Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chú thích trong sách »»

Rộng Mở Tâm Hồn
»» Chú thích trong sách

Donate

(Lượt xem: 4.290)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Rộng Mở Tâm Hồn - Chú thích trong sách

Font chữ:

  1. Định nghĩa này được ghi trong các Kinh điển Hán tạng là: “Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ."
  2. Bản in thiếu một đoạn ngắn sau vị trí này.
  3. Từ điển Phật Quang gọi vị tăng Trung Hoa này là Hòa thượng Đại thừa, e không phải tên riêng mà là chỉ cho khuynh hướng tu tập. Theo mô tả ở đây và một số tư liệu liên quan thì có thể vị này đang xiển dương giáo pháp Thiền tông theo khuynh hướng vô niệm, dứt bặt mọi tư duy lý luận. Tên gọi Hashang có lẽ là do người Tây Tạng đã phiên âm từ tiếng Trung Hoa.
  4. Bản in thiếu 1 câu trước câu này.
  5. Đây là một cổ tục đã có từ xa xưa, phân biệt người trong xã hội Ấn Độ thành 4 giai cấp: 1. bà-la-môn (brahmaṇa), gồm những người nắm giữ các nghi lễ tín ngưỡng; 2. sát-lỵ hay sát-đế-lỵ (kṣatriya), gồm những người nắm giữ chính quyền, quyền điều hành xã hội, ngày xưa là các vua chúa, tướng lãnh... 3. tỳ-xá hay tỳ-xá-da (vaiśya), gồm những người thương gia, điền chủ, tức tầng lớp nắm giữ kinh tế xã hội, 4. thủ-đà hay thủ-đà-la (śūdra), gồm những người nghèo khó, làm thuê hoặc phục dịch cho các giai cấp trên. Những người thuộc giai tầng thấp nhất (hạ tiện) được nói đến ở đây thậm chí không được xem là một giai cấp, mà bị đặt ra ngoài lề xã hội. Họ thấp kém hèn hạ hơn cả giai cấp thủ-đà-la, được gọi với tên là chiên-đà-la (caṇḍāla), và bị ngăn cấm không được phép đụng chạm vào thân thể những người thuộc giai cấp cao hơn, vì như vậy là xúc phạm, làm ô uế người thuộc các giai cấp khác. Những người thuộc 4 giai cấp nói trên cũng phải tránh né không được đụng chạm vào cơ thể của những người thuộc tầng lớp chiên-đà-la. Vì vậy mà người ta xem những người thuộc tầng lớp này là “không được tiếp xúc”.
  6. Khi Ấn Độ chính thức giành được độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, Bhimrao Ambedkar được Chính phủ mới của Ấn Độ mời làm Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên và ông đã chấp nhận. Ngay sau đó, vào ngày 29 tháng 8 ông được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp của Quốc hội. Ông giành được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của những người đồng sự và đã soạn thảo bản Hiến pháp mới của Ấn Độ phần lớn dựa trên các quy ước sinh hoạt của đoàn thể Tăng-già trong đạo Phật. Điều thú vị ở đây là, vào giai đoạn này ông vẫn còn là người theo đạo Hindu nhưng đã nghiên cứu kinh điển cũng như giới luật trong đạo Phật để lấy đó làm nền tảng cho bản Hiến pháp Ấn Độ do ông soạn thảo. Khoảng đầu thập niên 1950, ông chuyển hẳn sang nghiên cứu chuyên sâu về đạo Phật, viếng thăm Miến Điện 2 lần cũng nhằm mục đích này. Vào năm 1956, ông tiếp xúc với một vị tăng Tích Lan là Hammalawa Saddhatissa và ngay sau đó chính thức công bố việc từ bỏ đạo Hindu để quy y theo đạo Phật, cùng với khoảng 500 tín đồ Hindu khác cũng đồng loạt theo gương ông trở thành Phật tử.
  7. Bản in thiếu 1 câu ở vị trí này.
  8. Kinh văn Hán tạng định nghĩa lòng từ bi là: “Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ.” (Lòng từ thường mang đến niềm vui [cho người khác], lòng bi thường cứu thoát [người khác] khỏi mọi khổ đau.) Ở đây định nghĩa về lòng bi của đức Đạt-lai Lạt-ma cũng hoàn toàn phù hợp như vậy.
  9. Mười điều ác (Thập bất thiện): Cũng gọi là Thập ác, Mười nghiệp ác, Mười pháp bất thiện, bao gồm: 1. Sát sanh, 2. Trộm cắp, 3. Tà dâm, 4. Vọng ngữ, 5. Ỷ ngữ, 6. Lưỡng thiệt, 7. Ác khẩu, 8. Tham dục, 9. Sân khuể, 10. Tà kiến.
  10. Tiến trình được mô tả ở đây có vẻ như tương đương với giáo lý “văn, tư, tu” được trình bày trong nhiều Kinh điển Hán tạng. Đây là 3 giai đoạn phổ quát mà mọi pháp môn tu tập đều phải trải qua: nghe biết (văn), suy nghiệm (tư) và thực hành tu tập những gì đã hiểu được (tu). Kinh Thủ Lăng nghiêm đề cập rất rõ về những ý nghĩa này.
  11. Khái niệm Bồ Tát ở đây được dùng với nghĩa rộng nhất, chỉ một người đã phát tâm Bồ-đề, đang tu tập Bồ Tát hạnh.
    • tăng-kỳ kiếp: cách diễn đạt trong kinh điển Phật giáo có nghĩa là vô số kiếp, một số lượng không thể tính đếm theo cách thông thường. Kinh Phật dạy rằng, chúng sinh phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp tinh tấn tu tập mới đạt đến quả Phật.
  12. Thất chi nguyện (của Phật giáo Tây Tạng) được đề cập ở đây rất tương tự với Phổ Hiền thập nguyện trong truyền thống Hán tạng. Độc giả có thể tham khảo thêm nội dung của Phổ Hiền hạnh nguyện bao gồm: 1. Lễ kính chư Phật, 2. Xưng tán Như Lai, 3. Rộng tu cúng dường, 4. Sám hối nghiệp chướng, 5. Tùy hỷ công đức, 6. Thỉnh chuyển Pháp luân, 7. Thỉnh Phật trụ thế, 8. Thường tùy Phật học, 9. Hằng thuận chúng sinh, 10. Hết thảy đều hồi hướng. Khi so sánh với Thất chi nguyện thì các hạnh nguyện thứ 2 (xưng tán Như Lai), thứ 8 (thường tùy Phật học) và thứ 9 (hằng thuận chúng sinh) trong Phổ Hiền hạnh nguyện không được đề cập đến trong Thất chi nguyện, còn ngoài ra các nguyện còn lại đều tương tự.
  13. Madison Square Garden là một tòa nhà lớn, đúng hơn là một sân vận động trong nhà, với nhiều kiến trúc liên hợp phục vụ nhiều mục đích khác nhau như thi đấu quyền Anh, hockey, nhà hát...
  14. Nhà hát Beacon (Beacon Theatre) được thiết kế với sức chứa 2.829 chỗ ngồi. Số thính giả lên đến 3.000 người cho thấy đã vượt quá sức chứa thông thường của nhà hát này.
  15. Đây là một công viên hết sức rộng lớn ở New York, chiếm 341 ha, với chiều dài 4 km và chiều ngang khoảng 800 m.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.65.209 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...