Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chết, vào thân trung ấm và tái sinh »» 2. CÁC GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT THÂN TRUNG ẤM »»

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh
»» 2. CÁC GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT THÂN TRUNG ẤM

(Lượt xem: 6.366)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh - 2. CÁC GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT THÂN TRUNG ẤM

Font chữ:

Tâm thức ánh tịnh quang trụ trong bất động dù bao lâu đi nữa, cuối cùng cũng sẽ có một sự chuyển động nhẹ như là một thoáng rùng mình trong tâm thức ấy. Thế là bắt đầu ra khỏi ánh tịnh quang. Ở điểm này, khí cực vi tế và thần thức lìa khỏi các giọt khí trắng-đỏ đã mở ở tại tim và thoát ra ngoài. Bỏ cơ thể lại, và một thân mới là thân trung ấm được thành hình. Cùng lúc, giọt khí trắng từ tim chảy xuống và tiết ra ngoài chỗ kín của người nam hay nữ, trong khi đó, giọt khí đỏ chảy ngược lên và tiết ra khỏi lỗ mũi.

Khí trợ sinh này, là căn cứ của ánh tịnh quang sự chết và có ánh sáng ngũ sắc, bây giờ tác động làm nhân trọng yếu của thân trung ấm.

Màu sắc của khí trợ sinh cực vi tế, tự nó là màu trắng, nhưng nó phát xạ ra 5 màu sắc: trắng, đỏ, vàng, xanh lục và xanh dương.

Khí trợ sinh này cũng tác động làm cộng nhân của tâm thức của thân trung ấm.

Tâm thức ánh tịnh quang sự chết tác động làm cộng nhân của thân và làm nhân trọng yếu của tâm thức thân trung ấm. Nương nhờ vào đó, thân trung ấm, lúc đó là một thân tạo bằng khí với hình dạng của thân người trong cảnh giới tái sinh sắp tới, được thực sự thành hình, nhưng tách rời khỏi các uẩn của thân cũ [là thân của kiếp vừa mới chết] mang theo nghiệp quả [của các hành động quá khứ].

Thân của kiếp trung ấm mang hình dáng của thân sẽ phải tái sinh trong đời sau, dầu là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la hay trời.

Lúc đó, ba tâm thức gồm màn trắng xuất hiện, đỏ tăng, đen cận mãn đã được giảng trong phần trước sẽ khởi lên tuần tự theo tiến trình ngược. Sự hé rạng của tâm thức đen cận mãn trong tiến trình ngược, sự chấm dứt của ánh tịnh quang sự chết và sự cấu tạo của thân trung ấm xảy ra cùng một lúc. Trong nhiều kinh sách – như kinh đại [Đại thừa] và kinh tiểu [Tiểu thừa], Trí tuệ [A tỳ đàm vi diệu pháp] và Du Già Sư Địa Luận của tổ Vô Trước –[37] đều viết rằng sự chấm dứt của cái chết và sự cấu tạo của thân trung ấm xảy ra đồng thời, như là [chuyển động lên và xuống] ở hai bên đầu cán cân. Hơn nữa, vì thân trung ấm sinh ra một cách tự nhiên nên các chi nhỏ lớn (tay chân) của nó cũng được cấu tạo thành cùng một lúc.

Ngay khi thân trung ấm vừa thành hình, tâm thức của nó lúc đó là tâm của màn đen cận mãn trong tiến trình ngược. Từ đó, tâm đỏ tăng của tiến trình ngược phát sinh; rồi sau đó, tâm màn trắng xuất hiện và tiếp theo là 80 tâm sở hiện hành. Trong lúc đó, các dấu hiệu biểu hiện – từ [đen] cận mãn đến ảo tượng – xảy ra tuần tự theo tiến trình thứ tự ngược đã giảng lúc trước.

Thứ tự bây giờ là:

1. Ánh tịnh quang

2. Đen cận mãn tỏa rạng

3. Đỏ tăng tỏa rạng

4. Trắng xuất hiện tỏa rạng

5. Ngọn lửa đèn bơ cháy

6. Đom đóm

7. Khói

8. Ảo tượng

Thân trung ấm vội vã đi tìm nơi tái sinh, tìm hương [để ăn mà sống] v.v...Vì mang một thân có tâm thức cực vi tế, tạo thành chỉ nhờ năng lượng của khí, và vì đã bỏ lại thân thô lậu cấu tạo bởi các phần tử nặng trược gồm thịt, máu thô v.v..., thân trung ấm được gọi là Báo thân căn bản [mang ý nghĩa, nó là căn bản của sự tẩy tịnh để có thể chuyển hóa thành Báo thân]. Nó còn được gọi là thực hương ấm [vì nó ăn mùi hương mà sống].

Hỏi: Có thí dụ nào có thể diễn tả cụ thể hơn sự hiện hữu của thân trung ấm không ?

Đáp: Trong đời sống thường ngày, khi ta đi vào giấc ngủ, 4 dấu hiệu [ảo tượng, khói, đom đóm, và ngọn lửa đèn bơ cháy] và bốn giai đoạn Không [Không, tột Không, đại Không, và nhất thiết Không] của giấc ngủ cũng hé rạng như các giai đoạn trong tiến trình sự chết, nhưng rất ngắn gọn. Ánh tịnh quang sự ngủ [thô hơn ánh tịnh quang sự chết] cũng hé rạng, và khi ta ra khỏi ánh tịnh quang sự ngủ là ta sẽ mang một thân trong mộng (lúc ngủ mơ) [tương tợ khi ra khỏi ánh tịnh quang sự chết là vào thân trung ấm]. Khi xuất ra khỏi ánh tịnh quang sự ngủ, thân trong mộng được cấu tạo thành, và ta nằm mơ thấy làm đủ thứ chuyện trong giấc mơ. Rồi khi bắt đầu thức dậy, thân mộng làm bằng khí sẽ tan rã bắt đầu từ ngoại vi, như làn hơi thở trên mặt gương, và tụ nơi tim, thân này tan rã vào trong khí cực vi tế và tâm thức, vốn là một tự thể không phân lìa nằm trong kinh mạch trung ương tại tim của các phần tử (các đại) của thân và tâm ý trước khi ngủ. Từ đó, ta thức giấc và làm các hoạt động bình thường.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Kinh Bi Hoa


Những Đêm Mưa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.153.57 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...