Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận »» DẪN NHẬP »»

Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận
»» DẪN NHẬP

Donate

(Lượt xem: 14.766)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận - DẪN NHẬP

Font chữ:

Luận Đại thừa trang nghiêm kinh (大乘莊嚴經論, Mahāyānasūtralaṃkāra), nằm trong Đại tạng kinh bản Đại chánh số 1604, gồm 13 quyển, 24 phẩm, do Đại sĩ Vô Trước luận giải. Theo truyền thuyết thì luận này được ngài Vô Trước biên tập sau khi đã thọ giáo với Di-lặc (Maitreya) trên cung trời Đâu-suất (Tuṣita). Nói cách khác, luận này bao gồm những câu kệ của Bồ tát Di-lặc và những lời chú giải của ngài Vô Trước. Phạn ngữ là Mahāyānasūtralaṃkāra, trong đó Mahāyāna là Đại thừa (大乘), sūtra là kinh (經), ālaṃkāra là trang nghiêm (莊嚴).
Đời Đường, từ năm 630 đến năm 633, ngài Ba-la-phả-mật-đa-la (波羅頗蜜多羅, Prabhākaramitra) dịch luận này với danh đề Đại thừa trang nghiêm kinh luận (大乘莊嚴經論). Nhiếp Đại thừa luận bản (攝大乘論本) đề cập đến luận này với danh xưng Đại thừa kinh trang nghiêm luận (大乘經莊嚴論). Danh đề của luận này có thâm ý là sự trang nghiêm kinh điển Đại thừa, hay sự trang nghiêm Đại thừa, vì vậy trong Thành duy thức luận thuật ký (成唯識論述記), Ngài Khuy Cơ (窺基, 632-682), đệ tử lỗi lạc của ngài Huyền Trang, nhận định: “Nên gọi là “Trang nghiêm đại thừa kinh luận” (莊嚴大乘經論), vì [luận này] có thể trang nghiêm kinh điển Đại thừa. Lúc trước gọi “Luận Đại thừa trang nghiêm kinh” là không đúng, bởi lẽ không có [kinh tên] Đại thừa trang nghiêm kinh.”
Trong Nhiếp Đại thừa luận thích nói về luận Đại thừa trang nghiêm kinh như sau: “Luận nói: “Thêm nữa, trong luận Đại thừa trang nghiêm kinh có năm bài kệ tụng làm rõ đạo lý này.” Giải thích: Nghĩa lý của kinh thì sâu kín khó hiểu. Như thật thấu rõ nghĩa lý chính xác của kinh, nên gọi là luận Trang nghiêm kinh. Luận giải kinh (sâu kín khó hiểu) này nên được gọi tên là Trang nghiêm. Trong luận Trang nghiêm kinh có nhiều nghĩa lý. Nay chỉ lược lấy năm bài kệ tụng. Các kệ tụng này muốn hiển bày những gì? Các kệ tụng này hiển bày những nghĩa lý rốt ráo khó hiểu trong [giai đoạn] tu đạo.”
Vũ Tỉnh Bá Thọ (宇井伯壽), học giả Nhật Bản, giải thích rằng đây là luận thích để trang nghiêm kinh Đại thừa. Khố Cốc Hiến Chiêu (袴谷憲昭) - một học giả Nhật Bản - thì cho rằng đây là luận thích kinh Trang nghiêm, một bản kinh của Đại thừa. Học giả G. Tucci căn cứ luận Đại thừa trang nghiêm kinh, luận Hiện quán trang nghiêm (現觀莊嚴論, Abhisamayālaṃkāra) và Hiện quán trang nghiêm luận quang minh chú (現觀莊嚴論光明注, Abhisamayālaṃkārāloka) mà cho rằng từ ngữ “trang nghiêm” có nghĩa như một thể loại chú thích, với mục đích hệ thống hóa kinh điển Đại thừa, từ đó hình thành một hệ thống mới là Du-già phái, có sự liên kết chặt chẽ với triết lý Phật giáo Đại thừa.
Học giả người Pháp là Sylvain Lévi (1863-1935) đã dịch luận này từ bản Sanskrit được ông phát hiện ở Nepal vào năm 1898. Bản sao Sanskrit của luận này nằm trong Mahāyānasūtralaṃkāra, Exposé de la doctrine du Grand Véhicule selon le Systeme Yogacara, vol. I, Paris 1907; còn bản dịch tiếng Pháp của luận này nằm trong Mahāyānasūtralaṃkāra, Exposé de la doctrine du Grand Véhicule selon le Systeme Yogacara, vol. II, Paris 1911. Ngoài ra, Đại học Ryukoku, Kyoto hiện có hai bản tiếng Sanskrit của luận này.
Trong Tạng bản Tengyur, luận này có danh xưng là Theg pa chen po mdo sde’i rgyan gyi bśad pa, do ngài Śākyasiṃha (Thích-ca Sư Tử, 釋迦獅子) và ngài Ka ba dpal brtsegs (Già-bạch-phổ-tử-kết, 迦白普子結), sống vào cuối thế kỷ 8, dịch từ Phạn ngữ sang Tạng ngữ. Thế kỷ 11, bản luận này được Ban thiền Parahita (Bạt-nhiệt-ê-đa, 拔热醯多), Đại sư Sajjana (Tát-gia-na, 薩加那) và dịch giả Ngog Loden Sherab (Nga la đan hiệp nhiêu, 俄羅丹協饒) hiệu đính hoàn chỉnh.
Bản Sanskrit có 21 phẩm. Ngài Ba-la-phả-mật-đa-la chia luận này thành 24 phẩm: trong đó chia phẩm Mahāyānasiddhi (21 kệ tụng) của bản Sanskrit thành 2 phẩm: Duyên khởi (8) và Thành tông (17); chia phẩm 17 Pūjāsevāpramāna (66 kệ tụng) của bản Sanskrit thành 3 phẩm: Cúng dường (5), Thân cận (7) và Phạn trú (49); và chia phẩm Caryāpratistha (2 phần, 61 kệ tụng) thành 2 phẩm: Hành trú (27) và Kính Phật (19). Bản Tây Tạng cũng có 21 phẩm, nhưng chia phẩm Mahāyānasiddhi (21 kệ tụng) của bản Sanskrit thành 2 phẩm: Adi (6) và siddhi (15) trong khi lại kết hợp 2 phẩm cuối của bản Sanskrit thành 1 phẩm Caryāpratistha (61).
Bản Anh ngữ của luận này có tựa đề là The Universal Vehicle Discourse Literature, được chuyển dịch công phu bởi Robert Thurman và Ban phiên dịch The American Institute of Buddhist Studies (AIBS) thuộc Đại học Columbia, New York. Bản thảo Anh ngữ của Robert Thurman khởi sự từ năm 1972 và tạm xem như hoàn tất vào năm 1980, nhưng vì muốn hoàn thiện bản thảo nên ông vẫn cùng với nhiều học giả khác tiếp tục việc chỉnh sửa trong hơn 20 năm sau đó, nên toàn bộ công trình này đã kéo dài đến hơn 30 năm, và chính thức được xuất bản vào năm 2004. Với sự trợ giúp và cống hiến ý kiến của các bậc thầy Tây Tạng, Ấn Độ và Nhật Bản, của các học giả và nhà nghiên cứu Phật học trên khắp thế giới, đặc biệt là Giáo sư Gadjin Nagao ở Đại học Kyoto, cũng như với sự làm việc cẩn trọng của Ban phiên dịch trong sự chọn lọc thuật ngữ tiếng Anh, chú thích cùng đối chiếu các văn bản Phạn, Tạng, Hoa và Pháp, có thể nói, đây là một bản dịch đáng tham khảo.
Du-già sư địa luận (瑜伽師地論) là tác phẩm lập thuyết của Du-già hành tông. Luận này gồm 100 quyển, được biên soạn khoảng 300 - 350 Tây lịch. Ngài Huyền Trang dịch luận này non hai năm, từ năm 646 đến năm 648. Khu vực Đông Nam Á đều cho rằng đây là tác phẩm của Bồ tát Di-lặc, nhưng Phật giáo Tây Tạng thì cho là của Đại sĩ Vô Trước. Nội dung luận này chủ yếu bàn về tâm pháp theo quan điểm bộ phái và các cấp độ tu chứng của một hành giả trước khi thành Phật, từ đó triển khai các nét giáo lý riêng của phái Du-già như a-lại-da thức, ba tự tánh, ba vô tự tánh, chủng tử, huân tập, nhị chướng và duy thức. Cấu trúc của phần Bồ Tát địa (Bodhisatvabhūmi) trong Du-già sư địa luận rất gần với cấu trúc của Đại thừa trang nghiêm kinh luận.
Trong khi Du-già sư địa luận được Đại sĩ Vô Trước viết với danh nghĩa Bồ tát Di-lặc thì Nhiếp Đại thừa luận (攝大乘論, Mahāyānasaṁgraha, gọi tắt là Nhiếp luận) lại được viết với danh nghĩa của chính ngài. Luận này có đôi chỗ trích dẫn kệ tụng của Đại thừa trang nghiêm kinh luận. Duy thức học của ngài Vô Trước trong Đại thừa trang nghiêm kinh luận có tánh cách khái lược, đến Nhiếp Đại thừa luận thì được triển khai một cách hoàn mỹ. Nói cách khác, Đại thừa trang nghiêm kinh luận đã được hình thành trước Nhiếp Đại thừa luận.
Có hai tác phẩm mang tên Bồ tát Di-lặc liên hệ mật thiết đến tư tưởng của Đại thừa trang nghiêm kinh luận, đó là Biện trung biên luận tụng và Biện pháp pháp tánh luận. Biện trung biên luận gợi mở về Trung đạo qua lập trường “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Biện pháp pháp tánh luận thuyết minh hữu pháp (sanh tử) và pháp tánh (Niết-bàn) là hai mặt nhiễm tịnh, từ đó chuyển mê thành giác, liễu thoát sanh tử, ngộ nhập niết-bàn. Ngoài ra, phải kể đến kinh Giải thâm mật (解深密經, Saṃdhinirmocana-sūtra), bộ kinh được Du-già sư địa luận trích dẫn toàn văn trong các quyển 75 - 78, đặt nền tảng cho duy thức và tổng kết cho Đại thừa. Đại thừa trang nghiêm kinh luận đã lấy kinh Giải thâm mật, đặc biệt là chương Phân biệt du-già, làm tiền đề để luận giải về a-lại-da thức.
Trong luận Đại thừa trang nghiêm kinh, Đại sĩ Vô Trước đã trích dẫn một số kinh luận để minh chứng cho luận cứ của mình như: kinh Đa giới (Trung bộ kinh), kinh Hạnh thanh tịnh (Hoa nghiêm kinh), kinh Thánh giả vô tận tuệ (Đại tập kinh), kinh Phật thuyết thập địa, kinh Tư ích Phạm thiên sở vấn, kinh Đại bát-nhã ba-la-mật, kinh Phật thuyết Như lai bất tư nghị bí mật Đại thừa, kinh Hôi hà và kinh Đệ nhất nghĩa không (Tạp A-hàm), kinh Bố thí bữa ăn (Tăng chi bộ kinh), kinh Gánh nặng và kinh Tri pháp (Tương ưng bộ kinh), kinh Phật thuyết thánh pháp ấn, kinh Kim cương bát-nhã, kinh Bảo tích, luận Trung biên phân biệt v.v… Qua đó cho thấy, Đại sĩ Vô Trước đã gom lấy những giáo lý của Tiểu thừa Hữu bộ làm cơ sở, đồng thời trưng dẫn những kinh điển Đại thừa để xác lập Đại thừa. Đại sĩ Vô Trước và Đại sĩ Thế Thân (世親, Vasubandhu) lấy giáo lý Tiểu thừa làm nền tảng để xây dựng Đại thừa, và đó là điểm đặc sắc của Phật giáo thuộc thời kỳ Vô Trước - Thế Thân.
Luận Đại thừa trang nghiêm kinh được ngài Ba-la-phả-mật-đa-la (565~633) phiên dịch hoàn tất vào đời Đường, năm Trinh Quán thứ 7 (633). Ngài là người nước Ma-kiệt-đà, Trung Thiên Trúc, còn gọi là Ba-la-phả-ca-la-mật-đa-la, Ba-phả-mật-đa-la, hoặc gọi tắt là Ba-phả, dịch ý là Tác minh tri thức, Minh hữu, Quang trí. Ngài thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi, 10 tuổi xuất gia, tụng thuộc kinh điển Đại thừa cả trăm ngàn bài kệ. Sau khi thọ Cụ túc giới, ngài học tập Luận tạng, tu tập định nghiệp, không xả bỏ kinh điển suốt 12 năm trường. Sau đó ngài Nam du tới tu viện Na-lan-đà, ở chỗ Luận sư Giới Hiền mà nghe học Thập thất địa luận và tụng đọc các bộ luận Tiểu thừa. Nhờ khí chất thông minh, học vấn uyên bác, ngài nghiên cứu tinh tường giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Ngài lại làm bậc giáo thọ sư cho các vị đồng học, cùng hóa độ tăng chúng, và thường diễn giảng những bộ kinh như Bát-nhã nhân-đà-la-bạt-ma v.v…, khiến các học nhân đều thâm đạt nghĩa lý u huyền. Với giới hạnh tinh cần, tài thức minh mẫn, ngài được các vị đồng học kính trọng. Theo duyên hóa độ, ngài đi đến vùng Bắc Địch giáo hóa Phật pháp cho dân Đột Quyết, rồi tiếp tục đi về phương Bắc, đến nước Tây Đột Quyết của Khả hãn Thống Diệp Hộ, giáo hóa những kẻ chưa từng biết đến chánh giáo, khiến Nhung chúa ở vùng đó thâm tín bội phục vô vàn, nên cấp cho 20 người để hầu hạ cung phụng ngày đêm. Năm 626, tướng quân Cao Bình Vương thỉnh cầu ngài đến Đông độ. Thế là, vào đời vua Đường Thái tông, đầu năm Trinh Quán (627), ngài đầu đội Phạn kinh đi vào Trường An, trú ở chùa Đại Hưng Thiện, trong 3 năm 3 tháng, cùng với các vị Tuệ Thừa, Tuệ Trách, Pháp Lâm, Huyền Mô v.v… cả thảy 19 bậc danh tăng thạc đức cùng nhau dịch kinh. Các kinh được dịch gồm có: kinh Bảo tinh đà-la-ni (寶星陀羅尼經), 10 quyển, Bát-nhã đăng luận thích (般若燈論釋), 15 quyển, luận Đại thừa trang nghiêm kinh (大乘莊嚴經論), 13 quyển... Do thệ nguyện hoằng dương Phật pháp, ngài không màng bao gian nan nguy hiểm, đi hơn 40 ngàn dặm, vượt ngọn Thông Lĩnh, băng qua các bãi sa mạc cùng núi sông hiểm trở, tự mang kinh điển để sang nước Chấn Đán phiên dịch. Song chí nguyện của ngài chưa hoàn mãn thì thân sanh bịnh. Vào năm Trinh Quán thứ 7 (633), tự biết không cứu trị nổi, ngài bèn phân phát vật dụng, tạo các tịnh nghiệp, rồi ngồi thẳng trước chánh điện chùa Thắng Quang, nhất tâm quán tượng Phật mà thị tịch, thọ thế 69 năm.
Đối tượng của luận Đại thừa trang nghiêm kinh là nhắm vào Tiểu thừa bộ phái, thế nên phẩm Thành tông thứ 2 của luận này đưa ra nhiều luận điểm để xác nhận Đại thừa chính là do Phật thuyết. Nội dung luận này trình bày những giáo nghĩa Đại thừa, vừa là giáo lý thượng đẳng, vừa là thích hợp nhất để cứu độ chúng sanh. Trên quan điểm đó, luận này mô tả đường lối tu hành của chư vị Bồ tát: “Ở đây lấy tám sự để tổng nhiếp tất cả pháp Đại thừa. Tám sự là: 1. Chủng tánh, như trong phẩm Chủng tánh (thứ tư) đã nói; 2. Đức tin chánh pháp, như trong phẩm Minh tín (thứ mười một) đã nói; 3. Phát tâm, như trong phẩm Phát tâm (thứ năm) đã nói; 4. Thực hành các hạnh, như trong phẩm Độ nhiếp (thứ mười bảy) đã nói; 5. Nhập đạo, như trong phẩm Giáo thọ (thứ mười lăm) đã nói; 6. Thành thục chúng sanh, là Bồ tát từ địa đầu tiên đến địa thứ bảy; 7. Làm sạch thế giới của Phật, là Bồ tát bất thoái từ địa thứ tám trở lên; 8. Bồ-đề thù thắng, là Phật địa.”
Nếu như Nhiếp Đại thừa luận là luận văn nói tổng quát về Đại thừa, thì luận Đại thừa trang nghiêm kinh là luận văn nói rất chi tiết. Đại thừa trong luận này bao trùm hết thảy văn nghĩa, cảnh, hành, quả của các thừa; thành tựu chủng tánh Bồ tát, thấy đúng với chân thật, tu tập hết thảy thiện pháp mà đặc biệt là bốn niệm trú, bốn pháp nhiếp và sáu ba-la-mật, dồn chứa hai thứ tư lương phước trí, đoạn trừ hai chướng phiền não hoặc trí, xuất sanh trí vô phân biệt, chứng đắc hai quả bồ-đề, thành thục lợi mình lợi người không bao giờ ngừng nghỉ, công đức của pháp thân v.v… Và vì vậy, hành giả muốn biết thế nào là con đường của Đại thừa thì không thể bỏ qua tác phẩm luận Đại thừa trang nghiêm kinh này.
Nghĩa lý luận Trang Nghiêm
Thật không thể nghĩ bàn
Tăng tiến cho hành giả
Bằng tư lương phước trí.
Nay con được dịch chú
Đáp đền bốn ơn nặng
Cầu nguyện cùng chúng sanh
Có duyên đọc luận này
Thì biết đạo phương tiện
Của Bồ tát tu tập
Thành tựu lợi mình, người
Và phát tâm bồ-đề
Hết một báo thân này
Mau sanh cõi Cực Lạc.
Ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát
02.11.2012
Phật tử Tổ đình Ấn Quang
Quảng Minh
Luận Đại thừa Trang Nghiêm Kinh

« Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Hạnh phúc khắp quanh ta


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.59.28 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...