Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 06. TRẦN VĂN LỘC (1921 - 2012) 91 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 06. TRẦN VĂN LỘC (1921 - 2012) 91 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.454)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 06. TRẦN VĂN LỘC (1921 - 2012) 91 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Trần Văn Lộc sinh năm 1921, nguyên quán ấp Bình Phú 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ông là thứ Tám trong gia đình có 10 anh em.

Khi đến tuổi trưởng thành (1945) ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Đựng, sanh được 5 người con, 1 trai, 4 gái. Hai ông bà sinh sống bằng nghề làm ruộng, phụ thêm buôn bán nông sản.

Khi phong trào chấn hưng Phật giáo tại các tỉnh miền Nam đang khởi sắc, ông tín hướng Tam Bảo, trở thành người cư sĩ tại gia, sớm chiều hai thời lễ bái, ăn chay mỗi tháng 4 ngày, gia công tu dưỡng đạo đức nhân cách làm người, theo phương châm: “Làm hết các việc từ thiện; Tránh tất cả điều độc ác; Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch”, rồi “Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật Quốc.”

Tính tình ông hiền lành chất phác, giàu lòng thương người, thích tu phước tích đức. Thường đem luân lý đạo đức để dạy dỗ cho con cháu, tận tâm giúp đỡ những người xung quanh theo khả năng hiện có, nên ai ai cũng quý mến kính trọng ông.

Năm 1953, do tai nạn giao thông bà bạn đường qua đời, lúc đó cô con gái Út vừa mới lên ba, nên ông phải gánh thêm vai gà trống tần tảo nuôi con. Sáu năm sau ông kế phối với bà Nguyễn Thị Ngọ, bà này không sinh nở mụn con nào cả.

Sau năm 1975, ruộng đất của ông rất nhiều phải nhường lại cho các hộ dân nghèo không đất đai để họ canh tác. Do đó ông giác ngộ ra lý ‘vô thường’ qua lời Phật dạy, mọi thứ trên trần gian này đều mong manh tạm giả, mới có đó bỗng chốc hóa thành không, như bọt nước đầu ghềnh, bèo mây tan hợp; như hoa xinh rực rỡ nở buổi mai, rồi héo úa tàn phai khi hoàng hôn phủ lối. Đúng y lời của Cổ Đức đã nhận định:

Hỡi ôi !
Ta cần nên hiểu:
Cuộc đời như mộng,
Há được lâu dài.
Vất vả tháng ngày,
Nắng mưa dầm dãi,
Đắm say mê mải,
Danh lợi cao xa.
Phú quý vinh hoa,
Cuối cùng trụi lủi.
Tranh đua hơn thua đủ thứ,
Khó tránh hai chữ vô thường.
Khoe khôn khoe khéo mánh khóe lận lường,
Rốt cuộc trắng tay vẫn hườn tay trắng.
Tóc đen chửa được bao mùa mưa nắng,
Mà màu lông ngỗng bỗng chốc đầy đầu,
Việc mừng việc vui chẳng mấy khi kéo tới ngõ ngoài,
Mà buồn khổ vào tận nhà trong trăm lần ngàn lượt;
Một bao máu đặc,
Quanh năm ngậm đắng nuốt cay,
Thước sáu thân còm,
Nảy ý tham tiền tiếc của.
Ngày đêm tích cóp,
Ra đi đâu đem theo được thứ nào.
Hơi thở ra, đã khó được hít vào,
Nay còn đây, chắc gì mai không chết!

Lửa - củi - điện - ga, khi thiêu trẻ già y hệt;
Đồng vắng gò hoang, vùi xác bất kể nghèo giàu!
Kiếp người gẫm lại,
không khác một giấc chiêm bao!
Quang cảnh trăm năm,
dường như chỉ trong giây phút!

******

Vì thế năm 1978 (lúc ông 56 tuổi) hai ông bà đồng phát tâm chay trường, quyết chí tu hành, chuyên lo làm các công tác từ thiện xã hội. Vả lại các con lúc này đều lớn khôn yên bề gia thất.

Công việc hằng ngày của ông là sưu tầm thuốc, đem về chặt, phơi khô, rồi mang đến các phòng thuốc Nam quanh vùng. Ông thường xuyên đơn thân độc mã tự làm một mình, có khi ông cộng tác với nhiều bạn đồng chung chí hướng cùng làm, thỉnh thoảng tập hợp nhiều hơn nữa, mở những chuyến sưu tầm thuốc ở núi, ở hòn, ở rừng Trị An - Đồng Nai, tận miền Đông xa xôi… với quy mô lớn, và thời gian kéo dài năm ba tuần lễ.

Mặt khác hai ông bà còn bào chế các loại Đông dược thành phẩm ở tại nhà của mình, hoặc ở nhà của chư đồng đạo để biếu tặng khắp tất cả mọi nơi, mà không nhận bất cứ khoản thù lao nào, như: thuốc rượu bạc hà, thuốc tể tô hiệp, thuốc tán, thuốc hoàn trị nhức mỏi, giải cảm, giải ban, mát gan, tiêu độc…. Đôi khi một vài người lợi dụng lòng tốt này, họ mang thuốc của ông đem bán lấy tiền xài riêng, con ông lên tiếng than thở, ông nói:

- Bây giờ… chuyện mình, mình cứ làm thôi, con ơi! Còn ai làm chuyện gì… tội thì người ta chịu!

Người bạn đồng hành với ông là chiếc xe đạp. Ông trang trí thêm phần phụ phía trước lẫn phía sau để cho xe chuyên chở thuốc được thật nhiều. Ông xông pha mưa nắng, chẳng nề gian nan khó nhọc, xăng xái làm công việc này, và xem đây là niềm vui trong cuộc sống.

Ban đêm cũng như ngày nghỉ, thì ông đọc kinh sách và chăm chỉ lễ bái niệm Phật. Thuở trước, vì chưa có chuỗi nên ông dùng hạt đậu hoặc hạt bắp cho vào hai cái thau, hễ niệm một câu thì nhặt một hạt từ thau bên này bỏ sang thau bên kia.

Ngoài ra ông cũng thường xuyên nhắc nhở, giảng nói cho con cháu về Phật Pháp, nhất là cách thức làm người. Bên cạnh đó các bạn đạo tấp nập ghé thăm trà nước, hăng say nghe ông đàm luận đạo lý, khuyến tấn tu hành.

Sự chân thành chân thật hy sinh phụng hiến của ông bền bỉ trải nhiều tháng năm, nên ông được đại đa số quần chúng tin tưởng và quý kính. Không những người dương mà ngay cả quỷ thần cũng tín nhiệm nể trọng. Số là bạn ông tên là Năm Đua, lần nọ ông Năm nhân dịp ra Sài Gòn, có nhà hảo tâm đóng góp tiền xay thuốc tán để bào chế Đông dược thành phẩm. Khi làm xong còn dư lại 100.000 đồng, ông Năm mới cất trên đầu giường nằm chờ bổ sung cho đợt kế. Nhưng đêm đó có người đến bảo với ông Năm rằng: “…Phải mang tiền giao cho ông Tám Lộc (tức là tên của ông) chớ đừng giữ đó làm chi.” Sáng sớm hôm sau ông Năm lập tức mang tiền vào tận nhà, gửi tận tay ông, đồng thời tường thuật lại giấc mộng mà mình đã vừa mơ thấy.

******

Công tác từ thiện xã hội cùng sự tu tập hành trì của ông cứ âm thầm đều đặn trôi qua mấy mươi năm như một ngày! Bầu nhiệt huyết vẫn tràn đầy, vẫn bền bỉ. Việc sưu tầm dược liệu cung ứng cho các phòng thuốc Nam cũng đòi hỏi lòng hăng say vui thích lắm mới có thể duy trì được lâu dài, liên tục. Bởi có những loại dược liệu là rễ là củ nằm sâu trong lòng đất đầy đá sỏi, phải đẫm mồ hôi đào xới mới móc moi chúng lên được; có thứ nằm tuốt trên đọt cây cao chót vót, phải đối diện với sâu bọ kiến ong chích đốt là chuyện thường tình; hay có những loại thuốc phải trầm mình lặn hụp dưới kênh mương sông rạch,… phải vượt qua không ít vất vả khó khăn mới thu hái mang về. Khi dược liệu mang về, sau khi làm sạch chặt nhỏ phơi khô, nếu trời nắng liên tục thì không nói làm gì, còn lỡ gặp khi những cơn mưa bão kéo dài cực khổ nhọc nhằn phải chất chồng thêm nhọc nhằn khổ cực!

Lúc ông tuổi đã bảy tám mươi, chú Ba lo sợ cha mình tuổi già sức yếu đôi khi ngâm mình dưới kênh rạch nhằm lúc giông gió lỡ chết bất đắc kỳ tử chẳng có ai biết ai hay, nên khuyên cha nên ở nhà tịnh dưỡng. Ông nói:

-Bây giờ ba còn làm được, còn khả năng phục vụ cho đời, lo cho xã hội, con hãy để cho ba tiếp giúp người ta!

Và:

- Nếu ba vì việc nghĩa mà chết, thì cũng hiển vinh. Người đi qua kẻ đi lại vừa chỉ cái mả của ba vừa nói: ‘Nè cái mả này là cái mả của ông kiếm thuốc Nam chết đây nè’!

Thấy không cách nào lay chuyển được lập trường kiên định của cha mình, chú mới lén lấy các dụng cụ: cưa, dao, búa, xẻng… đem vào ruộng nơi chú canh tác để cất giấu. Nhưng chỉ vài ngày sau thấy ông có những cưa, dao, búa… mới khác, vẫn thấy ông tiếp tục công việc kiếm thuốc như xưa.

Chú Ba chưa chịu thua cuộc bèn đem cất chiếc xe đạp của ông, cứ đinh ninh sẽ giữ được chân cha mình ở nhà. Nhưng rồi chú cũng phải bó tay hết cách khi hay ra… ông cụ đã quảy bao đi bộ để sưu tầm thuốc Nam!

Con cháu có cho tiền bao nhiêu, ông dành dụm bố thí hết bấy nhiêu, chưa từng thấy ông ăn xài, dùng riêng cho mình.

Đúng như lời Cổ Đức khai thị:

“Nên thường bữa âm thầm tưởng Phật,
Rán ngày đêm tu tập tánh lành;
Chọn nghề sống thiện sống thanh,
Chớ nên sống ác sống tanh con người.
Các việc phúc lợi đời rán tạo
Những điều không ngay thảo chớ làm;
Làm người nhân đạo cho kham,
Tu hay là chẳng phải hàng nhà tu.
Sống có nghĩa mặc dù sống khổ,
Ở có nhân tuy ở loạn thời;
Nghĩa nhân chẳng xấu cho đời,
Nghĩa nhân chỉ tốt cho người mà thôi.
Làm một việc, một lời ân đức,
Hơn ngàn ngày kinh Phật tụng suông;
Thấy người khổ, động lòng thương,
Đức cao hơn kẻ niệm suông Di Đà.
Phước do bố thí ra mà có,
Đức do lòng cứu độ mà sanh;
Ngôi Tiên quả Phật được thành,
Do điều bố thí, do tình độ dân.
Muốn Tiên Phật điều nhân không muốn,
Muốn bao nhiêu cũng luống công phu;
Tuy người không phải nhà tu,
Mà nhiều nhân đức được bù Phật Tiên.
Liên Hoa cũng nối liền tình ấy,
Ai là người muốn thấy Liên Hoa;
Rán tu cứu giúp người ta,
Cứu người giúp kẻ rộng là mau nên.
Ngôi Tiên Phật muốn lên sớm được,
Mau giúp người việc phước việc nhân;
Độ phàm mới khỏi phàm thân,
Bởi đường về Phật là nhân đường phàm.
Người chẳng giúp chỉ ham cúng Phật,
Ấy khác nào bỏ gốc, vun hoa;
Phật còn lo độ người ta,
Huống mình theo Phật chẳng ra giúp đời.
…Giúp nhau biết tỉnh hồi trần mộng,
Giúp nhau qua khỏi cổng Diêm Vương;
Giúp nhau về Phật biết đường,
Giúp nhau nhẹ kiếp vô thường từ đây.
…Muốn thoát kiếp vô thường thống khổ,
Nên do đường Tịnh Độ mà đi;
Nam Mô Đà Phật A Di,
Bao nhiêu công việc từ bi rán làm.”

******

Đến năm 2006 (85 tuổi) ông mới chịu nghỉ ngơi. Hằng ngày sau hai thời công khóa lễ nguyện thì ông nằm ngã lưng trên chiếc võng lần chuỗi niệm Phật.

Những lúc rảnh rỗi ông đọc kinh kệ hoặc nói đạo lý cho con cháu, hay đồng đạo nghe. Đạo lý mà ông giảng giải chủ yếu là “Đạo Làm Người.” Nhiều người ưa thích nghe ông nói chuyện nên thường thường trong nhà ông chẳng mấy khi vắng bóng khách vãng lai.

Ông thường dạy:

- Anh em hãy nên hòa thuận cho cha mẹ vui lòng. Con cháu phải nên hiếu thảo. Phải ráng lo làm lành niệm Phật, nếu ăn chay được thì càng tốt!

…Đời này là biển khổ, chỉ có tu hành mới được giải thoát, chỉ có tu hành mới thoát khổ. Chỉ có làm lành niệm Phật mới thoát khổ!

Biết đời là khổ, rán lo tu hành, sau này mình được về nơi cảnh giới an lành sẽ hạnh phúc hơn. Bởi vì con người của mình giống như một ngọn đèn, mà ngọn đèn đó dầu đã khô cạn và tim đã tàn lụn, không biết nó sẽ tắt lúc nào. Cho nên hãy ráng mà niệm Phật đặng về cảnh giới an lành để không còn khổ đau nữa:

Cõi Tịnh Độ lắm điều thanh nhã,
Khổ buồn rầu lo sợ chẳng còn.
Chốn Ta Bà tim lụn dầu mòn,
Thân tứ đại của người cũng thế.
Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng.
Chi cho bằng ta sớm lo toan,
Gìn giới luật nghe Kinh trọng Phật.
Đến lâm chung quả lành đâu mất,
Cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ.

******

Ông cũng hay ngâm nga mấy câu thi kệ của quý sư mà ông tâm đắc:

Chuỗi tràng từng hạt lần tay,
Thương cho nhân thế còn say luân hồi.
(Ngắm mây trắng quấn lưng đồi,
Xót xa bao kẻ hụp trồi sông mê!)

Và ông cũng từng khuyên con cháu:

- Mình ráng lo tu hành, nếu chân thật tu thì đi đâu ở đâu mình cũng cảm nghe hạnh phúc lắm: “Người tu như thể bá tòng; Ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn.”

Đối với lý nhân quả ông tin tưởng rất kiên cố, thường kể chuyện tích chứng minh cho con cháu nghe, đôi ba phen căn dặn: ‘lỡ như sau này ông có bệnh nặng thế nào, thì các con cháu cũng phải hoàn thành tâm nguyện chay trường giới sát của mình’, đừng vì thương ông bằng tình thương mê muội nghe theo lời thầy thuốc xúi biểu đổ đồ mặn cho ông. Bởi vì nghiệp lực khi chín muồi rồi thì cho dù có Thần Y Hoa Đà tái thế, hay “linh đơn diệu dược” gì thì cũng vô dụng mà thôi!

Thường khi nói chuyện với mọi người, lúc ngưng câu nói môi ông vẫn hay lép nhép. Có lần cháu ông mới hỏi thím Ba:

- Mẹ ơi! Sao ông nội làm cái gì thấy hơi khác lạ vậy mẹ?

Bà đáp:

- Con đi hỏi nội của con, thử coi!

Khi hỏi ông, ông trả lời:

- Vừa nói dứt câu thì nội niệm Phật đó, con ơi!

******

Sinh - trụ - dị - diệt hay Sanh - già - bệnh - chết là quy luật tự nhiên của tạo hóa, vạn vật luôn luôn biến đổi không ngừng, cứ tuần hoàn như bánh xe xoay tròn hết lên rồi xuống. Thân xác của ông cũng không ngoại lệ theo tấc bóng thời gian mà mòn suy tàn tạ.

Đầu năm 2011, có lần thấy ông huyết áp hơi cao gia đình bèn đưa ông vào bệnh viện ở thành phố Long Xuyên, nằm được vài ngày thì xuất viện ra về. Khi nằm ở đây, các bệnh nhân cùng người nuôi bệnh thường bu quanh để nghe ông nói chuyện, kể chuyện về nhân quả, về đạo đức tu hiền. Thấy ông nói chuyện suốt nên chú Ba lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe; nhưng ông thì hăng say đàm luận, dường như càng nói càng khỏe ra giống người chẳng có bệnh hoạn gì cả!

Khoảng cuối tháng 2 năm 2012 thể lực ông yếu dần, lưng hay đau nhưng không nhiều lắm, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn sốt bất chợt tới lui.

Cũng từ đó chú Ba đặt bàn cầu nguyện và hộ niệm liên tục cho ông, lực lượng chính yếu vẫn là con cháu trong nhà, vì bệnh trạng của ông chưa thấy dấu hiệu gì là nguy ngập. Tuy nhiên, khi ấy đồng đạo hay tin thì kéo đến tham dự mỗi ngày một đông.

Sáng ngày 11 tháng 5, ông vẫn ăn được một ít cháo, bên cạnh có vài đứa cháu ngồi niệm Phật với ông. Vì nhà đang gói bánh nhân dịp cúng lễ giỗ nên phần đông tập trung ở nhà sau, khi nào nghe động thì mới túa ra nhà trước.

Trưa hôm đó thân quyến có nhờ người đến ghim ống truyền dịch cho ông. Như mọi khi, ghim xong thì họ ra về, chừng nào hết thì người nhà tự gỡ ra.

Khoảng hơn 12 giờ trưa nhịp thở của ông hơi khác lạ, các con cháu vây quanh đồng niệm Phật lớn lên, ông cũng nhép môi niệm theo.

Gần 1 giờ chiều, thím Ba thỉnh nước cúng trên bàn Phật đem đến cho ông uống. Lúc uống có vài giọt nhểu ra ngoài, ông nói:

- Nhểu kìa con!

Cô cháu nội đọc bài kệ phát nguyện vãng sanh và hồi hướng cho ông nương theo.

Lát sau thím Ba hỏi ông:

- Cha có biết ai đọc bài hồi hướng cho cha không, thưa cha?

Ông đáp:

- Con Ngộ, chớ ai!

Kế đó thím Ba tháo dây truyền dịch ra. Niệm Phật thêm chưa đầy mười phút, khi vừa dứt tiếng Phật thì môi ông đang nhép bỗng dừng lại, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, đồng thời ông cũng tự xuôi hai tay thẳng theo thân. Sự ra đi của ông nhẹ nhàng đến độ cô Hai (con gái của ông) đôi mắt luôn hướng thẳng vào mặt ông, nhưng mà cũng không phát hiện ra là ông đã ra đi từ khi nào! Lúc ấy đúng 1 giờ 15 chiều, ngày 11 tháng 5 năm 2012. Ông hưởng thọ 91 tuổi.

Cuộc hộ niệm duy trì đến khuya mới thay y phục để lo phần nhập mạch, tức là trải qua hơn tám tiếng đồng hồ sau khi ông tắt hơi, thì thấy gương mặt ông tươi nhuần như người còn sống đang nằm ngủ, các khớp xương mềm nhũn, toàn thân lạnh duy chỉ có đỉnh đầu còn ấm.

******

* Vài tuần thất trôi qua, một hôm cô cháu nội thứ Hai của ông nằm mộng, thấy ông thân tướng to lớn vô cùng trang nghiêm xinh đẹp, vẫn trong bộ trang phục thường nhật. Trong bụng cô cũng biết rằng nội của mình đã mất, nên cô liền hỏi:

- Nội ơi! Nội có được về Cực Lạc không, thưa nội?

- Nội được về Cực Lạc rồi con à! Con cháu ráng lo tu hành, sau ông cháu mình sẽ gặp nhau!

* Vào tuần thất thứ hai, chú cháu nội thứ Năm của ông nằm mộng thấy ông hiện về, dung mạo phương phi trắng trẻo cao ráo khác hẳn phàm nhân. Chú bèn hỏi:

- Nội ơi! Lúc nội nhắm mắt xuôi tay, nội có thấy gì không, thưa nội?

- Nội gặp Phật và 10 vị Thánh Chúng đến rước nội đi!

Vừa nói dứt câu thì ông biến mất.

(Thuật theo lời của Trần Văn Hận cùng Lư Ngọc Điệp, con trai và dâu thứ Ba cùng cô cháu nội thứ Hai của ông)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những tâm tình cô đơn


Phát tâm Bồ-đề


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.199.3 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...