Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Bản đồ tu Phật - Tập 1 »» Chương II: Con đường tu thông thường của quảng đại quần chúng »»

Bản đồ tu Phật - Tập 1
»» Chương II: Con đường tu thông thường của quảng đại quần chúng

Donate

(Lượt xem: 6.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bản đồ tu Phật - Tập 2 - Chương II: Con đường tu thông thường của quảng đại quần chúng

Font chữ:

Người đời, dù sống trong hoàn cảnh nào, ai cũng ước ao đạt được chân, thiện, mỹ. Do lòng ước ao đó mà chữ “Tu” đối với mọi người rất cần thiết. Chưa nói đến những hạng người đi theo một tôn giáo này hay một tôn giáo khác mới gọi là tu, những người thường không theo tôn giáo nào cũng có cách tu của họ.

1. Trong phạm vi cá nhân, đối với họ, “tu” cả ba phương diện: Đức, Trí và Thể.

Đức: Họ chú trọng sửa chữa những tật xấu của tâm tánh như: tham lam, sân hận, khinh mạn, cống cao, nghi ngờ, dối trá, nịnh bợ, bỏn sẻn, khó khăn, lười biếng, buông lung, nhỏ mọn, tiểu nhơn… vv. (Xem quyển “Tu tâm dưỡng tánh”). Họ cố bài trừ những tánh xấu ấy và thay thế vào những đức tánh tốt đẹp như: từ bi, hỷ xả, nhu hòa, nhẫn nhục, tin tưởng, ngay thật, vị tha, cần mẫn, hăng hái, quảng đại, quân tử… vv. Họ cố kềm hãm, ngăn chận những hành vi tội lỗi như sát nhân, hại vật, trộm cướp, tà dâm và thay thế bằng những hành vi đẹp đẽ như cứu người, độ vật, bố thí, trung trinh... vv, như thế là tu về Đức.
Trí: Về phương diện trí dục, họ cố gắng trau giồi trí tuệ, mở mang kiến thức, phá tan thành kiến hẹp hòi, thêm nhiều sáng kiến để có thể phán đoán các việc hay dở, lợi hại,... vv, vượt qua mọi trở ngại khó khăn, cùng bí, như thế là tu về Trí.
Thể: Về phương diện thân thể, họ cố gắng luyện tập cho thân thể được khỏe mạnh, nở nang, dẻo dai, để có thể chịu đựng bền bỉ trước những sự tấn công của bệnh tật, lao nhọc, những cuộc vật lộn với đời để mưu sống, như thế là tu về Thể.
Không những mỗi người chỉ cần lo tu dưỡng thân tâm, mà còn phải tu bổ những vật sở hữu của mình nữa. Họ sửa sang nhà cửa hư dột, may vá lại quần áo rách nát, (tu bổ) vun xới lại ruộng vườn hoang phế (sửa), tu bổ lại đường sá cầu cống hư sập... vv, như thế đều gọi là “Tu” cả.
Tóm lại, mỗi cá nhân, bất luận lớn bé, già trẻ, trai gái, giàu nghèo, sang hèn, đều phải lấy việc tu luyện thân tâm (tu tâm, tu thân), sửa sang (tu bổ) những vật sở hữu làm trọng. Nếu xem thường vấn đề này, thì cuộc đời của những kẻ ấy chẳng bao lâu sẽ trở thành mục nát xấu xa và sẽ bị đào thải một cách mau lẹ ra khỏi cuộc sống.

2. Trong phạm vi đoàn thể: Nếu muốn tồn tại và tiến triển, thì tu luyện cũng phải được xem là vấn đề chánh yếu.

Một gia đình có tu thì được hòa thuận, yên vui hạnh phúc. Trái lại, một gia đình thiếu tu, thì cha mẹ thường xung đột, con cái bất hòa, anh em ly cách, chồng vợ chia lìa, nghĩa là gia đình sẽ trở thành địa ngục trần gian. Một xã hội có tu, thì dân chúng được an cư lạc nghiệp, nhà không cần đóng cửa, của rớt ngoài đường không mất, phong tục được thuần lương, nước nhà được thạnh trị. Trái lại, một xã hội không tu thì trộm cướp hoành hành, mạnh hiếp yếu, khôn lấn dại, giàu bóc lột nghèo, nước nhà loạn lạc. Một thế giới có tu, thì hòa bình được thực hiện, thế giới được đại đồng, trần gian sẽ trở thành Cực Lạc. Trái lại, thế giới không tu thì giặc giã hoành hành, thế giới bất bình đẳng và trần gian sẽ trở thành địa ngục.
Vấn đề tu quan trọng như thế, cho nên không thể không tu, mặc dầu mình không theo một tôn giáo nào cả. Đã sống là phải tu, hoặc tu cách này hay cách khác. Không tu thì không thể sống được, không tu thì xem cuộc sống như đồ bỏ, và cuộc sống sẽ trở thành đồ bỏ thật sự, vì có ai săn sóc tới nữa đâu?
Để tóm tắt đoạn này, chúng ta hãy nhớ lại câu nói của thánh nhơn sau đây:
“Tâm có tu thân mới tốt, thân có tu thì gia đình mới được chỉnh đốn, gia đình có tu quốc gia mới thạnh trị, quốc gia có tu thì thế giới mới hòa bình an lạc”. (Tâm chánh nhi hậu thân tu, thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ bình).
Vậy muốn thế giới hòa bình an lạc thì bắt đầu từ mỗi cá nhơn của chúng ta cần nghĩ và thực hành ngay việc tu dưỡng thân tâm. Xem qua đoạn này, quý vị hãy nhận xét kỹ về lối tu này có thực tế và cần thiết cho chúng ta không?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Báo đáp công ơn cha mẹ


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.144.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...