Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bản đồ tu Phật - Tập 2 »» Lời nói đầu (Tập 2) »»

Bản đồ tu Phật - Tập 2
»» Lời nói đầu (Tập 2)

Donate

(Lượt xem: 2.235)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bản đồ tu Phật - Tập 2 - Lời nói đầu (Tập 2)

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(nhà xuất bản Hương Đạo tái bản tháng 11 năm 1971)

MƯỜI CON ĐƯỜNG TU CHUYÊN MÔN CỦA GIỚI TU SĨ

Trong tập thứ nhất của Bản đồ tu Phật, chúng tôi đã chỉ rõ con đường tu hành thông thường của quảng đại quần chúng và của giới Phật tử tại gia rồi. Bắt đầu từ tập thứ hai này, chúng tôi sẽ tuần tự nói đến mười con đường chuyên môn của giới tu sĩ, tức là mười tông phái trong Phật giáo.

Cách tu hành từ đây có phần khó hơn các lối tu trước, phải tốn nhiều thì giờ và mất nhiều công phu tu tập. Vì thế, chỉ những người ít bị cuộc đời hằng ngày ràng buộc như giới tu sĩ, hay những ai muốn đi sâu vào đạo mới hy vọng thực hành có kết quả.

Tuy thế, đã là Phật tử hay muốn thành Phật tử chơn chánh, chúng ta không thể mù mờ về những giáo phái của đạo Phật được. Mặc dù trong giới Phật tử ngày nay có một số đông vì cuộc đời ràng buộc chưa thể có đủ thì giờ và hoàn cảnh để thực hành trọn vẹn một trong mười tông phái trên, nhưng chúng ta hãy cứ tìm hiểu và làm theo phần nào để gieo nhân, rồi một ngày kia, khi đã đủ nhân duyên hãy tu tập hoàn bị hơn.

Thật ra trong rừng giáo lý mênh mông bát ngát của Phật giáo, không biết bao nhiêu là đường ngang ngả dọc, chứ không phải chỉ có 10 con đường này mà thôi. Nhưng đây là những con đường chánh, những đại lộ có thể đưa bộ hành đi đến đích mà không sợ lạc đường. Người học Phật biết được 10 con đường lớn này có thể nói là đã thấy được gần toàn diện khu rừng Phật giáo.

Theo các kinh sách Phật giáo, người ta thường liệt kê các tông phái trên theo thứ tự như sau:

Câu-xá tông, Thành thật tông, Luật tông, Pháp tướng tông, Tam luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông (hay Chân ngôn tông), Thuyền tông và Tịnh độ tôn. Nhưng sắp đặt như trên là đứng về phương diện thuần nghiên cứu, dựa trên giáo sử, đi từ Tiểu thừa đến Đại thừa.

Trong ‘Bản đồ tu Phật’ này, chúng tôi căn cứ theo trình độ hiểu biết, hoàn cảnh và nhu cầu thiết thực của đa số Phật tử Việt Nam, sắp đặt 10 tông theo thứ tự dưới đây. Chúng tôi sẽ tuần tự biên soạn và xuất bản theo thứ tự ấy, để quí vị Phật tử hiện đang cần những tông trên có trước những tài liệu mà nghiên cứu tu hành.

Luật tông (thuộc cả Tiểu thừa và Đại thừa)
Tịnh độ tông (thuộc Đại thừa)
Thiền tông (thuộc cả Tiểu thừa và Đại thừa)
Duy thức tông (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Pháp tướng tôn)
Mật tông (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Chơn ngôn tôn)
Pháp Hoa tông (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Thiên Thai tôn)
Hoa Nghiêm tông (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Hiền Thủ tôn)
Tam luật tông (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Tánh không tôn)
Câu-xá tông (thuộc Tiểu thừa, cũng gọi là Hữu tôn)
Thành thật tông (thuộc Tiểu thừa)

Tóm lại, trong 10 tông này, Luật tông và Thiền tông thông cả Đại thừa và Tiểu thừa; Câu-xá tông và Thành thật tông chỉ thuộc về Tiểu thừa; sáu tông còn lại thuộc về Đại thừa.

Tuy Phật giáo có chia ra nhiều tông phái, hay nhiều con đường tu hành như trên, nhưng người tu hành muốn đi theo con đường nào cũng đều đến một mục đích là thành đạo, chứng quả. Cũng như nhà có nhiều ngõ, đi ngõ nào cũng đều vào nhà được cả. Tuy nhiên, ngõ có rộng, có hẹp, có dài, ngắn khắc nhau; con đường tu hành có khó, dễ, dài, ngắn không đồng. Hành giả kỹ lưỡng chọn lựa con đường nào thích hợp với hoàn cảnh của mình mà tu hành, mới mau thâu hoạch được kết quả tốt đẹp.

Trong mỗi tông, đều có rất nhiều kinh sách và phương pháp dạy bảo tu hành cũng rất tinh vi, có nhiều từng bực, thứ lớp. Hành giả phải tận tâm học tập và nghiên cứu mới thây suốt được, rồi hạ thủ công phu một cách kiên nhẫn dẻo dai, mới được thành công.

Hiện nay Phật giáo Việt Nam, kinh sách của 10 tông phái thì có tông rất nhiều, như Tịnh độ tông, Luật tông, Duy thức tông; có tông rất hiếm kinh sách như Mật tông, Tam luận tôn... Nói là hiếm, chứ không phải là không có, nếu muốn nghiên cứu hay tu hành thì tông nào cũng vẫn có đủ kinh sách để cung cấp cho chúng ta. Khổ một nỗi là những kinh sách ấy bằng chữ Hán, lý nghĩa lại rất thâm huyền súc tích, nếu không có một cái vốn Hán học vững vàng thì cũng khó mà thấu suốt được. Thêm nữa, chúng ta lại ít có những vị hướng dẫn uyên bác, chuyên môn để đưa đường chỉ lối. Có lẽ vì thế mà ở Việt Nam chúng ta, ít có Phật tử chuyên tu về một môn phái nào rõ rệt.

Nhận thấy cái khuyết điểm ấy, nên chúng tôi với khả năng và sức hiểu biết còn hạn lượng, cố gắng giới thiệu những con đường tu chuyên môn nói trên, tạm thời làm người hướng dẫn trong những bước đầu. Và chúng tôi hy vọng rằng nhờ những bước đầu đó, quí vị độc giả sẽ ham thích học hỏi và đi sâu dần vào các con đường tu, hướng dẫn những người đi sau, tạo thành những môn phái riêng biệt như ở Trung Hoa ngày xưa, và nhất là Nhật Bản bây giờ, mà tông phái nào cũng thịnh hành, có rất đông môn đồ như Thiền tông (mà tổ đình là chùa Tổng Trì); Tịnh độ tông (tổ đình là chùa Tăng Thượng); Pháp tướng tông (tổ đình là chùa Dược Sư, v.v.) Nếu Phật giáo Việt Nam mà được cái phong cách sung mãn hùng hậu như thế, thì vận mệnh đất nước đến thời kỳ rạng rỡ, hưng thịnh rồi vậy.

Soạn giả

THÍCH THIỆN HOA




    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.45.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...