Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Lời bạt của Khyongla Rato và Richard Gere »»

Rộng mở tâm hồn
»» Lời bạt của Khyongla Rato và Richard Gere

Donate

(Lượt xem: 9.598)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Rộng Mở Tâm Hồn - Lời bạt của Khyongla Rato và Richard Gere

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Tháng 8 năm 1991, Trung tâm Tây Tạng cùng với Tổ Chức Gere hết sức vinh dự được đón tiếp Đức Đạt-lai Lạt-ma đến thành phố New York để thuyết pháp trong hai tuần. Các buổi thuyết pháp diễn ra tại Madison Square Garden và kết thúc với lễ quán đảnh Kalachakra (Thời Luân), một trong những nghi lễ quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng.

Kalachakra (Thời Luân) có nghĩa là “bánh xe thời gian”. Và bánh xe thời gian tiếp tục xoay chuyển, cho đến mùa xuân năm 1997, khi đang ở Ấn Độ, chúng tôi đã cung thỉnh đức Đạt-lai Lạt-ma quay lại New York để kỷ niệm buổi lễ quán đảnh hồi năm 1991. Ngài đồng ý ngay lập tức, và thời điểm viếng thăm được xác định, mặc dù chưa một chủ đề cụ thể nào được chọn trước cho sự thuyết giảng của ngài.

Chúng tôi gặp lại ngài một năm sau đó. Vào lúc này, có rất nhiều bàn luận về chủ đề mà ngài sẽ thuyết giảng. Lúc đầu, chúng tôi đã thỉnh cầu ngài dạy về tánh Không, chủ đề sâu xa và khó hiểu nhất trong triết học Phật giáo. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ hơn, chúng tôi thấy rằng nếu chọn một phần giáo pháp thông dụng hơn, có thể mang lại một cái nhìn tổng quát về con đường tu tập của đạo Phật, nhưng đồng thời cũng có thể tiếp nhận được đối với những người thuộc các tôn giáo khác, thì sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Đức Đạt-lai Lạt-ma thấy rằng thính chúng sẽ được lợi ích nhiều với giáo pháp về Bồ Tát hạnh, nên ngài đã chọn kết hợp giảng về [hai tác phẩm] Các giai đoạn thiền định của ngài Liên Hoa Giới (Kamalashila) và Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo của ngài Togmay Sangpo.

Pháp hội kéo dài ba ngày được tổ chức tại Nhà hát Beacon ở khu Upper West Side của Manhattan, với 3.000 người tham dự. Vì lòng tôn kính đối với Giáo pháp mà ngài đang truyền dạy, đức Đạt-lai Lạt-ma đã an tọa trên một ngai cao khi thuyết pháp. Nhiều người trong số cử tọa đã phủ phục theo cách lễ lạy truyền thống và có những lễ cúng dường tiêu biểu như một phần của nghi lễ thỉnh Pháp chính thức.

Tiếp theo sau ba ngày thuyết pháp tại Nhà Hát Beacon, đức Đạt-lai Lạt-ma đã có một buổi nói chuyện mở rộng hơn và cũng mang tính thân mật hơn với công chúng tại Central Park. Việc tổ chức sự kiện này tỏ ra là một công việc cực kỳ khó khăn và đầy thách thức, cần phải có sự phối hợp của các quan chức, nhân viên thành phố, tiểu bang và liên bang nhiều vô kể. Hàng trăm tình nguyện viên đã hiến mình phục vụ vô vị lợi.

Cuối cùng, buổi nói chuyện của ngài vào sáng Chủ nhật cũng đến. Chúng tôi khá hồi hộp lái xe đưa ngài từ khách sạn đến East Meadow, chỉ vừa qua khỏi Đại lộ Số Năm và đường Số 98, là nơi ngài sẽ được đưa vào Central Park. Ngài hỏi có bao nhiêu người theo dự tính. Chúng tôi trả lời rằng, chúng tôi sẽ rất vui nếu được khoảng 15.000 đến 20.000 người, nhưng chúng tôi hoàn toàn không biết được.

Khi chạy dọc theo Đại lộ Madison để hướng đến nơi tổ chức buổi tiếp xúc, chúng tôi hết sức lo lắng nhìn ra hai bên đường để xem có dấu hiệu gì của người đi tham dự hay không. Khi đến đường Số 86, chúng tôi bắt đầu nhìn thấy hai bên lề đường đông đúc và mọi người đang đi về hướng công viên.

Chúng tôi đưa ngài vào căn lều chờ phía sau khán đài và hé nhìn qua tấm màn che. Chúng tôi choáng người khi nhìn thấy toàn cảnh khu East Meadow đã đông nghẹt vượt ngoài sức chứa. Đó là một cảnh tượng thật đẹp và cảm động. Sau đó, chúng tôi được biết là đã có hơn 200.000 người quy tụ về đây một cách an ổn. Toàn bộ khu vực ngập tràn một bầu không khí hạnh phúc. Cơn mưa rơi trước đó đã ngừng hẳn. Với một hệ thống âm thanh rất quy mô và màn hình lớn sẵn sàng phóng chiếu hình ảnh thuyết giảng của ngài đến với đám đông khổng lồ, đức Đạt-lai Lạt-ma đã bước lên khán đài được trang trí rất nhiều hoa và một chiếc ghế gỗ duy nhất đặt ở trung tâm.

Ngài đã chọn nói bằng tiếng Anh. Bằng phong cách giản dị của mình, ngài đã khơi dậy thiện tâm và khuyến khích những người hiện diện ở đó thực hành các thiện nghiệp. Chắc chắn, nhiều người trong số đó đã phát tâm Bồ-đề, niềm khao khát đạt đến giác ngộ viên mãn để giúp đỡ những người khác. Chúng ta có thể hình dung rằng, khi trở về nhà, tất cả những người tham dự sẽ chia sẻ kinh nghiệm với gia đình và bạn bè, và qua đó sẽ khơi dậy thậm chí còn nhiều hơn nữa những tư tưởng và hành vi hiền thiện. Còn có những người khác đọc biết về sự kiện này hoặc xem trên truyền hình. Do đó, có hàng triệu người đã phát khởi tâm tưởng tốt lành nhờ vào buổi sáng ở Central Park hôm ấy.

Theo niềm tin của đạo Phật, có vô số chư Phật và Bồ Tát đã chứng minh cho những tâm niệm hiền thiện được phát khởi bởi tất cả những người có mặt tại Central Park. Chúng tôi tin rằng chư Phật và Bồ Tát trong mười phương cũng sẽ chú nguyện cho những tâm niệm hiền thiện này không tan biến đi và tất cả những chúng sinh đã phát tâm ấy sẽ tiến triển trên con đường tâm linh của họ.

Khi đức Đạt-lai Lạt-ma hoàn tất buổi thuyết giảng, chúng tôi đã cầu nguyện rằng, nhờ công đức của sự kiện này, đức Phật Di-lặc (Maitreya) trong tương lai sẽ đản sinh và thị hiện sự giác ngộ của ngài. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho tri thức của tất cả những người hiện diện nơi đây sẽ đơm hoa thành trí tuệ giải thoát và tất cả nhu cầu của họ đều được thỏa mãn. Chúng tôi cầu nguyện rằng đức Phật Di-lặc (Maitreya) sẽ rất hài lòng, và ngài sẽ đặt tay phải lên đỉnh đầu từng người một để thọ ký về sự giác ngộ rốt ráo của người ấy.

Khi chúng tôi lái xe ra khỏi công viên Central, ngài cảm ơn chúng tôi đã tổ chức sự kiện này, và về phần mình, chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài...

... Chủ đề buổi thuyết giảng của ngài, tác phẩm Tám bài kệ điều tâm, là một pháp tu tập rất cao trong đạo Phật. Theo truyền thống, một giáo pháp thuộc loại này thường không được truyền dạy công khai, và chắc chắn là không truyền dạy cho một thính chúng quá đông như thế. Chúng tôi thật quá sức vui mừng khi có nhiều người đã đến lắng nghe, mặc dù chúng tôi nhận ra rằng giáo pháp được giảng là rất hàm súc và hết sức khó hiểu. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta có thể thực hiện những lời dạy trí tuệ của ngài?

Một lưu ý đặc biệt cần phải đưa ra ở đây là nỗ lực của ngài Rato Geshe Nicholas Vreeland trong việc biên tập những lời giảng của đức Đạt-lai Lạt-ma trong ba ngày thuyết pháp tại Nhà hát Beacon và buổi nói chuyện tại Central Park [để in thành sách này]. Rất nhiều trong số những lời giảng này là rất cao siêu, một số vượt ngoài tầm hiểu biết của phần lớn thính chúng. Khi thảo luận về những khó khăn thực có này, ngài đã bảo Nicholas “hãy làm theo cảm nhận của ông, nhưng phải luôn ghi nhớ là không được làm sai lệch tính chất sâu xa và thuần khiết của giáo pháp”. Ngài Nicholas đã thành công rất sinh động. Giá trị của cuốn sách này chính là của ngài.

Nhưng quan trọng hơn hết, chúng tôi xin cảm tạ đức Đạt-lai Lạt-ma đã tiếp tục truyền dạy những giáo pháp quý báu này. Nguyện cho cuốn sách này sẽ giúp thuần hóa và rộng mở tâm hồn cho tất cả chúng sinh!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Có và Không


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.241.253 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...