Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Cuộc họp hằng năm: Dhamma Khetta, Ấn độ - Năm 1983 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Cuộc họp hằng năm: Dhamma Khetta, Ấn độ - Năm 1983

Donate

(Lượt xem: 14.027)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Cuộc họp hằng năm: Dhamma Khetta, Ấn độ - Năm 1983

Font chữ:


Cách thức tổ chức các khóa thiền

Các tín viên và những người tổ chức khóa thiền thân mến,

Mùa đông năm nay, thầy đã duyệt xét một số vấn đề quan trọng liên quan tới Dhamma. Với kinh nghiệm thành công của hơn 50 khóa thiền do thiền sư phụ tá hướng dẫn năm vừa qua, những chỉ dẫn sau đây được soạn thảo trong cuộc họp gần đây giữa các thiền sư phụ tá với thầy tại Hyderabad vào tháng 2, năm 1983. Những chỉ đạo này sẽ rất hữu dụng cho việc quảng bá Dhamma.

Thêm vào đó, là những chỉ đạo chung cho tất cả những khóa thiền, bao gồm việc Dāna, thực phẩm cho khóa thiền, lịch dạy của các thiền sư phụ tá và một số điều khác đã được duyệt xét.

Những thiền sư phụ tá được thầy bổ nhiệm sẽ thay mặt thầy để hướng dẫn những khóa thiền, và nên được các thiền sinh chấp nhận. Điều này đặc biệt quan trọng đối với khóa thiền, nơi thiền sư phụ tá chịu trách nhiệm đảm bảo phương pháp truyền dạy và cách thức tổ chức khóa thiền theo đúng chỉ thị của thầy, và tạo ra bầu không khí thích hợp giúp các thiền sinh hành thiền.

Sự gia tăng các khóa thiền sẽ tạo nhiều cơ hội cho thiền sinh học Dhamma hơn so với khi thầy đích thân hướng dẫn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các cơ hội này, điều cần thiết bây giờ là sự phục vụ và hỗ trợ của những thiền sinh cũ. Nếu không có sự giúp đỡ đó, thì các khóa thiền do các thiền sư phụ tá giảng dạy sẽ không được tổ chức đúng đắn, có thể đưa đến sự suy yếu trong sự truyền bá Dhamma. Một điều quan trọng nữa là những thiền sinh cũ cần khuyến khích thiền sinh mới tham gia vào việc tổ chức và phục vụ khóa thiền, để họ có thể được sự huấn luyện cần thiết để đảm nhận thêm các trọng trách khác nữa.

Điều quan trọng nhất trong điều lệ về kỷ luật dành cho thiền sư phụ tá, là người đó tới để phục vụ người khác. Theo đó, thiền sư phụ tá không bao giờ nên trông đợi, hoặc sử dụng Dhamma làm phương tiện để có được chức vụ tốt hơn cho mình hay cho gia đình. Sự giảng dạy Dhamma không bao giờ được trở thành công cụ làm kế sinh nhai hay hưởng được lợi lạc về tài vật bằng bất cứ cách nào.

Cho tới bây giờ, thầy đã nhấn mạnh rằng thiền sư phụ tá chỉ nên thêm rất ít vào sự giảng dạy trong các khóa thiền. Khóa thiền phải được giảng dạy đúng như trong các băng đĩa từ sáng sớm cho tới lúc Mettā hàng đêm. Trừ trường hợp do chất lượng băng đĩa quá tệ, hay có sự cố máy móc xảy ra, hoặc có vài điều cần làm sáng tỏ thì thiền sư phụ tá mới được nói thêm trong sự giảng dạy. Trong tương lai, thầy sẽ tự mình cắt đặt công việc giảng dạy hiện có trong băng đĩa cho các thiền sư phụ tá.

Trong trường hợp thiền sinh hay người tổ chức cảm thấy sự bất ổn trong sự hành xử của một thiền sư phụ tá liên quan đến sự hiểu biết về Dhamma, giải pháp trước tiên là phải thảo luận với thiền sư phụ tá liên quan. Nếu không thành công thì lúc đó mới thông báo cho thầy. Điều quan trọng là tránh hành động bất thiện bằng cách nói xấu bất cứ thiền sư nào

Những điểm sau đây dành cho những người tổ chức khóa thiền trên khắp thế giới đã được thảo luận cặn kẽ với thầy tại Hyderabad. Những điều lệ này sẽ áp dụng cho tất cả các khóa thiền do thầy hay các thiền sư phụ tá hướng dẫn. Những chính cách sau đây đã được soạn thảo do sự chỉ đạo và chấp thuận của thầy.

Dāna và tài chính cho khóa thiền

Với nỗ lực giản dị hóa, tiêu chuẩn hóa, hãy dùng những lời lẽ thích hợp liên quan đến Dāna khi thông báo về một khóa thiền hoặc thảo luận với các thiền sinh. Các khóa thiền được tổ chức hoàn toàn dựa trên nền tảng của sự hiến tặng. Chúng ta đã thay đổi những từ ngữ để nhấn mạnh rằng Dāna là một phần không thể thiếu trong sự thực hành.

Những người tổ chức khóa thiền được khuyến khích, dựa vào tình hình địa phương, để dùng Dāna trang trải phí tổn của khóa thiền, gồm các khoản phí tổn khởi đầu để thuê địa điểm, mua thực phẩm, di chuyển… Chỉ trong trường hợp đặc biệt, các ngoại lệ liên quan tới chính sách chỉ đạo này mới được áp dụng, sau khi tham vấn với thiền sư hoặc thiền sư phụ tá.

Trong ngày cuối cùng hoặc ngày thứ 10, một sự thiếu hụt 20% hay hơn nữa xảy ra thì vào sáng hôm sau, vào ngày 11, một thông báo nói về phí tổn của khóa thiền và Dāna nhận được có thể được thông báo.

Nếu sau khóa thiền chấm dứt mà vẫn thiếu hụt về tài chính, thì địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm, ít nhất là 3 tháng. Trong thời gian này sự thiếu hụt có thể được thông báo trên bản tin hoặc thảo luận giữa những thiền sinh cũ với nhau nếu việc việc tổ chức các khóa thiền trong tương lai vẫn tiếp tục trong chiều hướng khó khăn.

Sau ba tháng nếu sự thiếu hụt vẫn còn, thiền sư hay thiền sư phụ tá có thể được hỏi ý kiến về những nguồn tài trợ để trang trải sự thiếu hụt.

Thêm vào đó, một lá thư Dāna có thể được gởi cho thiền sinh cũ để nói rõ ràng, minh bạch về tình hình tài chính của khóa thiền. Ban điều hành phải quyết định có cần thiết hay không khi gửi thư này cho từng thiền sinh cũ, những người đã nộp đơn tham dự khóa thiền. Trong lá thư này, những phí tổn được đề cập với mục đích thông tin mà thôi (những con số phải linh hoạt để phù hợp với điều kiện ở địa phương.) Trong khi hệ thống Dāna tiếp tục đưa đến thành công, nhưng đã có một quyết định làm minh bạch hơn nữa: trách nhiệm của một hệ thống Dana sẽ do những thiền sinh cũ đã liên tiếp tham gia các khóa thiền này gánh vác.

Nói chung, những người tổ chức được khuyến cáo là cần thường xuyên liên lạc trực tiếp với thiền sư hoặc thiền sư phụ tá để thảo luận về mọi vấn đề trong việc tổ chức khóa thiền, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn địa điểm, lên lịch, tài chính và thông báo cho quần chúng v.v…

[Chú ý: Nếu cần thiết phải viết thư cho thầy Goenka về vấn đề tài chính, phải nói rõ ràng số tiền đề cập tới thuộc về những tổ chức, hiệp hội hay ban điều hành nào. Điều quan trọng là làm sao để không tạo ra ấn tượng sai lầm rằng, tiền bạc có liên quan ít nhiều đến cá nhân thầy Goenka.]

Thực phẩm/Thực đơn cho khóa thiền

Trong khi hoạch định thực đơn, cần chú trọng đến việc cung cấp một bữa ăn chay lành mạnh với giá rẻ nhất. Những người tổ chức lên nhớ rằng Vipassana trong truyền thống này rất là đặc thù, không có quan điểm hay triết thuyết nào được cho phép trong khóa thiền. Sự hiểu biết này phải được biết đến trong khi người nấu bếp soạn thảo thực đơn của khóa thiền. Các lý thuyết như “tăng trưởng ý thức qua ăn uống,” hay “thức ăn bổ dưỡng,” thực dưỡng, đồ hữu cơ v.v… cần được loại bỏ khi soạn thực đơn.

Liên quan đến sự yêu cầu “thức ăn đặc biệt”, thiền sinh cần được nhắc nhở rằng khóa thiền được tài trợ chỉ dựa vào sự hiến tặng, và rằng trong những khóa thiền như thế này, họ sống nhờ vào những lòng hảo tâm của người khác. Bằng cách chấp nhận dùng những gì được cung cấp, họ sẽ có thể phát triển những Pāramī của họ, đặc biệt là Parami buông bỏ (nekkkhamma).

Thực phẩm bổ dưỡng nên được cung cấp đầy đủ trong bữa ăn trưa, và thiền sinh chỉ nên ăn vào giờ này mà thôi. Đây là một điều quan trọng trong kỷ luật của khóa thiền.

Trong trường hợp vì lý do sức khỏe cần đến những đồ ăn đặc biệt, chúng phải được thông báo rõ ràng cho thiền sư hoặc thiền sư phụ tá trước khóa thiền. Trong khi mọi nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu chính đáng thì cũng nên nhớ là một thiền sinh phải hội đủ những điều kiện tối thiểu về thể chất cũng như tinh thần để học Dhamma. Những người tổ chức không nên cảm thấy bị bắt buộc phải chấp nhận và đáp ứng tất cả những yêu cầu về thực phẩm đặc biệt và phức tạp. Nên để cho những thiền sinh quyết định họ có thể chấp nhận được những gì được cung ứng hay không.

Đụng chạm thể xác

Một điểm rất quan trọng khác là từ khi bắt đầu khóa thiền cho đến khi kết thúc sẽ không có bất kỳ sự đụng chạm thể xác giữa những người cùng phái hoặc khác phái. Điều này cũng áp dụng cho ban quản trị. Theo đó, các hình thức mát-xa, xoa bóp chữa bệnh, ăn kiêng, yoga, khí công v.v… cần phải gạt qua một bên không những trong khóa thiền mà còn bất cứ lúc nào trong trung tâm thiền hay trong ngôi nhà Dhamma. Đây không phải là sự lên án các hình thức đó mà để duy trì sự thuần khiết tinh nguyên của Vipassana.

Lời sau cùng của thầy Goenka liên quan đến quỹ của Dhamma.

Một lần nữa thầy muốn nhấn mạnh rằng vấn đề tài chính phải quản lý hiệu quả. Mỗi một xu do thiền sinh hiến tặng là một xu tiền thánh thiện, quý giá và do đó chỉ được dùng trong những công việc Dhamma mà thôi. Không một thiền sư hay thiền sư phụ tá, tín viên, hay người tổ chức khóa thiền nào là chủ nhân của quỹ Dāna đó. Những quỹ này không bao giờ được dùng cho mục đích cá nhân. Đối với thiền sư hay thiền sư phụ tá, chỉ có những phí tổn về sự di chuyển, thực phẩm và sức khỏe mới được đáp ứng khi nào cần tới. Tiền của Dhamma không bao giờ được dùng để sắm sửa, ngoạn cảnh hay bất kỳ một mục tiêu cá nhân nào khác.

Nguyện cho những sự chỉ đạo trên đây sẽ giúp cho sự truyền bá Dhamma ngày thêm mạnh mẽ.

S.N. Goenka

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.239.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...