Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1994 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1994

Donate

(Lượt xem: 9.378)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1994

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hỏi: Thưa thầy, mỗi khi một thiền sư phụ tá đi vào và đi ra khỏi thiền đường, những người phục vụ Dhamma thường hay cúi lạy. Thiền sinh quan sát những điều này, và khi họ phục vụ Dhamma họ cũng làm đúng như vậy. Nó hầu như đã trở thành một nghi lễ. Xin thầy chỉ dẫn cho chúng con về điều này?

Thầy Goenka: Trong Dhamma tinh khiết không một nghi lễ nào được cho phép. Dhamma và nghi lễ không thể hiện hữu cùng với nhau. Thầy thấy không có gì sai trái trong việc một người nào đó tỏ lòng kính trọng đối với thiền sư phụ tá, với điều kiện là người này bày tỏ sự kính trọng đối với Dhamma. Một thiền sư phụ tá hay bất cứ ai ngồi trên chỗ của Dhamma - thiền sư phụ tá hay thiền sư kỳ cựu, hay phụ tá cho thiền sư tổng quản, bất cứ ai - là đại diện cho giáo huấn của Đức Phật, cho Dhamma và toàn thể một dòng những thiền sư của Vipassana. Người đó đã sống một cuộc đời Dhamma và phục vụ người khác trong Dhamma. Ta phát triển lòng thành tín, lòng biết ơn đối với người này. Cúi lạy là một công việc tạo ra công đức. Thực ra ta cúi lạy Dhamma, tỏ lòng kính trọng Dhamma.

Nhưng khi điều này trở nên thuần túy là một nghi lễ hay nghi thức, nó đi ngược lại với Dhamma. Nếu có một ai vì sự kính trọng mà cúi lạy và người khác cảm thấy : “Nếu tôi không cúi lạy thì mọi người sẽ cho tôi là một người khiếm nhã, do đó tôi cũng phải cúi lạy,” một lần nữa, điều này đi ngược với Dhamma. Hành xử theo đường lối Dhamma là luôn luôn có chủ ý tinh khiết ở trong tâm. Bằng không nó chỉ là những thói quen máy móc: Các con cúi lạy và tập thể dục cho cái lưng! Nếu muốn tập thể dục, tốt hơn nên tập trong phòng riêng của mình.

Nếu có một ai không cúi lạy bởi vì vào một lúc nào đó người đó đã không phát triển được chủ ý thành tín đối với Dhamma. Thầy cảm thấy vui, “Rất tốt.” Cúi lạy phải kèm theo chủ ý là tỏ lòng kính trọng đối với Dhamma, chứ không phải đối với một cá nhân.

Ngay như Đức Phật cũng không thích người khác tỏ lòng thành kính đối với mình. Ngài nói rằng: “Các con có thể khi nào cũng ở gần ta, nắm lấy vạt áo của ta, nhưng các con ở xa ta rất nhiều. Nhưng nếu các con thực hành Dhamma với một tâm thanh tịnh, mặc dù các con ở xa hàng ngàn dặm các con vẫn rất gần ta.”

Yo dhammaṃ passati so maṃ passati, yo maṃ passati so dhammam passati. Người nào thực hành Dhamma - có nghĩa là thực hành Dhamma ở bên trong – là đang quan sát ta, là đang thấy ta. Nếu ai không thực hành Dhamma, thì cúi lạy chỉ là một bài tập điên rồ.

Hỏi: Ngài thiền sư Webu Sayadaw, trong một quyển sách có tựa đề “Tinh túy của sự thực tập”, đã nói anapanasati là một con đường tắt để tới Niết bàn. Điều này làm sao có thể được nếu người đó quan sát cảm giác chỉ ở trong một vùng nhỏ? Tuy nhiên, thầy nói rằng cần phải quan sát toàn thể lãnh vực của Vedana - Cảm giác. Xin thầy vui lòng giải thích cho điều này?

Đáp: Một câu hỏi rất hay. Có rất nhiều hiểu lầm ở những người không hiểu truyền thống này đã được duy trì ở quốc gia lân cận (Miến Điện) như thế nào. Đại sư Webu Sayadaw là người chịu ảnh hưởng của truyền thống đã được duy trì ở quốc gia đó, và truyền thống đó nói rằng: Một thiền sinh phải bắt đầu với Anapana. Có rất nhiều đối tượng mà các con có thể bắt đầu để phát triển samadhi của mình. Khi các con phát triển Samadhi bằng Anapana, đây là đường tắt để tới Niết bàn - như ngài đã nói rất đúng.

Bởi vì thầy đã gặp ngài nhiều lần và rất gần gũi với ngài, đường lối giảng dạy của ngài như sau: Không ngừng quan sát vùng này, không ngừng quan sát sự hô hấp. Một thời điểm sẽ tới khi cảm giác trở nên rất rõ rệt. Và một thời điểm sẽ tới khi cảm giác này tự động sẽ bắt đầu lan truyền khắp cơ thể. Cảm giác phải lan truyền khắp cơ thể. Nếu cảm giác không lan truyền khắp cơ thể, các con sẽ không thể đạt tới giai đoạn Niết bàn, bởi vì các con không thể chứng nghiệm bhanga (Bhanga là sự tan rã hoàn toàn). Bhanga không phải là chỉ cảm thấy cảm giác trên một vùng nhỏ của cơ thể: Toàn thể nama và rupa (thân và tâm) phải hoàn toàn tan rã. Đây là bhanga. Ngài Webu Sayadaw không dạy người nào bằng cách nói rằng: “Các con sẽ đạt được Niết bàn mà không cần bhanga.” Sự nhận định như vậy là một sự hiểu lầm về giáo huấn của ngài.

Hỏi: Tất cả chúng ta đều muốn truyền bá Dhamma để làm giảm thiểu khổ đau trên thế giới. Dù vậy, không một ai trong chúng ta muốn tạo ra cảm tưởng rằng chúng ta áp đặt Vipassana lên người khác, như thể là chúng ta muốn làm cho tông phái của chúng ta lớn mạnh. Xin thầy cho chỉ dẫn về việc truyền bá phương pháp tuyệt diệu này mà không để cho người khác có cơ hội biến Vipassana thành một tông phái?

Đáp: Nếu các con áp đặt Vipassana vào người khác, các con đã đẩy người ta xa khỏi Dhamma. Làm sao có thể áp đặt Dhamma tuyệt diệu này vào người khác? Thực ra truyền thống – một truyền thống lành mạnh - là Dhamma sẽ không được trao truyền cho bất cứ ai trừ khi người đó khẩn cầu một cách nhún nhường. Làm sao các con có thể áp đặt lên người khác được? Nếu có ai thỉnh cầu, các con ban cho họ. Bất cứ ai cố gắng áp đặt Dhamma vào người khác chắc chắn đang truyền bá một giáo phái.

Dhamma là Dhamma, nó phải được trao truyền với tất cả lòng từ bi và yêu thương. Và người ta chấp nhận một cách tự nguyện với đầy sự kính trọng. Chỉ như vậy nó mới là Dhamma, còn không thì không phải.

Hỏi: Xin thầy làm ơn giải thích nhiệm vụ của thiền sư phụ tá và thiền sinh để bảo đảm rằng Vipassana sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho nhân loại?

Đáp: Con muốn nói là mối liên hệ giữa thiền sư phụ tá và thiền sinh phải không? Thiền sư phụ tá được bổ nhiệm để học cách làm sao để giảng dạy Dhamma một cách đúng đắn. Đây là một thời gian đào tạo cho họ. Khi ta phát triển để được hoàn thiện trong việc giảng dạy Dhamma, ta sẽ có những trách nhiệm lớn hơn, trở thành một thiền sư phụ tá kỳ cựu. Nếu như trong chức vụ đó ta tiếp tục phục vụ một cách đúng đắn, thì ta sẽ có nhiều trách nhiệm hơn nữa, và trở thành người phụ tá cho thiền sư tổng quản. Phục vụ toàn thiện trong việc đó, ta sẽ trở thành một thiền sư. Do đó tất cả đều là sự huấn luyện.

Có người nào đó ngồi trên chỗ của Dhamma như là một thiền sư phụ tá có thể phát triển ý nghĩ về ngã mạn: “Hãy xem, bây giờ ta vượt trội hơn tất cả những thiền sinh đã tới đây, đó là tại sao ta ngồi trên cái ghế Dhamma.” Hoặc là một người nào đó đi từ một thiền sư phụ tá trở thành một thiền sư phụ tá kỳ cựu có thể bắt đầu nghĩ rằng: “Bây giờ ta vượt trội hơn rất nhiều những thiền sư phụ tá này.” Hay có người nào trở thành một thiền sư phụ tá cho thiền sư tổng quản thấy rằng, “Hãy nhìn xem, ta rất là vượt trội.” Hay có người trở thành một thiền sư có thể nghĩ: “Ồ, ta là người vượt trội nhất! Mọi người phải nghe theo lời ta nói.”

Nếu sự điên rồ này phát triển, người đó không phù hợp để giảng dạy Dhamma. Toàn thể sự huấn luyện là để đạt được mục đích này mà thôi. Ngay khi ta trở thành một thiền sư phụ tá, công việc của ta là học cách làm sao để trao truyền Dhamma một cách rất khiêm nhường.

Ta phải nghĩ: “Ta là một đại diện của Đức Phật, của Dhamma, của một dòng những thiền sư của Dhamma. Ta là đại diện của vị thầy của mình. Bất cứ điều gì ta làm gây tổn hại tới toàn thể truyền thống của Dhamma là một việc làm tổn hại công đức. Ta ở đây là để phát triển Paramis của mình, để trả lại món nợ về sự biết ơn đối với Đức Phật, đối với một dòng các thiền sư và cho vị thầy của ta, bởi vì ta nhận được Dhamma tuyệt vời này từ họ. Vì lý do này, ta phục vụ.” Nếu một thiền sư có được ý nghĩ này, thì mọi hành động của vị đó sẽ là những hành động tuyệt vời. Sự phục vụ của ta sẽ rất hữu hiệu.

Thiền sinh cũng tỏ lòng kính trọng đối với họ, nhưng ngay khi người này muốn chứng tỏ quyền hạn của mình, thì người này không phù hợp, không xứng đáng, mặc dù người này đã được bổ nhiệm làm thiền sư. Sự huấn luyện đang diễn ra bây giờ, tất cả đều là sự thử nghiệm; người ta được huấn luyện làm sao để phục vụ trong Dhamma.

Như Sayagyi U Ba Khin thường nói: “Người nào mà ta thấy rằng xứng đáng để dạy cũng có thể hoàn toàn thất bại.” Tất cả đều tùy thuộc vào paramis của người này. Nếu có paramis tốt trong quá khứ, người này sẽ tự động trở nên thành công trong việc giảng dạy, và sẽ tiến từ thiền sư phụ tá tới thiền sư, bởi vì người này có những phẩm hạnh đó.

Một người sẽ nghĩ: “Ta rất biết ơn những người tới để học Dhamma. Có rất nhiều người tới để học Dhamma từ tôi. Bây giờ tôi có thể có được parami về sự hiến tặng, (hay parami dana), và dana parami về sự hiến tặng Dhamma là danna parami cao quý nhất. Làm sao tôi có thể phát triển được parami đó, nếu những người này không tới đây? Tôi không thể đi vào rừng và tuyên bố: ‘Tôi sẽ dạy cho mọi người tại đây.’ Tôi đang phát triển dana parami của tôi bởi vì những người tới đây đã cho tôi cơ hội này. Tôi rất cảm kích họ. Một dòng - từ thiền sư cho tới Đức Phật - giảng dạy với tất cả tình thương và lòng từ bi! Tôi vẫn còn đang học hỏi, đây phải là mục đích của tôi. Đây là cách tôi phải làm.”

Người nào đã được giao cho một trách nhiệm cao nhất sẽ không ngừng nghĩ rằng, “Ngay từ lúc khởi đầu, công việc của tôi là một người tôi tớ Dhamma. Cho dù là một người phục vụ Dhamma hay là một thiền sư phụ tá, tôi đang phục vụ Dhamma. Bây giờ tôi đang có cơ hội để phục vụ Dhamma nhiều hơn nữa.”

Không có một quyền lực nào trong Dhamma. Chỉ có sự phục vụ khiêm nhường. Đây là cách duy nhất để có được sự đồng thuận với thiền sinh. Mọi thiền sư - thiền sư phụ tá, hay là thiền sư kỳ cựu, hay là phụ tá cho tổng quản, hay là thiền sư - đều phải hiểu rằng những gì sẽ xảy ra nếu các con áp đặt ý của mình vào thiền sinh.

Giả sử chúng ta nói: “Bắt đầu từ ngày mai trở đi, người này là một thiền sư phụ tá và qúy vị phải chấp nhận lệnh của ông ta, phải thỏa mãn tất cả những gì mà ông ta muốn… Bây giờ ông ta là một thiền sư kỳ cựu, nên tất cả thiền sư phụ tá phải nghe theo lời ông ta. Tất cả những gì ông ta nói là đúng và quý vị phải cúi lạy và chấp nhận nó… Bây giờ ông ta là phụ tá của thiền sư tổng quản, do đó mọi người phải lắng nghe ông ta.” Nếu đây là một đường lối như thế, thì thử hỏi sự áp đặt này tồn tại được bao lâu? Ngay trong cuộc đời của thầy, người ta sẽ bắt đầu tỏ ra bất kính người này. Sau đó, người này sẽ không có chỗ đứng trong hệ thống giảng dạy Dhamma.

Ta phải phát triển sự phục vụ theo cách là mọi thiền sinh sẽ tạo ra tình thương đối với các con. Nếu không có được tình thương thì chỉ là sự áp đặt quyền lực. Đây không phải là sự độc tài, đây là sự phục vụ. Do đó hãy phục vụ theo cách mà các con tạo ra tình thương và sự kính trọng trong tâm của những thiền sinh. Đây là cách mà sự phục vụ của con đưa ra kết quả tốt đẹp. Nếu con bắt đầu đưa ra sự áp đặt quyền lực của mình, địa vị của mình, các con sẽ không bao giờ là một thiền sư thành công.

Còn riêng đối với họ, thiền sinh phải luôn luôn hiểu rằng: “Đây là một người được bổ nhiệm. Tôi phải có sự kính trọng đối với người thầy của tôi, đối với một dòng các thiền sư. Tôi rất kính trọng Đức Phật. Và đây là một người, dù đúng hay là sai, thầy của tôi đã quyết định là có khả năng phục vụ. Bây giờ người đó là người đại diện của Dhamma bằng cách ngồi trên chỗ của Dhamma.”

Thiền sinh sẽ luôn luôn cố tạo ra sự kính trọng cho thiền sư phụ tá. Nhưng sự kính trọng này phải được tăng cường bởi cách hành xử của họ, bằng đạo đức của họ. Nếu thiền sư không có phẩm chất khiêm nhường, tình thương và lòng từ bi, người này không thể là một thiền sư thành công. Ngay cho dù người này được yêu cầu ngồi trên ghế của Dhamma, nó cũng không hữu hiệu.

Liên hệ này giữa thiền sư và thiền sinh rất là thiết yếu.

Hỏi: Thầy thường hay nói rằng chỉ giàu sang không thôi thì không mang lại bình an và an tĩnh. Những người không giàu sang và hạnh phúc phải làm gì?

Đáp: Đúng là chỉ có giàu sang không thể mang lại bình an và hài hòa. Nhưng cùng lúc, sự giàu sang đóng một phần quan trọng trong cuộc đời. Một người chủ gia đình không thể là một người ăn xin, cầu xin sự giúp đỡ của người khác. Người đó phải có khả năng để kiếm sống, giống như mọi người khác.

Một người đã không được ăn trong hai ngày, tới gặp Đức Phật, và có người nói: “Thưa Ngài, xin vui lòng dạy Dhamma cho người này. Người này sẽ có bình an. Người này là một người rất bất ổn.” Đức Phật Trả lời: “Trước tiên hãy cho người đó đồ ăn, sau đó anh ta có thể tới gặp ta, và ta sẽ trao truyền Dhamma.” Với một cái bụng đói, ta không có thể dạy Dhamma hay thụ nhận Dhamma. Tiền bạc đóng một vai trò quan trọng, nhưng chỉ có tiền không thôi thì không thể mang lại bình an và hài hòa.

Ở phương Tây, những nước được gọi là phát triển - vật chất đã được phát triển, nhưng thầy không biết họ có thực sự phát triển hay không - Có người tới chính phủ để xin trợ cấp bởi vì người đó không có việc làm. Người thất nghiệp này đi tới chính phủ bằng xe riêng của mình! Người này đã lái một chiếc xe tới để xin trợ cấp! Đó là một quốc gia giàu có. Tuy nhiên thầy được báo rằng cứ mỗi ba hay bốn người là có một người phải dùng thuốc an thần để ngủ được. Hàng tấn thuốc an thần và thuốc ngủ đã được bán ở quốc gia này mỗi ngày.

Giàu sang có ở đó, nhưng bình an ở đâu? Thầy muốn mọi đất nước được coi là kém phát triển trở thành phát triển không phải chỉ những về vật chất, mà với nền tảng của Dhamma. Phải có sự dồi dào vật chất ở mọi quốc gia, nhưng cùng với đó phải có sự bình an.

Ban đêm khi các con đi ngủ, ngay khi đầu các con chạm vào gối, các con phải bắt đầu ngáy, các con phải ngủ say. Tất cả các hãng chế tạo ra thuốc ngủ phải đóng cửa! Điều này sẽ xảy ra chỉ khi nào có Dhamma. Cùng với Dhamma, nếu những nhu cầu về vật chất được thỏa mãn, với sự giàu có thì các con có lý tưởng. Đây là những gì cần thiết.

Hỏi: Nếu tất cả người trong gia đình là những người hành thiền tốt và thường xuyên, nếu họ có rất nhiều khách tới thăm, đây có phải là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng họ đã hấp dẫn những người khách tới nhà họ không?

Đáp: Các con phản ứng như thế nào với điều đó? Nếu các con nghĩ rằng: “Bởi vì Vipassana nhiều người đã tới nhà tôi. Rồi Vipassana sẽ không tốt cho tôi. Tôi không thể có quá nhiều khách tới thăm nhà,” thì các con không phải đang thực hành Vipassana.

Tâm của các con phải tràn đầy niềm vui: “Ồ, có rất nhiều khách tới thăm nhà tôi. Bây giờ tôi có cơ hội phục vụ họ, giống như phục vụ những người trong gia đình. Tôi là một người rất may mắn, với rất nhiều người như thế tới nhà.” Và trong khi các con phục vụ họ, làm cho họ cảm thấy thoải mái, các con tất cả mọi việc với metta, với Vipassana. Đây là cách một người chủ gia đình lý tưởng phải hành xử.

Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày một người hành thiền Vipassana có cần phải tập thể dục hay yoga để duy trì sức khỏe thể xác không?

Đáp: Tập thể dục rất quan trọng. Các con đang thực hành Vipassana như là cách tập về tinh thần để giữ cho tâm có sức mạnh và khỏe khoắn. Tương tự như thế, các con phải tập thể dục, cho dù là yoga hay cách gì khác, để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh. Nó rất là thiết yếu và nên làm.

Hỏi: Một người phục vụ Dhamma bán thời gian có cần phải giữ năm giới không?

Đáp: Bán thời gian hay toàn thời gian, ta đã bắt đầu phục vụ Dhamma. Trong sự phục vụ cho thấy các con đã chọn con đường Dhamma và muốn Dhamma được lan truyền. Nếu các con không áp dụng Dhamma trong chính cuộc sống của các con, thì làm sao các con có thể là phương tiện để lan truyền Dhamma cho người khác. Hơn nữa khi các con lựa chọn để làm một người tôi tớ Dhamma, người ta bắt đầu nhìn vào lối hành xử và cuộc sống của các con. Người ta sẽ xét nghiệm Dhamma qua cách cư xử của các con. Nếu cách cư xử của các con không tốt thì làm sao người ta có thể tới với Dhamma được. Do đó không những chỉ cho sự phát triển Dhamma mà còn lợi lạc cho chính các con, các con phải giữ năm giới.

Hỏi: Nhiều người hành thiền muốn đi hành hương chung với thầy. Trong quá khứ, hành hương đã được tổ chức ở đây. Một cuộc hành hương khác có thể được tổ chức ở trong tương lai không?

Đáp: Thầy cũng muốn đi với những gia đình Dhamma của thầy trong cuộc hành hương này, nhưng đó không phải là một nghi thức hay nghi lễ. Trong cuộc hành hương vừa qua đó là một khóa thiền Vipassana di động. Tất cả những người hành hương đều bắt đầu anapana và rồi ngay khi ở trên tàu lửa đều tiếp tục sự hành thiền. Những lời hướng dẫn tu tập đã được sửa soạn để phát qua máy phóng thanh. Có hai toa xe lửa và cả hai đều nghe được cùng một lời hướng dẫn. Chuyến đi diễn ra như một khóa thiền Vipassana. Ở vài nơi, Vipassana được truyền dạy, và rồi khi nào chúng ta tới đích, chúng ta tiến hành giống như một khóa thiền bình thường. Chúng ta đi tới một nơi quan trọng nào đó – nơi sinh trưởng của Đức Phật, hay là nơi ngài trở nên giác ngộ - chúng ta nên hành thiền ở đó. Đây là một cách rất lành mạnh trong việc đi hành hương. Vào lúc đó, có khoảng 50 thiền sinh đi với thầy. bây giờ gia đình đã lớn mạnh, khi người có tuổi nhất trong gia đình bắt đầu cuộc hành hương, con cái sẽ nói: “Chúng con cũng muốn đi luôn.” Làm sao chúng ta có thể giàn xếp một khóa thiền di động cho nhiều người đến như vậy. Tuy nhiên, thầy cũng rất muốn có một cuộc hành hương giống như thế này. Nhưng hãy để xem chúng ta có cơ hội nào có thể được, và những cơ sở nào nào có thể giàn xếp được.

Hỏi: Bây giờ con đã 81 tuổi, và con rất mong muốn được phục vụ Dhamma ở một trung tâm. Nhưng con thấy rằng ban quản trị không có metta đối với con. Người già, người có tuổi nên có cơ hội để phục vụ.

Đáp: Nếu ban quản trị không có metta thì đó không phải là một ban quản trị lành mạnh. Nếu ban quản trị thấy rằng một người nào đó không cần đến bởi vì đã có đủ số lượng người phục vụ Dhamma, thì sự gia tăng người phục vụ Dhamma sẽ không có ý nghĩa gì cả. Thì ta sẽ không được nhận. Nhưng sự từ chối đó phải có nền tảng metta. Không có ai phải than phiền, “Ban quản trị không có một chút metta nào cho tôi.” Phải luôn luôn có metta. Nhưng sự từ chối là không thể tránh được. Có rất nhiều lý do để từ chối, và chỉ có ban quản trị hay thiền sư đang giảng dạy khóa thiền có thể có quyết định đó. Rất có thể một ai đó có chủ ý tốt muốn phục vụ, nhưng không có đủ sức khỏe hoặc có thể đôi lúc tinh thần không ổn định để phục vụ. Do đó ban quản trị hay thiền sư phụ tá phải có quyết định này. Nếu người ta được nói một cách lễ phép: “Chúng tôi chưa cần sự phục vụ của bạn vào lúc này.” Và chúng ta chấp nhận điều này một cách tươi cười.

Câu hỏi: Thưa Thầy, nếu một người hành thiền Vipassana dạy yoga làm kế sinh nhai, người đó có nên ngưng dạy asanas, gayatry và thần chú omkara hay vẫn tiếp tục dạy chúng?

Trả lời: Đó là quyết định riêng của từng cá nhân. Một thiền sinh cần một thời gian để hiểu sự sâu sâu sắc của Vipassana. Chúng ta không có gì chống báng gayatri hay om. Bất cứ tiếng nào khi được tụng sẽ tạo ra một loại rung động đặc biệt nào đó. Nhưng đây là một rung động được tạo ra, một rung động giả tạo. Vipassana muốn chúng ta tập với rung động tự nhiên, yathabhuta, đúng như thật. Đúng như thật, cái gì đang xảy ra trong cơ thể tôi. Đúng như thật, cái gì đang xảy ra trong tâm tôi.

Điều này phải được quan sát. Với thần chú chúng ta tạo ra một lớp che phủ bằng rung động giả tạo. Điều này sẽ gây ra khó khăn.

Chúng tôi không ngừng giải thích cho thiền sinh. Nếu một thiền sinh cảm thấy rằng, “Điều này rất tốt cho tôi,” hãy để họ làm như thế. Chúng ta không thể áp đặt ý tưởng rằng họ phải tập chỉ theo cách này mà thôi.

Nhưng đối với những người đã bắt đầu giảng dạy, cho dù là thiền sư khóa trẻ em hay thiền sư phụ tá hay phó thiền sư - nếu họ nói với người ta, “Nếu quí vị muốn thêm điều này thì cũng không sao cả,” điều này rất có hại. Giả thử có một thiền sinh rất dao động, và không được giải quyết theo đường lối Vipassana, thiền sư phụ tá khuyên, “Hãy đọc thần chú này. Hãy đi tới và ngồi ở một chỗ nào đó và đọc thần chú một thời gian.”

Bằng cách đọc thần chú này, thiền sinhh chắc chắn an tĩnh lại. Và thiền sư có thể nghĩ là, “Tuyệt quá, thần chú này rất hiệu nghiệm. Hãy để tôi dạy thần chú cho mọi người tới đây.” Rồi thì phương pháp Vipassana sẽ bị quên lãng và người ta không hưởng được lợi lạc từ Vipassana. Mọi thiền sư phải hết sức cẩn thận không được pha trộn bất cứ thứ gì vào Vipassana.

Riêng đối với thiền sinh, chúng ta phải để họ tự quyết định. Rốt cuộc, Dhamma khởi đầu khi người nào đó đi tới lớp mẫu giáo, với tất cả những lễ nghi, nghi thức và tụng niệm. Đây là cách chúng ta bắt đầu. Nhưng khi ta tiến bộ, tự nhiên là tất cả những thứ này đều bị bỏ lại phía sau. Khi ta thật sự tăng tiến trong Vipassana, tất cả những thần chú này hay những thứ tương tự sẽ biến mất một cách tự nhiên; ta không cần làm gì để chúng mất đi. Nhưng trong giai đoạn này, nếu chúng ta áp đặt điều gì đó thì không được chính đáng cho lắm.

Do vậy các con phải hết sức cẩn thận. Nếu là thiền sư các con không nên chỉ dẫn như thế cho thiền sinh. Và nếu các con là thiền sinh, hãy hiểu rằng sự pha trộn này sẽ có hại cho mình; các con không nên làm như thế. Nhưng nếu các con cảm thấy rằng, “Không, điều này hữu ích cho tôi,” thì cứ tiếp tục một thời gian. Sau này các con sẽ hiểu. Không được áp đặt bất cứ thứ gì.

Hỏi: Như thầy đã nói trong bài pháp thoại, sự hữu hiệu của thiền Vipassana sẽ tồn tại khoảng 500 năm ở đất nước này, rồi sau đó nó sẽ bị mất hữu hiệu bởi vì nó bị ô nhiễm do sự trộn lẫn với các phương pháp khác. Lời nói của thầy là dựa theo lịch sử trong quá khứ ở quốc gia này, hay dựa trên sự yếu kém của phương pháp khiến nó bắt đầu mất sự hữu hiệu trong vòng 500 năm kể từ bây giờ?

Đáp: Phương pháp này rất mạnh mẽ. Nó không trở nên yếu đi. Điều đó không cần phải nghi ngờ gì nữa. Chúng ta làm cho nó yếu đi bởi vì chúng ta không đủ mạnh. Nếu chúng ta vẫn đủ mạnh, có nghĩa là mọi người vẫn trở nên mạnh mẽ, thì pháp thiền sẽ vẫn vững mạnh. Chắn chắn nó còn trở nên hữu hiệu hơn 500 năm. Nhưng dựa trên kinh nghiệm quá khứ, chúng ta nói rằng nó sẽ chỉ có ít nhất là 500 năm, nếu chúng ta bắt đầu làm ô nhiễm nó ngay bây giờ, thì chỉ trong thế hệ này sẽ có sự nguy hiểm là nó không còn để phục vụ người khác trong vòng 500 năm. Phương pháp bị mất đi một phần vì nó bị trộn lẫn với các phương pháp khác. Mà cũng bởi vì những thiền sư Dhamma đã đánh mất cách sống thanh tịnh. Người nào đó ngồi trên ghế Dhamma bắt đầu trông mong: “Mọi người phải kính trọng tôi, mọi người phải cúng dường cái gì đó. Tôi là một người đặc biệt, một người đã được chọn lựa.” Bởi vì những ý nghĩ này, cuộc đời của họ trong Dhamma bắt đầu bị hư hỏng. Khi người ta không còn kính trọng những thiền sư như thế, làm sao họ có thể kính trọng sự giảng dạy, cho dù nó có tốt đến đâu đi nữa. Có hai lý do tại sao phương pháp sẽ mất sự hữu hiệu sau 500 năm. Thầy rất mong muốn là Dhamma sẽ còn tồn tại để phục vụ dân chúng không những chỉ trong vòng 500 năm mà còn trong rất nhiều năm nữa. Nhưng thầy vẫn nói rằng: ít nhất là trong vòng 500 năm, hãy để cho nó được tinh khiết, và hãy để cho những thiền sư cũng được tinh khiết.

Hỏi: Sống ở trong xã hội một người hành thiền nghiêm túc phải tham gia vào những lễ nghi, nghi thức, tế tự như là: đám cưới, đám ma, hoặc những hoạt động tương tự như thế. Trong tình huống như thế người hành thiền phải làm những gì?

Đáp: Hãy tham dự. Không có gì sai trái trong việc đó cả. Các con phải sống với gia đình của mình. Các con phải sống trong xã hội. Nếu các con bắt đầu chê bai: “Đây không phải là Dhamma”, hãy phân phát metta, không ngừng phân phát metta cho họ. Và nếu các con phải tham gia trong những nghi thức, nghi lễ này, sâu tận bên trong các con hãy luôn luôn chứng nghiệm anicca đang diễn ra, trong khi các con đang làm những thủ tục nghi thức, nghi lễ này. Nếu các con làm được như thế, sẽ không có gì sai trái cả. Những thành viên trong gia đình sẽ tới một giai đoạn khi họ hiểu được rằng: những nghi thức, nghi lễ này là vô nghĩa, và hiểu được rằng Dhamma thực sự mới là quan trọng. Và họ sẽ trở thành những người Dhamma, họ sẽ bắt đầu thực hành anicca. Nhưng không nên áp đặt ý tưởng của các con, không nên tạo ra bất cứ sự xung khắc nào.

Trong tất cả những cuộc đời quá khứ của các vị Bồ Tát, vị đó đã thực hành terakusala – có nghĩa là tìm thấy lối hành động thích đáng trong những tình huống khác nhau. Các con phải sống trong xã hội khi là người chủ gia đình, bởi vậy các con phải tìm ra phương cách thích hợp để không tạo ra bất cứ sự xung đột nào với những thành viên trong gia đình, hay những thành viên trong xã hội. Các con phải sống rất bình an, hòa hợp, tuy nhiên không ngừng tăng tiến trong Dhamma.

Hỏi: Đã thực hành thiền Vipassana lâu năm, nhiều người đã được bổ nhiệm làm thiền sư phụ tá và thiền sư phụ tá kỳ cựu. Mặc dù có một số người trong số đó không có được sự bình tâm, nhún nhường trong hành vi và lời nói của họ. Trên thực tế ngã mạn của họ gia tăng gấp bội. Thưa thầy, lý do của việc này là như thế nào? Lỗi lầm ở đâu và làm sao để sửa đổi?

Đáp: Một người đã gia tăng gấp bội bản ngã của mình thì không thể hiểu Dhamma là gì và đã không thực tập Vipassana. Nếu ta thực tập Vipassana, ta sẽ có trí tuệ Vipassana và ta hiểu được Vipassana. Rồi thì ngã mạn sẽ được tiêu trừ. Nó phải được tiêu tan. Hai điều này: sự thực tập Vipassana và ngã mạn là hai điều không thể đi đôi với nhau. Nếu ta tăng trưởng trong Dhamma, điều này có nghĩa là ta đang tiến bộ trong sự hiểu biết về anicca. Sự hiểu biết về anicca sẽ làm ta hiểu được dukkha và sau đó hiểu được anatta. Khi ta thực hành càng nhiều, kinh nghiệm và sự hiểu biết về anatta càng mạnh hơn, không có tôi, không có ngã mạn. Đây là thước đo để đo ai đó có thực sự tiến bộ trên con đường Dhamma hay không.

Nhưng một thiền sư có nhiều trách nhiệm hơn bởi vì người đó ngồi trên chỗ của Dhamma. Nhiều lúc rất có thể là một thiền sinh đã tạo ra những bất tịnh đối với thiền sư, vì một lý do nào đó. Và rồi ta bắt đầu nhìn bằng một cặp kính màu đầy bất tịnh và tìm thấy lỗi ở nơi thiền sư. Mọi người ngồi trên chỗ của Dhamma lúc nào cũng phải sẵn sàng sẽ có những người ngưỡng mộ các con, và cũng có những người lên án các con. Chấp nhận cả hai một cách tươi cười, hãy giữ sự bình tâm. Khi nào có sự ngưỡng mộ hãy hiểu rằng: “ Ồ, họ đang ngưỡng mộ Dhamma, còn ta thì vẫn như trước, Dhamma thì đã vào trong tôi và họ đang ngưỡng mộ Dhamma.” Nếu có ai lên án các con, trước tiên hãy tự xem xét mình: “Ta có đang phạm vào những lỗi lầm mà ta bị lên án hay không, nếu có lỗi lầm ở đó hãy làm cho nó mất đi.” Đây là công việc của các con. Vì lợi ích của chính các con, hãy làm cho nó mất đi. Nếu các con thấy rằng lỗi lầm không có ở đó, nếu các con đã xét nghiệm mình một cách đúng đắn mà vẫn còn người lên án, kết tội mình thì hãy mỉm cười ban phát metta cho người này. Không nên có phản ứng chán ghét nào. Đây là cách làm sao để ta không ngừng tăng trưởng trên con đường Dhamma. Cho dù người nào là thiền sư hay thiền sinh, nếu các con muốn tăng tiến trên con đường Dhamma, một thước đo quan trọng là: nếu ngã mạn của tôi gia tăng hay giảm đi. Nếu ngã mạn của tôi giảm đi, tôi đúng đường. Nếu ngã mạn của tôi gia tăng, tôi không đi đúng đường.

Hỏi: Thiền Vipassana là một con dao hai lưỡi, nếu không được sử dụng một cách thích hợp ta có thể làm hại chính mình. Người hành thiền Vipassana đôi lúc bắt đầu lăn lộn trong chán ghét, ganh ghét, nóng giận, ham muốn. Nếu ai tiếp xúc với một người như thế sẽ rất ngạc nhiên là Vipassana sẽ có những ảnh hưởng ngược thì lỗi lầm ở đâu. Xin thầy nói rõ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này và duy trì được sự tỉnh thức?

Đáp: Vipassana không phải là con dao hai lưỡi. Nhưng sự tập trung của tâm – sammadhi – là con dao hai lưỡi. Sammadhi có thể là mirodha sammadhi và samma sammadhi. Khi thực hành đi sâu hơn, sâu hơn tới một giai đoạn các con có thể cảm thấy những thực tế sâu xa hơn, tâm của các con sẽ mỗi lúc một bén nhạy hơn. Với một tâm bén nhạy các con tạo ra metta và nó sẽ rất mạnh mẽ. Toàn thể môi trường sẽ thấm nhuần những rung động của metta bởi vì các con đang làm việc với bề sâu của tâm. Và con dao này đã trở nên rất sắc bén, nó sẽ cắt đứt mọi bất tịnh trong môi trường, khiến nó trở nên rất tinh khiết và bình an. Với cùng một chiều sâu và cùng sự sắc bén của tâm, nếu các con tạo ra sự chán ghét, toàn thể bầu không khí sẽ trở nên vọng động bởi sự chán ghét này mà các con đã tạo ra. Rất có thể ngay cả khi hành thiền hàng ngày, trong lòng cảm thấy chán ghét bởi vì khuôn mẫu thói quen cố hữu của tâm, chán ghét nảy sinh. Bây giờ điều tốt nhất mà thiền sinh có thể làm là chấp nhận: “ Vào lúc này tâm tôi tràn đầy chán ghét – Sadosam vā cittam ‘sadosam cittam’ ti pajānāti “ Cái tâm mà bây giờ thể hiện đầy những dosa – chán ghét – chỉ chấp nhận nó, không làm gì cả, không nên cố đẩy chúng đi chỗ khác.

Nhưng cùng lúc bắt đầu quan sát cảm giác, bởi vì bất cứ cái gì tới trong tâm - sabbe dhammā vedanā samosarana - thì chắc chắn sẽ thể hiện bằng một cảm giác ở trên thân. Cảm giác trên thân vào thời điểm đó liên quan tới những bất tịnh đang nảy sinh trong tâm. Chỉ chấp nhận thực tế tâm tôi lúc này tràn đầy chán ghét. Và hãy xem đây là những cảm giác, và tôi đã thực hành quá lâu, do đó tôi biết rằng chúng là vô thường. Chúng đến rồi đi. Đúng thế, chúng là anicca. Cũng như thế sự chán ghét này cũng là anicca, anicca. Hãy để tôi xem chúng tồn tại được bao lâu. Chỉ tiếp tục quan sát nó, không cố đẩy nó đi chỗ khác. Và rồi các con giống như người chủ nhà đang tỉnh thức, kẻ trộm đã vào nhà phải chạy đi ngay khi nó biết rằng người chủ nhà đã thức tỉnh. Bây giờ các con đã thức tỉnh, hãy xem kẻ trộm đã tới, chán ghét đã tới. Sự chán ghét này phải ra đi, và nó sẽ ra đi. Đây là cách thực hành Vipassana một cách đúng đắn. Nếu ta không thực hành Vipassana mà chỉ huấn luyện cho tâm trở nên sắc bén, thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Và sự thực hành của các con sẽ tới micca sammadhi chứ không phải là samma sammadhi.

Câu hỏi: Xin Thầy vui lòng cho biết Thầy đã đạt được giai đoạn nào trong bốn giai đoạn giải thoát là sotapanna, sakadagami, anagami và A La Hán?

Trả lời: Không giai đoạn nào cả! Nếu các con không muốn đi cùng, thì Thầy không thể cưỡng ép. Hãy hiểu rằng, con đường tâm linh là một sự phát triển tuần tự. Thầy bắt đầu sớm hơn vài năm, nên Thầy có thể nói là Thầy đi trước các con vài bước và Thầy có thể dạy các con, “Hãy tới đây, đây cách Thầy tăng trưởng như thế nào. Đây là cách Thầy hưởng được lợi lạc từ phương pháp như thế nào. Các con có thể đi cùng. Hãy không ngừng cố gắng.”

Điều chính là, nếu các con thấy có điều gì tốt lành trong con người này, trong sự giảng dạy, thì nên đi theo ông ta. Ngược lại, nếu các con thấy rằng ông ta không phải là một A La Hán, và nghĩ, “Ta không theo người này,” đó là quyết định của các con. Thầy không quan tâm.

Câu hỏi: Thưa Thầy câu hỏi chót. Xin vui lòng cho chúng con hiểu rõ về bổn phận và trách nhiệm của thiền sư phụ tá, tín viên, và người phục vụ Dhamma.

Trả lời: Có nhiều bổn phận và trách nhiệm nhưng không có quyền lực, địa vị. Ta không nên bắt đầu nghĩ, “Giờ này ta là một người phục vụ Dhamma, ta có quyền cai quản tất cả những thiền sinh này. Ta như là một người cảnh sát; Ta phải chắc rằng mọi người hành xử theo đúng điều lệ trong Bản Điều Lệ.” Với những ý nghĩ thế, ta không xứng đáng để phục vụ.

Hoặc ta nghĩ là, “Ta đã trở thành một tín viên, ta không còn là một thành viên bình thường trong tổ chức này nữa. Ta có quyền quyết định, dù là xấu hay tốt.” Người này không xứng đáng là một tín viên.

Như thế con là loại thiền sư gì thế? Một tấm lòng của bậc làm cha, làm mẹ phải được phát triển, “Ta được giao cho trách nhiệm này để phát triển phẩm chất của một người cha hay một người mẹ để chăm sóc con cái của mình. Nếu một đứa con phạm lỗi, thì metta của ta, lòng trắc ẩn của ta cho đứa con đó phải được nhiều hơn.” Chỉ có trách nhiệm và sự phục vụ. Không có quyền lực.

Bất cứ ai muốn tăng tiến trên con đường Dhamma nên hiểu rằng hoàn toàn không có quyền lực hay đặc ân. Nếu ta trông mong có được những thứ này, thì tốt hơn là người này nên từ chức và phục vụ như một thiền sinh bình thường. Ta phải nhận ra rằng toàn bộ con đường là một con đường phục vụ vô vị lợi, không trông mong được đền đáp bất cứ điều gì.

Thầy không ngừng nói: Śīśa utāre bhuīṅ dhare cale hamāre sātha. Hãy cắt bỏ đầu mình - cắt bỏ bản ngã - rồi mới theo Thầy. Nếu các con làm như thế, thì đúng vậy, các con xứng đáng để đi cùng Thầy. Bằng không, các con không thể đi cùng Thầy, các con sẽ bỏ cuộc.

Do đó, cho dù là một người phục vụ Dhamma, một tín viên, hay một thiền sư phụ tá khóa trẻ em, thiền sư phụ tá hay phó thiền sư, ta phải không có bản ngã. Khi nghĩ đến quyền lực là ta có bản ngã. Khi ta nghĩ đến sự phục vụ thì sự khiêm tốn có đó. Phẩm chất này phải có trong mọi người. Và Thầy thấy sự hiện diện của phẩm chất này. Đó là lý do tại sao Dhamma lan rộng. Và Dhamma sẽ lan rộng. Thầy rất tự tin về điều này.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Nghệ thuật chết


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.129.216 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...