Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác »» Chương 41 - Chương 48 »»

Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
»» Chương 41 - Chương 48

Donate

(Lượt xem: 2.031)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Chương 41 - Chương 48

Font chữ:


Diễn đọc: Kiều Hạnh
CHƯƠNG BỐN MƯƠI MỐT

PHIỀN NÃO HẾT, THẤY ĐƯỢC PHẬT

Thí như nhà vua Chuyển luân thánh vương có ngục bảy báu, vương tử bị tội, đem giam trong đó. Lầu gác cung điện, trường gấm giường vàng, lan can cửa sổ, bàn ghế trang sức bằng các châu báu. Ẩm thực y phục cũng giống như vua, nhưng dùng khóa vàng xích hai chân lại. Các vương tử nhỏ thích việc ấy không?

Di-lặc bạch Phật:

- Thưa Thế Tôn, không! Vương tử bị nhốt, tâm không tự tại, muốn tìm mọi cách để mong thoát ra, cầu cứu cận thần, cũng không toại ý. Vua cha vui vẻ, mới được thả ra.

Phật bảo Di-lặc:

- Các chúng sanh đó cũng lại như thế, nếu có nghi ngờ mà cầu Phật trí đến quảng đại trí, lại không tự tin, căn lành của mình, nhờ nghe tên Phật mà khởi lòng tin, nên tuy vãng sanh, ở trong hoa sen, không ra khỏi được. Ở trong thai hoa tưởng như cung điện, như là vườn hoa. Tại sao như thế? Nơi đó trong sạch, không có nhơ nhớp, nhưng năm trăm năm không thấy tam bảo, không được cúng dường, phụng thờ chư Phật, xa lánh tất cả căn lành thù thắng, vì thế là khổ, nên không ưa thích. Nếu chúng sanh đó biết được tội xưa, tự mình ăn năn cầu ra khỏi đó. Khi tội lỗi hết mới được ra khỏi, liền đến được chỗ Phật Vô Lượng Thọ dự nghe kinh pháp, rất lâu mới được hiểu rõ hoan hỷ, mới được cúng dường vô lượng chư Phật, tu tập công đức. Này A-dật-đa! Nên biết nghi ngờ đối với bồ-tát rất là tổn hại, mất đi lợi lớn. Do đó phải biết nên thường hiểu rõ tin tưởng trí huệ vô thượng của Phật.

Di-lặc bạch Phật:

- Tại sao cõi này có hàng chúng sanh cũng tu pháp thiện mà không mong cầu vãng sanh nước đó?

Phật bảo Di-lặc:

- Hàng chúng sanh này trí huệ kém cỏi, cho rằng Tây Phương không bằng cõi trời nên không cầu sanh.

Di-lặc bạch Phật:

- Hạng chúng sanh này phân biệt lầm lẫn, không cầu vãng sanh về cõi nước Phật, sao khỏi luân hồi?

Phật bảo Di-lặc:

- Hạng chúng sanh đó gieo trồng căn lành, không thể lìa tướng, không cầu trí Phật, say đắm thú vui ở cõi thế tục, phước báo thế gian, tuy cũng tu phước, cầu quả trời người. Lúc có kết quả, đầy đủ tất cả, nhưng không thể ra khỏi ngục ba cõi. Giả như cha mẹ, vợ con quyến thuộc muốn cứu vớt họ, nhưng tà kiến mạnh thường lôi kéo họ ở trong luân hồi, không được tự tại. Các ông thấy đó, những người ngu si không trồng căn lành, dùng trí thế tục, tăng thêm tâm tà, làm sao thoát khỏi nạn lớn sanh tử.

Lại có chúng sanh tuy trồng căn lành, tạo phước điền lớn, chấp tướng phân biệt, tình chấp sâu nặng, cầu khỏi luân hồi, nhưng không thể được. Dùng trí vô tướng trồng các công đức, thân tâm trong sạch, xa lìa phân biệt, cầu sanh Tịnh Độ, hướng đến đạo quả, giác ngộ của Phật, thì được sanh về cõi nước chư Phật, vĩnh viễn giải thoát.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI HAI

BỒ TÁT VÃNG SANH

Di-lặc bạch Phật:

- Thế giới Ta-bà và những cõi nước của các Phật khác, bồ-tát bất thoái sanh về Cực Lạc, số ấy bao nhiêu?

Phật bảo Di-lặc:

- Thế giới này có bảy trăm hai mươi ức vị bồ-tát đã từng cúng dường vô số chư Phật, trồng các công đức sẽ được sanh về cõi nước Phật đó. Bồ-tát hạnh nhỏ tu tập công đức sẽ vãng sanh về không thể kể hết. Không riêng bồ-tát ở thế giới ta, mà các bồ-tát ở các cõi nước của chư Phật khác cũng lại như thế. Từ cõi nước của đức Phật Viễn Chiếu có mười tám ức, các bồ-tát lớn cũng sanh về đó. Ở phương đông bắc, nước Phật Bửu Tạng có chín mươi ức bồ-tát bất thoái sanh về nước đó. Từ cõi nước của Phật Vô Lượng Âm, cõi Phật Quang Minh, cõi Phật Long Thiên, cõi Phật Thắng Lực, cõi Phật Sư Tử, cõi Phật Ly Trần, cõi Phật Đức Thủ, cõi Phật Nhân Vương, cõi Phật Hoa Tràng, những vị bồ-tát ngôi bất thoái vãng sanh về đó, hoặc hai trăm ức, hoặc trăm ngàn ức, hoặc một vạn ức. Phật thứ mười hai tên Vô Thượng Hoa, nơi nước đó vô số bồ-tát là bậc bất thoái, trí huệ dũng mãnh, đã từng cúng dường vô số chư Phật, đầy đủ tinh tấn hướng về nhất thừa, ở trong bảy ngày nhiếp thọ tất cả pháp môn kiên cố của các đại sĩ tu tập trong trăm ngàn ức kiếp số. Hàng bồ-tát này đều sẽ vãng sanh về nước Cực Lạc. Phật thứ mười ba tên là Vô Úy, từ cõi kia có bảy trăm chín mươi ức vô số lượng bồ-tát lớn nhỏ, các vị tỳ-kheo đều sẽ vãng sanh về nước Cực Lạc.

Dù chỉ nêu tên chư Phật trong khắp mười phương cõi nước và chúng bồ-tát sẽ được vãng sanh, dù trọn kiếp số cũng chẳng kể hết.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI BA

KHÔNG PHẢI TIỂU THỪA

Phật bảo Từ Thị:

- Ông nay có thấy các bồ-tát đó được lợi nhiều chăng? Nếu có những kẻ thiện nam, tín nữ được nghe danh hiệu Phật A-di-đà, khởi lên một niềm vui vẻ ưa thích, quy y chiêm ngưỡng, như thuyết tu hành. Phải biết người này được lợi ích lớn, được các công đức như đã nói trên, tâm không hạ liệt, cũng không cống cao, căn lành tăng trưởng. Ông nên biết rằng, người này không phải là hạng Tiểu thừa, mà họ chính là hàng đại đệ tử ở trong pháp ta. Do đó ta bảo các chúng trời người, a-tu-la thảy nên ham tu tập, sanh tâm hy hữu. Phải xem kinh này như đại đạo sư, vì muốn khiến cho chúng sanh mau được an trụ vào quả bất thoái và cũng muốn thấy cõi nước Phật kia trang nghiêm thù thắng tiếp nhận chúng sanh. Người đủ công đức nên khởi tinh tấn nghe pháp môn này, do vì cầu pháp mà không sanh tâm lười biếng dua dối, dù vào lửa dữ cũng không lui sụt. Tại vì sao thế? Vô số bồ-tát thảy đều mong cầu pháp thượng diệu này, tôn trọng nghe nhận, không sanh chống trái. Có những bồ-tát muốn nghe kinh này mà chưa được nghe, do đó các ông phải cầu pháp này.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI BỐN

TIẾP NHẬN SỰ THỌ KÝ BỒ-ĐỀ

- Nếu ở tương lai, hoặc đời mạt pháp, có chúng sanh nào trồng các căn lành, phải biết người ấy đã từng cúng dường vô lượng chư Phật. Do sức hộ trì của đức Phật đó mà được pháp môn rộng lớn nhiệm mầu, tiếp nhận thọ trì, chứng nhất thiết trí. Ở trong pháp đó, người ấy có được hiểu biết rộng lớn, được nhiều vui vẻ, giảng giải cho người, thường thích tu hành. Các nam nữ nào đối với pháp này đã cầu, đang cầu, sẽ cầu đều được ích lợi rất lớn. Các ông phải nên tin tưởng, trồng các căn lành, thường phải tu tập, đừng để nghi trệ mà thành tù ngục trong núi châu báu.

Này A-dật-đa! Như những chúng sanh đủ oai đức lớn thì mới diễn được pháp môn quý giá rộng lớn thế ấy. Vì không có thể nghe được pháp này, một ức bồ-tát phải bị lui sụt đối với quả vị Vô thượng chánh giác.

Như chúng sanh nào đối với kinh này biên chép cúng dường thọ trì đọc tụng, vì người giảng giải dù trong chốc lát, khuyên người khác nghe tâm không phiền muộn, ngày đêm suy tư về cõi nước đó và các công đức Phật A-di-đà, thì người đó sẽ không bị lui sụt đạo vô thượng nữa. Người đó lâm chung, giả sử tam thiên đại thiên thế giới đều tràn ngập lửa, cũng vượt qua được mà sanh nước kia. Người này đã từng gặp Phật quá khứ, đã được thọ ký, tất cả Như Lai đều cùng khen ngợi. Vì thế chúng sanh phải nên chuyên tâm tiếp nhận tin tưởng thọ trì đọc tụng như thuyết mà hành.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI LĂM

CHỈ CÒN KINH NÀY

Ta nói kinh này để chúng sanh thấy Phật Vô Lượng Thọ và nước Cực Lạc mà mong sanh về, chớ để sau khi ta nhập niết-bàn lại sanh nghi hoặc. Đến đời sau này, khi kinh đạo diệt, thương xót chúng sanh, ta dùng thần lực giữ lại kinh này trong một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp được kinh này, tùy theo ý muốn đều được độ thoát. Như Lai ra đời khó gặp khó thấy, các kinh của Phật cũng khó thấy nghe. Gặp thiện tri thức, nghe pháp thực hành cũng lại rất khó. Nếu gặp kinh này, tin ưa thọ trì là khó trong khó, không gì khó hơn. Nếu chúng sanh nào nghe được tên Phật, tâm từ trong sạch, hớn hở vui mừng, cả mình rớn ốc, hoặc là bật khóc, là do đời trước từng tu Phật đạo, do đó không phải là hạng phàm nhân. Nếu nghe tên Phật mà sanh hồ nghi, nghe kinh pháp Phật cũng không tin tưởng, thì chúng sanh đó đến từ cõi ác, nạn trước chưa hết, chưa được độ thoát, thế nên tâm sanh hoài nghi không tin.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI SÁU

KHUYÊN NÊN KIÊN TRÌ TU HÀNH

Phật bảo Di-lặc:

- Các pháp vô thượng của các đức Phật là pháp sâu xa, mười lực vô úy, vô ngại vô trước, cùng với các pháp ba-la-mật-đa của hàng bồ-tát, không phải dễ gặp. Người nói được pháp cũng khó mở bày, người nghe tin chắc cũng rất khó được. Ta nay như lý tuyên thuyết pháp môn vi diệu rộng lớn, tất cả chư Phật đều đồng khen ngợi. Nay trao các ông phải khéo giữ gìn mãi làm lợi ích cho loài hữu tình, chớ để chúng sanh phải bị sa đọa vào năm đường ác, chịu các khổ nạn. Các ông phải nên siêng năng tu hành theo lời ta dạy, phải hiếu với Phật, thường nhớ ân thầy, làm cho pháp này còn lâu ở đời, phải nên kiên trì, đừng để tiêu mất. Không được hư vọng, thêm bớt kinh pháp, thường niệm miên mật, mau chứng được đạo. Pháp ta như thế, ta đã nói xong, việc làm Như Lai, các ông phải nên làm theo như vậy, tu những phước lành, cầu sanh Tịnh Độ.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI BẢY

CÓ PHƯỚC HUỆ MỚI ĐƯỢC NGHE

Ngay lúc bấy giờ Thế Tôn nói kệ:

Nếu đời trước không tu phước huệ Chánh pháp này sẽ chẳng được nghe Nếu từng cúng dường chư Như Lai Tức hay vui vẻ tin pháp này. Kiêu mạn, lười biếng và tà kiến Khó tin Phật pháp rất nhiệm mầu Ví như kẻ mù trong đêm tối Không thể dẫn đường cho người khác. Chỉ người gặp Phật, trồng căn lành Cứu vớt thế gian mới tu được Nghe xong thọ trì và biên chép Đọc tụng giảng giải và cúng dường. Như thế nhất tâm cầu Tịnh Độ Quyết định sanh về nước Cực Lạc Giả sử lửa cháy cả đại thiên Nhờ oai đức Phật đều thoát khỏi. Biển trí rộng sâu của Phật-đà Chỉ Phật với Phật mới biết được Thanh văn ức kiếp suy trí Phật Hết cả thần lực không lường được. Công đức của Phật, Phật tự biết Chỉ có Thế Tôn mới chỉ dạy Thân người khó được, Phật khó gặp Tín huệ, nghe pháp khó càng khó. Nếu các hữu tình sắp thành Phật Hạnh siêu Phổ Hiền, đến bờ kia Cho nên người trí biết rộng sâu Đều phải tin ta lời như thật.

Diệu pháp như thế, may được nghe Phải thường niệm Phật sanh hoan hỷ Thọ trì, độ khắp chúng sanh tử Phật nói người này chính bạn lành.

CHƯƠNG BỐN MƯƠI TÁM

NGHE KINH ĐƯỢC LỢI ÍCH

Bấy giờ, đức Phật nói kinh pháp này, có đến một vạn hai ngàn ức số chúng sanh cõi trời, cõi người thoát ly phiền não, chứng pháp nhãn tịnh30; có hai mươi ức chúng sanh chứng đắc quả A-na-hàm; sáu ngàn tám trăm đại tỳ-kheo chúng hết các phiền não, tâm được giải thoát; đến bốn mươi ức các vị bồ-tát tâm không lui sụt đối với quả vị vô thượng bồ-đề, hồi hướng công đức để tự trang nghiêm; hai mươi lăm ức các loài chúng sanh được bất thoái nhẫn; bốn trăm vạn ức số na-do tha trăm ngàn chúng sanh phát tâm bồ-đề, trồng các căn lành, nguyện sanh Cực Lạc thấy Phật Di-đà, đều sẽ vãng sanh về cõi Phật kia. Mỗi vị một cõi lần lượt thành Phật đồng một danh hiệu Diệu Âm Như Lai.

Hoặc ngay đời này, hoặc ở đời sau, có chúng sanh nào, ở cõi nước Phật trong khắp mười phương thấy Phật Di-đà, thì mỗi phương đó sẽ có tám vạn ức số chúng sanh được Phật thọ ký pháp nhãn thanh tịnh, thành Vô thượng giác. Các chúng sanh ấy đều nhờ nguyện lực từ kiếp xa xưa của Phật Di-đà, đều được vãng sanh về nước Cực Lạc.

Bấy giờ, trong khắp đại thiên thế giới chấn động sáu cách, đều hiển hiện ra thần biến hiếm có, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương. Chư thiên trên không trổi các âm nhạc phát ra những thứ âm thanh vui vẻ. Cho đến chư thiên ở trời Sắc Giới thảy đều được nghe khen chưa từng có. Vô số hoa đẹp rơi xuống như mưa.

Tôn giả A-nan, bồ-tát Di-lặc và các bồ- tát, thanh văn, trời, rồng, tám bộ quỷ thần, tất cả đại chúng nghe lời Phật nói thảy đều vui vẻ tin nhận thực hành.

---o0o---




CHÚ THÍCH

1. Thành Vương Xá: đô thành của nước Ma-kiệt-đà thuộc trung Ấn-độ.

2. Hiền kiếp: tức kiếp hiện tại, vì trong kiếp này có một ngàn bậc hiền thánh ra đời, nên gọi là hiền kiếp.

3. Đâu-suất: cõi trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi Dục, cộng tám vạn do-tuần.

4. Bồ-đề: quả vị Vô thượng chánh đẳng chính giác.

5. A-xà-lê: người dạy dỗ đệ tử, khiến cho mọi việc làm của đệ tử đều trang nghiêm, đúng pháp; chính bản thân cũng xứng đáng làm bậc thầy gương mẫu cho đệ tử noi theo, nên còn gọi là đạo sư.

6. Thanh văn: các đệ tử xuất gia nghe âm thanh của Phật mà chứng ngộ.

7. Bích-chi Phật: bậc thánh không có thầy mà tự giác ngộ.

8. Đà-la-ni (Cg: tổng trì): năng lực của trí tuệ tóm thâu, giữ gìn vô lượng Phật pháp, không để quên sót.

9. Ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

10. Mười hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

11. Đấu: cái đấu để đong gạo. Theo đơn vị đo lường thời xưa, một đầu bằng mười thăng. (Một thăng tương đương một lít)

12. Câu-chi: đơn vị chỉ số lượng của Ấn-độ.

13. Na-do-tha (Cg: na-do-đa): danh từ số lượng của Ấn-độ.

14. Nhất sanh bổ xứ: người còn bị sinh tử lần cuối cùng, nghĩa là sau đời sống hiện tại này sẽ được thành tựu Phật quả tại nhân gian.

15. Do-tuần: đơn vị đo khoảng cách. Theo Đại Đường Tây Vực ký, một do tuần là chỉ lộ trình một ngày hành quân của nhà vua.

16. Ly sanh: thoát li sanh tử.

17. Chấn động sáu cách: sáu cách chấn động của mặt đất đó là: đông trôi tây sụt, tây trồi đông sụt, nam trồi bắc sụt, bắc trồi nam sụt, bên trồi giữa sụt và giữa trồi bên sụt.

18. Tu-di: vốn là ngọn núi trong thần thoại Ấn-độ, được Phật giáo sử dụng. Ngọn núi này rất cao, đứng sừng sững ở chính giữa một tiểu thiên thế giới, có tám lớp núi, tám lớp biển bao bọc chung quanh, hình thành một thế giới.

19. Thiết Vi: dãy núi lấy núi Tu-di làm trung tâm, chung quanh núi này có tám lớp núi, tám lớp biển, lớp ngoài cùng là lớp do sắt tạo thành nên gọi là Thiết Vi sơn, tức lớp núi ngoại hải bao quanh Tu-di và bốn châu.

20. Ma-ni: từ gọi chung các châu ngọc quí giá.

21. Nước tám đức: nước trong ao sen ở Tịnh Độ có tám tính chất ưu việt: trong trẻo, mát mẻ, ngon ngọt, mềm nhẹ, thấm nhuần, an hòa, trừ đói khát, nuôi lớn các căn.

22. Hoặc lậu: phiền não

23. Bảy giác chi: bảy pháp có công năng giúp cho trí tuệ bồ-đề phát triển: niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tiến giác chi, hỉ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.

24. Tám phần thánh đạo: tám thánh đạo cầu niết-bàn: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định.

25. Ba câu: tham, sân, si.

26. Tam-ma-địa: thiền định.

27. Uất-đơn-việt: Bắc câu lô châu, một trong bốn châu quanh núi Tu-di.

28. Tam đồ: ba đường ác: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

29. Thủy tai: một trong ba đại tai. Trong bốn kiếp, thành, trụ, hoại, không thì vào thời gian cuối cùng của kiếp hoại, tam tai thủy, hỏa, phong sẽ lần lượt khởi lên, lan tràn cùng khắp thế giới.

30. Pháp nhãn tịnh: pháp nhãn có năng lực quan sát chân lí các pháp mà không bị chướng ngại và nghi hoặc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.176.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...