Đầu tiên, 5 kinh mạch nơi tim hình thành cùng lúc – kinh mạch trung
ương, phải và trái cũng như kinh mạch Tam Vi của bên phía đông [đằng
trước] và kinh mạch Ái Dục bên phía nam [bên phải].
Luân xa tại tim bao gồm kinh mạch trung ương, phải và trái, bao quanh nó
là hoa sen 8 cánh, hay 8 căm (nan hoa) – 4 cánh tại 4 hướng chính và 4
cánh tại 4 hướng trung gian.
Sau đó, 3 kinh mạch hình thành cùng lúc – kinh mạch Phi Kết trụ ngay
[đằng sau] kinh mạch trung ương, kinh mạch Thủ Gia bên phía tây [sau
lưng], và kinh mạch Nội Hỏa bên phía bắc [bên trái]. Tất cả các thứ đó
gọi là 8 kinh mạch thành hình đầu tiên nơi tim [đừng nhầm lẫn với hoa
sen 8 cánh tại tim].
Sau đó, 4 kinh mạch của 4 hướng chính [tại tim] phân ra làm hai – tạo
thành 4 kinh mạch – cánh sen của các phương hướng trung gian. Tiếp tục
phát triển, 8 kinh mạch –cánh sen tại tim phân làm 3 mỗi thứ, tạo thành
24 kinh mạch tại 24 nơi khác nhau.
[61] Mỗi kinh
mạch của 24 kinh mạch lại phân làm 3, tạo thành 72 kinh mạch. Mỗi kinh
mạch của 72 kinh mạch lại phân thành một ngàn, tạo thành 72.000 kinh
mạch của thân thể. Có 5 đại kinh mạch – hoa sen
[62]
là:
1. Luân xa hoa sen Đại hỷ trên đảnh đầu, có 32 cánh hoa sen
2. Luân xa hoa sen Thọ hưởng tại yết hầu, có 16 cánh
3. Luân xa hoa sen Pháp bổn tại tim, có 8 cánh
4. Luân xa hoa sen Nội hỏa tại đan điền, có 64 cánh
5. Luân xa hoa sen Trì lạc tại chỗ kín, có 32 cánh
Ba luân xa hoa sen khác thuờng được nhắc tới là:
1. Luân xa hoa sen Khí điển tại chân mày, có 16 cánh
2. Luân xa hoa sen Hỏa điển tại cổ và tim, có 3 cánh
3. Luân xa hoa sen Châu báu [đầu dương vật], có 16 cánh
Về sự hình thành của các khí, tiến trình xảy ra như sau: trong tháng đầu
tiên sau khi nhập vào sự sống của kiếp mới trong dạ con, khí trợ sinh
thô khởi ra từ khí trợ sinh vi tế. Vào lúc đó, hình dạng vật thể của hữu
tình giống như một con cá. Vào tháng thứ hai, khí chuyển hạ xả rỗng sinh
ra từ khí trợ sinh; lúc đó, cơ thể đã có 5 chi mọc ra, như con rùa.
Trong tháng thứ ba, hỏa khí sinh ra từ khí chuyển hạ xả rỗng; lúc đó,
phần trên cơ thể đã hơi cong lại, và như thế mang hình dạng như con gấu
rừng. Trong tháng thứ tư, khí chuyển thượng sinh ra từ hỏa khí; lúc đó,
phần trên cơ thể đã hơi lớn phình ra, và như thế giống hình dạng con sư
tử. Trong tháng thứ năm, khí toàn thân sinh ra từ khí chuyển thượng; lúc
đó cơ thể mang hình dạng như một chú lùn.
Khí trợ sinh trụ chính yếu tại trung tâm của luân xa hoa sen tim; nó có
chức năng tạo ra sự chuyển động ra vào của các khí căn cứ cho các cảm
quan, và chức năng bảo tồn đời sống; dạng thô hơn của khí này tạo ra sự
chuyển động của hơi thở qua lỗ mũi.
[63] Khí chuyển
hạ xả rỗng trụ chính yếu tại trung tâm của luân xa hoa sen ở chỗ kín; nó
có chức năng tạo ra việc đi đại tiện, tiểu tiện, kinh nguyệt v.v... Hỏa
khí trụ chính yếu tại trung tâm của luân xa hoa sen đan điền [là nơi trụ
của nội hỏa]; nó có chức năng tạo ra sự tiêu hóa, tách rời các phần tinh
lọc và thô của thức ăn đã tiêu hóa và kích động nội hỏa. Khí chuyển
thượng trụ chính yếu tạo trung tâm luân xa hoa sen yết hầu; nó có chức
năng tạo ra vị giác nếm các thức ăn, nói chuyện v.v... Khí toàn thân trụ
chính yếu tại các khớp xương; nó có chức năng gây ra chuyển động, nghỉ
ngơi ngưng chuyển động v.v...
Trong tháng thứ sáu, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa của hai con mắt –
gọi là ‘chuyển động’ – và địa đại được thành hình. Từ tháng thứ sáu đến
tháng thứ mười, tứ đại – đất, nước, lửa, gió – và không đại sinh ra, có
nghĩa là khả năng các đại này đã phát triển đầy đủ.
Đến tháng thứ bảy, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa của hai tai – gọi là
‘chuyển động mạnh’ – và thủy đại được thành hình. Qua tháng thứ tám, khí
[phụ] di chuyển qua cánh cửa của hai lỗ mũi – gọi là ‘chuyển động hoàn
toàn’ – và hỏa đại được thành hình. Trong tháng thứ chín, khí [phụ] di
chuyển qua cánh cửa của lưỡi – gọi là ‘chuyển động kiên cố’ – và khí đại
được thành hình. Ở tháng thứ mười, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa thân
– gọi là ‘chuyển động cuối cùng’ – và không đại được thành hình; lúc đó,
các khoảng không trong cơ thể xuất hiện.
Năm khí phụ trên là năm phần chính hay là năm thể chính của khí trợ
sinh; nó dùng để phụ giúp nhận biết các đối tượng của 5 cảm quan của tâm
thức.
[64]
Kinh điển cũng ghi là mặc dù có 10 khí được tạo thành trong dạ con, hơi
thở [thô]
[65] ra vào từ mũi chưa bắt đầu mãi cho
đến ngay sau khi sinh ra chào đời.
Về cách cấu tạo của các giọt khí, khối hợp chất tinh túy gồm các phần tử
[giọt] trắng và đỏ cũng như là khí cực vi và tâm thức, kích thước bằng
hạt mù tạt, trụ trong một khoảng trống nhỏ của luân xa trung ương tim,
được gọi là ‘khí bất hoại’ [vì nó không bị hủy hoại cho đến khi chết].
Từ giọt khí trắng, một phần đi lên phía trên đến luân xa hoa sen tại
đảnh đầu và trụ lại ở đó; nó được gọi là chủng tự ‘chữ HAM’ (chữ Tây
Tạng).
[66] Nó làm tăng trưởng trực tiếp và gián
tiếp các giọt khí trắng ở những nơi khác của thân thể. Từ giọt khí đỏ ở
tim, một phần đi xuống phía dưới vào trong luân xa hoa sen tại đan điền
và trụ lại ở đó; nó được gọi là ‘nội hỏa’. Nó làm tăng trưởng trực tiếp
và gián tiếp các giọt khí đỏ ở những nơi khác của thân thể.
Dù chỉ có một phần của mỗi khí trụ lại tại mỗi luân xa hoa sen trên,
giọt khí trụ ở đảnh đầu là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các
giọt trắng; trong khi luân xa hoa sen đan điền là nguồn điều khiển chính
sự tăng trưởng của các giọt đỏ. Luân xa hoa sen ở tim cũng là nguồn điều
khiển chính sự tăng trưởng của các giọt khí trắng và đỏ. Hơn nữa, kinh
điển còn nói rằng bất kỳ lúc nào cần thiết, các giọt khí trắng và đỏ sẽ
được cấu tạo thành, chứ không như là nước đổ sẵn trong bình [mà trong đó
có một phần có thể bị dùng cạn].
Thời gian này, từ lúc liên kết với đời sống mới trong bào thai, cho đến
lúc trải qua và nhận lãnh một thân thể thô, được gọi là ‘Hóa thân căn
bản’ [vì nó chính là căn cứ để hành trì chuyển hóa thành Hóa thân (giác
ngộ) qua tu tập đạo].