, những người đã cho thấy có một sự thay đổi đo lường được trong hoạt động của thùy trước trán bên trái thì cũng bộc lộ một khả năng miễn dịch cao hơn.
Until recently, there wasn’t a lot of scientific evidence to support the connection between a person’s state of mind and his or her physical experience. Richard Davidson’s study of corporate employees had been carefully designed so that the end of the meditation training would coincide with the annual flu shots provided by their company. After resampling the blood work of the subjects involved in the study, he found that the people who’d received meditation training showed a significantly higher level of influenza antibodies than those who hadn’t been trained. In other words, people who’d demonstrated a measurable shift in left prefrontal lobe activity also showed an enhancement in their immune systems.
Những kết quả thuộc loại này là một tiến bộ vĩ đại của khoa học hiện đại. Nhiều nhà khoa học nói với tôi là từ lâu họ đã ngờ rằng có một mối tương quan giữa thân và tâm. Nhưng trước khi có cuộc nghiên cứu này thì mối tương quan ấy chưa bao giờ được chứng minh rõ rệt đến thế.
Results of this kind represent a huge advance in modern science. Many of the scientists I’ve talked to have long suspected that there is a connection between the mind and the body. But prior to this study, evidence of the connection had not yet been so clearly indicated.
Trong quá trình lịch sử dài lâu và đáng chú ý của mình, khoa học gần như chỉ chú tâm đến những vận hành sai lệch của thân và tâm hơn là để ý đến những phát triển tốt đẹp, có lợi. Nhưng gần đây khuynh hướng đó đã bắt đầu có phần thay đổi, và đến nay thì dường như nhiều người trong giới khoa học hiện đại đã có được cơ hội để khảo sát kỹ càng hơn về cấu trúc thân thể cũng như chức năng sinh lý của những người mạnh khoẻ và hạnh phúc.
During its long and remarkable history, science has focused almost exclusively on looking at what goes wrong with the mind and body rather than at what goes right. But there’s been a slight shift in the wind recently, and now it appears that many people in the modern scientific community are being offered the chance to look more closely at the anatomy and physiology of happy, healthy human beings.
Trong nhiều năm qua, một số đề án nghiên cứu đã chứng minh được những liên hệ rất mật thiết giữa các trạng thái tinh thần tích cực với sự giảm thiểu nguy cơ hay cường độ của nhiều chứng bệnh nơi thân thể. Chẳng hạn như, Tiến sĩ Laura D. Kubzansky, Phó Giáo sư thuộc Khoa Xã hội - Phát triển nhân loại và Sức khoẻ ở Trường Sức khoẻ cộng đồng Harvard, đã khởi xướng một cuộc nghiên cứu gồm việc theo dõi bệnh sử của khoảng 1.300 người trong thời gian 10 năm. Đối tượng chính yếu của cuộc nghiên cứu này là những cựu quân nhân vốn được hưởng một chế độ chăm sóc y tế mà ít người có được, do đó mà bệnh sử của họ khá đầy đủ và dễ theo dõi trong một thời gian dài đến thế. Bởi vì “hạnh phúc” và “không hạnh phúc” là những từ ngữ [có hàm nghĩa] quá rộng, nên vì mục đích nghiên cứu mà bác sĩ Kubzansky đã [giới hạn] tập trung vào các biểu hiện cụ thể của những cảm xúc ấy, đó là sự lạc quan và bi quan. Những tính cách này được xác định qua một cuộc kiểm tra cá tính theo tiêu chuẩn hóa, trong đó người lạc quan được cho là người có niềm tin rằng tương lai sẽ được vừa ý vì ta có thể tác động ít nhiều lên kết quả của các sự kiện quan trọng; còn người bi quan là những người tin rằng bất kỳ khó khăn nào mà ta đang gánh chịu đều không thể tránh được, vì ta không thể kiểm soát được số mệnh của mình.
Within the past several years, a number of projects have demonstrated very strong links between positive mental states and a reduction in the risk or intensity of various physical illnesses. For example, Dr. Laura D. Kubzansky, Assistant Professor, Department of Society, Human Development, and Health at the Harvard School of Public Health, initiated a study that followed the medical histories of about 1,300 men over a period of ten years. The subjects of the study were primarily military veterans, who had access to a level of medical care that many people don’t enjoy, so their medical histories were fairly complete and easy to track over such a long period. Because “happiness” and “unhappiness” are somewhat broad terms, for the purposes of the study Dr. Kubzansky focused on specific manifestations of these emotions: namely, optimism and pessimism. These characteristics are defined by a standardized personality test that equates optimism with the belief that your future will be satisfying because you can exercise some control over the outcome of important events, and pessimism with the belief that whatever problems you’re experiencing are unavoidable because you have no control over your destiny.
Kết thúc cuộc nghiên cứu, bác sĩ Kubzansky nhận ra rằng, sau khi điều chỉnh lại các số liệu thống kê tùy theo các yếu tố như tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội và kinh tế, có tập thể dục, có uống rượu hoặc có hút thuốc lá hay không, thì tỷ lệ mắc phải một số bệnh tim mạch ở nhóm người được xác định là lạc quan thấp hơn gần 50% so với ở các đối tượng được xem là bi quan. Tiến sĩ Kubzansky nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Tôi là người lạc quan, nhưng tôi đã không mong đợi những kết quả [tốt đẹp đến] như thế.”
At the end of the study, Dr. Kubzansky found that after statistically adjusting for factors including age, gender, socioeconomic status, exercise, alcohol intake, and smoking, the incidence of some forms of heart disease among subjects identified as optimists was nearly 50 percent less than that of subjects identified as pessimists. “I’m an optimist,” Dr. Kubzansky said in a recent interview, “but I didn’t expect results like this.”
Một cuộc nghiên cứu khác đứng đầu là Tiến sĩ Laura Smart Richman, Phó Giáo sư nghiên cứu Tâm lý học ở Đại học Duke, theo dõi những tác động đến thể trạng của hai cảm xúc tích cực khác đi kèm với trạng thái hạnh phúc, đó là sự hy vọng và tính hiếu kỳ. Gần 1.050 bệnh nhân ở một bệnh viện đa khoa đã đồng ý tham gia bằng cách trả lời một bảng câu hỏi về trạng thái cảm xúc của họ, phản ứng của thân thể và những thông tin khác như là thu nhập và trình độ học vấn.
Another research study, led by Dr. Laura Smart Richman, Assistant Research Professor of Psychology, Duke University, looked at the physical effects of two other positive emotions associated with happiness: hopefulness and curiosity. Nearly 1,050 patients of a multi-practice clinic agreed to participate by responding to a questionnaire about their emotional states, physical behaviors, and other information such as income and educational level.
Tiến sĩ Richman và cộng sự của bà đã theo dõi hồ sơ y tế của những bệnh nhân này trong hai năm. Một lần nữa, sau khi điều chỉnh các số liệu thống kê tùy theo các yếu tố có góp phần [trong cuộc nghiên cứu] như đã trình bày ở trên, Tiến sĩ Richman nhận thấy rằng những mức độ cao hơn của sự hy vọng và hiếu kỳ luôn đi kèm với một tỷ lệ thấp hơn về nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Với sự thận trọng vẫn thường thấy trong ngôn từ khoa học, nhằm giảm thấp [nguy cơ bị biến thành] những tuyên bố giật gân, cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Richman đã đưa ra kết luận rằng những kết quả nghiên cứu cho thấy “những cảm xúc tích cực có thể có một tác dụng phòng ngừa sự phát triển của bệnh tật”.
Dr. Richman and her team tracked the medical records of these patients over the course of two years. Again, after statistically adjusting for the contributing factors mentioned above, Dr. Richman found that higher levels of hope and curiosity were associated with a lower likelihood of either having or developing diabetes, high blood pressure, and respiratory tract infections. In the typically careful scientific language aimed at downplaying sensational claims, Dr. Richman’s study concluded that the results suggested that “positive emotion may play a protective role in the development of disease.”
SINH VẬT HỌC CỦA SỰ HỶ LẠC
THE BIOLOGY OF BLISS
Sở y là thân người vô thượng và quý báu.
The support is the supreme, precious human body.
Ngài Gampopa
Giải thoát trang nghiêm bảo man (The Jewel Ornament of Liberation)
Khenpo Konchg Gyaltsen Rinpoche dịch sang Anh ngữ
- GAMPOPA, The Jewel Ornament of Liberation, translated by Khenpo Konchog Gyaltsen Rinpoche
Điều buồn cười của tâm thức là nếu bạn đặt một câu hỏi rồi lặng lẽ lắng nghe, thường thì câu trả lời sẽ xuất hiện. Vì thế, tôi tin chắc rằng sự phát triển kỹ thuật có khả năng khảo sát tác động của tâm thức đối với thân thể là có liên quan đến sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các nhà khoa học hiện đại vào việc nghiên cứu mối quan hệ thân-tâm. Cho đến nay, các nhà khoa học đã đặt ra những câu hỏi khá thận trọng ở mức độ hợp lý, và đã nhận được những câu trả lời phấn khích nhưng chưa hoàn toàn xác định. Vì công cuộc nghiên cứu khoa học về hạnh phúc và những tính chất của nó hãy còn khá non trẻ, chúng ta buộc phải chấp nhận có phần nào nào đó chưa xác quyết. Chúng ta phải dành thời gian để công cuộc nghiên cứu này vượt qua những bất ổn của giai đoạn phát triển ban đầu.
The funny thing about the mind is that if you ask a question and then listen quietly, the answer usually appears. So I don’t doubt that the development of the technology capable of examining the mind’s effect on the body has something to do with modern scientists’ growing interest in studying the mind-body relationship. So far, the questions asked by scientists have been quite reasonably cautious, and the answers they’ve received have been provocative but not overwhelmingly conclusive. Because the scientific study of happiness and its attributes is still relatively young, we have to allow for some uncertainty. We have to give it the time to go through its growing pains.
Trong khi đó, các nhà khoa học đã bắt đầu thiết lập được những mối liên kết có thể giúp đưa ra những giải thích khách quan về tính hiệu quả của sự tu tập theo Phật giáo. Thí dụ, những kết quả thử máu mà Richard Davidson đã thực hiện trên những đối tượng nghiên cứu của ông cho thấy là, những người có hoạt động não ở thùy trước trán liên kết với những cảm xúc tích cực thì cũng có một tỷ lệ cortisol thấp hơn [những người khác]. Cortisol là một nội tiết tố (hormone) do tuyến thượng thận (adrenal glands) tiết ra một cách tự nhiên [khi cơ thể] phản ứng với sự căng thẳng. Vì cortisol có khuynh hướng triệt tiêu chức năng của hệ miễn dịch, nên có thể có một tương quan nào đó giữa mức độ cảm nhận sự tự tin, hạnh phúc, khả năng kiểm soát phần nào cuộc sống của mình với một hệ miễn dịch khoẻ và lành mạnh hơn. Ngược lại, một cảm giác chung chung về trạng thái khổ đau, mất khả năng tự chủ hay bị phụ thuộc vào những tình huống bên ngoài sẽ có khuynh hướng tạo ra những mức độ cortisol cao hơn, và điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến thân thể ta dễ mắc bệnh hơn.
Meanwhile, scientists have begun making connections that may be able to help provide objective explanations for the effectiveness of Buddhist training. For example, the blood samples Richard Davidson took from the subjects of his study showed that people who demonstrated the type of prefrontal lobe activity associated with positive emotion also evidenced lower levels of Cortisol, a hormone naturally produced by the adrenal glands in response to stress. Because Cortisol tends to suppress the function of the immune system, some correlation can be made between feeling more or less confident, happy, and able to exert some control over one’s life, and having a stronger, healthier immune system. By contrast, a general sense of being unhappy, out of control, or dependent on external circumstances tends to produce higher levels of Cortisol, which in turn can weaken the immune system and make us more vulnerable to all sorts of physical diseases.
LỢI ÍCH CỦA SỰ NHẬN BIẾT TÍNH KHÔNG
THE BENEFITS OF RECOGNIZING EMPTINESS
Hãy tự mình là Giáo pháp sống động. Hãy tự mình là Phật pháp sống động.
You yourself become a living teaching; you yourself become living dharma.
Ngài Chogyam Trungpa
Trò chơi huyễn ảo (Illusion’s Game)
- CHOGYAM TRUNGPA, Illusion’s Game
Bất kỳ pháp thiền nào đã được mô tả ở Phần 2 đều có thể giúp làm giảm bớt cảm giác “mất khả năng tự chủ” thông qua sự kiên trì theo dõi những tư tưởng, cảm xúc và cảm giác mà ta trải nghiệm bất kỳ lúc nào, và từ đó ta dần dần hiểu được là tự thân chúng không hề có thật. Nếu mỗi tư tưởng hay cảm giác mà bạn trải nghiệm đều tự chúng là có thật, thì bộ não của bạn hẳn sẽ bẹp dí dưới sức nặng mà chúng tích lũy.
Any of the meditation practices described in Part Two can help to alleviate the sense of being “out of control” through the patient observation of the thoughts, emotions, and sensations we experience in any given moment, from which comes a gradual recognition that they are not inherently real things. If every thought or feeling you experienced was an inherently real thing, your brain would probably be crushed by the sheer weight of their accumulation!
Một trong các đệ tử của tôi có lần nói:
- Nhờ tu tập, con đã hiểu rằng tình cảm không phải là điều có thật. Chúng sinh ra và diệt mất tùy theo trạng thái xáo trộn hay an bình của con, vào bất kỳ lúc nào. Nếu là điều có thật, hẳn chúng đã không thay đổi, bất luận con ở trong trạng thái nào.
“Through practice,” a student of mine once said, “I’ve learned that feelings are not facts. They come and go depending on my own state of restlessness or calm at any given time. If they were facts, they wouldn’t change, regardless of my own situation.”
Câu này có thể ứng dụng cho niệm tưởng, nhận thức và những cảm giác của thân thể, vì tất cả những điều này, theo Phật pháp đều là những biểu thị nhất thời cho khả năng tính vô hạn của tính Không. Chúng giống như những người đang đi qua sân bay để bay đến một thành phố khác. Nếu bạn hỏi mục đích của họ là gì, họ sẽ nói rằng họ “chỉ đi ngang qua đây thôi”.
The same can be said of thoughts, perceptions, and physical sensations, all of which are, according to Buddhist teachings, momentary expressions of the infinite possibility of emptiness. They’re like people moving through an airport on their way to a different city. If you asked them their intentions, they’d tell you that they were “just passing through.”
Vậy thì bằng cách nào mà sự nhận biết tính Không làm giảm thiểu được mức độ căng thẳng (stress), một nhân tố vốn góp phần gây bệnh cho thân thể? Trước đây chúng ta đã quan sát những cách thức mà tính Không có thể được ví với những kinh nghiệm trong giấc mộng, với thí dụ cụ thể của một chiếc xe. Chiếc xe chúng ta nhận biết trong mộng không “thật” theo ý nghĩa quy ước, là được hình thành nhờ những bộ phận vật chất khác nhau được ráp lại trong một xưởng chế tạo xe. Tuy nhiên, bao lâu mà bạn vẫn còn trong mộng thì kinh nghiệm lái xe đi đây đó dường như vẫn là rất thật. Chúng ta tận hưởng một niềm vui “thật” khi lái chiếc xe và khoe với bạn bè, hàng xóm. Chúng ta cũng trải nghiệm một sự buồn khổ cũng “thật” nếu gặp tai nạn. Nhưng chiếc xe trong mộng không thực sự tồn tại, phải không? Chỉ vì chúng ta đắm chìm trong vô minh sâu thẳm của trạng thái mộng mị nên bất kỳ trải nghiệm nào của chúng ta khi lái xe trong mộng cũng có vẻ như rất thật.
So how can recognizing emptiness reduce the levels of stress that contribute to physical disease? Earlier we looked at the ways in which emptiness might be compared to our experiences in dreams, using the specific example of a car. The car we experience in a dream isn’t “real” in the conventional sense of being made up of various material parts assembled in a factory; nevertheless, as long as our dream lasts, our dream experience of driving around in the car seems very real. We enjoy “real” pleasure in driving the car and showing it off to our friends and neighbors, and experience “real” unhappiness if we get involved in an accident. But the car in the dream doesn’t truly exist, does it? It’s only because we’re caught up in the deep ignorance of dreaming that whatever we experience while driving the car appears real.
Tuy vậy, ngay cả trong mơ thì một số quy ước nào đó cũng làm tăng thêm lòng tin vào tính chất có thực của những kinh nghiệm trong mơ. Thí dụ, khi ta mơ về một thác nước thì nói chung là nước sẽ đổ từ cao xuống thấp. Khi ta mơ thấy lửa thì ngọn lửa bốc lên hướng trên. Khi giấc mơ của chúng ta biến thành ác mộng - thí dụ như gặp tai nạn xe hơi, hay thấy mình phải nhảy từ lầu cao và đâm sầm xuống mặt đường, hay bị buộc phải bước ngang qua ngọn lửa - thì những đau đớn mà chúng ta thể nghiệm trong mơ dường như rất thật.
Yet, even in dreams, certain conventions reinforce our acceptance of the reality of dream experiences. For example, when we dream about a waterfall, in general the water falls downward. If we dream about fire, the flames reach upward. When our dreams turn into nightmares - for example, if we get involved in a car accident, find ourselves having to jump from a tall building and crash to the ground, or are compelled to walk through fire - the suffering we experience in the dream seems very real.
Vậy xin cho tôi hỏi một câu, có lẽ hơi khó trả lời hơn một chút so với những câu tôi đã hỏi trước đây: “Bạn có thể dùng phương pháp nào để thoát ra khỏi nỗi khổ đau trong giấc mơ mà không thức dậy?”
So let me ask a question that may be a little bit harder to answer than some of the others I’ve asked along the way: What method could you use to free yourself from that kind of suffering in the dream state without waking up?
Tôi đã hỏi câu này nhiều lần khi thuyết giảng trước công chúng và nhận được nhiều câu trả lời khác nhau. Một số câu trả lời rất khôi hài, như có một người đề nghị thuê một bà làm công có thần thông, có khả năng trực giác nhận biết sự khổ đau của bạn và bước vào giấc mơ để hướng dẫn bạn vượt qua những khó khăn. Tôi không biết liệu có được bao nhiêu người làm công có thần thông để mình thuê, và nếu ghi rõ trên hồ sơ xin việc là “có thần thông” như một kỹ năng đặc biệt, thì liệu cơ may được thuê của họ có khá hơn không?
I’ve asked this question many times in public teachings and received a number of different answers. Some of the responses are very funny, like the suggestion from one person who proposed hiring a clairvoyant housekeeper who would instinctively recognize your pain and step into the dream and guide you through the difficulties. I’m not sure how many clairvoyant housekeepers are available for hire, or whether their chances of being hired would improve by listing clairvoyance as a special skill on their résumés.
Một số người khác gợi ý rằng việc dành thì giờ thiền quán trong lúc thức sẽ tự nhiên cải thiện những cơ may có được nhiều giấc mộng đẹp hơn. Thật không may, tôi chưa từng gặp được trường hợp nào như vậy trong số những người tôi đã gặp và tiếp chuyện trên khắp thế giới. Còn có người khác gợi ý rằng, nếu bạn mộng thấy nhảy từ lầu cao xuống, bạn có thể đột nhiên phát hiện là mình biết bay. Tôi không biết tại sao và bằng cách nào việc này có thể xảy ra, nhưng dường như đề nghị này khá nguy hiểm.
Other people have suggested that spending time meditating in the waking state will automatically improve one’s chances of having more pleasant dreams. Unfortunately, I can’t say that I’ve ever found this to be the case among the people I’ve met and spoken with around the world. Still others have suggested that if you dream about jumping off a building, you might suddenly be able to discover that you can fly. I don’t know how or why this could happen, but it seems a rather risky proposition.
Thật hiếm hoi mới có ai đó gợi ý rằng giải pháp tốt nhất là nhận biết trong khi mơ rằng mình chỉ đang mơ mà thôi. Trong phạm vi những gì tôi đã học thì đây là câu trả lời hay nhất. Nếu khi vẫn còn trong một giấc mơ mà bạn nhận thức được rằng mình chỉ đang nằm mơ, thì bạn có thể làm bất kỳ điều gì bạn muốn trong giấc mơ ấy. Bạn có thể nhảy từ lầu cao xuống mà không hề hấn gì. Bạn có thể nhảy vào lửa mà không bị phỏng. Bạn có thể đi trên nước mà không bị chìm. Và nếu bạn đang lái chiếc xe trong mộng mà bị tai nạn, bạn có thể thoát ra một cách an toàn.
Very rarely, someone will suggest that the best possible solution is to recognize in the dream that you’re merely dreaming. As far as I’ve learned, that is the best answer. If you can recognize while caught up in a dream that you’re only dreaming, you can do anything you like within the dream. You can jump off a tall building without being hurt. You can jump into a fire without being burned. You can walk on water without drowning. And if you’re driving your dream car and have an accident, you can escape unharmed.
Tuy nhiên, điều chính yếu là qua sự tu tập để nhận biết tính Không của mọi hiện tượng, bạn có thể thành tựu những điều kỳ diệu cả trong đời sống thật. Hầu hết mọi người trong đời sống thật đều bị kẹt vào cùng những ảo giác mê lầm của sự giới hạn hay hư dối giống như họ đã thể nghiệm trong giấc mơ. Nhưng nếu bạn chỉ dành ra dầu chỉ vài phút trong ngày để quan sát tư tưởng và những cảm nhận của mình, bạn sẽ dần dần đạt được sự tự tin và tỉnh giác nhận biết rằng, những kinh nghiệm hằng ngày của bạn không phải là chắc thật hay không thể thay thế như bạn vẫn tưởng. Câu chuyện gẫu của các nơ-ron mà bạn vẫn tin là có thật sẽ dần dần thay đổi, và sự giao tiếp giữa các tế bào não với các tế bào cảm quan cũng sẽ thay đổi theo. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, sự thay đổi đó hầu như bao giờ cũng sẽ diễn ra rất chậm chạp. Bạn phải cho mình cơ hội để sự chuyển hóa được diễn ra trong khoảng thời gian cần thiết của nó, tùy thuộc vào bản chất của chính bạn. Nếu bạn cố thúc đẩy tiến trình này thì giỏi lắm cũng chỉ nhận lấy sự thất vọng tràn trề, nhưng tồi tệ nhất là bạn sẽ gây tổn thương cho chính mình (thí dụ, hẳn là tôi sẽ không khuyên bạn thử bước qua lửa sau chỉ một vài ngày thiền quán tính Không).
The point, though, is that by training in recognizing the emptiness of all phenomena, you can accomplish amazing things in waking life. Most people go through waking life caught up in the same delusions of limitation and entrapment they experience in their dreams. But if you spend even a few minutes out of every day examining your thoughts and perceptions, you’ll gradually gain the confidence and awareness of recognizing that your everyday experience isn’t as solid or unalterable as you once thought it was. The neuronal gossip you once accepted as truth will gradually begin to shift, and the communication between your brain cells and the cells associated with your senses will change accordingly. Bear in mind that the change will almost always occur very slowly. You have to give yourself a chance to let the transformation take place in its own time, according to your own nature. If you try to rush the process, at best you’ll be disappointed; at worst, you could hurt yourself (for example, I wouldn’t advise trying to walk through fire after only a couple of days meditating on emptiness).
Tôi không nghĩ ra được một thí dụ nào hay hơn nhằm diễn tả sự nhẫn nại và siêng năng cần thiết để thực sự nhận biết tiềm năng trọn vẹn, hay tánh Phật của bạn, cho bằng cuốn thứ nhất của bộ phim Ma trận (Matrix) mà hẳn là nhiều người trong các bạn đã xem trước tôi nhiều năm.
I can’t think of a better example of the patience and diligence required to really recognize your full potential, your Buddha nature, than the first in the series of Matrix movies, which many of you probably saw years before I did.
Cuốn phim gây ấn tượng cho tôi không chỉ vì cái sự thật tương đối được thể nghiệm bởi những người trong Ma trận cuối cùng được phát hiện chỉ là một ảo giác, mà còn vì nhân vật chính, Nero, mặc dầu được huấn luyện và có trong tay bao nhiêu là máy móc thiết bị, nhưng cũng phải thật lâu mới nhận ra rằng những giới hạn của bản thân mà ông từng nhận cho là thật trong gần suốt cuộc đời, thật ra chỉ là những phóng chiếu của chính bản tâm mình. Lần đầu tiên phải đối diện với những giới hạn ấy, ông đã sợ hãi, và tôi có thể dễ dàng tự đồng hóa mình với nỗi sợ hãi ấy của ông ta. Ngay cả cho dù đã được Morpheus làm thầy chỉ dạy và dẫn dắt, ông ta vẫn thấy khó tin vào những khả năng ông thực sự sẵn có - cũng giống y như tôi đã thấy khó tin vào sự thật của bản thể tự tâm khi lần đầu tiên các bậc thầy của tôi đã chỉ dạy cho tôi, mặc dù các ngài đã thực sự thể hiện tiềm năng trọn vẹn của chân tâm nơi các ngài. Chỉ ở đoạn cuối của cuốn phim, khi Nero phải tự mình thực nghiệm để thấy rằng những bài học đã nhận được là đúng thật, lúc ấy ông mới có khả năng chặn những viên đạn trong không khí, cất mình bay trong không gian và nhìn thấy các sự kiện trước khi chúng thực sự xảy ra.
The movie impressed me not only because the conventional reality experienced by people caught up in the Matrix was eventually revealed as an illusion, but also because even with the benefit of all the equipment and training available to him, it still took the main character, Nero, a while to recognize that the personal limitations he’d accepted as real for most of his life were in fact only projections of his own mind. When he first had to confront these limitations, he was scared, and I could easily identify with his fear. Even though he had Morpheus as his guide and teacher, he still found it hard to believe in what he was truly capable of - just as I found it hard to believe in the truth of my own nature when it was first revealed to me by masters who’d actually demonstrated the full potential of their true nature. Only at the end of the movie, when Nero had to experience on his own that the lessons he’d been taught were true, was he able to stop bullets in midair, fly through space, and see things before they actually occurred.
Thế nhưng, Nero cũng đã phải học những điều này một cách tuần tự. Thế nên, xin đừng kỳ vọng rằng chỉ sau hai hay ba ngày thiền quán bạn sẽ có khả năng đi trên nước hay bay ra khỏi những tòa nhà. Điều rất có thể xảy ra là, thay đổi đầu tiên bạn cảm nhận được sẽ là một tâm thức mở rộng hơn, tự tin hơn và thành thật đối với chính mình hơn, cùng với một khả năng nhận biết những tư tưởng và động cơ của người khác xung quanh bạn nhanh chóng hơn trước đây. Thành tựu này không phải là nhỏ, đó là sự khởi đầu của tuệ giác.
Still, he had to learn these things in a gradual way. So don’t expect that after two or three days of meditation you’ll be able to walk on water or fly off buildings. More than likely, the first change you’ll notice is a greater degree of openness, confidence, and self-honesty, and an ability to recognize the thoughts and motivations of other people around you more quickly than you might previously have been able to do. That’s no small accomplishment; it’s the beginning of wisdom.
Nếu kiên trì tu tập, tất cả những phẩm tính tuyệt vời của chân tâm bạn sẽ dần dần tự hiển lộ. Bạn sẽ nhận ra rằng chân tính cốt yếu của bạn không thể bị hư hoại hay hủy diệt. Bạn sẽ học biết cách “đọc” được tư tưởng và động cơ của người khác ngay cả trước khi chính họ tự nhận biết được. Bạn có thể nhìn về tương lai một cách rõ ràng hơn và thấy được hệ quả những hành vi của chính mình cũng như hành vi của những người khác chung quanh bạn. Và có lẽ quan trọng hơn hết là, bạn sẽ nhận ra rằng bất chấp những sợ hãi của riêng bạn, bất luận điều gì xảy ra cho thân thể bạn, bản chất chân tính của bạn vẫn là không thể hủy hoại.
If you keep practicing, all the wonderful qualities of your true nature will gradually reveal themselves. You’ll recognize that your essential nature cannot be harmed or destroyed. You’ll learn to “read” the thoughts and motivations of others even before they understand them themselves. You’ll be able to look more clearly into the future and see the consequences of your own actions and the actions of people around you. And, perhaps most important of all, you’ll realize that in spite of your own fears, no matter what happens to your physical body, your true nature is essentially indestructible.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


San sẻ yêu thương


Học đạo trong đời


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.103.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...