Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần III: Kết quả tu tập - 15. Vấn đề và khả năng tính »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần III: Kết quả tu tập - 15. Vấn đề và khả năng tính

Donate

(Lượt xem: 11.497)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Phần III: Kết quả tu tập - 15. Vấn đề và khả năng tính

Part Three: The fruit - 15. Problems and Possibility





Kinh nghiệm có thể chuyển hóa não bộ.
Experience changes the brain.
Jerome Kagan - Ba khái niệm lôi cuốn (Three Seductive Ideas)
- JEROME KAGAN, Three Seductive Ideas
Ban đầu tâm thức của chúng ta không thể duy trì sự ổn định và thư thái được lâu. Tuy nhiên với sự bền bỉ và kiên định, sự tĩnh lặng và an định sẽ dần dần phát triển.
At the beginning our mind is not able to remain stable and rest for very long. However, with perseverance and consistency, calm and stability gradually develop.
Bokar Rinpoche
Thiền quán: Lời khuyên cho kẻ sơ cơ (Meditation: Advice to Beginners)
Christiane Buchet dịch sang Anh ngữ
- BOKAR RINPOCHE, Meditation: Advice to Beginners, translated by Christiane Buchet
Những kinh nghiệm tuyệt vời có thể sinh khởi khi bạn an trụ tâm trong thiền quán. Đôi khi phải mất một thời gian chúng mới sinh khởi, nhưng có khi chúng lại sinh khởi ngay lần đầu tiên bạn ngồi xuống tĩnh tọa. Những kinh nghiệm thông thường nhất là sự hỷ lạc, trong sáng và siêu việt khái niệm.
Wonderful experiences can occur when you rest your mind in meditation. Sometimes it takes a while for these experiences to occur; sometimes they happen the very first time you sit down to practice. The most common of these experiences are bliss, clarity, and nonconceptuality.
Theo như tôi từng được nghe giải thích, hỷ lạc là một cảm giác thuần túy hạnh phúc, thư thái và nhẹ nhàng trong cả thân và tâm. Khi kinh nghiệm này phát triển mạnh mẽ hơn thì dường như tất cả những gì bạn nhìn thấy đều là do tình thương cấu thành. Thậm chí những kinh nghiệm đau đớn thể xác cũng dịu đi rất nhiều và hầu như không còn cảm nhận được nữa.
Bliss, in the way it was explained to me, is a feeling of undiluted happiness, comfort, and lightness in both the mind and the body. As this experience grows stronger, it seems as if everything you see is made of love. Even experiences of physical pain become very light and hardly noticeable at all.
Sự trong sáng là khả năng thấy được bản chất của sự vật hiện hữu như thể toàn bộ thực tại là một phong cảnh ngời sáng trong một ngày nắng đẹp không mây. Mọi thứ đều hiển hiện một cách phân minh, và mọi thứ đều trở nên có ý nghĩa. Ngay cả những niệm tưởng và cảm xúc phiền não cũng có chỗ của chúng trong phong cảnh rực sáng ấy.
Clarity is a sense of being able to see into the nature of things as though all reality were a landscape lit up on a brilliantly sunny day without clouds. Everything appears distinct and everything makes sense. Even disturbing thoughts and emotions have their place in this brilliant landscape.
Siêu việt khái niệm là một kinh nghiệm của tâm hoàn toàn rộng mở. Nhận thức của bạn là trực tiếp và không bị che mờ bởi sự phân biệt do những khái niệm như “ta” và “người khác”, chủ thể và khách thể, hay bởi sự giới hạn dưới bất kỳ dạng thức nào. Đó là kinh nghiệm của một tâm thức thanh tịnh và vô hạn như không gian, không có khởi đầu, chặng giữa và kết thúc. Cũng giống như bạn thức tỉnh trong cơn mộng và nhận biết được rằng tất cả những gì trải qua trong mộng không hề tách biệt với tâm thức người nằm mộng.
Nonconceptuality is an experience of the total openness of your mind. Your awareness is direct and unclouded by conceptual distinctions such as “I” or “other,” subjects and objects, or any other form of limitation. It’s an experience of pure consciousness as infinite as space, without beginning, middle, or end. It’s like becoming awake within a dream and recognizing that everything experienced in the dream isn’t separate from the mind of the dreamer.
Tuy nhiên, tôi rất thường nghe những người mới học thiền kể rằng họ ngồi đó và chẳng có gì xảy ra. Đôi khi họ có được cảm giác an tĩnh nhưng rất mờ nhạt và rất ngắn ngủi. Nhưng trong hầu hết các trường hợp thì họ không cảm thấy sự khác biệt gì với trước khi ngồi thiền hay sau khi đứng dậy. Đó có thể là một sự thất vọng thực sự.
Very often, though, what I hear from people who are just starting out to meditate is that they sit there and nothing happens. Sometimes they feel a very brief, very slight sense of calmness. But in most cases they don’t feel any different from the way they did before they sat down or after they got up. That can be a real disappointment.
Tệ hơn nữa, một số người còn cảm thấy mất phương hướng, như thể cái thế giới quen thuộc của những niệm tưởng, cảm xúc và cảm giác của họ hơi bị nghiêng đổ, điều này có thể dễ chịu hay khó chịu.
Some people, furthermore, feel a sense of disorientation, as though their familiar world of thoughts, emotions, and sensations has tilted slightly - which may be pleasant or unpleasant.
Như tôi đã đề cập trước, dầu bạn có thể nghiệm sự hỷ lạc, trong sáng, mất phương hướng hay chẳng có gì cả, thì ý định ngồi thiền vẫn là quan trọng hơn so với những gì xảy ra khi bạn ngồi thiền. Vì sự tỉnh thức vốn luôn hiện hữu, nên chỉ riêng nỗ lực nối kết với nó cũng đủ làm phát triển sự nhận biết của bạn về nó. Nếu bạn tiếp tục tu tập, dần dần bạn sẽ cảm nhận được đôi chút về một điều gì đó, một cảm giác tĩnh lặng hay an bình của tâm thức, hơi khác trạng thái tâm thức thông thường của bạn. Khi bắt đầu thể nghiệm điều này rồi, bạn sẽ nhận hiểu được bằng trực giác sự khác biệt giữa một tâm thức bị xáo trộn và tâm thức không bị xáo trộn khi ngồi thiền.
As I’ve mentioned before, whether you experience bliss, clarity, disorientation, or nothing at all, the intention to meditate is -more important than what happens when you meditate. Since mindfulness is already present, just making the effort to connect with it will develop your awareness of it. If you keep practicing, gradually you might feel a little something, a sense of calmness or peace of mind that is slightly different from your ordinary state of mind. When you begin to experience that, you’ll intuitively understand the difference between the distracted mind and the undistracted mind of meditation.
Ban đầu, hầu hết chúng ta không có khả năng trụ tâm được lâu trong sự tỉnh giác đơn thuần. Nếu bạn trụ tâm được trong một thời gian rất ngắn cũng đã là rất tốt. Chỉ cần làm theo những chỉ dẫn đã được trình bày ở phần trước để lặp lại nhiều lần khoảng thời gian thư thái ngắn ngủi ấy trong suốt bất kỳ buổi thiền tập nào. Thậm chí việc trụ tâm trong khoảng thời gian một hơi thở vào và một hơi thở ra đã vô cùng lợi lạc rồi. Hãy làm như thế một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa...
In the beginning, most of us aren’t able to rest our minds in bare awareness for a very long time at all. If you can rest for only a very short time, that’s fine. Just follow the instruction given earlier to repeat that short period of relaxation many times over in any given session. Even resting the mind for the time it takes you to breathe in and breathe out is enormously useful. Just do that again and again and again.
Mọi điều kiện quanh ta luôn biến đổi, và sự an bình thực sự nằm ở khả năng thích nghi với những thay đổi. Thí dụ, bạn đang ngồi đó, an tĩnh chú tâm vào hơi thở của mình, và rồi người láng giềng ở lầu trên bắt đầu dùng máy hút bụi, hay một con chó bắt đầu sủa ở gần đó. Có thể bạn bắt đầu đau lưng hay đau chân, hoặc là bạn có cảm giác ngứa. Hay có thể là ký ức về một cuộc tranh cãi xảy ra cách đây vài hôm không biết vì sao bỗng hiện ra trong đầu bạn. Những điều như vậy vẫn thường xảy ra, và đó là một lý do khác nữa giải thích việc đức Phật đã dạy chúng ta nhiều phương pháp thiền đến thế.
Conditions are always changing, and real peace lies in the ability to adapt to the changes. For example, suppose you’re sitting there focusing calmly on your breathing and your upstairs neighbor starts vacuuming, or a dog starts barking somewhere in the vicinity. Maybe your back or your legs start to hurt, or maybe you feel an itch. Or maybe the memory of a fight you had the other day pops into your head for no apparent reason. These things happen all the time - and that’s another reason why the Buddha taught so many different methods of meditation.
Khi những xáo trộn như trên khởi sinh, hãy biến chúng thành một phần của sự hành trì. Kết nối sự tỉnh thức nhận biết của bạn với sự xáo trộn. Nếu đang tu tập với hơi thở mà bị gián đoạn bởi tiếng chó sủa hay tiếng máy hút bụi, hãy chuyển sang thiền quán âm thanh, hướng sự chú tâm vào tiếng động. Nếu bạn thấy đau lưng hay đau chân, hướng sự chú ý của mình vào cái tâm đang cảm giác đau. Nếu cảm thấy ngứa thì cứ gãi. Nếu bạn có dịp đến chùa tham dự một buổi thuyết pháp hay một thời tụng kinh, chắc hẳn bạn đã thấy các thầy không ngừng gãi ngứa, đổi chỗ trên gối hay ho hen nữa. Thế nhưng, rất có khả năng là, nếu các vị hành trì nghiêm túc thì họ sẽ làm những điều ấy với một sự tỉnh thức và hướng sự chú tâm vào cảm giác ngứa, cảm giác khi gãi ngứa, và vào cảm giác dễ chịu sau khi gãi được chỗ ngứa.
When distractions of this sort occur, just make them a part of your practice. Join your awareness to the distraction. If your breathing practice is interrupted by the noise of a dog barking or a vacuum cleaner, switch to sound meditation, resting your attention on the noise. If you feel pain in your back or legs, bring your attention to the mind that feels the pain. If you have an itch, go ahead and scratch it. If you ever have a chance to sit in a Buddhist shrine room while a lecture or a chanting practice is taking place, you’ll undoubtedly see the monks restlessly scratching themselves, shifting on their cushions, or coughing. But, chances are, if they’ve taken their training seriously enough, they’re shifting around, scratching, and so on mindfully - bringing their attention to the sensation of the itch, the sensation of scratching it, and the relief they feel when they’re done scratching.
Nếu bạn bị xáo trộn bởi những cảm xúc mạnh mẽ, bạn có thể cố gắng tập trung, như đã chỉ dẫn ở trước, vào cái tâm thức đang thể nghiệm cảm xúc ấy. Hoặc là bạn có thể chuyển sang phép tu tập tonglen, sử dụng bất cứ điều gì bạn đang cảm nhận - sự giận dữ, buồn rầu, ganh tức, ham muốn - như là cơ sở cho sự tu tập.
If you’re distracted by strong emotions, you can try focusing, as was taught earlier, on the mind that experiences the emotion. Or you might try switching to tonglen practice, using whatever you’re feeling - anger, sadness, jealousy, desire - as the basis for the practice.
Trong trường hợp hoàn toàn ngược lại, tôi được biết một số người cảm thấy tâm mơ hồ và buồn ngủ mỗi khi ngồi thiền. Đối với họ, chỉ giữ được cho mắt mở và hướng sự chú tâm vào những gì đang làm đã là cả một nỗ lực ghê gớm. Họ bị thôi thúc mãnh liệt bởi ý muốn buông xuôi tất cả và nhảy lên giường ngủ.
At the opposite end of the scale, a number of people I know find their minds getting foggy or sleepy when they practice. It’s such an effort just to keep their eyes open and their attention focused on what they’re doing. The thought of giving up for the day and flopping down in bed seems very tempting.
Có vài phương pháp đối trị cho trường hợp này. Phương pháp thứ nhất chỉ đơn giản là một biến thể của sự tỉnh thức nhận biết những cảm giác của thân thể. Đó là hướng sự chú ý của bạn vào chính cái cảm giác mờ mịt hay sự buồn ngủ. Nói cách khác, hãy sử dụng tâm mờ mịt của mình thay vì để cho nó sai sử. Nếu bạn không thể ngồi dậy thì cứ nằm mà vẫn giữ xương sống càng thẳng càng tốt.
There are a couple of ways to deal with this situation. One, which is simply a variation on being mindful of physical sensations, is to rest your attention on the sensation of dullness or sleepiness itself. In other words, use your dullness rather than being used by it. If you can’t sit up, just lie down while keeping your spine as straight as possible.
Một phương thức khác là ngước mắt nhìn lên. Bạn không cần ngẩng mặt hay hất cằm lên, chỉ ngước mắt thôi. Làm như thế thường có tác dụng đánh thức tâm. Trong khi đó, hạ tầm nhìn xuống có tác dụng xoa dịu khi tâm bạn quá náo động.
Another remedy is simply to raise your eyes so that you’re gazing upward. You don’t have to lift your head or your chin, just turn your gaze upward. That often has the effect of waking your mind. Lowering your gaze, meanwhile, can have a calming effect when your mind is agitated.
Khi cả hai phương thức đối trị sự chán nản hay xáo động này đều vô hiệu, tôi thường khuyên đệ tử hãy ngừng một chút để nghỉ giải khuây, như đi dạo một vòng, làm một điều gì đó trong nhà, tập thể thao, đọc sách hay làm vườn. Khi cả thân và tâm của bạn đều từ chối hợp tác, tự bắt buộc mình ngồi thiền là điều vô nghĩa. Nếu bạn cố gắng áp đảo sự phản kháng, cuối cùng bạn sẽ chán ghét tất cả những gì liên quan tới thiền và quyết định tìm hạnh phúc trong cuộc vui phù phiếm nào đó. Những lúc đó, tất cả các kênh truyền hình thu qua vệ tinh hay truyền hình cáp đều có vẻ vô cùng hấp dẫn.
If none of the remedies for dullness or distraction work, I usually recommend to students that they just stop for a while and take a break. Go for a walk, take care of something around the house, exercise, read a book, or work in the garden. There’s no sense in trying to make yourself meditate if your mind and body aren’t willing to cooperate. If you try to hammer away at your resistance, eventually you’ll get frustrated with the whole idea of meditation and decide to chuck it in favor of achieving happiness through some temporary attraction. At those times, all those channels available through your satellite dish or cable TV box look pretty promising.
TRÌNH TỰ TU TẬP THIỀN QUÁN
PROGRESSIVE STAGES OF MEDITATION PRACTICE
Hãy để ly nước [tâm] bị vẩn đục bởi tạp niệm được lắng trong.
Allow the water [of mind] clouded by thoughts to clear.
Ngài Tilopa
Hằng hà Đại thủ ấn (Ganges Mahamudra)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- TILOPA, Ganges Mahamudra, translated by Elizabeth M. Callahan
Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi đã hãi hùng nhận thấy mình có nhiều niệm tưởng, cảm xúc và cảm giác hơn cả trước khi tu tập. Dường như tâm tôi đang trở nên náo loạn hơn thay vì an tĩnh hơn. Quý thầy bảo tôi: “Đừng lo, không phải tâm con trở nên tệ hơn trước đâu. Điều thực sự xảy ra là con đang nhận biết nhiều hơn những hoạt động liên tục diễn ra của tâm, mà trước đây con không để ý.”
When I first began meditating, I was horrified to find myself experiencing more thoughts, feelings, and sensations than I had before I began practicing. It seemed that my mind was becoming more agitated rather than more peaceful. “Don’t worry,” my teachers told me. “Your mind isn’t getting worse. Actually, what’s happening is that you’re simply becoming more aware of activity that has been going on all the time without your noticing it.”
KINH NGHIỆM THÁC ĐỔ
The Waterfall Experience
Quý ngài ví kinh nghiệm này với hình ảnh một thác nước đột nhiên tăng nhanh lượng nước khi trời xuân trở ấm. Các ngài nói, khi những dòng nước từ băng tuyết tan ra trên các ngọn núi ào ạt đổ xuống, mọi thứ đều bị khuấy động, xáo trộn. Có hàng trăm viên đá, sỏi và đủ mọi thứ khác bị cuốn trôi theo dòng nước, nhưng ta không thể nhìn thấy hết vì nước ào ạt chảy quá nhanh và có quá nhiều cặn bẩn làm cho nước đục ngầu. Cũng vậy, ta rất dễ bị tán loạn bởi tất cả những cặn bẩn tinh thần và cảm xúc như thế. Các ngài dạy tôi một bài nguyện ngắn có tên là Dorjé Chang Tungma. Bài này đã giúp tôi rất nhiều những khi tâm tôi dường như bị chế ngự bởi những niệm tưởng, cảm xúc và cảm thọ. Một phần của bài nguyện này có thể tạm dịch như sau:
They explained this experience through the analogue of a waterfall suddenly swollen by a spring thaw. As melting snow floods down from the mountains, they told me, all sorts of stuff gets stirred up. There might be hundreds of rocks, stones, and other elements flowing through the water, but it’s impossible to see them all because the water is rushing by so quickly, shaking up all sorts of debris that clouds the water; and it’s very easy to become distracted by all that mental and emotional debris. They taught me a short prayer known as the Dorje Chang Tungma, which I found very helpful when my mind seemed overwhelmed by thoughts, emotions, and sensations. Part of it, roughly translated, goes like this:
Pháp thân thiền thể không tán loạn.
Muôn ngàn niệm tưởng thảy không hư.
Nguyện con an trụ trong thực thể,
Niệm niệm tâm tâm tự như như.
The body of meditation, it’s said, is nondistraction.
Whatever thoughts are perceived by the mind are nothing in themselves.
Help this meditator who rests naturally in the essence
of whatever thoughts arise to rest in the mind as it naturally is.
Khi hướng dẫn cho rất nhiều đệ tử trên khắp thế giới, tôi nhận thấy rằng kinh nghiệm “thác đổ” như trên thường là điều họ gặp trước tiên khi mới vào thiền. Quả thật có nhiều loại phản ứng thường gặp đối với kinh nghiệm này, và tôi đã từng trải qua tất cả. Trong một ý nghĩa nào đó, tôi nghĩ mình thật may mắn, vì việc trải qua tất cả những giai đoạn này giúp tôi phát triển được khả năng cảm thông nhiều hơn với các đệ tử của tôi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì kinh nghiệm “thác đổ” đối với tôi dường như là một thử thách khủng khiếp.
In working with many students around the world, I’ve observed that the “waterfall” experience is often the first one people encounter when they begin to meditate. There are actually several common reactions to this experience, and I’ve experienced them all. In a sense, I consider myself fortunate, because having experienced these stages has enabled me to develop greater empathy toward my students. At the time, though, the waterfall seemed like a terrible ordeal.
Phản ứng thứ nhất là tìm cách chặn đứng “dòng thác” bằng cách cố ngăn những tư tưởng, cảm xúc và cảm thọ, nhằm đạt được một cảm giác an tĩnh, rộng mở và bình an. Nỗ lực chặn đứng kinh nghiệm như thế là phản tác dụng, vì nó tạo ra một sự căng thẳng về mặt tinh thần hay trong cảm xúc mà cuối cùng sẽ biểu lộ thành sự căng thẳng nơi thân thể, nhất là phần thân trên: mắt trợn ngược, tai vểnh, vai và cổ cứng lại một cách bất thường. Tôi thường gọi giai đoạn thực tập này là “thiền cầu vồng” vì sự an tĩnh có được sau khi ngăn chặn “dòng thác tư tưởng” là hão huyền và phù du chẳng khác gì cái cầu vồng.
The first variation involves trying to stop the waterfall by deliberately trying to block thoughts, feelings, and sensations in order to experience a sense of calmness, openness, and peace. This attempt to block experience is counterproductive, because it creates a sense of mental or emotional tightness that ultimately manifests as a physical strain, especially in the upper body: Your eyes roll upward, your ears become taut, and your neck and shoulders become abnormally tense. I tend to think of this phase of practice as “rainbow-like” meditation, because the calmness after blocking the flow of the waterfall is as illusory and transient as a rainbow.
Một khi bạn buông bỏ ý định tự áp đặt cảm giác an tĩnh giả tạo, bạn sẽ phải đương đầu với kinh nghiệm thác nước “thô”, nghĩa là tâm bạn sẽ bị cuốn trôi bởi nhiều niệm tưởng, cảm giác và cảm thọ khác nhau mà lúc trước bạn đã cố ngăn chặn. Nói chung, đây cũng là kiểu kinh nghiệm của những cái “ủa” [tỉnh giác] đã được miêu tả ở Phần 2 - khi bạn bắt đầu cố gắng quan sát niệm tưởng, cảm xúc và cảm thọ, và rồi bị chúng cuốn trôi đi. Bạn nhận biết mình đã bị cuốn trôi, và bạn cố gắng bắt mình trở về bằng cách đơn giản là quan sát những gì đang diễn ra trong tâm thức. Tôi gọi đây là dạng “móc câu” của thiền, vì ta cố “móc dính vào” những kinh nghiệm của mình rồi cảm thấy hối tiếc khi thay vào đó đã để mình bị chúng cuốn trôi.
Once you let go of trying to impose an artificial sense of calmness, you’ll find yourself confronting the “raw” waterfall experience, in which your mind is carried away by various thoughts, feelings, and sensations you may previously have tried to block. This is generally the kind of “Oops” experience described earlier in Part Two - in which you start trying to observe your thoughts, feelings, and sensations, and then get carried away by them. You recognize you’ve been carried away, and you try to force yourself back to simply observing what’s going on in your mind. I call this the “hook” form of meditation, in which you try to hook your experiences, and feel some regret if you allow yourself to be carried away by them instead.
Có hai phương thức để đối trị tình trạng “móc câu” này. Nếu sự hối tiếc của bạn là thực sự mạnh mẽ vì đã để cho mình bị những xáo động cuốn trôi, thì chỉ nên nhẹ nhàng hướng tâm vào kinh nghiệm hối tiếc ấy. Nếu sự hối tiếc của bạn không quá mạnh mẽ, hãy buông bỏ những xáo động và hướng sự tỉnh giác nhận biết của bạn vào những kinh nghiệm hiện tại. Chẳng hạn, bạn có thể chú ý đến những cảm thọ của thân thể: có thể đầu bạn hơi nóng một chút, tim đập hơi nhanh hơn , hay cổ hoặc vai hơi cứng. Chỉ cần tỉnh thức nhận biết những điều đó hoặc những kinh nghiệm khác đang diễn ra trong hiện tại. Bạn cũng có thể cố gắng buông thư tâm trong một sự chú ý đơn thuần - như đã đề cập ở Phần 1 và Phần 2 - vào chính sự tuôn chảy ào ạt của dòng thác [tư tưởng].
There are two ways to deal with the “hook” situation. If your regret over letting yourself be carried away by distractions is really strong, then just let your mind rest gently in the experience of regret. Otherwise, let go of the distractions and rest your awareness in your present experience. You might, for example, try bringing attention to your physical sensations: Perhaps your head is a little bit warm, your heart is beating a little faster, or your neck or shoulders are a little tense. Just rest your awareness on these or other experiences that occur in the present moment. You might also try simply resting with bare attention - as discussed in Parts One and Two - in the rush of the waterfall itself.
Dầu bạn đối trị như thế nào đi nữa, kinh nghiệm “thác đổ” cũng mang lại một bài học quan trọng, đó là sự buông bỏ những định kiến về thiền định. Những kỳ vọng của bạn khi đến với thiền thường là những chướng ngại lớn nhất cho sự tu tập. Điều quan trọng là hãy để mình giản dị nhận biết những gì đang diễn ra trong tâm trí, đúng thật như bản chất của chúng.
However you deal with it, the waterfall experience provides an important lesson in letting go of preconceived ideas about meditation. The expectations you bring to meditation practice are often the greatest obstacles you will encounter. The important point is to allow yourself simply to be aware of whatever is going on in your mind as it is.
Một khả năng khác nữa có thể xảy ra là, những kinh nghiệm đến và đi quá nhanh chóng khiến bạn không nhận thức được chúng. Như thể mỗi niệm tưởng, cảm giác và cảm thọ là một giọt nước rơi vào một cái hồ to rộng và hòa tan ngay trong đó. Thật ra, đó là một kinh nghiệm rất tốt. Đó là một loại thiền không đối tượng, dạng thiền chỉ tốt nhất. Vì thế, nếu bạn không hứng được từng “giọt nước”, cũng đừng tự trách mình, mà hãy hoan hỷ tự chúc mừng, vì bạn đã tự nhiên đạt đến một trạng thái thiền mà hầu hết những người khác đều thấy là rất khó đạt đến.
Another possibility is that experiences come and go too quickly for you to recognize them. It’s as though each thought, feeling, or sensation is a drop of water that falls into a large pool and is immediately absorbed. That’s actually a very good experience. It’s a kind of objectless meditation, the best form of calm-abiding practice. So if you can’t catch every “drop,” don’t blame yourself - congratulate yourself, because you’ve spontaneously entered a state of meditation that most people find hard to reach.
Sau một thời gian tu tập, bạn sẽ thấy dòng chảy ào ạt của những tư tưởng, cảm giác v.v... bắt đầu chậm dần, và bạn có thể phân biệt rõ ràng hơn những kinh nghiệm của mình. Những điều ấy vốn luôn có đó, nhưng cũng như trường hợp thác nước, khi con nước lũ khuấy động quá nhiều cặn bẩn, bạn không thể nhìn thấy gì. Cũng thế, khi những quán tính và xáo động thường che mờ tâm bắt đầu lắng xuống nhờ thiền tập, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy được những hoạt động vốn không ngừng diễn ra ngay dưới cấp độ nhận biết thông thường.
After a little bit of practice, you’ll find that the rush of thoughts, emotions, and so on begins to slow, and it becomes possible to distinguish your experiences more clearly. They were there all the time, but as in the case of a real waterfall, in which the rush of water stirs up so much dirt and sediment, you just couldn’t see them. Likewise, as the habitual tendencies and distractions that normally cloud the mind begin to settle through meditation, you’ll begin to see the activity that has been going on all the time just below the level of ordinary awareness.
Tuy vậy, có thể là bạn vẫn không thể quan sát từng tư tưởng, từng cảm giác hay cảm thọ khi chúng đi qua, nhưng chỉ thoáng thấy chúng, khá giống với kinh nghiệm khi vừa lỡ một chuyến xe buýt, như đã miêu tả ở phần trước. Điều này cũng tốt. Cái cảm giác vừa bỏ lỡ không quan sát được một tư tưởng hay cảm giác chính là dấu hiệu của sự tiến bộ, cho thấy là tâm bạn tự nó đang trở nên sắc bén để nắm bắt những dấu vết của mọi động tĩnh, như cách của một thám tử bắt đầu nhận ra được những manh mối.
Still, you might not be able to observe each thought, feeling, or perception as it passes, but only catch a fleeting glimpse of it - rather like the experience of having just missed a bus, as described earlier. That’s okay, too. That sensation of just having missed observing a thought or feeling is a sign of progress, an indication that your mind is sharpening itself to catch traces of movement, the way a detective begins to notice clues.
Khi tiếp tục tu tập, bạn sẽ thấy mình có khả năng nhận thức ngày càng rõ rệt hơn mỗi một kinh nghiệm khi chúng vừa sinh khởi. Các bậc thầy của tôi đã dùng một hình ảnh thí dụ để mô tả hiện tượng này như là lá cờ bay phần phật trong cơn gió mạnh. Lá cờ không ngừng phất tới phất lui tùy theo hướng gió thổi. Chuyển động của lá cờ cũng giống như những sự kiện đang trôi nhanh qua tâm thức bạn, trong khi cột cờ biểu thị tâm tỉnh giác bản nhiên: thẳng đứng và vững chãi, cắm chặt vào lòng đất, không bao giờ nghiêng ngả, bất kể gió mạnh đến đâu đang thổi lá cờ về hướng này hay hướng khác.
As you keep practicing, you’ll find that you’re able to become aware of each experience more clearly as it occurs. The analogy my teachers provided to describe this phenomenon was that of a flag waving in a strong wind. The flag shifts and moves constantly, according to the direction of the wind. The movements of the flag are like the events whipping through your mind, while the flagpole is like your natural awareness: straight and steady, never shifting, anchored to the ground. It doesn’t move, no matter how strong the wind that whips the flag in one direction or another.
KINH NGHIỆM DÒNG SÔNG
The River Experience
Dần dần, khi cứ tiếp tục tu tập, thế nào rồi bạn cũng sẽ đến lúc có thể phân biệt một cách rõ ràng những chuyển động của niệm tưởng, cảm xúc và cảm thọ khi chúng đi qua tâm bạn. Vào lúc này, bạn bắt đầu chuyển từ kinh nghiệm “thác đổ” sang những gì mà các bậc thầy của tôi gọi là “kinh nghiệm dòng sông”, trong đó mọi thứ vẫn chuyển động, nhưng chậm chạp, nhẹ nhàng hơn. Một trong những dấu hiệu đầu tiên biểu hiện rằng bạn đã đi vào giai đoạn “kinh nghiệm dòng sông” trong thiền tập là thỉnh thoảng bạn có thể an trụ trong chánh niệm mà không cần quá cố gắng, và tỉnh thức nhận biết một cách tự nhiên tất cả những gì đang diễn ra trong nội tâm hay bên ngoài bạn. Và khi ngồi thiền theo thời khóa, bạn sẽ cảm thấy ba kinh nghiệm: hỷ lạc, trong sáng và siêu việt khái niệm xuất hiện một cách rõ rệt hơn.
Gradually, as you continue to practice, you’ll inevitably find yourself able to clearly distinguish the movements of thoughts, emotions, and sensations through your mind. At this point you’ve begun to shift from the “waterfall” experience to what my teachers called the “river” experience, in which things are still moving, but more slowly and gently. One of the first signs that you’ve entered the river phase of meditation experience is that you’ll find yourself occasionally entering a state of meditative awareness without much effort, naturally joining your awareness with whatever is going on inside or around you. And when you sit in formal practice, you’ll have clearer experiences of bliss, clarity, and nonconceptuality.
Đôi khi cả ba kinh nghiệm này xảy ra đồng thời, và cũng có khi một kinh nghiệm mạnh mẽ hơn hai kinh nghiệm kia. Bạn có thể cảm giác thân thể nhẹ nhàng hơn và bớt căng thẳng. Bạn có thể thấy những cảm nhận của mình sáng rõ hơn và dường như “trong suốt” hơn ở chỗ chúng không còn có vẻ quá nặng nề hay đè nén như trước. Tư tưởng và cảm giác không còn có vẻ như quá mạnh mẽ nữa; chúng như đã được thấm nhuần cam lộ của trí tuệ trong thiền định. Chúng xuất hiện như những ấn tượng thoáng qua hơn là những sự thật tuyệt đối. Khi bạn được tắm trong “kinh nghiệm dòng sông”, bạn sẽ thấy tâm an tĩnh hơn. Bạn sẽ không thấy những chuyển động của nó là nghiêm trọng, và kết quả là bạn sẽ thể nghiệm một cảm giác tự tin hơn, rộng mở hơn, và cảm giác này sẽ không bị lay chuyển bởi những người bạn gặp, những gì bạn trải nghiệm hay những nơi bạn đến. Cho dù những kinh nghiệm như thế có thể đến rồi đi, nhưng bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới quanh bạn.
Sometimes the three experiences occur simultaneously, and sometimes one experience is stronger than the other two. You may feel that your body is becoming lighter and less tense. You may find that your perceptions are becoming clearer and, in a way, more “transparent,” in that they don’t seem so heavy or oppressive as they may have felt in the past. Thoughts and feelings don’t seem so powerful anymore; they become infused with the “juice” of meditative awareness, appearing more like passing impressions than absolute facts. When you “enter the river,” you’ll find your mind becoming calmer. You’ll find yourself not taking its movements so seriously, and as a result you’ll find yourself spontaneously experiencing a greater sense of confidence and openness, which won’t be shaken by who you meet, what you experience, or where you go. Even though such experiences may come and go, you will begin to sense the beauty of the world around you.
Một khi điều này xảy ra, bạn cũng sẽ bắt đầu nhận biết rõ những khoảng trống rất ngắn giữa hai niệm tưởng. Ban đầu, những khoảng trống này rất chớp nhoáng, như một thoáng hoàn toàn không khái niệm, không kinh nghiệm. Nhưng với thời gian, khi tâm bạn an tĩnh hơn, khoảng trống này sẽ ngày càng dài hơn. Đây thực sự là tâm yếu của việc tu tập thiền an trụ shinay: đó là khả năng nhận biết và an trụ vào những khoảng trống giữa các niệm tưởng, cảm xúc hay sự kiện tinh thần nào khác.
Once that starts to happen, you’ll also begin to discern tiny gaps between experiences. At first the gaps will be very short - just fleeting glimpses of nonconceptuality or nonexperience. But over time, as your mind becomes calmer, the gaps will become longer and longer. This is really the heart of shinay practice: the ability to notice and rest in the gaps between thoughts, emotions, and other mental events.
KINH NGHIỆM MẶT HỒ
The Lake Experience
Trong kinh nghiệm dòng sông, tâm của bạn có thể vẫn còn gặp lắm thăng trầm. Ở giai đoạn tiếp theo mà các bậc thầy của tôi gọi là kinh nghiệm “mặt hồ”, tâm bạn sẽ có cảm giác rất tĩnh lặng, mênh mông và thoáng đãng, như một mặt hồ không có sóng. Bạn sẽ cảm nhận hạnh phúc đích thực, không còn bất cứ sự thăng trầm nào nữa. Bạn hoàn toàn tự tin, vững chãi và thể nghiệm được một cảnh giới giác tính trong thiền định, gần như không gián đoạn, ngay cả trong lúc ngủ. Bạn vẫn còn gặp những bất ổn trong cuộc sống, như tư tưởng bất thiện hay cảm xúc mãnh liệt v.v... nhưng thay vì là chướng ngại, chúng sẽ là những cơ hội tốt để giác tính trong thiền định trở nên sâu sắc hơn, như một vận động viên điền kinh chấp nhận thách thức chạy thêm nửa dặm đường để nhờ đó vượt qua “bức tường” của sự miễn cưỡng và tăng cường sức mạnh cũng như kỹ năng của mình thậm chí còn hơn trước đó nữa.
During the “river” experience, your mind may still have its ups and downs. When you reach the next stage, which my teachers called the “lake” experience, your mind begins to feel very smooth, wide, and open, like a lake without waves. You find yourself genuinely happy, without any ups and downs. You’re full of confidence, stable, and you experience a more or less continuous state of meditative awareness, even while sleeping. You may still experience problems in your life - negative thoughts, strong emotions, and so on - but instead of being obstacles, they become further opportunities to deepen your meditative awareness, the way a runner uses the challenge of going half a mile farther to break through a “wall” of resistance and achieve even greater strength and ability.
Đồng thời thân thể của bạn sẽ cảm nhận được sự khinh an của niềm hỷ lạc, sự trong sáng tăng trưởng khiến mọi nhận thức của bạn bắt đầu trở nên nhạy bén hơn, gần như trong suốt, như tấm gương phản chiếu hình ảnh sự vật. Trong giai đoạn “dòng sông”, con khỉ điên còn phá phách một đôi chút, nhưng khi bạn đạt đến giai đoạn “mặt hồ”, nó đã hoàn toàn rút lui.
At the same time, your body begins to feel the lightness of bliss, and your clarity improves so that all your perceptions begin to take on a sharper, almost transparent quality, like reflections in a mirror. While the crazy monkey mind may still pose a few problems during the river phase of experience, when you reach the lake stage, the crazy monkey has retired.
Một điển dụ truyền thống trong Phật giáo so sánh sự tiến triển qua ba giai đoạn [thiền định] này với hình ảnh một hoa sen vươn lên khỏi bùn nhơ. Sen bắt đầu mọc trong bùn và những cặn bẩn dưới đáy ao hồ, nhưng khi hoa sen nở trên mặt nước, nó không còn mang dấu vết nào của bùn nhơ. Trong thực tế, những cánh sen thực sự có vẻ như không hề bám bẩn. Cũng vậy, khi tâm bạn nở hoa trong kinh nghiệm mặt hồ, bạn sẽ không còn dấu vết nào của sự chấp trước hay bám víu, không còn bất ổn nào liên quan đến luân hồi sinh tử. Thậm chí bạn còn có thể phát triển - như chư vị đại sư xưa kia - những năng lực nhận thức rất cao, chẳng hạn như thiên nhãn thông hay thần giao cách cảm. Nhưng khi điều này thực sự xảy ra cho bạn, tốt nhất là đừng khoe khoang và đừng nói cho ai biết, trừ vị thầy của bạn và những đệ tử thân tín của ngài.
A traditional Buddhist analogy for progressing through these three stages is a lotus rising from the mud. A lotus begins to grow from the mud and sediment at the bottom of a lake or pond, but by the time the flower blooms at the surface, it bears no trace of mud; in fact, the petals actually appear to repel filth. In the same way, when your mind blossoms into the lake experience, you have no trace of clinging or grasping, none of the problems associated with samsara. You might even develop, as did the great masters of old, heightened powers of perception, such as clairvoyance or mental telepathy. If you do have these experiences, though, it’s best not to boast about them or mention them to anyone but your teacher or very close students of your teacher.
Trong truyền thống Phật giáo, người ta không nói nhiều đến những kinh nghiệm hoặc chứng ngộ của bản thân mình, chủ yếu là vì sự khoe khoang như thế có khuynh hướng làm tăng trưởng tâm kiêu mạn và có thể dẫn đến sự sử dụng sai lầm những năng lực này để đạt được quyền lực thế tục hay gây ảnh hưởng đối với người khác, vốn là điều gây hại cho chính mình cũng như cho người khác. Vì lý do này, người học thiền mặc nhiên chấp nhận một sự cam kết hay một lời nguyện - tiếng Phạn là samaya - là không sử dụng một cách bất thiện những khả năng đạt được qua việc thực hành thiền quán. Sự cam kết này cũng giống như hiệp ước không sử dụng vũ khí hạt nhân một cách bất chính. Hệ quả của việc phản bội cam kết này là sẽ mất đi bất cứ thành tựu hay khả năng nào đã đạt được qua công phu tu tập.
In the Buddhist tradition, people don’t talk much about their own experiences and realizations, mostly because such boasting tends to increase one’s own sense of pride and can lead to misuse of the experiences to gain worldly power or influence over other people, which is harmful to oneself and to others. For this reason, training in meditation involves a vow or a commitment - known in Sanskrit as samaya - not to misuse the abilities gained through meditation practice: a vow similar to treaties not to misuse nuclear arms. The consequence of breaking this commitment is the loss of whatever realizations and abilities one has attained through practice.
NHẦM LẪN KINH NGHIỆM VỚI SỰ CHỨNG NGỘ
MISTAKING EXPERIENCE FOR REALIZATION 431
Hãy buông bỏ những gì mình đang tham luyến.
Give up whatever you’re attached to.
Ngài Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải (Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Mặc dầu kinh nghiệm “mặt hồ” có thể được xem như tuyệt đỉnh của phép thiền an trụ shinay, nhưng tự nó không phải là một sự chứng ngộ hay giác ngộ viên mãn. Đó là một bước tiến quan trọng trên con đường đạo, nhưng không phải là bước cuối cùng. Chứng ngộ là sự nhận biết hoàn toàn tánh Phật của mình, nền tảng của luân hồi và Niết-bàn: vượt thoát mọi tư tưởng, cảm xúc và những kinh nghiệm hiện tượng đến từ các thức của giác quan cũng như ý thức, buông bỏ được kinh nghiệm nhị nguyên phân biệt ta và người, chủ thể và khách thể; và phát triển vô hạn các phẩm tính trí tuệ, từ bi và năng lực.
Although the lake experience may be considered the crown of shinay practice, it is not in itself realization or full enlightenment. It’s an important step along the way, but not the final one. Realization is the full recognition of your Buddha nature, the basis of samsara and nirvana: free from thoughts, emotions, and the phenomenal experiences of sense consciousness and mental consciousness; free from dualistic experiences of self and other, subject and object; infinite in scope, wisdom, compassion, and ability.
Có lần cha tôi kể lại một câu chuyện xảy ra lúc ngài còn ở Tây Tạng. Một vị đệ tử xuất gia của ngài lên một hang động trên núi để tu tập. Một hôm, thầy gửi cho cha tôi một thông điệp khẩn cấp xin ngài lên thăm thầy. Khi cha tôi đến, thầy háo hức thưa:
- Con đã giác ngộ viên mãn rồi! Con bay được, con biết. Nhưng con cần sư phụ cho phép.
My father once told a story about a time when he was still living in Tibet. One of his students, a monk, went up to a mountain cave to practice. One day the monk sent my father an urgent message to come visit him. When my father arrived, the monk excitedly told him, “I’ve become totally enlightened. I can fly. I know it. But, since you’re my teacher, I need your permission.”
Cha tôi nhận biết vị tăng này chỉ vừa thoáng thấy được - một kinh nghiệm - bản tâm thôi, nên thẳng thừng đáp:
- Quên chuyện đó đi. Ông không biết bay.
My father recognized that the monk had merely had a glimpse - an experience - of his true nature, and told him quite bluntly, “Forget about it. You can’t fly.”
- Được mà! Vị tăng vẫn phấn khích trả lời. Nếu con nhảy từ đỉnh hang động này xuống…
“No, no,” the monk excitedly replied. “If I jump from the top of the cave...”
- Không được! Cha tôi ngắt lời.
“No,” my father interrupted.
Hai người cãi qua cãi lại một hồi, và cuối cùng vị tăng đầu hàng:
- Thôi được, nếu sư phụ đã bảo không, con sẽ không làm.
They argued back and forth like that for a long while, until the monk finally broke down and said, “Well, if you say so, I won’t try.”
Vì lúc đó gần đến giờ ăn trưa, vị thầy thỉnh cha tôi dùng cơm. Sau khi hầu cơm cho cha tôi xong, vị thầy rời khỏi động và sau đó một thời gian rất ngắn, cha tôi nghe có tiếng động lạ như tiếng “huỵch” và tiếng gào từ phía dưới vọng lên:
- Cứu tôi với! Tôi gãy chân rồi!
Since it was approaching noon, the monk offered my father lunch. After serving my father, the monk left the cave, and quite soon afterward, my father heard a strange noise - a kind of BLUMP - and then, from far below the cave, came a wail: “Please help me! I’ve broken my leg!”
Cha tôi leo xuống chỗ vị thầy đang nằm dài và hỏi:
- Ông nói ông đã giác ngộ. Vậy kinh nghiệm giác ngộ của ông đâu?
My father climbed down to where the monk lay, and said, “You told me you were enlightened. Where is your experience now?”
Vị thầy rên rỉ:
- Sư phụ đừng nhắc đến nữa! Con đang đau quá!
“Forget about my experience!” the monk cried. “I’m in pain!”
Bẩm chất vốn từ mẫn, cha tôi cõng vị thầy lên động của ông, bó chỗ xương gãy và cho ông một liều dược thảo Tây Tạng để trị vết thương. Nhưng đó là một bài học mà vị tăng ấy sẽ không bao giờ quên.
Compassionate as always, my father carried the monk to his cave, splinted his leg, and gave him some Tibetan medicine to help heal his injury. But it was a lesson the monk never forgot.
Cũng như cha tôi, các bậc thầy khác luôn cẩn thận chỉ rõ khác biệt giữa sự chứng ngộ chân thật với một kinh nghiệm nhất thời. Kinh nghiệm luôn luôn thay đổi, như những áng mây bay trên bầu trời. Chứng ngộ - tuệ giác vững chãi về bản thể tự tâm - thì giống như chính bầu trời, một nền tảng không thay đổi để các kinh nghiệm đổi thay có thể diễn ra trên đó.
Like my father, my other teachers were always careful to point out the distinction between momentary experience and true realization. Experience is always changing, like the movement of clouds against the sky. Realization - the stable awareness of the true nature of your mind - is like the sky itself, an unchanging background against which shifting experiences occur.
Để đạt đến chứng ngộ, điều quan trọng là tự mình tu tập theo một tiến trình tuần tự: bắt đầu bằng những thời khóa rất ngắn và lặp lại nhiều lần trong ngày. Khi những kinh nghiệm an tĩnh, thanh thản và trong sáng mà bạn trải nghiệm được gia tăng trong những thời khóa tu tập ngắn như thế, điều này tự nhiên sẽ khuyến khích bạn tiếp tục với những thời khóa kéo dài hơn. Đừng tự ép mình thiền tập khi quá mệt mỏi hay tâm trí quá xáo trộn. Cũng đừng tránh né việc ngồi thiền khi tự tâm bạn lên tiếng thầm thì nhắc nhở rằng đã đến giờ.
In order to achieve realization, the important thing is to allow your practice to evolve gradually, beginning with very short periods, several times a day. The incremental experiences of calmness, serenity, and clarity you experience during these short periods will inspire you, very naturally, to extend your practice for longer periods. Don’t force yourself to meditate when you’re too tired or too distracted. Don’t avoid practice when the small, still voice inside your mind tells you it’s time to focus.
Một điều quan trọng khác là hãy buông xả tất cả những cảm giác hỷ lạc, trong sáng hoặc siêu việt khái niệm mà bạn có thể đã trải nghiệm. Đó là những kinh nghiệm dễ chịu và là những dấu hiệu rõ ràng chứng minh bạn đã nối kết một cách thâm sâu với chân tánh của tự tâm. Nhưng khi có những trải nghiệm như thế, ta dễ bị cám dỗ muốn nắm chặt lấy chúng, muốn chúng kéo dài. Chúng ta có quyền nhớ nghĩ và trân quý những kinh nghiệm này, nhưng nếu bạn cố gắng bám giữ hay tìm cách lặp lại, cuối cùng bạn sẽ nhận lấy sự thất vọng. Tôi biết điều đó vì tôi cũng đã từng là nạn nhân của sự cám dỗ, và mỗi khi sa vào sự cám dỗ ấy, tôi đều phải thất vọng. Mỗi khoảnh khắc chớp nhoáng của hỷ lạc, trong sáng và siêu việt khái niệm là một kinh nghiệm hoàn toàn tự nhiên của tâm trong trạng thái như thật của nó ở thời điểm nhất định ấy.
It’s also important to let go of any sensations of bliss, clarity, or non-conceptuality you may experience. Bliss, clarity, and nonconceptuality are all very nice experiences, and are clearly signs of having made a profound connection with the true nature of your mind. But there is a temptation, when such experiences occur, to hold on to them tightly and make them last. It’s okay to remember these experiences and appreciate them, but if you try to hang on to them or repeat them, you’ll eventually end up feeling disappointed and frustrated. I know, because I’ve felt the same temptation myself, and I’ve experienced the frustration when I gave in to the temptation. Each flash of bliss, clarity, or nonconceptuality is a spontaneous experience of the mind as it is at that particular moment.
Khi ta cố bám víu vào một kinh nghiệm như sự hỷ lạc hay trong sáng, kinh nghiệm ấy liền mất đi phẩm chất sinh động và tự nhiên để trở thành một khái niệm, một kinh nghiệm chết. Dầu có cố gắng tới đâu để kéo dài, chúng cũng dần dần nhạt nhòa đi. Nếu sau đó bạn cố gắng tái tạo chúng, bạn có thể nếm lại hương vị của cảm giác cũ, nhưng đó chỉ là một ký ức chứ không phải bản thân sự trực nghiệm.
When you try to hold on to an experience like bliss or clarity, the experience loses its living, spontaneous quality; it becomes a concept, a dead experience. No matter how hard you try to make it last, it gradually fades. If you try to reproduce it later, you may get a taste of what you felt, but it will only be a memory, not the direct experience itself.
Bài học quan trọng nhất mà tôi được học là không nên chấp thủ vào những kinh nghiệm tốt đẹp nếu chúng đem đến sự an lạc. Như tất cả những kinh nghiệm tinh thần khác, sự hỷ lạc, trong sáng và siêu việt khái niệm cũng đến và đi một cách tự nhiên. Bạn không tạo ra chúng, không phải là nhân của chúng, và không thể điều khiển chúng. Chúng hoàn toàn chỉ là những phẩm tính tự nhiên của tâm thức bạn. Tôi được dạy rằng khi một kinh nghiệm tốt đẹp như thế phát khởi thì phải ngừng thiền quán ngay ở đó, trước khi các cảm giác nhòa đi. Ngược lại với sự chờ đợi của tôi, khi tôi ngừng thực tập ngay khi hỷ lạc, trong sáng hay một kinh nghiệm tuyệt vời nào khác phát sinh, thì tác động của chúng sẽ kéo dài hơn so với khi tôi cố bám víu vào chúng. Và đến thời khóa thiền tập tiếp theo, tôi thấy mình hăng hái hơn rất nhiều.
The most important lesson I learned was to avoid becoming attached to my positive experience if it was peaceful. As with every mental experience, bliss, clarity, and nonconceptuality spontaneously come and go. You didn’t create them, you didn’t cause them, and you can’t control them. They are simply natural qualities of your mind. I was taught that when such very positive experiences occur to stop right there, before the sensations dissipate. Contrary to my expectations, when I stopped practicing as soon as bliss, clarity, or some other wonderful experience occurred, the effects actually lasted much longer than when I tried to hang on to them. I also found that I was much more eager to meditate the next time I was supposed to practice.
Quan trọng hơn nữa, tôi phát hiện rằng nếu ngừng thiền quán đúng lúc tôi đạt được cảm giác hỷ lạc, trong sáng hay siêu việt khái niệm, thì đó là một thực tập rất tốt để học buông xả cái tập khí dzinpa, hay là chấp thủ. Chấp thủ hay bám chặt vào một kinh nghiệm tuyệt diệu là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của thiền quán, vì người ta quá dễ dàng tưởng rằng kinh nghiệm tuyệt diệu đó là dấu hiệu của sự chứng ngộ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, đó chỉ là một giai đoạn thoáng qua, một chút lóe sáng của chân tánh bản tâm, vốn cũng dễ bị che mờ như mây che mặt trời. Một khi khoảnh khắc ngắn ngủi của tuệ giác thuần tịnh ấy qua rồi, bạn sẽ phải đối mặt với những kinh nghiệm bình phàm như sự chán nản, tán tâm hay bực dọc. Và bạn sẽ có nhiều sức mạnh, nhiều tiến bộ khi tu tập trong những điều kiện này hơn là cố gắng bám víu vào những kinh nghiệm hỷ lạc, trong sáng hay siêu việt khái niệm.
Even more important, I discovered that ending my meditation practice at the point at which I experienced something of bliss, clarity, or nonconceptuality was a great exercise in learning to let go of the habit of dzinpa, or grasping. Grasping or clinging too tightly to a wonderful experience is the one real danger of meditation, because it’s so easy to think that this wonderful experience is a sign of realization. But in most cases it’s just a passing phase, a glimpse of the true nature of the mind, as easily obscured as when clouds obscure the sun. Once that brief moment of pure awareness has passed, you have to deal with the ordinary conditions of dullness, distraction, or agitation that confront the mind. And you gain greater strength and progress through working with these conditions than by trying to cling to experiences of bliss, clarity, or nonconceptuality.
Hãy dùng chính kinh nghiệm của mình làm người dẫn đường và tạo nguồn cảm hứng. Hãy để mình tận hưởng những phong cảnh trên con đường tu tập. Phong cảnh đó chính là tâm thức của bạn, và vì tâm bạn vốn đã sẵn tánh giác ngộ, nếu bạn biết tận dụng cơ hội để thỉnh thoảng nghỉ ngơi một chút trên con đường, cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng nơi bạn muốn đến chính là nơi bạn đang đứng.
Let your own experience serve as your guide and inspiration. Let yourself enjoy the view as you travel along the path. The view is your own mind, and because your mind is already enlightened, if you take the opportunity to rest awhile along the journey, eventually you’ll realize that the place you want to reach is the place you already are.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.152.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...