CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐTHOA SEN BÁU VÀ ÁNH SÁNG PHẬTLại có rất nhiều hoa sen quý báu cùng khắp thế giới. Tất cả hoa đó có ngàn ức cánh, ánh sáng nhiều màu. Hoa sen màu xanh phóng ánh sáng xanh; hoa sen màu trắng phóng ánh sáng trắng, hoa vàng, hoa đỏ, màu sắc ánh sáng cũng lại như thế. Vô lượng vật báu, cùng trăm ngàn ngọc ma-ni chói sáng át cả nhật nguyệt. Những hoa sen ấy hoặc nửa do-tuần, hoặc hai, ba, bốn cho đến một trăm, một ngàn do-tuần. Trong mỗi hoa sen đều ánh phát ra ba mươi sáu trăm ngàn ức tia sáng. Trong mỗi tia sáng hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật, thân màu vàng ròng, đầy đủ tướng quý, vẻ đẹp lạ thường. Mỗi đức Phật đó lại phóng trăm ngàn tia sáng chói lọi, nói pháp vi diệu, đến khắp mười phương. Chư Phật như thế dẫn dắt chúng sanh trụ trong chánh đạo.
CHƯƠNG HAI MƯƠI HAIQUYẾT ĐỊNH CHỨNG QUẢ CAO NHẤTLại nữa A-nan! Cõi nước Phật đó không có bóng tối, không có ánh lửa, không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, không có tướng trạng của ngày và đêm, cũng không có tên tháng năm kiếp số. Chúng sanh cũng không chấp trước gia đình, không nêu tên hiệu. Lại cũng không có thủ xả phân biệt, tất cả hưởng thụ an lạc thanh tịnh. Nếu như có người thiện nam tín nữ hoặc là đã sanh, hoặc sẽ sanh về, thảy đều được trụ ở chánh định tụ, quyết định thành tựu Vô thượng đẳng giác. Vì sao như thế? Nếu là tà định và bất định tụ, thì không thấu suốt và không thể nào biết lập nhân ấy.
CHƯƠNG HAI MƯƠI BAMƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT ĐỀU TÁN THÁNLại nữa A-nan! Hằng sa cõi nước ở về phương đông, trong mỗi thế giới có Hằng sa Phật, mỗi vị Phật ấy đều dùng tướng lưỡi dài rộng, phóng ra vô lượng ánh sáng, nói lời chân thật, tán thán công đức Phật Vô Lượng Thọ không thể nghĩ bàn. Chư Phật Hằng sa các nước phương nam, phương tây phương bắc và bốn phương phụ, phương trên phương dưới cũng đều xưng tán. Tại vì sao thế? Chư Phật muốn khiến chúng sanh các nước trong thế giới khác nghe được danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ, phát tâm trong sạch, nhớ nghĩ thọ trì, quy y cúng dường, dù chỉ một niệm tín tâm trong sạch, đem công đức này chí tâm hồi hướng, nguyện sanh nước đó. Những chúng sanh đó đều được vãng sanh ở vị bất thoái, cho đến chứng thành quả vị Chánh giác.
CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐNBA HẠNG VÃNG SANHPhật bảo A-nan:
- Chư thiên loài người ở trong thế giới mười phương ức cõi, nếu chí tâm nguyện sanh về Cực Lạc thì có ba bậc:
Bậc thượng là người bỏ nhà lìa dục, làm bậc sa-môn, phát tâm bồ-đề, một lòng nghĩ nhớ đức Phật Di-đà, tu tập công đức, nguyện sanh nước đó. Những chúng sanh này đến lúc lâm chung, Phật A-di-đà và các thánh chúng hiện ra trước mặt. Trong khoảng chốc lát, người đó theo Phật, sanh về nước ấy, lại được hóa sanh trong ao bảy báu, trí huệ dũng mãnh, thần thông tự tại. Do đó, A-nan! Nếu có chúng sanh muốn ngay đời này thấy Phật Di-đà, thì nên phát tâm Vô thượng bồ-đề, lại nên chuyên nhớ về nước Cực Lạc, gom góp căn lành hồi hướng nước kia. Sau sẽ thấy Phật, sanh về nước đó, được quả bất thoái cho đến quả Phật.
Bậc trung tuy là không làm sa-môn tu công đức lớn, nhưng lại phát tâm vô thượng bồ-đề, một lòng nhớ nghĩ Phật A-di-đà, tùy sức tu hành, thành tựu công đức. Giữ gìn trai giới, xây dựng chùa tháp, tô đắp tôn tượng, cúng dường sa-môn, thắp đèn treo phan, rải hoa đốt hương, đem công đức này hồi hướng nguyện sanh về cõi nước kia. Người này lâm chung sẽ được hóa thân Phật A-di-đà đầy đủ tướng quý và muôn vẻ đẹp sáng như Phật thật hiện ra trước mặt cùng với đại chúng cung kính vây quanh tiếp dẫn người đó. Người đó tức thì theo hóa thân Phật mà được vãng sanh, chứng quả bất thoái cho đến quả vị vô thượng bô- đề. Công đức trí huệ của những người này kém hơn bậc thượng.
Còn về bậc hạ, giả như không làm các thứ công đức mà lại phát tâm vô thượng bồ-đề, một lòng nhớ nghĩ đến Phật Di-đà, vui vẻ tin ưa, không sanh nghi hoặc, thành tâm nguyện sanh về cõi nước đó. Khi những người này sắp phải mạng chung, mộng thấy đức Phật, cũng được vãng sanh. Công đức trí huệ của những người này kém hơn bậc trung.
Nếu có chúng sanh trụ pháp Đại thừa dùng tâm thanh tịnh hướng về đức Phật Vô Lượng Thọ Quang, niệm danh hiệu Ngài dù chỉ mười niệm, nguyện sanh nước kia, đến khi nghe được diệu pháp thâm sâu liền sanh tin hiểu. Cho đến một niệm tâm nghĩ nhớ đến đức Phật Di-đà, thì những người này khi sắp lâm chung như là trong mộng thấy Phật Di-đà, quyết định vãng sanh, được bất thoái chuyển cho đến quả Phật.
CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂMCHÁNH NHÂN CỦA VÃNG SANHLại nữa A-nan! Nếu có những người thiện nam, thiện nữ nghe kinh điển này, thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường ngày đêm không dứt, cầu được vãng sanh về cõi nước kia. Phát tâm bồ-đề, giữ gìn giới cấm bền chắc không lui, lợi ích chúng sanh, bao nhiêu căn lành đều đem ban phát cho các chúng sanh, để họ an lạc, luôn luôn nhớ nghĩ đến Phật Di-đà và nước Cực Lạc. Với những người này, sau khi mạng chung, thân tướng tốt đẹp trang nghiêm như Phật, được sanh nước ấy, mau được nghe pháp, vĩnh viễn không còn lui sụt bồ-đề.
Lại nữa A-nan! Nếu có chúng sanh muốn sanh nước kia, tuy không tu tập tinh tế, thiền định, mà lại chí thành tụng đọc tôn kinh, giữ gìn giới cấm, làm các việc thiện như không sát sinh, không trộm không dâm, không nói dối trá, thêu dệt, hung ác, không nói đôi chiều, không tham sân si. Như thế ngày đêm, người đó nghĩ nhớ công đức trang nghiêm của Phật Di-đà ở cõi phương tây, chí tâm quy y, đảnh lễ cúng dường. Người này lâm chung không còn sợ hãi, tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi Phật đó.
Nếu như người nào vì nhiều sự duyên không thể xuất gia, không có thời gian tu tập trai giới, nhưng lòng trong sạch, trong lúc rảnh rỗi, đoan thân chánh niệm, lìa dục bỏ lo, từ bị tinh tấn, giữ tâm không hề sân hận, ganh ghét, tham lam keo kiệt, hối hận giữa chừng, không chút nghi ngờ. Sống đời hiếu thuận, chí thành trung tín, tin tưởng sâu xa những lời Phật dạy, tin thiện được phước, phụng trì như thế không hề thiếu sót. Muốn được độ thoát, thường phải phát nguyện sanh về Tịnh Độ của Phật Di-đà, từ một đến mười ngày đêm không dứt. Đến khi lâm chung, người này sẽ được vãng sanh nước kia, hành bồ-tát đạo, đạt được bất thoái, đầy đủ thân vàng, ba mươi hai tướng, sẽ được thành Phật. Người ấy muốn được thành Phật nước nào cũng được như ý, tùy sự tinh tấn cầu đạo không dừng mà đạt sở nguyện.
Lại này A-nan! Vì lợi ích này nên chư Phật ở vô lượng vô số các cõi nước kia đều cùng tán thán Phật Vô Lượng Thọ có nhiều công đức.
CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁUĐẢNH LỄ, CÚNG DƯỜNG, NGHE PHÁPLại nữa A-nan! Các chúng bồ-tát ở khắp mười phương, ai muốn chiêm ngưỡng đảnh lễ đức Phật Vô Lượng Thọ Quang ở cõi Cực Lạc, mỗi người hãy đem hương hoa, phướn lọng, đi đến chỗ Phật cung kính cúng dường, nghe nhận kinh pháp, tuyên dương giáo hóa, khen ngợi công đức trang nghiêm thanh tịnh của nước Cực Lạc.
Bấy giờ, đức Phật bèn nói kệ rằng:
Cõi Phật ở phương đông Nhiều như cát sông Hằng Vô lượng chư bồ-tát Đến lễ Phật Di-đà. Nam, tây, bắc tất cả Trên dưới đều như thế Hoặc dùng tâm tôn trọng Cúng dường các vật báu. Nói ra lời hòa nhã Ca tụng Đấng vô thượng Đạt được thần thông huệ Nhập vào pháp sâu xa. Nghe tên Phật thánh đức An ổn được lợi lớn Trong các loại cúng dường Siêng tu không mỏi mệt. Quán cõi nước thù thắng Vi diệu khó nghĩ bàn Công đức trang nghiêm khắp Cõi Phật khác khó bằng. Nhân phát tâm vô thượng Nguyện mau chứng bồ-đề. Liền đó Phật Di-đà Hiện thân vàng mỉm cười Từ miệng phóng ánh sáng Chiếu khắp cả mười phương Thâu lại xoay quanh Phật Ba vòng rồi vào đảnh. Bồ-tát thấy tướng này Liền chứng vị bất thoái Tất cả chúng trong hội Đều cùng nhau hoan hỷ. Tiếng Phật như sấm dậy Tám âm diễn giọng hay Bồ-tát mười phương đến Ta đều biết nguyện ấy Chí cầu cõi Tịnh Độ Thọ ký sẽ thành Phật. Biết rõ tất cả pháp Như mộng huyễn, tiếng vang Đầy đủ các đại nguyện Ắt thành cõi như thế. Biết cõi như bào ảnh Thường phát lời nguyện lớn Rốt ráo đạo bồ-tát Đầy đủ các công đức Tu thắng hạnh bồ-đề Thọ ký sẽ thành Phật. Thông suốt tánh các pháp Tất cả không, vô ngã Chuyên cầu cõi Phật tịnh Ắt thành tựu như thế. Nghe pháp vui nhận làm Được đến nơi trong sạch Ắt được Phật Di-đà Thọ ký sẽ thành Phật. Cõi thù thắng vô biên Đều do sức Phật nguyện Nghe tên muốn vãng sanh Đều được không lui sụt. Bồ-tát phát chí nguyện Nguyện cõi mình cũng vậy Luôn nhớ độ tất cả Được phát tâm bồ-đề Bỏ thân luân hồi này Đều được đến bờ kia. Phụng thờ vạn ức Phật Bay đi khắp các cõi Cung kính hoan hỷ rồi Trở về nước An Dưỡng.
CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢYCA TỤNG TÁN THÁN CÔNG ĐỨC CỦA PHẬTPhật bảo A-nan:
- Các vị bồ-tát ở cõi nước đó nương sức oai thần của đức Phật kia, trong khoảng bữa ăn, qua đến vô lượng vô biên tịnh độ khắp mười phương cúng dường chư Phật. Các món cúng dường chư Phật, bồ-tát như là hương hoa, phướn lọng vi diệu, vừa nghĩ liền có, quý đẹp lạ thường, thế tục không có. Hoa rải trong không hiệp lại thành một, tất cả hoa ấy khi rơi xuống dưới xếp thành vòng tròn rồi biến thành lọng trăm ngàn màu sắc, mỗi sắc mỗi hương, hương thơm xông khắp. Lọng hoa nhỏ nhất cũng mười do-tuần, rồi lớn dần lên cho đến đầy cả ba ngàn thế giới, cứ theo thứ tự trước mất sau hiện. Nếu không hoa mới, lớp trước vẫn còn. Rồi trong hư không cùng tấu âm nhạc, âm thanh vi diệu, ca tụng tán thán công đức của Phật. Ở trong khoảnh khắc, các bồ-tát ấy trở về nước mình, cũng tụ họp lại ở đại giảng đường, lắng nghe đức Phật Vô Lượng Thọ Quang giảng nói đại pháp, tất cả vui vẻ, tâm đạt được đạo. Ngay trong khi đó, gió mát thổi vào các cây bảy báu phát ra năm loại âm thanh vi diệu, vô lượng hoa đẹp bay ra bốn phía, tự nhiên cúng dường như thế không dứt. Tất cả chư thiên, mỗi người mang theo trăm ngàn hương hoa, vạn thứ âm nhạc cúng dường đức Phật và các đại chúng bồ-tát, thanh văn, lần lượt kéo đến hớn hở vui mừng. Đó đều là do uy lực gia trì từ sức bản nguyện của Phật Vô Lượng Thọ Quang cùng với công đức cúng dường chư Phật, căn lành tương tục không có khuyết giảm, khéo léo tu tập nhiếp thọ thành tựu mà được như thế.
CHƯƠNG HAI MƯƠI TÁMTHẦN THÔNG VÀ ÁNH SÁNG CỦA BỒ-TÁTPhật bảo A-nan:
- Các chúng bồ-tát trong cõi nước đó thấy suốt nghe thấu các việc quá khứ, hiện tại, vị lại ở khắp mười phương. Chư thiên, loài người, côn trùng tâm ý thiện ác thế nào, miệng muốn nói gì, khi nào giải thoát, chứng đạo vãng sanh, tất cả điều đó các bồ-tát ấy đều dự biết trước. Thanh văn nước đó thân có ánh sáng chiếu xa một tầm. Ánh sáng bồ-tát chiếu rọi rất xa một trăm do-tuần. Có hai bồ-tát tôn quý bậc nhất, oai thần ánh sáng của hai vị đó chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới.
A-nan bạch Phật:
- Hai vị bồ-tát danh hiệu là gì?
Phật bảo A-nan:
- Tên hai vị ấy là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Cả hai vị này tu hạnh bồ-tát ở cõi Ta-bà, khi vãng sanh về cõi nước Cực Lạc thường hầu thân cận hai bên phải trái đức Phật Di-đà. Nếu hai vị đó muốn đến cõi khác ở khắp mười phương, thì tùy tâm đến. Nay hai vị ấy đang trụ cõi này làm lợi chúng sanh. Nếu có thiện nam, hoặc ín nữ nào ở tại thế gian bị nạn khổ gấp, chỉ cần xưng niệm bồ-tát Quán Âm thì được giải thoát.
CHƯƠNG HAI MƯƠI CHÍNSỨC THỆ NGUYỆN RỘNG SÂULại nữa A-nan! Các vị bồ-tát ở cõi nước đó dù là hiện tại hay ở vị lại rốt ráo đều được nhất sanh bổ xứ. Chỉ trừ người nào có chí nguyện lớn đi vào sanh tử để độ chúng sanh, rống tiếng sư tử, mang giáp trụ dày, đội mũ Đại thừa, dùng sức công đức thệ nguyện rộng lớn để tự trang nghiêm. Tuy phải sanh vào đời ác năm trược, thị hiện cũng giống như một chúng sanh, đến khi thành Phật cũng không bao giờ rơi vào cõi ác. Dù sanh ở đâu, bồ-tát đều biết đời trước của mình. Phật Vô Lượng Thọ muốn độ chúng sanh mười phương cõi nước, muốn cho chúng sanh sanh về nước kia, nên khiến cho họ chứng được niết-bàn, giáo hóa bồ-tát chứng được quả Phật. Khi đã thành Phật, tiếp tục chỉ dạy độ thoát chúng sanh. Lần lượt dạy dỗ, độ thoát như thế không thể tính kể. Thanh văn, bồ-tát, các loài chúng sanh ở khắp mười phương sanh về nước đó chứng được niết-bàn sẽ được thành Phật, số đó nhiều lắm không thể kể hết.
Cõi nước Phật đó thường hằng như một, không có tăng giảm. Vì sao như thế? Ví như biển cả là vua sông rạch, các dòng sông lớn đều chảy về biển, mà nước biển ấy nào có tăng giảm. Vô số nước Phật ở khắp mười phương, cõi Phật Di-đà rộng lớn trường cửu, sáng suốt đẹp đẽ, an lạc hơn cả. Có được như thế là bởi do Ngài lúc làm bồ-tát thệ nguyện cầu đạo, tích lũy công đức vô lượng vô biên. Phật A-di-đà bố thí ân đức khắp mười phương cõi, vô cùng sâu rộng nói không thể hết.
CHƯƠNG BA MƯƠISỰ TU TRÌ CỦA BỒ-TÁTLại nữa A-nan! Tất cả bồ-tát ở cõi nước đó thảy đều đầy đủ thiền định trí huệ, thần thông oai đức, thông suốt rốt ráo bí tạng của Phật, điều phục các căn, thân tâm nhu nhuyến, thâm nhập chánh huệ, không còn hoặc lậu22, nương theo hạnh Phật tu bảy giác chi23, tám phần thánh đạo24. Thấu suốt năm nhãn, chân đế tục đế, nhục nhãn phân biệt, thiên nhãn thông đạt, pháp nhãn trong sạch, huệ nhãn thấy chân, Phật nhãn đầy đủ, giác ngộ pháp tánh. Có đủ biện tài và sức tổng trì tự tại vô ngại. Khéo thấu suốt được vô biên phương tiện, nói lời thành thật nghĩa lý sâu xa độ thoát chúng sanh. Truyền bá chánh pháp vô tướng vô vi, không buộc không thoát, không có phân biệt, xa lìa điên đảo. Đối cảnh thọ dụng, các bồ-tát đó đều không dính mắc, đi khắp nước Phật không ưa không chán, không có mong cầu hay tưởng mong cầu, cũng không có tưởng ta người oán thù. Tại vì sao thế? Các bồ-tát đó đối với chúng sanh có lòng từ bi, thích làm lợi ích, xa lìa tất cả chấp trước điên đảo, thành tựu vô lượng công đức trang nghiêm Các bồ-tát đó dùng huệ vô ngại hiểu pháp như như, biết rõ tập, diệt; phương tiện âm thanh, nhưng không ưa thích ngôn ngữ thế tục, ham thích chánh luận, biết được tất cả pháp đều vắng lặng. Sanh thân phiền não, cả hai đều hết. Các bồ-tát đó ở trong ba cõi bình đẳng siêng tu rốt ráo nhất thừa, đến bờ tuyệt đối, dứt sạch lưới nghi, chứng vô sở đắc, dùng trí phương tiện tăng trưởng thấy biết. Từ xưa tới nay, các bồ-tát đó thảy đều an ổn trụ trong thần thông, được đạo nhất thừa không từ người khác.